Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. (Trang 62)

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, công tác quản lý thu của BHXH đã đạt được nhiều kết quả đáng kể.

Thứ nhất, Trong công tác quản lý đối tượng luôn được quan tâm, nhờ đó mặc dù trong điều kiện tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong giai đoạn 2015 - 2017 nhưng BHXH huyện Thăng Bình vẫn không ngừng gia tăng đối tượng tham gia BHXH, hoàn thành chỉ tiêu phát triển đối tượng do BHXH tỉnh Quảng Nam giao. Số lao động tăng đều đặn qua các năm: Năm 2016, tăng 984 người, tương ứng tăng 10,97% so với năm 2015; năm 2017 tăng 120 người, tương ứng 1,21% so với năm 2016. Số lượng lao động tăng hằng năm tập trung chủ yếu vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặt biệt là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Thứ hai, nhờ thực hiện nhiều biện pháp trong quản lý về nguồn thu BHXH (đối tượng tham gia, mức lương đóng) cũng như tăng cường đôn đốc việc thực hiện đúng việc trích nộp BHXH nên kết quả tiền thu BHXH của huyện Thăng Bình trong giai đoạn 2015 - 2017 đều năm sau cao hơn năm trước, và luôn đạt và vượt kế hoạch BHXH tỉnh giao.

Bảng 2.9: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính : triệu đồng.

N¨m KÕ ho¹ch giao Thùc hiÖn Tû lÖ hoµn thµnh

Năm 2015 81.970 83.765 102,19%

Năm 2016 105.596 108.458 102,71% Năm 2017 118.231 122.440 103,56% Nguồn: Báo cáo thu BHXH năm 2015, 2016, 2017 – BHXH Thăng Bình

Thứ ba, trong quản lý tiền thu BHXH: BHXH huyện Thăng Bình luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối trong tiền thu BHXH. Trong giai đoạn từ 2015 đến năm 2017 chưa xảy ra mất mát tiền thu BHXH, việc chuyển nộp tiền về BHXH tỉnh luôn được

thực hiện nghiêm túc, kịp thời đặc biệt từ sau khi có cơ chế phối hợp giữa cơ quan BHXH với các Ngân Hàng và Kho Bạc. Nhờ đó, tiền thu BHXH nhanh chóng được chuyển tập trung về BHXH Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, đầu tư tăng trưởng quỹ.

Thứ tư, công tác quản lý phương thức đóng đã đạt được những kết quả nhất định. Ngoại trừ các doanh nghiệp thuộc khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chịu tác động của khủng hoảng kinh tế kéo dài, thì hầu hết ở các khối còn lại có tỷ lệ nợ chuyển biến theo hướng giảm dần. Nguyên nhân do việc khởi kiện đơn vị nợ đọng, kéo dài, chây ỳ đã chuyển sang cho Liên đoàn Lao động nên việc khởi kiện gặp nhiều khó khăn.

Thứ năm, về quy trình thủ tục thực hiện thu BHXH: Hồ sơ thủ tục được giảm thiểu, tạo điều kiện thuận lợi nhất với đơn vị tham gia BHXH nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định; chính vì vậy đã nhận được sự đồng thuận từ phía các đơn vị sử dụng lao động. Qua đánh giá kết quả kiểm tra, giám sát cho thấy những sai sót trong thực hiện quy trình thu, hồ sơ thủ tục ngày càng ít, đây cũng là vấn đề cần phải được phát huy trong công tác quản lý thu BHXH.

2.3.2. Hạn chế:

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong thời gian qua, công tác quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Thăng Bình vẫn còn những mặt tồn tại hạn chế. Những tồn tại này được thể hiện rõ qua kết quả công tác thu BHXH trong những năm qua:

Thứ nhất: Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH còn chưa chặt chẽ, dẫn đến tỷ lệ lao động tham gia BHXH còn thấp, tỷ lệ bao phủ BHXH chưa cao.

Trong những năm qua, BHXH huyện Thăng Bình chủ yếu mới chỉ giới hạn việc quản lý đối với các đơn vị chủ động đăng ký tham gia BHXH. Cơ quan BHXH dựa trên những thông tin khai báo và đăng ký tham gia của đơn vị để lưu trữ, theo dõi và quản lý thông tin của đơn vị đó; và thông thường chỉ tiến hành kiểm tra đơn vị khi đơn vị không thực hiện đóng đầy đủ kịp thời tiền đóng BHXH. BHXH huyện Thăng Bình chưa chủ động làm việc để yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động thuộc

diện phải tham gia BHXH bắt buộc phải tham gia. Tuy vẫn biết còn có nhiều đơn vị đang hoạt động mà chưa đóng BHXH cho người lao động và biết đây là một yếu tốt cần thiết để mở rộng đối tượng tham gia cũng như đảm bảo luật BHXH được thực hiện nghiêm túc nhưng để thực hiện được việc kiểm tra này, cần phải có sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành liên quan, cần có nguồn nhân lực và cũng sẽ khó có thể yêu cầu họ tham gia khi bản thân người sử dụng lao động chưa tự ý thức được về trách nhiệm cũng như quyền lợi khi tham gia BHXH.

Chính vì vậy, vẫn còn rất nhiều đơn vi đang vi phạm pháp luật về BHXH dưới hình thức không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ cho người lao động (một số đơn vị chỉ tham gia BHXH đối với một số nhân viên quản lý và nhân viên văn phòng...).

Thứ hai là việc thất thoát nguồn thu do chưa quản lý được chặt chẽ về mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, đặc biệt là ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Những phân tích cụ thể trong phần thực trạng ở trên đã cho thấy được hiện nay ở BHXH huyện Thăng Bình, công tác quản lý về mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH chưa đạt được theo yêu cầu đề ra. Các đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài nhà nước đăng ký tham gia BHXH cho người lao động với mức lương thấp hơn mức lương thực tế họ nhận được tại đơn vị.

Thứ ba là về tình trạng nợ và nợ đọng BHXH: Đây là vấn đề tồn tại rất lớn, và là bài toán quản lý quan trọng trong công tác quản lý thu không chỉ riêng ở BHXH huyện Thăng Bình.

Tuy đã áp dụng nhiều biện pháp, nhưng tới thời điểm hiện tại, nợ tồn đọng tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thăng Bình vẫn còn nhiều..

Năm 2017, tính đến thời điểm 31/12/2017 có hơn 25 đơn vị nợ kéo dài trên 6 tháng với số tiền 565 triệu đồng, có hơn 15 đơn vị nợ đọng bảo hiểm xã hội trên 12 tháng với số tiền nợ 1.253 triệu đồng, trong đó tập trung chủ yếu ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh.. Điển hình có một số đơn vị nợ kéo dài với số tiền lớn như Công ty TNHH Đông An (nợ 66 tháng, với số tiền hơn 216 triệu đồng); Công

ty TNHH MTV Nguyên Bình (nợ 72 tháng, với số tiền trên 192 triệu đồng); Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ Thăng Bình (nợ 64 tháng, với số tiền hơn 177 triệu đồng).

Trước thực trạng này, BHXH huyện Thăng Bình cần tăng cường những biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ và có hiệu quả hơn nữa đối với vấn đề này, đặc biệt khi thực tế hàng tháng đơn vị vẫn trích từ tiền lương phần đóng BHXH của người lao động nhưng không thực hiện trích nộp BHXH.

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế

Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất là do tác động tiêu cực của nền kinh tế, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, bất lợi, nhiều Doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế qua tìm hiểu nguyên nhân từ chủ doanh nghiệp qua trực tiếp làm việc trong quá trình thực hiện đối chiếu, đôn đốc nợ và thống kê từ các biên bản làm việc giữa cơ quan BHXH và đơn vị sử dụng lao động, thì các chủ doanh nghiệp đều nêu lên khó khăn về hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn hiện nay, dẫn đến việc chậm đóng BHXH. Do đó, mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý thu nhưng việc phát triển đối tượng tham gia BHXH còn nhiều khó khăn, nhiều đơn vị còn nợ và nợ đọng BHXH kéo dài.

Thứ hai là do nhận thức của một số chủ sử dụng lao động, người lao động đối với công tác BHXH còn hạn chế. Đối với chủ sử dụng lao động, họ chỉ nhìn nhận tới lợi ích trước mắt; việc tham gia BHXH cho người lao động sẽ tốn thêm chi phí quản lý của doanh nghiệp (ví dụ năm 2016, tỷ lệ đóng góp của chủ sử dụng lao động là 18%, còn người lao động chỉ phải đóng 8%). Trong khi đó, người lao động lại thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình cũng như đã chưa nhận thức rõ về quyền lợi của mình khi tham gia BHXH, do dó họ cũng không quan tâm nhiều đến việc tham gia BHXH. Đây cũng là nguyên nhân mà các chủ sử dụng lao động nhận được sự chấp thuận để tạo nên những hợp đồng lao động với mức lương thấp để lập hồ sơ đóng BHXH.

cho các chủ đơn vị sử dụng lao động cố tình “lách luật” nhằm trốn đóng BHXH cho người lao động.

Về đối tượng tham gia: Theo quy đinh của Luật BHXH hiện nay, đối tượng tham gia BHXH là người lao động có hợp đồng thời hạn từ 03 tháng trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn. Do vậy, các doanh nghiệp cố tình ký hợp đồng theo từng thời hạn dưới 03 tháng để hợp lý hóa hồ sơ trốn đóng BHXH, gây thất thoát nguồn thu BHXH và ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Về mức lương làm căn cứ đóng BHXH: Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động. Do vậy, để vẫn tham gia BHXH cho người lao động nhưng giảm tối đa mức chi phí quản lý, doanh nghiệp có thể thỏa thuận với người lao động, hình thành nên các hợp đồng lao động ảo để tham gia BHXH hoặc ký hợp đồng lao động với mức lương thấp, phần thu nhập còn lại sẽ được tính vào các phụ cấp như phụ cấp xăng xe, tiền ăn...

Thứ tư là do cơ chế xử phạt chưa nghiêm, nên hiệu quả quản lý chưa cao. Thực tế hiện nay cho thấy, mức phạt chậm đóng thấp hơn lãi suất vay ngân hàng, chính vì vậy, nếu xét đến lợi ích kinh tế, thì các doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt chậm đóng để chiếm dụng quỹ BHXH. Hơn nữa, đối với các vi phạm trong việc không thực hiện đúng luật BHXH về tham gia BHXH cũng mới chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính, chưa có chế tài về xử lý hình sự, vì vậy chưa đủ răn đe đối với các đơn vị sử dụng lao động.

Qua thống kê các biên bản làm việc của cơ quan BHXH với các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn (những đơn vị nợ BHXH trên 3 tháng) năm 2017 cho thấy tất cả các đơn vị đều cam kết có lộ trình trả nợ đóng BHXH nhưng chỉ có một số đơn vị thực hiện đúng theo lộ trình đã cam kết, một số đơn vị chỉ đóng một phần, số tiền nộp không bằng số phát sinh, thậm chí có đơn vị không đóng, số nợ mới chồng nợ cũ ngày càng tăng, có đơn vị lập biên bản tới nhiều lần trong năm, đều cam kết trả dần trong năm nhưng không thực hiện. Tuy nhiên, cơ quan BHXH vẫn

chỉ có thể tiếp tục đôn đốc, và chuyển danh sách báo cáo UBND huyện hoặc lập hồ sơ chuyển cơ quan Liên đoàn lao động khởi kiện ra tòa án.

Thứ năm là chưa có cơ chế hiệu quả để khuyến khích, tạo động lực để cán bộ viên chức trong đơn vị tăng cường công tác mở rộng đối tượng tham gia, thu hồi nợ và nợ đọng. Thực tế nhận thấy với chỉ tiêu kế hoạch được giao, BHXH huyện Thăng Bình vẫn luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức đề ra. Việc chủ động để mở rộng thêm đơn vị tham gia, đối tượng tham gia sẽ làm tăng thêm khối lượng công việc đáng kể đối với viên chức BHXH; thậm chí lại tăng thêm tỷ lệ nợ, trong khi lợi ích mang lại không rõ ràng. Chính điều này tạo nên việc tồn tại tỷ lệ lớn lao động chưa tham gia BHXH, gây thất thu đối với quỹ BHXH.

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Công tác kiểm tra, thanh tra còn nhiều hạn chế. BHXH tỉnh có chức năng thanh tra chuyên ngành nhưng việc thanh tra chủ yếu tập trung cho các đơn vị do BHXH tỉnh quản lý; Số lượng đơn vị thanh tra tại BHXH cấp huyện càn hạn chế, việc ban hành kết luận sau kiểm tra còn chậm, chưa nghiêm gây ảnh hưởng tới chỉ tiêu thu và giảm nợ đọng BHXH.

Thứ hai: Sự phối hợp giữa các ngành trong chỉ đạo thực hiện luật BHXH, trong công tác thanh tra kiểm tra và xử lý sau thanh kiểm tra chưa thường xuyên, trong phạm vi và thời gian hạn hẹp.

Hiện nay, công tác phối hợp liên ngành với nhiều đơn vị như: Liên Đoàn lao động huyện, Phòng Lao Động - Thương Binh và Xã Hội, Ủy Ban Mặt Trận, Công An huyện, Chi cục Thuế, tuy nhiên việc thực hiện các nội dung trong quy chế phối hợp còn sơ sài, tính hiệu lực chưa cao.

Hơn nữa, công tác thanh tra kiểm tra cũng mới chỉ dừng lại ở kiểm tra những đơn vị vi phạm pháp luật về BHXH và số đợt kiểm tra cũng còn ít. Chưa có phối hợp với các ban ngành liên quan trong việc kiểm tra những đơn vị chưa thực hiện đóng BHXH.

Thứ ba: Do nguồn nhân lực còn chưa đáp ứng được công việc được giao. Đội ngũ cán bộ làm công tác thu BHXH còn trẻ, mới vào ngành chưa có nhiều kinh

nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa sâu. Do đó mới chỉ đáp ứng được việc thực hiện các nghiệp vụ thường xuyên trong phát sinh mới lao động, tăng, giảm mức đóng khi đơn vị chuyển hồ sơ về cơ quan BHXH...; còn hạn chế trong việc bám sát đơn vị cũng như kiểm tra kiểm soát mở rộng đối tượng.

Thứ tư: Chưa tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH trên địa bàn huyện. Để việc quản lý thu mang lại hiệu quả cao, thì việc nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động là một yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay công tác tuyên truyền về BHXH trên địa bàn huyện Thăng Bình vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Hình thức tuyên truyền thông qua các kênh truyền thanh, truyền hình huyện vào thứ 4 hằng tuần nhưng thời lượng phát ít, đối thoại trực tiếp với người lao động, tuyên truyền lưu động nhưng số lượng các đợt tuyêt truyền vẫn hạn chế, nên không đạt được hiệu quả. Do đó, hiểu biết về BHXH của người dân trên địa bàn huyện Thăng Bình còn hạn chế, thậm chí còn lẫn lộn giữa Bảo hiểm thương mại và BHXH. Người lao động chưa ý thức được về nghĩa vụ, quyền lợi của mình khi tham gia BHXH nên không biết hoặc cố tình trốn đóng BHXH, dẫn đến những khó khăn trong công tác quản lý thu BHXH.

Tiểu kết chương

Nêu lên thực trạng quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Thăng Bình, trên cơ sở phân tích số liệu, công tác quản lý thu; từ đó đánh giá, nêu lên những kết quả đạt được, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế, tồn tại và xác định nguyên nhân cua những hạn chế, tồn tại trong công tác thu BHXH tại BHXH huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI

TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp thu BHXH tại BHXH Huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng

Nam

Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hai chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, BHXH đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thể hiện được vị trí là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị-xã hội. Vị trí, vai trò, định hướng phát triển của ngành BHXH được thể hiện trong nhiều văn bản

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w