Quảng Nam
2.2.1. Công tác quản lý về đối tượng tham gia BHXH
Quản lý đối tượng tham gia BHXH là vấn đề chính của quản lý thu BHXH. Đây là cơ sở để hình thành và phát triển nguồn thu, đồng thời cũng là việc bảo vệ lợi ích hợp pháp cho người lao động.
Việc quản lý thông tin về đơn vị và người lao động tham gia BHXH: Việc lưu giữ thông tin của người lao động, người sử dụng lao động và những thay đổi trong mức lương đóng BHXH đã giúp cơ quan BHXH nắm được thông tin, kiểm tra, theo dõi được quá trình tham gia BHXH của từng lao động và cũng là căn cứ để giải quyết chế độ BHXH.
đơn vị có trách nhiệm nộp giấy phép kinh doanh để cung cấp thêm thông tin của đơn vị. Đối tượng mới tham gia BHXH ở đơn vị mới ghi đầy đủ thông tin vào tờ khai tham gia BHXH, đồng thời nộp sổ BHXH để cơ quan BHXH nhận quá trình đóng BHXH ở đơn vị cũ nếu có. Trước đây, những thông tin này được lưu giữ và theo dõi thủ công thông qua việc lưu trữ chứng từ; Do đó, việc theo dõi khó khăn, có nhiều bất cập. Từ năm 2008 đến nay, BHXH huyện Thăng Bình áp dụng phần mềm hỗ trợ SMS (Hệ thống thông tin quản lý thu BHXH và cấp sổ, thẻ), các thông tin được cập nhật và lưu trữ một cách khoa học, chính xác và có hệ thống, thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý cũng như khai thác thông tin một cách tốt nhất. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu mới chỉ quản lý riêng tại từng BHXH huyện, chưa có cơ sở dữ liệu tập trung dùng chung trong toàn tỉnh cũng như toàn ngành. Do đó, khi lao động chuyển sang làm việc ở đơn vị trên địa bàn mới, cơ quan BHXH quản lý mới phải căn cứ vào sổ BHXH cũng như tờ khai để kê khai lại thông tin của người lao động. Vì vậy, gây mất thời gian, dễ dẫn đến sai sót cũng như khó xác định được các thời điểm phát sinh tại đơn vị cũ.
Về quản lý đối tượng tham gia BHXH: bao gồm các đơn vị có trách nhiệm đóng và các đối tượng tham gia BHXH
Căn cứ quy định trong luật BHXH, BHXH huyện Thăng Bình quán triệt quan điểm xác định đúng đối tượng tham gia để tuyên truyền, phổ biến, yêu cầu các đơn vị thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc phải đăng ký tham gia BHXH cho người lao động và đóng đúng theo tiền lương, tiền công theo quy định.
Các đơn vị tham gia BHXH được phân chia theo các khối, loại hình để quản lý. Các loại hình các đơn vị tham gia hiện có tại BHXH huyện Thăng Bình gồm: - Khối DN có vốn đầu tư nước ngoài.
- Khối DN ngoài quốc doanh.
- Khối HCSN, đảng, đoàn thể: Bao gồm các cơ quan đơn vị khối hành chính, sự nghiệp và các tổ chức đoàn thể.
- Khối ngoài công lập: Gồm các đơn vị ngoài công lập như Bệnh viện tư, các trường ngoài công lập.
- Khối hợp tác xã: Gồm các hợp tác xã như Hợp tác xã điện năng, HTX dịch vụ nông nghiệp ....
- Khối xã, phường, thị trấn: Gồm ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. - Hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.
Kết quả về số đơn vị, số lao động tham gia BHXH trên địa bàn huyện Thăng Bình như sau:
Bảng 2.1: Số đơn vị tham gia BHXH giai đoạn 2015-2017
Đơn vị tính: đơn vị
TT Khối loại hình Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Ghi chú
1 Khối DN có vốn DTNN 4 4 5
2 Khối DN Ngoài quốc doanh 61 74 80 3 Khối HCSN, Đảng, Đoàn thể 92 92 93 4 Khối ngoài công lập 25 26 29
5 Khối hợp tác xã 7 7 7
6 Khối phường xã, thị trấn 22 22 22 7 Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác 2 3 5
Tổng cộng 213 228 241
Nguồn: Báo cáo quyết toán thu BHXH - BHXH huyện Thăng Bình
Nhìn chung qua các năm, số đơn vị tham gia BHXH tăng lên. Năm 2016, tăng 15 đơn vị, tương ứng tăng 7,04% so với 2015; năm 2017 tăng 13 đơn vị tương ứng 5,70% so với 2016. Trong đó, số đơn vị trong khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh nhất: từ năm 2015 - 2017 đạt tốc độ tăng trên 8% (năm 2016: 21,31%, năm 2017: 8,10%).
Hiện nay, hầu hết các đơn vị thuộc các khối Hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể, các khối thuộc UBND xã, phường thực hiện việc đóng BHXH đầy đủ, đúng quy định. Các khối hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, ngoài công lập thì số đơn vị không nhiều, việc đăng ký tham gia BHXH tương đối đầy đủ. Chỉ có khối doanh nghiệp tỉ lệ tham gia thấp hơn so với số doanh nghiệp đang hoạt động.
Bảng 2.2: Số lao động tham gia BHXH giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị tính: Người
STT Khối loại hình Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Ghi chú
1 Khối DN có vốn DTNN 1.527 2.316 2.475 2 Khối DN Ngoài quốc doanh 3.604 3.859 3.953 3 Khối HCSN, Đảng, Đoàn thể 2.853 2.800 2.668 4 Khối ngoài công lập 503 501 498
5 Khối hợp tác xã 28 26 18
6 Khối phường xã, thị trấn 444 442 447 7 Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác 8 7 12
Tổng cộng 8.967 9.951 10.071
Nguồn:Báo cáo Quyết toán thu BHXH - BHXH huyện Thăng Bình
Qua bảng số liệu có thể nhận thấy số lao động tăng đều đặn qua các năm: Năm 2016, tăng 984 người, tương ứng tăng 10,97% so với năm 2015; năm 2017 tăng 120 người, tương ứng 1,21% so với năm 2016. Số lượng lao động tăng hằng năm tập trung chủ yếu vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặt biệt là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Về cơ cấu lao động tham gia BHXH:
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động tham gia BHXH giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị tính: %
STT Khối loại hình Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Ghi chú
1 Khối DN có vốn DTNN 17,03 23,27 24,58 2 Khối DN Ngoài quốc doanh 40,19 38,78 39,25 3 Khối HCSN, Đảng, Đoàn
thể 31,82 28,14 26,49
4 Khối ngoài công lập 5,61 5,03 4,94 5 Khối hợp tác xã 0,31 0,26 0,18 6 Khối phường xã, thị trấn 4,95 4,44 4,44 7 Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác 0,09 0,07 0,12
Tæng céng 100% 100% 100%
Trong giai đoạn từ năm 2015 về trước, lao động tham gia BHXH trên địa bàn huyện Thăng Bình lao động thuộc khối hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể chiếm trên 31%. Cơ cấu lao động tham gia như trên đã thể hiện sự bất hợp lý so với cơ cấu lao động thực tế trên địa bàn bởi thực tế theo thống kê, số lao động làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước, khối xã phường chỉ chiếm khoảng 20%. Điều này đã thể hiện còn nhiều người lao động khối doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn chưa được tham gia đóng BHXH. Tuy nhiên, từ năm 2016 nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia BHXH nên lực lượng khối doanh nghiệp ngày càng tăng cao, đặt biệt là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ lệ cao so với tổng số lao động tham gia BHXH.
2.2.2. Quản lý mức đóng BHXH
Về tỷ lệ đóng: BHXH huyện Thăng Bình luôn thực hiện nghiêm túc và kịp thời về thực hiện tỷ lệ đóng theo quy định của luật BHXH và hướng dẫn thay đổi kịp thời. BHXH tỉnh Thăng Bình luôn thực hiện thu đúng mức đóng theo quy định của pháp luật về BHXH, cụ thể: Bảng 2.4: Bảng Tỷ lệ đóng BHXH từ năm 2007 Thời kỳ Từ 01/2007 Từ 01/2010 Từ 01/2012 Từ 2014 Chỉ tiêu đến 12/2009 đến 12/2011 đến 12/2013 trở đi Tổng cộng đóng BHXH 20% 22% 24% 26% Người lao động 5% 6% 7% 8% Người sử dụng lao động 15% 16% 17% 18% Nguồn: Luật BHXH
Khi có sự thay đổi tiền lương đóng, hoặc có chính sách mới trong công tác BHXH, khi có công văn chỉ đạo của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Quảng Nam, BHXH huyện Thăng Bình luôn ban hành công văn hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn toàn huyện để thực hiện kịp thời, đúng quy định.
Về mức lương làm căn cứ đóng BHXH: Khi có lao động mới về đơn vị làm việc hay có sự thay đổi, điều chỉnh về mức tiền lương đóng BHXH, đơn vị sử dụng lao động sẽ chủ động làm hồ sơ chuyển đến cơ quan BHXH trong vòng 30 ngày kể
từ ngày ra quyết định; nếu sau thời gian đó, đơn vị sẽ bị tính lãi suất cho thời gian chậm đóng phần điều chỉnh lương.
Đối với khu vực Nhà nước, trong kiểm tra hồ sơ, BHXH huyện Thăng Bình yêu cầu thực hiện kiểm tra đối chiếu với các Nghị định về thực hiện chế độ tiền lương ở từng thời kỳ: Nghị định số 25/CP và 26/CP ngày 23/05/1993 quyết định tạm thời về chế độ tiền lương mới trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể và trong các doanh nghiệp Nhà nước, các thang bảng lương được hoàn thiện trong Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Đối với khu vực ngoài nhà nước: Cơ quan BHXH căn cứ vào hợp đồng hoặc quyết định quy định mức lương của người lao động mà đơn vị cung cấp khi làm hồ sơ thủ tục để làm căn cứ ghi nhận mức lương đóng và tính toán số tiền BHXH phải nộp đối với đơn vị. Đối với những đơn vị mà người lao động đóng BHXH thấp hơn mức lương tối thiểu vùng của từng thời kỳ, cơ quan BHXH thông báo, đề nghị đơn vị điều chỉnh tăng lương đồng thời làm hồ sơ khai báo điều chỉnh mức lương cho người lao động.
Mức lương đóng BHXH bình quân trên địa bàn huyện Thăng Bình giai đoạn từ năm 2015 - 2017 như sau:
Bảng 2.5: Tiền lương đóng BHXH bình quân giai đoạn 2015 - 2017 N¨m
N¨m 2015 N¨m 2016 N¨m 2017
Khèi qu¶n lý
Khối DN có vốn DTNN 3.026.497 3.301.214 3.581.115 Khối DN Ngoài quốc doanh 2.671.726 3.053.020 3.355.015 Khối HCSN, Đảng, Đoàn thể 4.149.322 4.314.671 4.694.275 Khối ngoài công lập 3.455.141 3.776.586 3.996.554 Khối hợp tác xã 2.591.858 2.992.390 3.292.385 Khối phường xã, thị trấn 2.898.804 2.947.622 3.147.615 Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác 2.572.833 2.891.239 3.191.258 Nguồn: Tính toán dựa trên Quyết toán thu BHXH – BHXH huyện Thăng Bình
lương do Nhà nước quy định tăng qua các năm, chủ yếu do tăng mức lương cơ sở qua các năm hoặc nâng bậc lương theo định kỳ.
Mức lương làm
căn cứ đóng BHXH =
Hệ số lương x
Mức lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở) tại thời điểm
Qua bảng số liệu cũng cho thấy mức lương làm căn cứ đóng BHXH của các đơn vị thuộc khối hành chính sự nghiệp (những đơn vị hưởng lương NSNN) có mức lương đóng BHXH cao hơn những khối còn lại. Mức lương đóng BHXH của các doanh nghiệp thường thấp hơn, điều này cũng đồng nghĩa với việc mức hưởng các chế độ BHXH của người lao động trong các khối doanh nghiệp sẽ thấp.
Trên thực tế, khi đơn vị đăng ký tham gia BHXH cho người lao động hay điều chỉnh mức đóng thì đều có hợp đồng lao động hoặc phụ lục hợp đồng lao động để điều chỉnh mức lương cho người lao động, đây là hồ sơ cần thiết làm căn cứ để cơ quan BHXH thực hiện ghi nhận mức lương đóng BHXH cho người lao động. Tuy nhiên, những hợp đồng lao động trên chỉ giống như những văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động trong việc đăng ký mức lương đóng BHXH, để giảm bớt chi phí quản lý cho đơn vị; trong khi người lao động do nhu cầu việc làm cũng đã chấp thuận với chủ sử dụng lao động trong việc này. Như vậy, rõ ràng việc quản lý mức đóng hiện nay của BHXH huyện Thăng Bình đã chưa mang lại hiệu quả, chưa quản lý được những sai phạm trong việc khai báo sai mức tiền lương, dẫn đến thất thoát nguồn thu và ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
2.2.3. Quản lý tiền thu BHXH
Việc quản lý về số tiền phải thu, số tiền thu là một nội dung hết sức quan trọng. Hàng năm, BHXH huyện Thăng Bình đều được giao chỉ tiêu kế hoạch về thực hiện chỉ tiêu tiền thu BHXH.
Quy trình giao kế hoạch về số lao động và tiền thu BHXH:
Hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Quảng Nam ban hành công văn hướng dẫn đối với BHXH các huyện, thị xã, thành phố để lập kế hoạch thu của năm tiếp theo gửi về BHXH tỉnh Quảng Nam để BHXH tỉnh
Quảng Nam lập dự toán chung cho toàn tỉnh gửi BHXH Việt Nam.
Trên cơ sở chỉ tiêu do BHXH Việt Nam giao, BHXH tỉnh Quảng Nam giao kế hoạch cho BHXH huyện Thăng Bình căn cứ trên tình hình thực hiện kế hoạch năm trước, ước thực hiện năm nay, khả năng phát triển đối tượng.
Điều chỉnh kế hoạch thu: Trước ngày 01/8 hằng năm (năm kế hoạch), căn cứ kế hoạch thu BHXH được BHXH tỉnh giao, tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm và các yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch thu trong năm BHXH huyện Thăng Bình tiến hành rà soát, tính toán khả năng thực hiện kế hoạch thu BHXH, báo cáo BHXH tỉnh để Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam xem xét và gửi kế hoạch điều chỉnh về BHXH Việt Nam. Sau khi có kế hoạch điều chỉnh mà BHXH Việt Nam thông qua và giao xuống, BHXH tỉnh Quảng Nam lại điều chỉnh lại kế hoạch giao cho BHXH huyện Thăng Bình trong tháng 10.
Tổ chức thực hiện thu: Trên cơ sở số lao động cũng như mức lương đóng BHXH, hàng tháng, cơ quan BHXH tính toán chính xác số tiền phải thu BHXH cũng như tiền lãi chậm đóng BHXH để thông báo cho chủ sử dụng lao động và đôn đốc các đơn vị chuyển kịp thời về tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH.
Số tiền thu BHXH, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiền thu BHXH được xem là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hoạt động của đơn vị BHXH trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Nhìn chung, qua các năm BHXH huyện Thăng Bình luôn hoàn thành kế hoạch BHXH tỉnh Quảng Nam giao, cụ thể: Năm 2015 đạt 102,19%, vượt 2,19% so với kế hoạch BHXH tỉnh Quảng Nam giao; năm 2016 đạt 102,71%, vượt 2,71% kế hoạch giao; năm 2017 đạt 103,56%, vượt 3,56% so với kế hoạch giao so với kế hoạch BHXH tỉnh Quảng Nam giao.
Bảng 2.6: Tiền thu BHXH giai đoạn 2015-2017
Đơn vị tính: triệu đồng
Khối loại hình Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Ghi
chú
Khối DN có vốn ĐTNN 6.504 16.646 24.538 Khối DN Ngoài quốc doanh 24.269 35.237 40.114 Khối HCSN, Đảng, Đoàn thể 42.448 45.410 45.923 Khối ngoài công lập 5.921 6.396 6.619
Khối hợp tác xã 216 223 243
Khối phường xã, thị trấn 4.389 4.492 4.922 Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác 18 54 81
Tæng céng 83.765 108.458 122.440
Nguồn:Báo cáo Quyết toán thu BHXH – BHXH huyện Thăng Bình
Về số tiền thu BHXH, để quản lý tâp trung thống nhất, BHXH huyện Thăng Bình thống nhất đăng ký mở tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương, Ngân hàng TMCP Công Thương và một tài khoản chuyên thu tại Kho bạc Nhà nước huyện. Tài khoản chuyên thu chỉ được sử dụng để thu tiền BHXH của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý và chuyển về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh Quảng Nam mở tại các ngân hàng trên.
Toàn bộ số tiền đã thu BHXH phải được chuyển về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh Quảng Nam để chuyển tập trung về BHXH Việt Nam.
Trước đây, việc quản lý tiền thu BHXH do BHXH các huyện thực hiện, kịp