1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khế ước xã hội của Thomas Hobbes 3 potx

9 391 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 115,22 KB

Nội dung

Khế ước xã hội của Thomas Hobbes 3 Bản thể luận của Thomas Hobbes Trong lời đề dẫn cho tác phẩm lớn “Về những nguyên lý triết học”, sau khi đánh giá công lao của các nhà khoa học cùng thời trong việc khám phá bí mật của vũ trụ, tìm hiểu cơ chế vận hành của cơ thể người, Hobbes đặt ra cho mình nhiệm vụ trên cơ sở khái quát các thành quả của vật lý học, thiên văn học, y – sinh học đương đại đi đến thiết lập một thứ vật lý đặc biệt – vật lý về cơ thể người - “vật thể giữa vật thể", đồng thời là vật thể xã hội, sinh vật có lý trí. Điều đó có nghĩa là bên cạnh vật lý học như khoa học chung về tự nhiên, Hobbes cũng nhấn mạnh vị trí cực kỳ quan trọng của “vật lý xã hội”. Ông viết:"Vật lý học không phải là hiện tượng mới. Tuy nhiên triết học về xã hội và nhà nước (Philosophiacivilis) còn mới hơn, nó không già hơn so với quyển sách Về công dân do tôi viết. Liệu có đúng không? Chẳng lẽ giữa những nhà triết học cổ đại Hy Lạp không có người nào bàn về vật lý và về nhà nước? Lẽ cố nhiên trong số họ có những người nuôi tham vọng như thế, mà về họ kẻ chế nhạo Lucian từng bàn đến, lịch sử nhà nước từng biết đến. Song điều này không có nghĩa là thứ triết học ấy đã tồn tại” (Sđd, tr. 68). Vì thế Hobbes xác định nhiệm vụ của triết học là từ việc giải thích nguyên nhân và các quy luật của thế giới, của giới tự nhiên, làm cơ sở để xây dựng triết học về con người, xã hội, nhà nước. Do chỗ đối tượng của triết học là “mọi vật thể", nên sự nghiên cứu bắt đầu từ vật thể tự nhiên. Triết học tự nhiên, hay vật lý học, được Hobbes xem như triết học thứ nhất, với các chương đề cập lần lượt đến không gian và thời gian (chương VII), vật thể và ngẫu tính (chương VIII), nguyên nhân và hành động (chương IX), hiện thực và khả năng (chương X), đồng nhất và khác biệt (chương XI), lượng (chương XII), sự tương tự , hay sự đồng nhất của quan hệ (chương XIII), đường thẳng và đường cong, góc và hình (chương XIV). Việc trước tiên, theo Hobbes, là làm sáng tỏ vấn đề truyền thống trong triết học – vấn đề tồn tại. Đặc điểm cơ bản của tồn tại là tính vật thể. Mỗi biểu hiện của tồn tại đều đơn nhất, mỗi tính đơn nhất đều là vật thể. Hobbes nhấn mạnh:"Vật thể là tất cả những gì không lệ thuộc vào tư duy chúng ta và tương đồng với một phần không gian nào đó, nghĩa là có quảng tính bằng với nó" (Sđd, tr. 146). Vật thể tràn ngập khắp vũ trụ, ngoài vật thể ra không có gì cả. Hobbes đồng nhất khái niệm vật thể với khái niệm thực thể, và qua đó đã đến gần với quan điểm về tính thống nhất vật chất của thế giới. Như vậy, về mặt thế giới quan Hobbes gần với Descartes, song chỉ ở khía cạnh vật lý học mà thôi. Tuyên bố của Descartes “Hãy cho tôi vật chất, tôi sẽ xây nên thế giới” đến Hobbes trở thành luận điểm khởi đầu của vật lý: khắp nơi chỉ có vật thể, và chỉ có duy nhất chúng trở thành đối tượng của vật lý - vật lý tự nhiên và “vật lý xã hội”. Tuy nhiên Hobbes khác với Descartes, người mà trong Siêu hình học của mình đã đi đến quan điểm nhị nguyên vật chất – ý thức, đồng thời, xem Thượng đế như thực thể tối cao, chi phối cả hai thực thể ấy. Hobbes cũng nhắc đến thực thể, một trong những khái niệm thường thấy trong bản thể luận triết học, nhưng ông không quan tâm nhiều đến khái niệm này. Là nhà duy danh và đại diện của duy cảm luận, Hobbes loại bỏ khái niệm thực thể (substance) dưới hình thức cái phổ quát (universalis), mang ý nghĩa phổ biến, chỉ giữ lại ý nghĩa cá thể, kinh nghiệm, làm gần với khái niệm vật thể. Việc quy thực thể về vật thể, quy vận động về hình thức đơn giản nhất – vận động cơ học, là biểu hiện của chủ nghĩa máy móc, hay còn gọi là thuyết cơ giới (mechanism). Thuyết cơ giới theo xu thế toán học hóa tư duy của bản thể luận Hobbes được trình bày trong học thuyết về vật thể và các ngẫu tính (accidentia, accident), các đặc tính của nó. Quan niệm về ngẫu thể như cái ngẫu nhiên, nhất thời, đối lập với cái thực thể, bền vững, đã có từ thời cổ đại, gắn với tên tuổii của Aristote, sau được các nhà triết học trung cổ sử dụng. Descartes và Hobbes tiếp tục sử dụng khái niệm này, nhưng cải biến nó theo tinh thần của thuyết cơ giới. Hobbes hiểu ngẫu tính như phương thức tri giác về vật thể (Sđd, tr. 147). Nhưng tại sao lại là ngẫu tính, mà không phải là tất yếu tính, cho dù accidentia hiện diện ở một vật thể nào đó? Câu trả lời một lần nữa lại gắn với quan điểm duy danh – cơ giới của Hobbes. Vấn đề là ở chỗ, ngẫu tính là đặc tính của vật thể, nhưng không phải của mọi vật thể nói chung, mà chỉ của những vât thể riêng biệt, vì thế nên đứng im, vận động, ánh sáng, độ rắn… thường xuyên mất đi và đan xen với những ngẫu tính khác, không cần biết vật thể còn hay không. Hobbes phân biệt ba lớp ngẫu tính, tùy thuộc vào việc những ngẫu tính ấy cố hữu ở vật thể như thế nào. Thứ nhất, quảng tính và hình dáng là đặc tính không tách rời của bất kỳ vật thể nào. Thứ hai, vận động và đứng im là các ngẫu tính cố hữu ở nhiều, nhưng không phải tất cả các vật thể, bởi lẽ một số vật thể vận động, một số khác đứng im. Thứ ba, các ngẫu tính, hay các đặc tính về khứu giác, thị giác, thính giác, vị giác… phụ thuộc vào chủ thể tri giác hơn là chính vật thể. Đó là những ngẫu tính không bền vững và ít gắn với vật thể. Sự phân biệt này, theo Hobbes, là cơ sở để phân tích các vấn đề khác, cũng là đối tượng của triết học tự nhiên, như vật chất, không gian, thời gian. Từ lập trường của nhà duy cảm luận – duy danh, Hobbes bác bỏ không chỉ quan điểm của Descartes về thực thể, mà cả học thuyết của Aristote và triết học kinh viện về vật chất siêu cảm tính, hay vật chất thứ nhất trừu tượng nào đó (materia prima), xem những cách tiếp cận đó là vô bổ, thiếu tính thực tế. Hobbes hiểu không gian như quảng tính cụ thể của vật thể hữu hạn. Còn không gian như bể chứa tuyệt đối các vật thể được gọi là các ngẫu tính của ý thức, nhưng do đại lương hiện thực của vật thể sinh ra. Hiểu không gian như bể chứa vô tận, vô cùng các vật thể, theo Hobbes, là cách hiểu ở trình độ ý thức thông thường. Hobbes viết:"Không gian là hình ảnh tưởng tượng (phantasma) của sự vật tồn tại bên ngoài chúng ta, bởi lẽ sự vật đơn giản là đang tồn tại, nghĩa là bởi lẽ chúng ta không nói đến một ngẫu tính nào khác ngoài tồn tại của sự vật, bên ngoài ý thức đang biểu tượng” (Sđd, tr. 140). Tương tự như Descartes, Hobbes bác bỏ khái niệm không gian “thuần túy”, phi vật chất, hay không gian rỗng. Tuy nhiên Hobbes không thừa nhận cách lý giải của Descartes về một không gian vũ trụ phổ quát, đồng nhất với tính vật chất. Như đã nêu trên, đối với Hobbes, không gian là khả năng của vật thể có độ dài, độ rộng và độ sâu (quảng tính), luôn luôn là quảng tính cụ thể của vật thể hữu hạn. Quan điểm của chủ nghĩa duy danh cũng được thể hiện trong việc lý giải phạm trù thời gian. Hobbes định nghĩa:"Thời gian là hình ảnh của vận động, bởi lẽ trong vận động chúng ta hình dung cái đang diễn ra sớm hơn và muộn hơn, hay tính liên tục”, và “thời gian là hình ảnh của vận động được xác định” (Sđd, tr. 141). Nếu hiểu thời gian như vậy, thì đương nhiên quan điểm về thời gian “tự thân”, “tuyệt đối”, thời gian rỗng trở nên vô nghĩa. Vấn đề còn lại là: liệu Hobbes có xem nó là phương thức tồn tại của vật chất (vật thể theo cách hiểu của Hobbes) không? Khẳng định tính hiện thực của vận động các vật thể, Hobbes lại giải thích thời gian theo cách tiếp cận chủ quan hóa, xem nó như “hình ảnh do tưởng tượng” của vận động. Nếu không gian là hình ảnh tồn tại của sự vật, thì thời gian, với tính cách là hình ảnh của sự vận động của nó, tồn tại không trong chính sự vật, mà trong tư duy về sự vật. Hobbes giải thích cách tiếp cận này như sau: về thời gian của các tiền bối của chúng ta, chúng ta không nghĩ rằng, sau khi họ chết đi nó vẫn tiếp tục tồn tại, mà chúng ta chỉ nói đến sự tồn tại của những thời gian trong ký ức của những người nhớ về họ. Nếu chúng ta để ý đến sự lệ thuộc của lịch pháp vào sự vận động của mặt trời, mặt trăng, thì chắc chắn luận điểm “không tồn tại, đã không tồn tại, và sẽ không tồn tại bất kỳ thời gian nói chung nào” là hợp lý. Quan điểm không gian và thời gian của Hobbes đôi khi được gọi là quan điểm tương đối, nghĩa là quan điểm chủ trương gắn kết các đặc tính không – thời gian với các đặc tính khác nhau của khách thể vật chất trong mối quan hệ lẫn nhau của chúng. Khi người ta xem xét không gian hay thời gian theo mối quan hệ với không gian và thời gian khác, Hobbes giải thích thêm, thì người ta cũng đồng thời hiểu nó như cái duy nhất, nghĩa là cái này sau cái kia, nhưng điều đó được thực hiện chỉ nhằm khiến cho một không gian có thể được bổ sung vào một không gian khác hay tách ra từ nó. Trong việc giải quyết vấn đề quan hệ nhân quả, Hobbes xuất từ thuyết cơ giới, dưới ảnh hưởng của Galileio và Descartes. Hobbes viết:"Khi một vật thể nào đó đẩy một vật thể khác lên phía trước, gây ra vận động ở nó, thì vật thể thứ nhất được gọi là vật tác động (agens), còn vật thứ hai – vật chịu tác động (patiens)” (Sđd, tr. 159). Hobbes nêu ra ví dụ khá đơn giản: lửa đốt tay gọi là vật thể tác động, còn tay bị đốt là vật chịu tác động. Trong học thuyết nhân quả Hobbes dành cho ngẫu tính một vai trò đặc biệt. Ngẫu tính xuất hiện ở vật chịu tác động gọi là kết quả (effectus). Ngẫu tính của cả vật thể tác động lẫn vật thể chịu tác động, mà thiếu nó hoạt động không thể diễn ra, được gọi là causa sine qua non, nghĩa là nguyên nhân tất yếu với tính cách là tiền đề, hay nguyên nhân tất yếu nhằm làm cho vận động có thể diễn ra. “Nguyên nhân hay nguyên nhân đầy đủ, - Hobbes viết,- được gọi là tổng số các ngẫu tính của cả hai vật thể – vật thể tác động và vật thể chịu tác động, mà sự hiện diện của chúng khiến cho không thể không đưa đến kết quả.” (Sđd, tr. 160). Thuyết cơ giới thể hiện rõ hơn, khi Hobbes nhấn mạnh rằng nguyên nhân vận động của bất kỳ vật thể nào chỉ có thể hàm chứa ở sự tiếp xúc trực tiếp với nó trong vật thể đang vận động. Hobbes đưa ra hai khái niệm tương ứng với nguyên nhân và hành động là khả năng (potentia) và hiện thực (actus). Sự khác nhau giữa nguyên nhân và khả năng là ở chỗ, nguyên nhân được quy về cái đã qua, hay quá khứ, còn khả năng - cái sẽ đến, hay tương lai. Điểm chung trong việc lý giải vấn đề nhân quả trong thuyết cơ giới thế kỷ XVII là ở chỗ, trong khi đơn giản hóa hiện thực mối liên hệ nhân quả, thuyết cơ giới đồng thời cũng vạch ra được những tính quy luật thực sự của tồn tại. Bên cạnh đó, với tư cách là nhà duy vật, Hobbes bác bỏ quan điểm của Aristote về nguyên nhân hình thức và nguyên nhân mục đích, xem chúng chỉ là biến dạng của nguyên nhân vận động (của các vật thể, nói khác đi – nguyên nhân vật chất), và thay bằng nguyên nhân đầy đủ, hay nguyên nhân toàn thể, nghĩa là thứ nguyên nhân cho phép giải thích đầy đủ bất kỳ vận động nào. Hoobes cũng đã phân tích một số phạm trù quan trọng, dùng để giải thích quan hệ giữa các sự vật, như đồng nhất, khác biệt, lượng…Dưới ảnh hưởng của Descartes, Hobbes tìm hiểu những tính quy định và đại lượng toán học, xem chúng là phương tiện cần thiết để làm sáng tỏ bản chất của sự vật. “Đồng nhất hay không đồng nhất, bằng nhau hay không bằng nhau giữa các vật thể ,- Hobbes viết,- được gọi là quan hệ; do đó bản thân các vật thể được gọi là các vật thể nằm trong quan hệ với nhau, trong quan hệ qua lại (relata hay correlata)” (Sđd, tr. 170). Hobbes phân tích nguyên tắc cá thể hóa (principium individutionis) và tính biến đổi của vật thể, quan hệ giữa các vật thể với nhau từ lập trường của nhà duy danh, nhấn mạnh tính bảo toàn và tích cực nội tại của các vật thể cụ thể – vật thể vật lý lẫn con người. Hobbes viết:"Nước trong đại dương và trong đám mây đều là nước, cũng như mọi vật thể đều là vật thể, dù ở trạng thái đông đặc hay trạng thái tơi xốp, trạng thái đóng băng hay trạng thái lỏng. Nếu chúng ta đem đến cho sự vật một tên gọi, xuất phát từ hình thức của nó, tạo nên nguyên tắc vận động, thì sự vật bảo toàn tính cá thể của mình cho đến khi nào nguyên tắc đó còn duy trì. Con người cũng như vậy, bởi lẽ toàn bộ các hành vi và tư tưởng của nó xuất phát từ nguyên tắc sống, đã hình thành từ thời điểm được sinh ra” (Sđd, tr. 172). . Khế ước xã hội của Thomas Hobbes 3 Bản thể luận của Thomas Hobbes Trong lời đề dẫn cho tác phẩm lớn “Về những nguyên lý triết học”, sau khi đánh giá công lao của các nhà khoa. thế Hobbes xác định nhiệm vụ của triết học là từ việc giải thích nguyên nhân và các quy luật của thế giới, của giới tự nhiên, làm cơ sở để xây dựng triết học về con người, xã hội, nhà nước thời là vật thể xã hội, sinh vật có lý trí. Điều đó có nghĩa là bên cạnh vật lý học như khoa học chung về tự nhiên, Hobbes cũng nhấn mạnh vị trí cực kỳ quan trọng của “vật lý xã hội . Ông viết:"Vật

Ngày đăng: 22/07/2014, 23:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w