Để góp phần đổi mới phươngpháp dạy học thì đổi mới hoạt động dự giờ có vị trí rất quan trọng.Việc đổi mới hoạt động dự giờ có tác dụng tích cực đến việc đổi mớiphương pháp dạy học của gi
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT BÁ THƯỚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ CHẤT
LƯỢNG CỦA HOẠT ĐỘNG DỰ GIỜ”
Trang 3Trong các nội dung đổi mới quản lý trường học, việc chỉ đạothực hiện đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ then chốt nhằmmục đích nâng cao chất lượng giáo dục Để góp phần đổi mới phươngpháp dạy học thì đổi mới hoạt động dự giờ có vị trí rất quan trọng.Việc đổi mới hoạt động dự giờ có tác dụng tích cực đến việc đổi mớiphương pháp dạy học của giáo viên và tác động trực tiếp đến kết quảhọc tập của học sinh Đối với giáo viên giờ dạy trên lớp là sự phảnánh tất cả kiến thức mà giáo viên có được, là sự thể hiện tâm huyết,tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương học trò và là nơi để khẳng định
về năng lực nghề nghiệp Hiệu trưởng nhà trường khi hiểu rõ tầm quantrọng của giờ dạy trên lớp quan tâm đến việc đổi mới phương phápdạy học của giáo viên thì trong quản lý sẽ chủ động để vạch ra côngviệc phải làm và cách làm như thế nào để tất cả giờ dạy trên lớp củamọi giáo viên trong nhà trường đều có kết quả tối ưu Từ suy nghĩ trên
trong quá trình quản lý nhà trường tôi đã tập trung nghiên cứu : “Một
số biện pháp để nâng cao hiệu quả và chất lượng của hoạt động
dự giờ”
II Mục đích nghiên cứu:
Trang 4Tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động dự giờ của Bangiám hiệu, tổ chuyên môn và giáo viên, tìm ra các giải pháp để nângcao hiệu quả hoạt động dự giờ dạy trên lớp của trường Trung học sơ
sở Tân Lập Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất cải tiến hoạtđộng dự giờ để thông qua đó nâng cao chất lượng giảng dạy của giáoviên góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện trong nhà trường
III Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu cơ sở lý luận về hoạt động dự giờ, việc đánh giá giờdạy cũng như những tác động của hoạt động dự giờ trong trườngTHCS đến việc đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục ởtrường Trung học cơ sở
Đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động dự giờtrong
trường THCS
IV Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dự giờ của cán bộ quản lý, các
tổ chuyên môn và giáo viên trường THCS Tân Lập
V Phạm vi nghiên cứu:
Trang 5Các giờ dạy trên lớp của các giáo viên trong nhà trường và thực tế
dự giờ ở một số tiết dạy do giáo viên các trường khác tham gia dự thigiáo viên giỏi cấp huyện
PHẦN II: NỘI DUNG I/ Cơ sở lý luận và thực trạng của việc dự giờ thăm lớp
1- Cơ sở lý luận :
Giờ dạy trên lớp là yếu tố quan trọng cơ bản có tính quyết địnhkết quả đào tạo giáo dục của nhà trường Qua giờ dạy trên lớp giáoviên truyền thụ kiến thức cơ bản, giáo dục đạo đức và hình thành nhâncách cho học sinh Đồng thời thông qua giờ dạy trên lớp giáo viên thểhiện được toàn bộ kiến thức, kinh nghiệm, nghệ thuật, đã tích lũyđược, đã luyện tập, nghiền ngẫm và nâng cao tinh thần trách nhiệmđối với học sinh mà mình đang giảng dạy Do vậy đổi mới hoạt động
dự giờ là hoạt động tích cực để thúc đấy đổi mới phương pháp dạyhọc, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng học tậpcác bộ môn văn hóa nói riêng Những tác động cụ thể của hoạt động
dự giờ đến từng đối tượng cụ thể là:
1.1 Đối với cán bộ quản lý nhà trường:
Trang 6Đối với hiệu trưởng việc dự giờ trên lớp có ý nghĩa hết sức quantrọng trong công tác quản lý xây dựng bồi dưỡng để nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường Việc dự giờ của Hiệutrưởng nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau:
1.1.1 Kiểm tra, đánh giá trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên:
Xem xét mức độ nắm mục đích, yêu cầu chương trình, nội dung,
vị trí của
bài giảng trong chương trình môn học, mức độ nắm chuẩn kiến thức,
kỹ năng xác định trọng tâm, yêu cầu tối thiểu và những vấn đề mởrộng, nâng cao cho học sinh khá giỏi; Việc giáo dục thái độ, động cơhọc tập cho học sinh thông qua bài dạy; Tính hợp lý của cấu trúc bàigiảng; Mức độ đạt được mục tiêu của bài giảng
1.1.2 Kiểm tra, đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên:
Thông qua hoạt động dự giờ hiệu trưởng kiểm tra đánh giánăng lực sư phạm của giáo viên trong quá trình dự giờ gồm:
Năng lực hoạt động sư phạm của giáo viên: Việc xác định mụctiêu, cách nêu và giải quyết vấn đề được đặt ra trong mục tiêu của bàidạy, Tính phù hợp của phương pháp sử dụng đối với đặc trưng bộ môn
và tâm lý lứa tuổi, Phương pháp trình bày bảng kỹ năng thực hiện các
Trang 7thí nghiệm….Phương pháp trình bày bảng, lời nói, ngôn ngữ Phânphối và điều chỉnh thời gian cho các hoạt động của giáo viên và họcsinh…,
Năng lực tổ chức các hoạt động học tập và kết quả các hoạtđộng học tập của học sinh: Các biện pháp thúc đẩy học sinh độngnão, quan tâm đến các nhóm trình độ (giỏi, khá, trung bình, yếu).Nghệ thuật nêu vấn đề để cuốn hút học sinh chú ý theo dõi bài học;cách hướng dẫn, cách thiết kế hệ thống câu hỏi được sắp xếp chặt chẽ,cách tổ chức học sinh tìm tòi để nắm vững kiến thức và tự rèn luyệncác kỹ năng
1.2.3 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên: Thông qua hoạt động dự giờ Hiệu trưởng đánh giáđược những điểm mạnh, điểm yếu từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng
kế hoạch nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên trong nhà trườngphù hợp với thực tế và đạt hiệu quả thiết thực
1.2 Đối với giáo viên giảng dạy:
Giờ dạy trên lớp là yếu tố quan trọng cơ bản có tính quyết địnhkết quả đào tạo của bộ môn mình phụ trách Qua giờ dạy trên lớp giáoviên truyền thụ kiến thức cơ bản, giáo dục đạo đức và hình thành nhân
Trang 8cách cho học sinh Đồng thời thông qua giờ dạy trên lớp giáo viên thểhiện được toàn bộ kiến thức, kinh nghiệm, nghệ thuật, đã tích lũyđược, đã luyện tập, nghiền ngẫm và tinh thần trách nhiệm Ngoài racác tiết dự giờ sẽ giúp giáo viên chủ động, tích cực hơn trong bàigiảng của mình Khi đồng nghiệp đến dự giờ thì giáo viên giảng dạy
sẽ chuẩn bị bài kỹ hơn, sẵn sàng trao đổi về bài dạy trước khi lên lớp,đây là một việc làm hết sức thiết thực và cần thiết đối với mỗi giáoviên đứng lớp hiện nay Những lớp học có giáo viên đến dự giờ cũng
sẽ sôi nổi, ý thức học tập của học sinh được nâng cao Đây là điềukiện thuận lợi để giáo viên phát huy được sự sáng tạo trong quá trìnhgiảng dạy
1.3 Đối với giáo viên dự:
Là sự đánh giá để tích lũy những kinh nghiệm cần thiết cho bảnthân trong quá trình giảng dạy, thực hiện việc sàng lọc những yêuđiểm để áp dụng trong quá trình giảng dạy của mình
2.Thực trạng công tác dự giờ thăm lớp của trường THCS Tân Lập.
2.1 Những điểm mạnh đạt được trong hoạt động dự giờ giáo viên
Trang 9Trên thực tế việc dự giờ thăm lớp ở trường THCS Tân Lập trongnhững năm gần đây đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhiềuđồng chí giáo viên khá giỏi nhiệt tình giảng dạy hưởng ứng các đợt thiđua 20/10; 20/11; 22/12; 8/3; 26/3 30/4 bằng các giờ dạy đạt hiệu quả
và chất lượng tốt Trong các hội thi giáo viên giỏi tuyến huyện nhàtrường đều có giáo viên tham gia và được công nhận là giáo viên giỏicấp Huyện, có đồng chí đã tham gia làm giám khảo hội thi Giáo viêngiỏi cấp huyện
2.2 Những điểm yếu trong hoạt động dự giờ:
Hoạt động dự giờ của giáo viên tuy đã trở thành nề nếp songchất lượng và hiệu quả dự giờ còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầucủa đổi mới phương pháp dạy học, nhiều giáo viên lúng túng trongcách dự, cách ghi chép, cách đánh giá giờ dạy
Việc đổi mới các phương pháp dạy học trong các tiết dự giờ cònchậm, khi áp dụng còn lúng túng nên ảnh hưởng tính phát huy tínhtích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh
Giáo viên còn thụ động, chưa chủ động, tích cực, nhiệt tìnhtrong hoạt động dự giờ
Trang 10Việc triển khai ứng dụng các chuyên đề về đổi mới phương phápdạy học còn nhiều hạn chế, chưa linh hoạt trong việc vận dụng, chấtlượng chưa đạt yêu cầu
Kết quả hoạt động dự giờ chưa có tác dụng thúc đẩy đổi mốiphương pháp dạy học trong nhà trường
II/ Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiêu quả và chất lượng hoạt động dự giờ
Sau khi nghiên cứu và đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu củahoạt động dự giờ tại trường THCS Tân Lập, tôi đã xây dựng và thựchiện, các giải pháp sau để nâng cao chất lượng hoạt động dự giờ trongnhà trường:
1 Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm về hoạt động
dự giờ trong toàn trường.
Hoạt động thao giảng, dự giờ là một trong những hoạt độngchuyên môn cơ bản trong nhà trường phổ thông nói chung và trườngTHCS nói riêng Tuy nhiên phần lớn giáo viên vẫn chưa nhận thấytầm quan trọng của hoạt động này, một bộ phận giáo viên chỉ coi việc
dự giờ là nghĩa vụ nên có dự cũng chỉ là dự cho qua, một bộ phậnkhác giáo viên lại không muốn có người dự Do đó cần nâng cao nhận
Trang 11thức về tầm quan trọng của việc dự giờ cho tất cả giáo viên trongtrường Tôi đã cùng với Chi bộ nhà trường BCH Công đoàn…tổ chứcvận động để giáo viên nhận rõ được vai trò nhiệm vụ và hiệu quả củaviệc dự giờ thăm lớp trong nhiệm vụ giáo dục và giảng dạy Khuyếnkhích và tạo điều kiện để giáo viên tham gia dự giờ như: Đưa tiêu chí
dự giờ, chất lượng dự giờ, hiệu quả dự giờ vào qui chế chuyên môn,vào tiêu chí đánh giá thi đua trong nhà trường Trong các buổi sinhhoạt chuyên môn của các tổ của nhà trường đưa nội dung nhận xétđánh giá về hoạt động dự giờ để thường xuyên nhắc nhở giáo viên,nâng cao nhận thức và trách nhiệm của giáo viên trong hoạt động này
2 Xây dựng kế hoạch dự giờ:
Việc xây dựng kế hoạch dự giờ cho mỗi năm học là thực sự cầnthiết, nhằm đảm bảo cho hoạt động dự giờ mang lại những hiệu quảthiết thực Trong quá trình xây dựng kế hoạch dự giờ tôi đã chú ý đếncác nội dung cụ thể sau:
Tổ chức dự giờ với nhiều hình thức và mỗi giáo viên áp dụng một
số các hình thức khác nhau
Để xây dựng kế hoạch dự giờ hiệu quả thiết thực tôi đã bám sátphân phối chương trình chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch dự
Trang 12giờ với thời gian và các bài dạy thích hợp Các tổ chuyên môn căn cứvào nhiệm vụ năm học, kết quả giảng dạy của giáo viên để định hướngcho giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch dự giờ của bản thân
Mặt khác khi xây dựng kế hoạch dự giờ tôi đã dựa trên việc phân loại tay nghề, nghiệp vụ sư phạm Đối với giáo viên đã từng đạt giáo viên giỏi các cấp thì dự tiết nào mà hiệu trưởng cho là khó dạy
để xem giáo viên tháo gỡ chỗ vướng đó như thế nào? Đối với giáo viên còn hạn chế về phương pháp và năng lực chuyên môn trong trường cần dự những tiết chuyển từ dạng bài này sang dạng bài khác xem giáo viên đó có nắm chắc tiến trình lên lớp hay không? Hay dự tiết dạy lí thuyết, tiết dạy thực hành xem giáo viên đó truyền tải nội dung bài ra sao? Đối với giáo viên này cần thường xuyên dự giờ để giáo viên luôn luôn chuẩn bị tâm thế cũng như ý thức đối với nghề nghiệp hơn Để xây dựng kế hoạch dự hiệu trưởng cũng nắm bắt xem cùng một giáo viên đó ở tiết dạy này của năm trước ra sao? Cùng một tiết dạy này sau khi được dự giờ đánh giá có sự tiếp thu chỉnh lí như thế nào?
3 Xây dựng những mục tiêu cần đạt của hoạt động dự giờ trong năm học:
Trang 13Trong quá trình chỉ đạo hoạt động dự giờ tôi đã đặt ra nhữngmục tiêu cần đạt như sau:
3.1 Đánh giá được trình độ nghiệp vụ sư phạm :
Trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên bao gồm các nội dungsau:
Trình độ nắm vững mục đích, yêu cầu, chương trình, nội dung giảngdạy, vị trí bài dạy trong hệ thống chương trình Mức độ nắm vữngkiến thức, kĩ năng của bài dạy, xác định trọng tâm, yêu cầu tối thiểucho cả lớp và những vấn đề cần mở rộng, nâng cao cho học sinh khágiỏi Việc giáo dục thái độ, tình cảm cho học sinh thông qua bài dạy.Cấu trúc của bài dạy có hợp lí không Mục tiêu bài dạy có đạt không
Có đảm bảo được chuẩn kiến thức và kỹ năng cần đạt trong tiết dạykhông?
3.2 Đánh giá được năng lực sử dung phương pháp (kĩ năng sư phạm)
Đây là nội dung quan trọng nhất khi đánh giá năng lực sư phạmcủa giáo viên ( vì giáo viên nắm chắc kiến thức chưa đủ để học sinhnắm bài tốt) Những nội dung mà tôi tập trung để đánh giá kỹ năng sưphạm của giáo viên trong giờ dạy là: Có phát huy tích cực, tự giáccủa học sinh làm cho học sinh chủ động tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức,
Trang 14rèn luyện kĩ năng, cho học sinh hay không Trong quá trình giảngdạy giáo viên có nắm bắt được năng lực, nhịp độ làm việc, thói quenlàm việc của học sinh, phát hiện lỗ hổng kiến thức, hiểu được khókhăn của học sinh không?
Khi đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên tôi chú ý xem xétcác khía cạnh sau đây: Những hoạt động đơn phương của giáo viên;Chọn và sử dụng các phương pháp giáo dục có phù hợp với đặc điểmcủa học sinh và của môn học hay không ? (thuyết trình, đàm thoại,trực quan, trao đổi nhóm các hoạt động khác nhau trong cùng một tiếtdạy) sử dụng ngôn ngữ có trong sáng dễ hiểu không? Biết hình thành
rõ ràng các mục tiêu, từ đó đặt vấn đề, đưa ra chỉ dẫn, yêu cầu rõ rànghay không ? Nghệ thuật trình bày bảng, trình bày thí nghiệm: Lựachọn sử dụng đồ dùng, thí nghiệm có đúng lúc, đúng mục đíchkhông ? Phân phối thời gian có hợp lí hay không ? Các biện pháp củagiáo viên về tổ chức, thúc đẩy học sinh chủ động học tập, sát trình độcác nhóm đối tượng, từng đối tượng cụ thể hay không ? Giáo viên cónêu vấn đề làm cho học sinh định hướng rõ ràng theo dõi bài học:Cách hướng dẫn, hệ thống các câu hỏi dẫn dắt cho học sinh tự tìm tòi,sáng tạo để nắm kiến thức và rèn luyện kĩ năng không ? Giáo viên có
Trang 15chú ý rèn luyện phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm bộ mônhay không ? Giáo viên có kích thích học sinh động não, chủ động làmviệc không ? (chú ý cả 3 nhóm đối tượng khá giỏi, trung bình, yếu) Giáo viên có tổ chức, quản lí hoạt động theo nhóm để học sinh đượclàm việc phù hợp với năng lực hoặc có thể trao đổi thảo luận haykhông ? Giáo viên có biết khai thác lỗi của học sinh, tận dụng cơ hội
để uốn nắn làm cho học sinh nắm kiến thức chắc hơn không ? Giáoviên điều khiển lớp học thế nào ? việc thu hút sự chú ý của học sinh rasao ? Giáo viên có làm chủ khi xử lí các tình huống vi phạm haykhông ? Giáo viên có đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tậpcủa học sinh hay không ? Giáo viên có làm chủ các mối quan hệ vớihọc và lớp học hây không ? Giáo viên có tạo được không khí tin cậy,biết lắng nghe ý kiến học sinh không ? Để đánh giá một tiết dạy ngoàicác câu hỏi ở trên cần quan sát học sinh để nhận xet kết quả học tậpgiờ học đó
3.3 Đánh giá được kết quả học tập của học sinh trong các giờ dạy
Khi đánh giá kết quả học tập của học sinh trong các giờ dạy tôitập trung chủ yếu vào các nội dung sau:
Trang 16Thái độ của học sinh trong lớp, sự tham gia xây dựng bài, tínhchính xác của nội dung phát biểu trả lời của học sinh
Việc vận dụng kiến thức, kĩ năng để làm bài tại lớp
Không khí và nhịp độ hoạt động của lớp, của nhóm
Nề nếp học tập của học sinh
Quan hệ của các nhóm và từng cá nhân học sinh
4 Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc trong khi dự giờ:
Khi dự dờ của giáo viên tôi đã thực hiện một số nguyên tắc cơbản sau đây:
Đánh giá phải chính xác, khách quan: Kết quả nhận xét đánh giáphải đúng thực trạng giờ dạy, không định kiến, không thiên vị vàkhông làm hình thức giả tạo
Dự giờ dạy trên lớp của giáo viên phải có tính hiệu quả: Nhậnxét đánh
giá nhằm để đôn đốc, thúc đẩy giáo viên phát huy điểm mạnh, khắcphục hạn chế để giảng dạy tốt hơn Nhận xét đánh giá không phải là
cố tìm ra chỗ sai của giáo viên đứng lớp
Dự giờ dạy trên lớp của giáo viên phải thường xuyên, kịp thời:
Hoạt động dự giờ phải có kế hoạch từ đầu năm học, thực hiện thường
Trang 17xuyên trong cả năm học Không nên chỉ dự giờ dạy trên lớp của giáoviên khi "có vấn đề"
Dự giờ dạy trên lớp của giáo viên phải được tiến hành một cáchcông khai: Đó là sự thể hiện dân chủ trong quản lý Cần phải độngviên, thu hút cá nhân, các tổ chức trong nhà trường tham gia vào hoạtđộng dự giờ
5 Xây dựng nội dung cụ thể mà người dự cần quan sát đánh giá trong tiết dạy:
Xây dựng được những nội dung cụ thể mà người dự cần quansát, đánh giá trong mỗi tiết dạy là một việc làm cần thiết, bên cạnhviệc xác định những nội dung mà người dự cần quan sát đánh giá thìđây còn là cơ sở để giáo viên tự đánh giá kết quả giờ dạy của mình khikhông có người dự, và cũng là cơ sở để giáo viên phấn đấu nâng caochất lượng trong giảng dạy Khi xây dựng nội dung cụ thể cần quansát đánh giá cần đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn, phù hợp vớitrình độ của giáo viên, khả năng học tập của học sinh và yêu cầu vềkiến thức kỹ năng trong từng bài học Khi xây dựng nội dung quan sátđánh giá tôi đã căn cứ vào:
Yêu cầu về chuẩn kiến thức kỹ năng của các môn học