Quản lý thu BHXH bao gồm nhiều nội dung như: Tổ chức quản lý đối tượng tham gia BHXH, quản lý tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, quản lý về quy trình thu, phương thức đóng cũng như quản lý về tiền thu BHXH.
1.2.1. Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
Việc xác định đối tượng tham gia BHXH là nhiệm vụ quan trọng trước tiên trong công tác quản lý thu BHXH.
Đối tượng tham gia BHXH gồm: Cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải tham gia đóng góp.
*Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 3 tháng (thực hiện từ 01/01/2018);
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu (trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH các tỉnh);
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương ;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất (thực hiện từ 01/01/2016) ;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH.
* Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ 01/01/2018).
* Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.
Công tác quản lý đối tượng tham gia yêu cầu cơ quan BHXH phải:
- Quản lý các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn quản lý theo sự phân bố của cấp quản lý.
- Quản lý người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trong từng đơn vị sử dụng lao động trong diện tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn quản lý theo sự phân cấp quản lý.
Để quản lý tốt các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, cơ quan BHXH cần phối hợp chặc chẻ với các ngành chức năng như: Thuế, Kế Hoạch Đầu Tư, Thống Kê để nắm được toàn bộ số đơn vị trên địa bàn từ đó có biện pháp tuyên truyền, vận động và bắt buộc các đơn vị tham gia BHXH cho người lao động.
Về quản lý người lao động, cơ quan BHXH cần tăng cường quản lý danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc trong từng đơn vị sử dụng lao động; danh sách điều chỉnh lao động, mức lương đóng BHXH bắt buộc. Phối hợp với cơ quan Thuế để xác định, đối chiếu giữa danh sách nộp thuế với danh sách tham gia BHXH. Từ đó, cơ quan BHXH yêu cầu những đơn vị có trách nhiệm phải đăng ký tham gia BHXH đầy đủ cho người lao động, những trường hợp chưa đóng BHXH thì hướng dẫn các đơn vị kịp thời đăng ký tham gia BHXH cho người lao động và đóng đủ tiền BHXH cho cơ quan BHXH theo quy định của pháp luật. Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH một cách khoa học, chặt chẽ là một vấn đề quan trọng, thể hiện những vai trò cơ bản sau:
- Làm cơ sở cho việc tổ chức thu BHXH đúng đối tượng, đủ số lượng theo đúng quy định của pháp luật về BHXH và đúng thời gian quy định;
tiêu mở rộng phạm vi bao phủ của BHXH, tiến tới thực hiện BHXH cho mọi người vì sự an sinh và công bằng của xã hội theo chủ trương của Đảng và Nhà nước; - Làm cơ sở để giải quyết quyền lợi hưởng BHXH cho các đối tượng tham gia theo
đúng quy định của pháp luật về BHXH;
- Góp phần tích cực vào việc phòng ngừa, hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH của tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện pháp luật BHXH.
Không những thế, để đảm bảo việc theo dõi và thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động tham gia, cơ quan BHXH phải cần xây dựng được cơ sở dữ liệu thông tin cho người lao động và đơn vị sử dụng lao động. Chính vì vậy, khi đơn vị và người lao động đăng ký tham gia BHXH, cơ quan BHXH yêu cầu thực hiện kê khai một số thông tin theo quy định (đối với đơn vị sử dụng lao động: trình giấy đăng ký kinh doanh, thông tin đơn vị, quy mô, số lao động...; người lao động khai báo các thông tin như: tên, tuổi, địa chỉ, quê quán, chứng minh thư...). Mỗi đơn vị sẽ có một mã đơn vị riêng, mỗi người lao động sẽ được cấp một mã số BHXH. Những thông tin này sẽ giúp cơ quan BHXH quản lý được người lao động và đơn vị sử dụng lao động trong thực hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật về BHXH.
1.2.2. Quản lý mức đóng bảo hiểm xã hội
Quản lý mức đóng BHXH là quản lý về tỷ lệ đóng BHXH và tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH.
Về tỷ lệ đóng BHXH: Để quản lý mức đóng, trước hết Nhà nước phải xây
dựng tỷ lệ đóng BHXH phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ khác nhau. Thực tế ở nước ta, tỷ lệ đóng BHXH cũng có sự thay đổi qua từng thời kỳ.
• Giai đoạn trước năm 1994:
Chính phủ ban hành Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 về điều lệ tạm thời về BHXH có hiệu lực thi hành từ 01/01/1962. Theo quy định tại điều lệ này, đối tượng tham gia mới chỉ là toàn thể CBNV nhà nước ở các cơ quan, xí nghiệp, lâm trường, tỷ lệ đóng chỉ ở 4,7% tổng quỹ lương và được lấy từ nguồn NSNN. Nguồn quỹ này do 02 ngành quản lý lúc bấy giờ là Bộ nội vụ (1% và Tổng công đoàn Việt Nam (3.7%)).
Qua các giai đoạn phát triển của đất nước, tỷ lệ đóng được điều chỉnh phù hợp theo chính sách tiền lương và việc làm. Giai đoạn 01/1962-09/1986, tỷ lệ đóng BHXH là 4,7%; giai đoạn từ 10/1986- 01/1988, tỷ lệ là 6%; giai đoạn từ 03/1988- 12/1994, tỷ lệ đóng BHXH là 15%.
• Giai đoạn từ 01/1994 đến 12/2006
Giai đoạn này Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách cải cách toàn diện về BHXH. Cụ thể, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/CP ngày 30/9/1993 và Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1994, trong đó nêu rõ quỹ BHXH được hình thành từ nguồn đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động. Đối tượng tham gia BHXH cũng mở rộng nhiều ra các thành phần kinh tế ngoài nhà nước; tỷ lệ đóng góp giai đoạn này là 20%, trong đó người lao động là 5%, người sử dụng lao động là 15%. Sau đó, rất nhiều văn bản của Chính phủ được ban hành để sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ BHXH.
• Giai đoạn từ 01/01/2007.
Luật BHXH được ban hành có hiệu lực, quy định cụ thể về tỷ lệ đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và các quỹ thành phần của quỹ BHXH. Theo đó, mức đóng BHXH là 20% đến hết năm 2009, sau đó cứ 2 năm tăng lên 2% và sau đó sẽ ổn định ở mức 26% từ năm 2014 trở đi; trong đó, người lao động chỉ phải đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, còn người sử dụng lao động ngoài 2 quỹ trên còn phải đóng vào quỹ ốm đau thai sản và quỹ TNLĐ-BNN. Tỷ lệ đóng cụ thể:
Bảng 1.1. Tỷ lệ đóng BHXH từ 01/2007 đến nay Thời kỳ Chỉ tiêu Từ 01/2007 Từ 01/2010 Từ 01/2012 Từ 2014 đến 12/2009 đến 12/2011 đến 12/2013 trở đi
1. Quỹ hưu trí tử tuất 16% 18% 20% 22%
Người lao động 5% 6% 7% 8%
Người sử dụng lao động 11% 12% 13% 14%
2. Quỹ ốm đau thai sản 3% 3% 3% 3%
Người lao động 0% 0% 0% 0% Người sử dụng lao động 3% 3% 3% 3% 3. Quỹ TNLĐ-BNN 1% 1% 1% 1% Người lao động 0% 0% 0% 0% Người sử dụng lao động 1% 1% 1% 1% Tổng cộng đóng BHXH 20% 22% 24% 26% Người lao động 5% 6% 7% 8% Người sử dụng lao động 15% 16% 17% 18%
Về tiền công, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
Tại Điều 94, Luật BHXH số 71/2006/QH11 và Điều 89 Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 đã quy định rõ về tiền lương tháng đóng BHXH: Mức tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung hoặc mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng:
Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất là 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc độc hại thì cộng thêm 5%.
Tại Điều 6, Quyết định 595/QĐ - BHXH của BHXH Việt Nam ngày 14/4/2017, có hiệu lực từ 01/7/2017 có quy định:
* Tiền lương do Nhà nước quy định
quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc, quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có); tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điểm này bao gồm hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.
- Người lao động quy định tại Điểm 1.6, Khoản 1 Điều 4 thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở.
* Tiền lương do đơn vị quyết định
- Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương được ghi trong HĐLĐ.
Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.
Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.
- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất là 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.
* Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều này mà cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đong BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.
Như vậy, mức đóng BHXH đã được quy định rõ ràng về tỷ lệ đóng góp từng thời kỳ của người lao động và người sử dụng lao động cũng như tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Cơ quan BHXH cần căn cứ vào hồ sơ của đơn vị và người tham gia lập để kiểm tra, xác định mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH của từng lao động, đồng thời tính toán chính xác số tiền đơn vị phải đóng cho cơ quan BHXH hàng tháng. Cơ quan BHXH cần chủ động trong việc kiểm tra, đối chiếu
quỹ lương tham gia BHXH và quỹ lương tại đơn vị cũng như việc thực hiện trích tiền đóng BHXH của người lao động, để đảm bảo việc thực hiện các quy định này.
1.2.3. Quản lý tiền thu bảo hiểm xã hội
Quản lý tiền thu bao gồm quản lý số tiền phải thu BHXH, và số tiền thực tế đã thu được của từng đơn vị tham gia BHXH. Để thực hiện tốt việc quản lý này cần phải xây dựng quy trình cụ thể như sau:
- Xây dựng kế hoạch, phân bổ kế hoạch; - Tổ chức thực hiện thu BHXH;
Về xây dựng kế hoạch, phân bổ kế hoạch
Trên cơ sở tỷ lệ thu BHXH ở từng thời kỳ, quỹ lương tham gia và tiến độ thực hiện trích nộp BHXH của đơn vị, cơ quan BHXH tính toán chính xác số tiền phải nộp BHXH, số tiền phải nộp phạt chậm đóng của từng đơn vị và tình hình thực tế của mỗi địa phương trên cơ sở thực hiện kế hoạch năm trước, ước thực hiện năm nay, khả năng phát triển đối tượng để xây dựng và phân bổ kế hoạch hợp lý cho từng địa phương.
Các địa phương căn cứ kế hoạch được phân bổ, tính toán và có kế hoạch thực hiện để hoàn thành kế hoạch được giao.
Với quy trình thực hiện như trên, công tác lập và giao kế hoạch đã sát với thực tế trên từng địa bàn, góp phần quan trọng trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch thu BHXH trong năm. Không những thế, việc giao chỉ tiêu phấn đấu căn cứ vào tiềm năng của từng địa phương đã góp phần khai thác tối đa nguồn lực để thực hiện công tác thu BHXH, nhờ đó đã giúp BHXH hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Về tổ chức thực hiện thu BHXH:
Tổ chức thực hiện thu: Trên cơ sở số lao động cũng như mức lương đóng BHXH, hàng tháng, cơ quan BHXH tính toán chính xác số tiền phải thu BHXH cũng như tiền lãi chậm đóng BHXH để thông báo cho chủ sử dụng lao động và đôn đốc các đơn vị chuyển kịp thời về tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH.
chí quan trọng nhất để đánh giá hoạt động của đơn vị BHXH trên địa bàn.
Từ 01/01/2012, tiền thu BHXH bắt buộc từ đơn vị không được thu trực tiếp tiền mặt tại cơ quan BHXH mà nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản chuyên thu BHXH của cơ quan BHXH, trường hợp cá biệt phải thu bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH phải nộp tiền vào ngân hàng ngay trong ngày.
Tiền thu BHXH được chuyển tập trung về quỹ BHXH để BHXH Việt Nam quản lý sử dụng theo quy định, BHXH cấp tỉnh, huyện không được sử dụng tiền thu vào bất cứ việc gì (trường hợp đặc biệt phải được Tổng giám đốc BHXH Việt Nam chấp thuận bằng văn bản). BHXH huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm thu đầy đủ, đảm bảo an toàn và chuyển nộp về BHXH Việt Nam kịp thời, theo đúng quy định.
Hàng quý, BHXH tỉnh thẩm định số thu của các huyện, thị xã, thành phố; BHXH Việt Nam thẩm định theo định kỳ 6 tháng hoặc một năm đối với BHXH các tỉnh, thành phố.
1.2.4. Quản lý phương thức đóng bảo hiểm xã hội
Tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm từng ngành nghề, các đơn vị tham gia BHXH có thể có phương thức đóng khác nhau: