Khế ước xã hội của Thomas Hobbes 5 pps

20 548 2
Khế ước xã hội của Thomas Hobbes 5 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khế ước xã hội của Thomas Hobbes 5 Triết học chính trị – quyền lực được xác lập dựa trên sự hiể Triết học chính trị – quyền lực được xác lập dựa trên sự hiểu biết bản chất con người Cách đặt vấn đề như thế thể hiện ước muốn của Hobbes xây dựng “khoa học về quyền lực” thực sự cần thiết, nhằm đảm bảo cho con người quyền thiêng liêng nhất là quyền được sống trong hòa bình. Liệu ông có thành công không? Điểm đặc biệt trong triết học chính trị của Hobbes là học thuyết Khế ước xã hội, tức học thuyết phân tích hai trạng thái – trạng thái tự nhiên và trạng thái công dân. Những vấn đề triết học chính trị đã được tìm hiểu ngay từ thời cổ đại, và có thể thấy rằng tư tưởng về nhà nước, các quan hệ quyền lực ở Hobbes là sự kế thừa có chọn lọc, sự phát triển và cụ thể hóa các phương án khác nhau về nguồn gốc và bản chất nhà nước, vốn có mầm mống từ liên minh Pythagore đến Epicure, cũng như vấn đề quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quan hệ quyền lực, từ Socrate đến Aristote. Chẳng hạn quan niệm về quyền tự nhiên và tính khế ước của nhà nước có thể tìm thấy ở Liên minh Pythagore và Epicure, còn sự phân loại các hình thức nhà nước là điểm nổi bật trong triết học chính trị của Platon và Aristote. Vấn đề đạo đức hóa kết hợp với duy lý hóa quyền lực nhà nước được Socrate nêu ra trước tiên, nhưng chỉ Platon mới biến nó thành nguyên tắc cai trị. Các nhà nghiên cứu có thể so sánh chủ nghĩa lý tưởng của Platon với quan điểm thực tế của Aristote trong việc xác lập mô hình nhà nước tương lai; hoặc so sánh Aristote với Epicure trong cách hiểu về quan hệ giữa cá nhân và chủ thể quyền lực: một người nhấn mạnh tính nhà nước trong quan hệ với các công dân, người kia chú trọng đến tính cá thể, sự tự do của cá nhân. Trong lý luận về nhà nước và quan hệ quyền lực của Hobbes đều hiện diện, với những mức độ khác nhau, các cách tiếp cận vừa nêu. Song dấu ấn rõ nét nhất vẫn là hình ảnh “Quân vương” của Machiavelli, người được xem là cha đẻ thực sự của khoa học chính trị. Kế thừa tư tưởng chính trị của Machiavelli, Hobbes đem đối lập nguyên tắc cá thể hóa quyền lực với Aristote, chỉ giữ lại một luận điểm nền tảng, mà hầu như nhà tư tưởng nào của thời đại khai sáng cũng đều chấp nhận, đó là: một nhà nước tốt đẹp phải phụng sự lợi ích của con người. Lẽ cố nhiên Hobbes không chấp nhận hoàn toàn cách tiếp cận của Machiavelli, vốn được biết đến dưới tên gọi chủ nghĩa Machiavelli. Học thuyết hai trạng thái của Hobbes thể hiện mặt tích cực lẫn hạn chế của triết học chính trị của Hobbes. Đặ trưng của trạng thái tự nhiên là không có bất kỳ thiết chế nhà nước nào, đó là trạng thái “bên ngoài xã hội công dân” như Hobbes đặt tên. Trên thực tế “trạng thái tự nhiên” trước hết là một sự trừu tượng hóa duy lý, nhờ đó mà Hobbes mong làm sáng tỏ các đặc trưng của bản tính tự nhiên của con người trong dạng thuần khiết nhất. Khái niệm “quyền tự nhiên” (jus naturale) mà Hobbes thường xuyên sử dụng mang ý nghĩa nhân hình xã hội, bởi lẽ tính xã hội được gán cho tự nhiên. Khái niệm này cũng hàm chứa cả thái độ của Hobbes đối với tình trạng “không luật pháp”, “không nhà nước” ở ngay trong thời điểm hiện tại. Do đó nên chú ý đến phép ẩn dụ chính trị trong học thuyết hai trạng thái của Hobbes, chứ không chỉ đơn giản là cách tiếp cận phi lịch sử, như một số nhà nghiên cứu lầm tưởng. Trạng thái tự nhiên của đời sống con người được đặt trưng bởi sự thống trị của quyền tự nhiên. Đó là trạng thái không có đạo đức, trạng thái của “bản năng phổ biến”, gần với thế gới loài vật. Trong trạng thái ấy tất cả dường như đạt đến sự tuyệt đối: tự do tuyệt đối, ham thích tuyệt đối, quyền lực tuyệt đối. Nhưng thực ra những cái tuyệt đối ấy chỉ mang tính hình thức, không bền vững. Tự do sở hữu? Không phải, vì mọi người đều muốn điều lợi cho mình, và do đó sẵn sàng chiếm đọat của người khác những gì có thể chiếm đọat. Trong trạng thái tự nhiên không có sự phân định “của tôi” và “của anh”. Tự do hoạt động? Cũng chưa hẳn, bởi lẽ tầm hoạt động của mỗi cá nhân tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe và khả năng tranh giành với những thực thể khác có cùng ham muốn. Bình đẳng tự nhiên (tự nhiên sinh ra mọi người bình đẳng như nhau)? Khó thực hiện, bởi lẽ không ai muốn người khác như mình. Quyền lực vô hạn? Hoàn toàn không đơn giản, bởi lẽ anh chỉ có quyền, nếu anh là kẻ mạnh. Trong trạng thái tự nhiên phi đạo đức và không có luật lệ con người sẵn sàng làm bất cứ điều gì tùy thích, nếu đủ sức và không bị cản trở. Chỉ có một thứ luật, đó là luật của kẻ mạnh. Hai bản năng cơ bản của con người trong trạng thái tự nhiên – bản năng gây hấn, khi đủ mạnh, và bản năng tự vệ, khi bị tấn công. Hobbes khái quát bức tranh ảm đạm ấy bằng câu cách ngôn của người La Mã cổ đai:"Con người với con người là chó sói”. Tác giả “Leviathan” viết:"…Từ đây có thể thấy rằng khi nào con người sống mà không có quyền lực chung, buộc tất cả mọi người khiếp sợ, họ ở trong trạng thái gọi là chiến tranh, mà chính là trạng thái chiến tranh của tất cả chống lại tất cả" (Sđd, tr. 87). Tất cả những gì đặc trưng cho thời kỳ chiến tranh, Hobbes phân tích tiếp, khi mọi người trở thành kẻ thù của nhau, thì không có bất kỳ sự đảm bào an ninh nào khác, ngoài sự đảm bảo do sức mạnh vật lý và sự sáng trí đem lại cho họ. Trong trạng thái này không có chỗ cho tính cần cù, bởi lẽ không ai đứng ra đảm bảo cho con người những thành quả lao động, vì thế cũng không có nghề nông, nghề thủ công, nghề đóng tàu, nghề hàng hải, nghề thiên văn, các hoạt động sáng tạo văn chương, nghệ thuật, những ngôi nhà tiện nghi, không có phương tiện vận chuyển và trao đổi đòi hỏi nhiều sức lực, không có xã hội, khắp nơi tràn ngập nỗi sợ hãi triền miên và hiểm họa về cái chết vì bạo lực, còn cuộc sống con người thì đơn độc, nghèo đói, không lối thoát, tối tăm và ngắn ngủi. Hóa ra, theo Hobbes, trong trạng thái tự nhiên mọi quyền của con người chỉ mang tính hình thức: bình đẳng mà không bình đẳng thực sự, tự do mà không tự do, công bằng mà không công bằng. Trạng thái tự nhiên là trạng thái thú vật, không có ý thức cộng đồng. Trạng thái ấy tiếp diễn lâu dài sẽ đe dọa sự tự hủy diệt của chính con người. Lối thoát duy nhất, tất yếu chỉ có thể là thay trạng thái tự nhiên bằng trạng thái công dân, trạng thái nhà nước. Sư thay thế đó xuất phát từ nhu cầu sinh tồn và duy trì nòi giống, cái nhu cầu không chỉ dựa trên trình độ cảm tính, mà cả lý tính của con người. Trong “Leviathan” Hobbes nhấn mạnh cả hai khả năng – ham thích và lý tính – đều giúp con người thoát khỏi trạng thái tự nhiên. Hobbes viết tiếp:"Những ham muốn làm cho con người có thiên hướng hòa bình, là nỗi lo sợ cái chết, ước muốn đạt được những gì cần thiết, cho cuộc sống no đủ bằng sự cần cù. Lý trí thì gợi mở những nỗ lực phù hợp của hòa bình, trên cơ sở ấy con người có thể đi đến một thỏa thuận” (Sđd, tr. 89). Dấu hiệu cơ bản, chủ đạo của của trạng thái công dân là sự hiện diện một quyền lực tối cao, hùng mạnh. Quyền lực được xác lập bằng con đường khế ước (thỏa ước), được tất cả các cá thể thừa nhận, các cá thể về sau trở thành các công dân, chịu lệ thuộc vào quyền lực ấy. Khế ước ra đời một cách tất yếu, biểu thị quá trình nhận thức của con người về sự bất ổn và cái chết trong trạng thái tự nhiên. Trong “Leviathan” Hobbes chỉ ra năm điểm khác nhau giữa người và vật (ong và kiến chẳng hạn), như điều kiện để con người chuyển từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái công dân. Con người khác với loài vật ở việc nhận thức, thứ nhất, về sự nguy hiểm của lòng đố kỵ và sự thù hận, mà chiến tranh là kết quả tất yếu của chúng, thứ hai, về tính hiếu thắng, luôn coi mình hơn người khác; thứ ba, về thói hám danh trong quyền lực, dẫn đến nội chiến; thứ tư, về ưu thế ngôn ngữ; và thứ năm, về tâm trạng lo lắng thường xuyên, ngay cả khi sống no đủ (Sđd, tr. 118). Cuối cùng, Hobbes phân tích, sự thỏa thuận giữa loài vật với nhau do tự nhiên quy định, còn sự thỏa thuận giữa người với người mang tính nhân tạo. Khế ước (thỏa thuận) do đó, gắn liền với khả năng ngôn ngữ của con người. Chính ngôn ngữ đã góp phẩn đưa con người ra khỏi trạng thái cô độc. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện của nhận thức, mà còn là nhân tố quyết định của văn hóa, là cái mà thiếu nó sẽ không có nhà nước, không có xã hội, và lẽ cố nhiên, không có cả khế ước. Ngoài sự bất cập trong cách hiểu về vai trò của ngôn ngữ, như đã đề cập ở phần trước, chúng ta không thể không thấy rằng trong lớp vỏ của thuyết “duy ngôn ngữ", hay của sự nhầm lẫn kết quả và nguyên nhân trong mối quan hệ ngôn ngữ – xã hội loài người, Hobbes đã nâng quan điểm quy ước – dấu hiệu (quy ước – biểu tượng) lên thành yếu tố giá trị, gắn kết hữu cơ với văn hóa nhân loại, mở ra triển vọng tìm hiểu sâu sắc cái thể tính đặc trưng này, cái thể tính “vừa mang tính chất soi chiếu vừa mang tính chất lung linh” của thể tính con người. (M. Heidegger, Thư về nhân bản chủ nghĩa, Bản dịch của Trần Xuân Kiêm, Nhà sách Tân An, Sài Gòn, 1974, tr. 26). Tính chất phân đôi của bản tính con người thể hiện rõ ràng trong quá trình hình thành tính nhà nước trong tổ chức đời sống. Một đằng là quyền tự nhiên, cái quyền muốn làm gì tùy thích, song thực ra chỉ là quyền hình thức, vì giữa quyền và mất quyền khoảng cách không đáng là bao, căn cứ trên tính tương đối của sức mạnh vật lý mà mỗi cá thể có được. Đó là quyền vĩnh viễn về hình thức, nhưng nhất thời về thực chất, là quyền luôn đặt trong trạng thái bất ổn. Đằng khác là khát vọng sống, khát vọng hòa bình và ổn định, cái khát vọng gắn với ý thức tự chủ của con người – một thực thể có lý trí, hay nói như Descartes, một thực thể biết tư duy (cogito ergo sum). Trạng thái nhà nước, hay trạng thái công dân, thay thế trạng thái tự nhiên, xuất phát từ ý thức về sự tồn vong của con người. Nhà nước, theo Hobbes, là “vật thể (cơ thể) nhân tạo”, ra đời như kết quả sự thỏa thuận giữa người với người, trên cơ sở tin cậy nhau và chuyển quyền lẫn nhau. Trong “Leviathan”, Hobbes viết:"Sự chuyển quyền lẫn nhau là cái mà người ta gọi là khế ước (contract)” (Sđd, tr. 91). Trong “Về công dân” Hobbes cũng viết :”Hành động của hai hay nhiều nhân vật, chuyển quyền cho nhau, gọi là khế ước” (contractus)” (Hobbes, t.1, 1989, tr. 297). Chuyển quyền hợp lý là cách thức để duy trì hòa bình, mà đó lại là “quy tắc chung của lý trí”. Quan điểm “chuyển quyền” trong quá trình xác lập nhà nước có thể hiểu như thế này: nhà nước được xác lập theo tinh thần tự nguyện hy sinh tự do hình thức, tránh xung đột, đảm bảo ổn định xã hội. Nó là kết quả hoạt động của con người vì mục đích của mình, là sự biểu hiện tiềm năng tinh thần to lớn trong mỗi cá thể. Những tiềm năng ấy được đúc kết trong các luật tự nhiên. Quyền được thay thế bởi luật, và luật ấy thực ra cũng mang tính “tự nhiên”, nghĩa là cũng xuất phát từ thiên tính con người, nhưng là sự phản biện đối với quyền tự nhiên, và là phương tiện điều chỉnh hành vi con người Hobbes viết trong “Leviathan”:"Luật tự nhiên, lex naturalis, là mệnh lệnh, hay quy tắc chung mà lý trí (reason) tìm ra, theo đó, con người bị cấm làm điều nguy hại cho cuộc sống của mình hoặc tước bỏ các phương tiện bảo vệ mình, và xem thường cái mà anh ta cho là phương tiện tốt nhất để bảo vệ cuộc sống (Sđd, tr.89). Hobbes đòi hỏi phải phân biệt jus và lex, quyền và luật. Theo ông, quyền nằm ở sự tự do làm hay không làm, trong khi luật chi phối và buộc con người hướng đến tình huống hai chọn một; quyền và luật khác nhau, tương tự như tự do và nghĩa vụ. Tác giả “Về công dân” và “Leviathan” nhấn mạnh:"Nơi mà tự do kết thức, thì nghĩa vụ bắt đầu” (Sđd, tr. 298). Luật tự nhiên theo cách lý giải của Hobbes cũng là luật đạo đức và là cơ sở của luật công dân. Hobbes phân biệt các luật trong “Về công dân”. Ông viết:"Tất cả các luật có thể được phân chia thành, một là, phụ thuộc vào chỗ ai tạo ra chúng, luật phân thành luật Thượng đế và luật con người. Về phần mình, luật Thượng đế được chia ra thành luật tự nhiên, hay luật đạo đức, và luật lập thành. Luật tự nhiên là luật mà Thượng đế ban cho mọi người trong lời bất tử do Thượng đế sinh ra, nghĩa là thông qua lý tính tự nhiên…Luật lập thành là luật do Thượng đế khám phá cho con người trong lời tiên tri, mà với nó Thượng đế hướng đến con người trong hình ảnh con người. Những luật ấy do Thượng đế lập thành (xác lập) dành cho người Do Thái, đề cập đến chế độ nhà nước và sùng bái thần linh; chúng có thể được gọi là các luật công dân Thượng đế, do đó chúng được xác lập dành cho nhà nước Israel, một dân tộc được Thượng đế chọn. Về phần mình, luật tự nhiên có thể được phân chia ra luật tự nhiên dành cho mọi người, và chỉ có luật này mới được gọi là luật của tự nhiên, và luật tự nhiên dành cho nhà nước, cái có thể được gọi là luật của các dân tộc, và thường được gọi là quyền của các dân tộc (jus gentium)” (Sđd, tr. 415). Tất cả các luật của con người, theo Hobbes, đều là luật công dân. Hobbes phân loại luật công dân như sau:"Các luật công dân phụ thuộc vào đối tượng của chúng có thể được phân chia thành các luật tinh thần và các luật thế tục. Luật tinh thần – đó là luật đề cập đến tôn giáo, nghĩa là phụng sự và sùng bái Thượng đế, xác định các nghi lễ, các nhân vật, các sự vật, vị trí của sùng bái, và cả việc học thuyết nào về Thượng đế cần được truyền giảng cho dân chúng…” (Sđd, tr. 416). Các luật thế tục không được Hobbes giải thích, song có thể ngầm hiểu là những luật gắn với đời sống thế tục của các công dân, chẳng hạn luật xét xử, luật thi hành án, luật cưỡng chế, luật hôn nhân v.v Tất cả các luật, một khi đã được xác lập, lập tức trở thành một quyền lực bất khả xâm phạm. Sự lý tưởng hoá luật như thế hoàn toàn có thể hiểu được đối với những người ủng hộ trật tự luật pháp, mong muốn nhìn thấy quá trình củng cố trật tự xã hội, loại trừ tình trạng vô chính phủ, sự chuyên quyền (lạm dụng quyền lực) và thói hám danh, vốn là căn bệnh nhức nhối trong lịch sử nước Anh những thế kỷ gần đây. Luật tự nhiên thứ nhất chỉ rõ:"Cần hướng đến hòa bình ở tất cả những nơi nào có thể; chỉ khi nào điều đó không thể đạt được (tình thế bất khả kháng), thì mới buộc phải tiến hành chiến tranh” (Sđd, tr. 295). Nội dung cần chú ý nằm ở vế thứ nhất, và đó là nội dung cơ bản, mà trong “Leviathan” Hobbes đã giải thích thêm. Cần tìm kiếm hòa bình và tuân thủ hòa bình với tất cả khả năng của con người, bởi lẽ kinh nghiệm lịch sử đã dạy rằng một nền hòa bình dù kém cỏi vẫn tốt hơn chiến tranh. Để có được điều đó mỗi người phải hạn chế một phần tự do tự nhiên của mình, nghĩa là chấp nhận chuyển quyền – nội dung thứ hai của luật tự nhiên:"quyền của tất cả đối với tất cả không nhất thiết phải duy trì, một số quyền riêng biệt cần chuyển sang người khác, hoặc từ bỏ chúng” (Sđd, tr. 295). Từ bỏ quyền, đó là điều tất yếu đối với lợi ích của hòa bình và tự vệ. Hobbes nhắc lại ý tưởng này trong Phúc âm:"Chớ làm cho người khác điều mà bạn không muốn người khác làm đối với mình”, hoặc “hãy đối xử với những người khác như chúng ta mong muốn người khác đối xử với mình” (Sđd, tr. 110). Hạn chế tự do gắn với giảm bớt nhu cầu, tạo nên sự cân bằng trong quan hệ giữa người với người, đó là lẽ sống, là mệnh lệnh của lý trí. Như vậy luật tự nhiên cũng là luật đạo đức, nói khác đi: lý trí con người mách bảo con người đừng làm điều gì phi đạo đức, trái với lương tri. Đương nhiên không nên đồng nhất đơn giản và thiếu cân nhắc luật tự nhiên và luật đạo đức, lý trí và lương tri, sự hiểu biết và cái thiện, bởi lẽ quan hệ giữa người với người hết sức phức tạp và phong phú, không phải lúc nào con người cũng cần đến sự phán quyết của lý trí, mà chỉ là xung động của con tim biết cảm thông và chia sẻ với đồng loại. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ở chỗ này Hobbes viết “luật tự nhiên cũng là luật của thượng đế, luật đạo đức”(Sđd, tr.319). Ở chỗ khác Hobbes lại khẳng định “luật tự nhiên không phải là thỏa thuận của con người, mà là mệnh lệnh của lý trí” (Sđd, tr. 293), hoặc “luật tự nhiên là bất biến và vĩnh cửu” (Sđd, tr. 110). Khoa học về những luật ấy là “triết học đạo đức chân chính và duy nhất”. Hobbes cũng lưu ý:"Các luật tự nhiên bắt buộc in foro interno, nghĩa là [...]... án khế ước xã hội Hobbes đã xác lập thứ “khoa học về quyền lực” dựa trên sự hiểu biết bản chất con người và các lợi ích thiết thân của con người Nước Anh thời kỳ nội chiến đã tác động đến quan điểm lợi ích của Hobbes Theo ông, lợi ích thiết thân nhất, đồng thời là mục tiêu phấn đấu của mọi thành viên xã hội, là hòa bình, ổn định, chủ quyền quốc gia, an ninh cá nhân và an ninh xã hội Nói khác đi, Hobbes. .. từ N Machiavelli đến T Hobbes và J J Rousseau Nhà tư tưởng sau cùng đã thực hiện sự điều chỉnh cần thiết phương án Khế ước xã hội của Hobbes, thay đổi vị trí của Đấng chúa tể, cũng như quan điểm “chuyển quyền” Nước Pháp thế kỷ XVIII khác xa với nước Anh giữa thế kỷ XVII; tương tự như vậy phương án điều chỉnh của Pháp sau Roussaeu khác với phương án điều chỉnh của nước Anh sau Hobbes và đồng thời với... đóng góp của Hobbes vào sự phát triển của triết học chính trị cận đại Thứ nhất, Hobbes là người triệt để chống thần quyền, theo chủ nghĩa tự nhiên thần luận – phương án phổ biến của triết học thời kỳ này Hobbes xem tín ngưỡng và không tín ngưỡng là công việc riêng tư của mỗi người, nhưng trong công việc xã hội các công dân phải tuân thủ toàn diện chính quyền thế tục Thứ hai, dù xem mô hình nhà nước quân... 409) Trong chương XVIII và chương XXI của Leviathan, Hobbes phân tích khá kỹ vấn đề quyền của nhà vua và tự do của công dân Sự phân tích này có tính đến tính quy định lịch sử của vấn đề quyền lực và các quan hệ quyền lực Nó được hiểu như sự phản ứng của Hobbes đối với những biểu hiện “mang tính thú vật” trong quan hệ giữa người mà ông từng chứng kiến Vì thế Hobbes thiên về hạn chế quyền ở công dân... cái lợi ích trở thành kích thích tố cho mọi nỗ lực của con người trong điều kiện phân hoá xã hội gay gắt như nước Anh sau 1640 Đó là cách tiếp cận lịch sử – cụ thể, và do đó, khi đánh giá tư tưởng chính trị của Hobbes, cũng cần đặt nó trong bối cảnh lịch sử cụ thể, cái bối cảnh làm nên cơ sở thực tiễn và những suy đoán lý luận của tư tưởng chính trị Hobbes Tìm hiểu các nhà tư tưởng trong những thời... của cải và danh vị, đồng thời xử phạt bằng các hình thức tương tự; 12) nhà vua nhận thấy sự cần thiết đưa ra những luật bồi thường danh dự và xác lập sự phân cấp giá trị con người Việc làm này có tác dụng điều hoà các quan hệ xã hội, hướng đến một không gian xã hội hoà bình và đồng thuận giữa các công dân So sánh ba hình thức quyền lực cơ bản – quân chủ, dân chủ, quý tộc – Hobbes nhấn mạnh ưu thế của. .. công dân” của con người Vì trong triết học chính trị của mình Hobbes vừa dựa vào mô típ tư duy truyền thống của người Anh (chủ nghĩa duy danh, chủ nghĩa kinh nghiệm), lại vừa tranh thủ những thành quả của toán học và cơ học của thời đại, nên đã gây ra những đánh giá mâu thuẫn nhau giữa các nhà nghiên cứu: người thì cho rằng ông mong muôn khôi phục chế độ quân chủ, người thì chứng minh thiện cảm của ông... lịch sử – văn hoá của tôn giáo Lịch sử nhân loại, theo Hobbes, bắt đầu từ Adam, do Chúa sáng tạo ra và truyền cho ngôn ngữ, một nhân tố cực kỳ quan trọng của văn hoá Con người với tính cách là chủ thể sáng tạo nên nhà nước, được so sánh với sự sáng tạo vĩ đại của Chúa Về phần mình nhà nước trở thành điều kiện cơ bản của văn hoá, bởi lẽ chỉ trong nhà nước mới ngự trị lý trí, hoà bình, an ninh, thịnh vượng,... lịch sử vào những năm 80 không quay lưng lại với Hobbes, mà xem ông như một trong những người đặt ra và giải quyết thành công các vấn đề liên quan đến lịch sử nước Anh và nhân loại, thể hiện ở quan điểm về sự cần thiết xác lập bộ máy quyền lực dựa trên nhu cầu thực tiễn của con người J Locke tiếp tục triển khai và cải biến tư tưởng chính trị – xã hội của Hobbes cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới ... nguyện và tự chủ trong ý thức, nghĩa là con người ý thức được sự lựa chọn của mình, ý thức được rằng mình lựa chọn như thế, chứ không khác đi, với mục tiêu rõ ràng là hoà bình và an ninh chung, mà đó lại là điều kiện tiên quyết của ổn định chính trị và phát triển đất nước Hobbes viết:"Tự do và tất yếu thống nhất với nhau Chẳng hạn, nước của con sông không chỉ có tự do, mà còn có tính tất yếu chảy theo dòng . của Hobbes thể hiện mặt tích cực lẫn hạn chế của triết học chính trị của Hobbes. Đặ trưng của trạng thái tự nhiên là không có bất kỳ thiết chế nhà nước nào, đó là trạng thái “bên ngoài xã hội. Khế ước xã hội của Thomas Hobbes 5 Triết học chính trị – quyền lực được xác lập dựa trên sự hiể Triết học chính. từ N. Machiavelli đến T. Hobbes và J. J. Rousseau. Nhà tư tưởng sau cùng đã thực hiện sự điều chỉnh cần thiết phương án Khế ước xã hội của Hobbes, thay đổi vị trí của Đấng chúa tể, cũng như

Ngày đăng: 22/07/2014, 23:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan