1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khế ước xã hội của Rousseau pptx

4 724 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 94,81 KB

Nội dung

Khế ước xã hội của Rousseau Bàn đến chuyện này, tôi tìm ra 1 cách giải thích rất chi là học thuật và mang tính chất nền tảng cao. Đó là khái niệm " khế ước xã hội " cuả Rousseau . Có lẽ xem đây là cuốn kinh thánh cho bất kì 1 nền dân chủ, 1 thể chế pháp quyền, 1 hệ thống pháp luật nào. Nó diễn giải những điều hết sức căn bản. Tóm tắt lại khế ước xã hội là những thứ như sau: Triết lý Khế Ước Xã Hội của Rousseau lý luận là dân quyền của con người vốn đến từ xã hội, thay vì thiên nhiên, cho nên con người phải giao hoán tất cả quyền hành lại cho quốc gia khi liên kết với nhau để tổ chức quốc gia Con người liên kết qua một khế ước và từ bỏ quyền tự do sống theo cảm xúc cá nhân mang tính cách phản xã hội. Quyền tự do sống theo ý muốn riêng và quyền làm chủ tất cả những gì mà sức mạnh cá nhân cho phép không phải là quyền tự do chân chính. Khế ước liên kết giúp con người vượt qua những yếu điểm thiên nhiên như sự sợ hãi hay nguy cơ bị cướp mất tư sản bởi những kẻ mạnh hơn, v.v. Mặc dầu con người giao hoán dân quyền cho xã hội, con người sống trong xã hội không bị thiệt thòi mà còn đạt được nhiều quyền lợi hữu ích. Trong tổ chức xã hội, con người có được quyền hành đến từ sự liên kết - đó là dân quyền - và bằng khoán cho những tài sản hợp pháp của cá nhân. Tài sản thuộc sở hữu cá nhân này được toàn thể cộng đồng công nhận, và toàn thể thành viên trong cộng đồng đều được bình đẳng dưới pháp luật. Sự thành công của hình thức tổ chức đặt căn bản trên khế ước xã hội hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng của nhân dân và xã hội làm tròn những trọng trách đã được liệt kê. Các thành viên của xã hội, hay nhân dân, phải luôn quan tâm đến quyền lợi tập thể và tránh không để quyền lợi cá nhân làm lu mờ giá trị của quyền lợi chung. Song song, xã hội cũng phải sinh hoạt trên căn bản của Y¨ Muốn Tập Thể. Y¨ Muốn Tập Thể luôn luôn chủ trương bảo vệ và cống hiến cho sự an lạc của quốc gia cũng như của nhân dân - các thành viên của quốc gia. Y¨ Muốn Tập Thể là căn nguyên của luật pháp và là cây thước đo lường những việc phải trái trong các tương quan giữa nhân dân. Ðiểm tựa của triết lý Khế Ước Xã Hội là quan niệm Y¨ Muốn Tập Thể. Y¨ Muốn Tập Thể không có nghĩa là ý muốn hay ý kiến của các thành viên hay cá nhân bởi vì mỗi cá nhân có thể đưa ra ý kiến nhưng không dựa trên Y¨ Muốn Tập Thể; điển hình là khi mà chính sách quốc gia dựa trên ý kiến của một số cá nhân để phục vụ quyền lợi của những cá nhân này chứ không phải quyền lợi tập thể. Y¨ kiến của các thành viên trong xã hội không thể là Y¨ Muốn Tập Thể ngay cả khi các ý kiến này không bị chống đối. Trạng thái hoàn toàn nhất trí thiếu thực tế khó có thể trở thành yếu tố căn bản để xác định Y¨ Muốn Tập Thể. Như vậy làm thế nào để xác định Y¨ Muốn Tập Thể? Y¨ Muốn Tập Thể hay Dân Y¨ được kết tinh từ lý trí của cộng đồng. Y¨ Muốn Tập Thể phản ảnh sự ích lợi chung của cộng đồng; và chính sự ích lợi chung của cộng đồng phải trở thành nền tảng của luật pháp quốc gia. Y¨ Muốn Tập Thể được xác định khi xã hội thi hành trọng trách năng động trong vai trò tối thượng của xã hội. Xã hội sẽ khám phá ra ích lợi chung của cộng đồng để xác định Y¨ Muốn Tập Thể. Muốn thẩm định Y¨ Muốn Tập Thể, Rousseau đề nghị chúng ta phải loại bỏ tất cả những ý kiến khác biệt của các thành viên trong xã hội để có thể tổng hợp được ý muốn chung. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể thành công khi mà mọi người đều đưa ra ý kiến trên tư cách công dân của quốc gia, thay vì trên tư cách thành viên của một thế lực riêng. Mỗi người phải bỏ qua quyền lợi bè phái và hành động như một công dân của quốc gia khi đóng góp ý kiến; và xã hội phải loại bỏ những nhóm hay tổ chức với các mục tiêu phục vụ quyền lợi riêng biệt. Phương pháp thẩm định Y¨ Muốn Tập Thể của Rousseau nâng cao ý muốn của đại đa số nhân dân và có thể đưa đến những bất lợi cho thiểu số bất đồng ý kiến. Theo Rousseau, khi mà mọi người trong xã hội đều đóng góp ý kiến trên tư cách công dân thay vì theo phe nhóm, thiểu số phải theo ý kiến của đa số công dân. Y¨ kiến của thiểu số bị xem như là sai, và họ phải theo ý kiến của đa số vì sự an lạc và tự do của họ. Bất cứ cá nhân nào bất đồng với Y¨ Muốn Tập Thể sẽ bị nhân dân yêu cầu phải tuân phục nguyện vọng chung bởi v ì cần phải bắt một cá nhân (người bất đồng chính kiến) được tự do [!] và mỗi người khi bước vào liên hợp chính trị phải từ bỏ quyền lợi và tài sản riêng tư cho sự an lạc chung của xã hội. Y¨ Muốn Tập Thể chỉ nên ảnh hưởng những việc có tầm vóc quốc gia và liên quan đến toàn dân. Quốc sự càng quan trọng thì số phiếu chấp thuận của đại đa số càng phải cao hơn những lúc chỉ thẩm định các vấn đề tương đối nhỏ: đối với những việc thật quan trọng thì số người chấp thuận phải thật cao; và đối với những việc nhỏ thì số người chấp thuận không cần phải cao lắm mặc dầu số phiếu thuận vẫn phải là đa số. Trong những lãnh vực chỉ ảnh hưởng một vài cá nhân, quyền quyết định nên dành cho cá nhân; và như vậy, con người vẫn giữ lại được một số quyền quyết định quan trọng. Các thành viên của xã hội sẽ quyết định những quyền mà mỗi cá nhân có thể giữ lại qua hình thức thẩm định theo đại đa số. . điều hết sức căn bản. Tóm tắt lại khế ước xã hội là những thứ như sau: Triết lý Khế Ước Xã Hội của Rousseau lý luận là dân quyền của con người vốn đến từ xã hội, thay vì thiên nhiên, cho nên. Khế ước xã hội của Rousseau Bàn đến chuyện này, tôi tìm ra 1 cách giải thích rất chi là học thuật và mang tính chất nền tảng cao. Đó là khái niệm " khế ước xã hội " cuả Rousseau. thức tổ chức đặt căn bản trên khế ước xã hội hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng của nhân dân và xã hội làm tròn những trọng trách đã được liệt kê. Các thành viên của xã hội, hay nhân dân, phải luôn

Ngày đăng: 22/07/2014, 23:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w