Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. (Trang 40)

Yêu cầu của quản lý thu là đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời: Thu đúng là đúng đối tượng, đúng mức đóng (của người lao động, của người sử dụng lao động), không để thất thoát nguồn thu, đúng về quy trình thủ tục. Thu đủ là tính toán đảm bảo thu đầy đủ số tiền phải đóng BHXH, thu kip thời là thu đúng tiến độ theo phương thức đóng BHXH của đơn vị, tránh nợ, nợ đọng BHXH.

Để đánh giá công tác quản lý thu, sử dụng phương pháp đánh giá theo kết quả. Một đơn vị thực hiện quản lý thu tốt sẽ có kết quả về tổng số tiền thu cao, tỷ lệ nợ thấp, ít vi phạm quy trình.

Trên cơ sở đó, những chi tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá là:

1.4.1. Tiêu chí hiệu quả theo quy mô

- Tỷ lệ lao động tham gia BHXH: Đây là một tiêu chí thể hiện việc mở rộng, khai thác, xác định đúng đối tượng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc để hướng dẫn làm hồ sơ, thủ tục đóng BHXH theo quy định của luật BHXH, tránh thất thu nguồn quỹ BHXH.

Tỷ lệ lao động tham

gia BHXH = Số lao động tham gia BHXH

x 100% Số lao động thuộc diện tham gia BHXH

Ngoài ra, để đánh giá về công tác quản lý đối tượng, người ta cũng đánh giá công tác quản lý thông tin về đối tượng tham gia: Đầy đủ, chính xác, đồng bộ, có hệ thống.

1.4.2. Tiêu chí hiệu quả theo chất lượng

-Tổng tiền thu và tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu

Tổng tiền thu là tổng số tiền BHXH thực tế thu được hàng năm. Đây là một tiêu chí quan trọng dùng để đánh giá về công tác quản lý thu BHXH tại địa phương. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu là tỷ lệ phần trăm số tiền thực thu BHXH của đơn vị và số tiền thu được giao theo kế hoạch.

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch = x 100%Số tiền thực thu BHXH Số tiền thu BHXH theo Kế hoạch

Hàng năm, BHXH Việt Nam căn cứ chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN được Nhà nước giao, tình hình thực hiện kế hoạch năm trước, năm nay và khả năng phát triển đối tượng của từng địa phương, tổng hợp, lập và giao kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN cho BHXH tỉnh. BHXH tỉnh căn cứ kế hoạch thu do BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN cho BHXH các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc.

Hoàn thành chỉ tiêu thu BHXH là một tiêu chí quan trọng đánh giá về quản lý thu BHXH, nó thể hiện sự nỗ lực trong quản lý thu nhằm thu đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

- Tỷ lệ nợ BHXH: Là tỷ lệ phần trăm giữa số tiền nợ BHXH và số tiền phải thu BHXH. Tỷ lệ nợ thấp thể hiện cơ quan BHXH đã quản lý tốt việc thực hiện thu BHXH của đơn vị tham gia và ngược lại.

Số tiền nợ BHXH Tỷ lệ nợ BHXH =

Số tiền phải thu BHXH x 100%

- Mức độ vi phạm quy định về quy trình thủ tục giải quyết hồ sơ: Để đánh giá về quản lý thu BHXH, ngoài chỉ tiêu về số tiền thu, tỷ lệ nợ... thì việc quản lý đảm bảo đúng quy định, quy trình cũng hết sức quan trọng. Hàng quý, BHXH tiến hành thẩm định hoạt động thu BHXH và trong năm có tiến hành các cuộc kiểm tra đối với đơn vị sử dụng cũng như việc thực hiện quy định về thu BHXH của các cơ quan BHXH; kết quả kiểm tra sẽ là căn cứ quan trọng để đánh giá về công tác quản lý thu BHXH.

Tiểu kết chương

Nêu lên toàn bộ cơ sở lý luận về quản lý thu bảo hiểm xã hội trong cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong đó, đã khái quát chung về bảo hiểm xã hội và quản lý thu bảo hiểm xã hội, nội dung cũng như các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI

TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Tổng quan về huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

2.1.1. Vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Thăng Bình là một huyện nằm giữa tỉnh Quảng Nam ở toạ độ 15030’ đến 15059’ vĩ độ Bắc và từ 10807’ đến 108030’ kinh độ Đông. Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp các huyện Tiên Phước và Hiệp Đức, phía Bắc giáp các huyện Quế Sơn và Duy Xuyên và phía Nam giáp thành phố Tam Kỳ và Phú Ninh. Huyện Thăng Bình cách Đà Nẵng 45km về phía Nam, thành phố Hội An 25 km về phía Tây Nam, thành phố Tam Kỳ 25 km về phía Bắc và cách cảng Kỳ Hà 30km .

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 385,6 km2 (38.560 ha). Trong đó, đất phi nông nghiệp chiếm 10.991,89 ha; đất nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 24.902,50 ha; đất chưa sử dụng chiếm 2.666,05 ha..

Hiện nay Thăng Bình có 22 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 21 xã. Dân số của huyện là 192.555 người, trong đó 76% làm nông nghiệp; mật độ dân số bình quân 495 người/km2, có 147 thôn, tổ.

Theo niên giám thống kê của huyện từ 2015 đến năm 2017 thì thực trạng nguồn lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng của huyện Thăng Bình biến động cụ thể như sau:

- Năm 2015: toàn huyện có 91.360 người trong độ tuổi lao động thì ở thành thị là 8.018 người còn ở nông thôn là 83.342 người

- Năm 2016: toàn huyện có 91.628 người trong độ tuổi lao động thì ở thành thị là 8.071 người còn ở nông thôn là 83.557 người

Theo điều tra cung lao động năm 2017, lực lượng lao động huyện Thăng Bình là 94.077 lao động, trong đó ở nông thôn 85.686 người, như vậy cho thấy dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn (trên 90%); về cơ cấu lao động giữa các ngành

được thể hiện Nông, lâm, ngư, nghiệp: 40.385 người, Công nghiệp, xây dựng: 29.988 người và Thương mại, dịch vụ: 23.427 người.

Dưới sự lãnh, chỉ đạo của Đảng bộ huyện, trong những năm qua, nền kinh tế huyện nhà không ngừng phát triển, đời sống người dân ngày càng được tăng cao. Địa phương đã khai thác tốt hơn các tiềm năng và thế mạnh sẵn có của mình. Kinh tế có bước tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế (GRDP) đạt 2.628 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 18,3%, cơ cấu kinh tế nông – lâm - ngư, công nghiệp - xây dựng, thương mại- dịch vụ đạt tỷ lệ tương ứng (22,95- 35,19- 41,86)%. Đã có nhiều đổi mới trong công tác xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động nông nghiệp và nông thôn tiếp tục được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn. Điều đó đã góp phần không nhỏ cho việc đổi mới và thay đổi bộ mặt nông thôn. Đến nay, trên toàn huyện đã có 12 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới theo quy định của Chính phủ. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng được chú trọng, nhiều cơ sở trường học được xây dựng mới, mạng lưới giao thông được chú trọng nâng cấp và phát triển…. Với mục tiêu nhà nhà đều có điện sử dụng, hệ thống điện chiếu sáng và mạng lưới thông tin liên lạc cũng được chú trọng với việc phủ khắp cả huyện đạt tỷ lệ 100% người dân sử dụng điện. Sản xuất công nghiệp– tiểu thủ công nghiệp - xây dựng – thương mại và dịch vụ đã có nhiều chuyển biến tích cực, các cụm công nghiệp được hình thành đã giải quyết phần nào vấn đề lao động trên địa bàn huyện như cụm công nghiệp Bình Hòa, Bình An; cụm công nghiệp Hà Lam- Chợ Được; cụm công nghiệp Trường An; cụm công nghiệp Kế Xuyên - Quán Gò;… Tổng giá trị thương mại - dịch vụ ước đạt 3.875 tỷ đồng, tổng giá trị xuất khẩu đạt gần 542 tỷ đồng và tổng giá trị công nghiệp- xây dựng (bao gồm cả làng nghề) năm 2017 ước đạt 2.681 tỷ đồng.

Công tác cải cách hành chính tiếp tục được triển khai áp dụng vào thực tiễn và đã có nhiều sự chuyển biến tích cực. Cổng thông tin điện tử được xây dựng và nâng cấp từ nền tảng sẵn có là Trang tin điện tử của huyện. Mặt trận và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở tiếp tục được củng cố, thay đổi phương thức hoạt động hướng về cơ sở để tuyên truyền, vận động nhân dân, tham gia tích cực công tác xây dựng

Đảng, chính quyền. Các phong trào do địa phương phát động ở khu dân cư ngày càng nhiều và có ảnh hưởng sâu rộng đến quần chúng nhân dân. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng,

đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện tự chuyển biến, tự chuyển hóa trong nội bộ” đã giúp khắc phục được những tồn tại và

hạn chế mà huyện đang mắc phải, đồng thời nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

2.1.2. Khái quát về Bảo hiểm xã hội huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam 2.1.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của BHXH huyện Thăng Bình, tỉnh

Quảng Nam

BHXH huyện Thăng Bình được thành lập theo quyết định số 11/TC-CB ngày 18/8/1995 của Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ), trụ sở đóng tại Thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Bảo hiểm xã hội huyện là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo quy định.

Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân huyện.

Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

Nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH huyện:

Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:

Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân tham gia, từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;

Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đại lý chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;

Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo cơ chế “một cửa” tại Bảo hiểm xã hội huyện;

Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; từ chối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định;

Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;

Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp;

Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp.

Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.

Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.

Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.

Quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.

Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.

Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn.

Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Định kỳ 6 tháng, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động, trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh

nghiệp hoặc tổ chức.

Quản lý viên chức, lao động hợp đồng của Bảo hiểm xã hội huyện.

Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua - khen thưởng theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao.

2.1.2.2. Cơ cấu, tổ chức BHXH huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

BHXH huyện Thăng Bình hiện nay có 17 viên chức và lao động hợp đồng. Ban giám đốc gồm: Giám đốc và 02 phó Giám đốc. Có 03 Tổ Nghiệp vụ được thành lập theo quy định.

Tổ Nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định thành lập sau khi được Tổng Giám đốc phê duyệt.

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w