Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. (Trang 36 - 40)

Công tác quản lý thu BHXH chịu tác động của nhiều nhân tố, có các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan, trong đó các yếu tố cơ bản ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý thu BHXH là:

1.3.1. Nhân tố môi trường

Yếu tố về chính trị, pháp luật

Khung pháp lý quy định về BHXH

Thông qua Luật BHXH, Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước đối với công tác BHXH; đồng thời là cơ sở pháp lý để cơ quan BHXH thực hiện quản lý thu BHXH trong phạm vi quyền hạn của mình được giao. Ngoài ra, công tác quản lý thu BHXH còn chịu tác động trực tiếp của Luật lao động, các chủ trương chính sách và các quy định khác có liên quan.

Tính đồng bộ giữa các quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật, tính nhất quán trong các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác BHXH có vai trò quan trọng trong việc thực thi pháp luật về BHXH. Hoàn thiện của hệ thống pháp luật là yêu cầu cần thiết bởi pháp luật phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước thì sẽ tạo được sự đồng thuận, sự tuân thủ của người tham gia. Ngược lại, tính phức tạp, bất công bằng, bất hợp lý cũng như những lỗ hổng trong luật BHXH là những thách thức lớn đối với quản lý thu BHXH, sẽ gây ra những chống đối và sai phạm.

Sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền

Luật BHXH đã quy định rõ Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.

Cơ quan BHXH là đơn vị hành chính sự nghiệp, là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách BHXH, không có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Chính vì vậy để nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc tham gia BHXH thì vai trò của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương là rất quan trọng. Đó là công việc chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định về BHXH, kiểm tra thực hiện nghĩa vụ chính trị trong đó có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động; đó là việc yêu cầu các doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh phải cam kết tham gia đóng BHXH cho người lao động; cũng như sử dụng những chế tài để xử lý các vi phạm trong vi phạm pháp luật về BHXH.

Chính sách lao động việc làm tiền lương

Đối tượng tham gia đóng BHXH là người lao động. Do vậy, chính sách về lao động, việc làm tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thu BHXH.

Quy định về độ tuổi lao động ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thu BHXH. Tuổi lao động tăng thêm sẽ mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tăng thêm thời gian đóng góp vào nguồn quỹ BHXH của người lao động và ngược lại, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng đối tượng tham gia, nguồn thu BHXH.

Những chính sách về lao động việc làm của Nhà nước như: Đầu tư hỗ trợ công tác dạy nghề, phát triển thị trường lao động, hình thành hệ thống thông tin việc làm... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lao động tìm được việc làm và mức thu nhập của họ. Chính vì vậy, nó cũng ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH về số lượng người tham gia BHXH và mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH.

Chính sách về tiền lương cơ sở, và tiền lương tối thiểu vùng ảnh hưởng trực tiếp đến thu BHXH. Đặc biệt ở nước ta, khi nguồn thu BHXH chủ yếu từ lao động trong hệ thống cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhà nước (thu BHXH theo hệ số lương), thì việc thay đổi mức lương cơ sở sẽ ảnh hưởng nhiều đến mức đóng và tiền thu

BHXH nói chung.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ có nhiều doanh nghiệp được thành lập, các đơn vị mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, sử dụng thêm nhiều lao động, nhờ đó mở rộng được đối tượng tham gia đóng BHXH. Đồng thời, kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng thể hiện việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi, do đó, tiền lương của người lao động được tăng lên, và chủ doanh nghiệp sẽ sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc đóng BHXH cho người lao động, từ đó giảm được tình trạng trốn đóng và nợ BHXH.

Trình độ nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động và người lao động là đối tượng đóng góp vào nguồn quỹ BHXH nên nhận thức của họ về BHXH ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý thu BHXH. Tuy nhiên, hiện nay người lao động và sử dụng lao đông chưa hiểu được hết được những quyền lợi của mình cũng như bản chất vì an sinh xã hội của BHXH, thậm chí còn lẫn lộn giữa Bảo hiểm thương mại và BHXH nên tìm cách để trốn đóng bảo hiểm bằng nhiều hình thức khác nhau như: Không đăng ký đóng BHXH, chậm đóng BHXH, đóng với mức lương thấp hơn mức lương thực hưởng...

Chính vì vậy, cần tuyên truyền phổ biến trách nhiệm cũng như quyền lợi của người tham gia BHXH nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người lao động.

1.3.2. Nhân tố thuộc cơ quan thu bảo hiểm xã hội

Yếu tố về nguồn lực của cơ quan BHXH

Nguồn lực của cơ quan BHXH - cơ quan quản lý thu BHXH bao gồm nhân lực, nguồn lực tài chính, hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng kỹ thuật (văn phòng, trang thiết bị, máy móc...), trong đó, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất.

Cán bộ, nhân viên ngành BHXH là những người trực tiếp thực hiện công tác quản lý thu BHXH. Số lượng, trình độ được đào tạo, kỹ năng làm việc, kinh nghiệm, đạo đức, tính trung thực, tinh thần, thái độ phục vụ, sự tận tụy của các nhà quản lý, cán bộ chuyên quản thu BHXH, mức độ tự quyết của cơ quan BHXH trong vấn đề nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thu BHXH.

Các hoạt động lập kế hoạch, tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm, đánh giá, tạo động lực, đào tạo và đặc biệt là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là những yếu tố tác động tới chất lượng, số lượng nhân lực và quyết định chủ yếu đến quản lý thu BHXH.

Ngoài ra, các yếu tố về hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng kỹ thuật... cũng tác động và ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện công tác chuyên môn trong quản lý thu BHXH.

Tổ chức quản lý trong cơ quan BHXH

Công tác tổ chức quản lý trong cơ quan BHXH là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH. Những nội dung chủ yếu trong công tác quản lý ảnh hưởng đến công tác thu bao gồm:

Phân cấp quyền lực giữa cơ quan BHXH cấp trung ương với cấp địa phương; xu hướng chung hiện nay là tăng cường quyền lực và phân cấp chức năng, nhiệm vụ về cơ quan BHXH cấp địa phương. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền tự chủ, chủ động sáng tạo trong công tác quản lý thu BHXH.

Tổ chức quản lý và sự phối hợp giữa các mảng nghiệp vụ khác trong nội bộ cơ quan BHXH: Các mảng nghiệp vụ khác trong cơ quan BHXH tuy không trực tiếp quản lý thu BHXH nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện cũng như hiệu quả của công tác thu BHXH: Công tác tài chính trong việc phân bổ kinh phí phục vụ công tác hỗ trợ quản lý thu BHXH, hỗ trợ phối hợp liên ngành; công tác tuyên truyền về pháp luật BHXH tác động đến người tham gia, do đó ảnh hưởng hiệu quả của công tác quản lý thu; công tác giải quyết chế độ, gắn việc giải quyết chế độ với thực tế đóng BHXH, công tác nhân sự trong việc bố trí nhân lực giữa các bộ phận và nhân lực chuyên quản thu....

Sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành liên quan: Liên đoàn lao động, Lao động thương binh và xã hội, UBND các cấp, Ngân hàng kho bạc, Tòa án, Thi hành án...: Đây là một yếu tố rất quan trọng tác động đến công tác thu BHXH. Sự phối hợp thường xuyên, liên tục và có tính hiệu quả cao trong công tác thanh tra, kiểm tra, và xử lý kết luận sau kiểm tra đối với công tác thu BHXH có vai trò quyết định đối với vấn đề thực hiện luật BHXH của các đơn vị, tác động trực tiếp đến công tác

quản lý thu BHXH

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w