1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL

26 474 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 292 KB

Nội dung

Trong số những mặt hàng xuất khẩu, thủy sản là mặt hàng truyền thống và có vai trò quan trọng. Giá trị thủy sản xuất khẩu ngày càng tăng. Đem lại một nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4,95 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2009. Xuất khẩu thủy sản phát triển sẽ tác động tới nhiều hoạt động khác như nuôi trồng, đánh bắt, khai thác và chế biến. Chính điều đó đã góp phần phát triển kinh tế, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến rõ rệt Kinh

tế Việt Nam từng bước hội nhập với nền kinh tế toàn cầu Hoạt động thương mạiquốc tế ngày càng phát triển và mở rộng Trong hoạt động thương mại quốc tế,xuất khẩu giữ vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tếtrong nước Tính chung năm 2010, tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu nước ta đạt 71,6 tỷUSD, tăng 25,5% so với năm 2009 Con số trên cho thấy xuất khẩu có vai tròquyết định trong cán cân xuất-nhập khẩu

Trong số những mặt hàng xuất khẩu, thủy sản là mặt hàng truyền thống và

có vai trò quan trọng Giá trị thủy sản xuất khẩu ngày càng tăng Đem lại mộtnguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước Trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩuthủy sản đạt 4,95 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2009 Xuất khẩu thủy sản pháttriển sẽ tác động tới nhiều hoạt động khác như nuôi trồng, đánh bắt, khai thác vàchế biến Chính điều đó đã góp phần phát triển kinh tế, góp phần thực hiện sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có diện tích nuôi trồng,khai thác và đánh bắt thủy sản lớn nhất trong cả nước Sản lượng thủy sản xuấtkhẩu của vùng hàng năm chiếm khoảng 60 – 75% sản lượng thủy sản xuất khẩu

cả nước và kim ngạch xuất khẩu thủy sản khoảng 2,5 tỷ USD Trong đó, sảnphẩm chủ lực của vùng là cá tra, basa và con tôm Bên cạnh những thành công vàthuận lợi nhất định thì xuất khẩu thủy sản của ĐBSCL cũng gặp không ít khókhăn và rủi ro Hiện nay hoạt động xuất khẩu thủy sản của vùng phải đối mặt vớinhững thử thách như: thuế quan, các rào cản thương mại, các vụ kiện chống phágiá, yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm ngày càng cao, nguồn nguyênliệu không ổn định, cạnh tranh, thủ tục, rào cản kỹ thuật….Chính những yếu tố

đó đã tác động đến sản lượng thủy sản xuất khẩu của ĐBSCL

Chính từ hiện trạng trên đòi hỏi chúng ta cần có những giải pháp để đẩymạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của vùng ĐBSCL nhiều tiềm năng và lợi thế

Đó cũng chính là lý do em chọn để tài: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY

MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL”

GVHD: NGUYỄN THÚY HẰNG SVTH: PHẠM HUY 1

Trang 2

2 Khái quát phương pháp tiến hành đề tài

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ởĐBSCL

2.1.2 Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu sản lượng khai thác và nuôi trồng ở các tỉnh ĐBSCL qua cácnăm

- Nghiên cứu về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu của vùng

- Nghiên cứu về các doanh nghiệp thủy sản của vùng

-Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động xuấtkhẩu thủy sản ở ĐBSCL

- Từ đó, đề ra giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu thủysản của vùng

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Nghiên cứu tập trung vào 13 tỉnh ĐBSCL

Thời gian: Số liệu thu thâp trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010Nội dung: Nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu của thủy sản ĐBSCL

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng số liệu thứ cấp, tìm kiếm trêninternet, sách báo chuyên ngành

Phương pháp phân tích số lệu:

Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phươngpháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu Lập bảng phân phối tần số, trình bày

dữ liệu dạng bảng và biểu đồ

Phân tích so sánh: So sánh các chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng cóliên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó quathời gian, hoặc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của một dôanh nghiệp haycác nhà quản trị muốn đánh giá một vấn đề nào đó ở hai thị trường khác nhau

Phân tích SWOT : Phân tích điểm mạnh/thuận lợi (Strengths), điểmyếu/khó khăn (Weakness), cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) của một

Trang 3

vấn đề, một hiện tượng, một tác nhân, một tổ chức, một sản phẩm hay một ngànhhàng để có những chiến lược nhằm giúp cho sự phát triẻn và hạn chế rủi ro Nộidung phân tích SWOT:

S (Điểm mạnh): Điều kiện thuận lợi, nguồn lực thúc đẩy, góp phần pháttriển tốt hơn

W (Điểm yếu): Các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích hợp, hạnchế

O (Cơ hội): Những phương hướng cần được thực hiện nhằm tối ưu hóa sựphát triển, các kết quả dự kiến sẽ đạt được, cơ hôi hợp tác, chính sách hỗ trợ

T (Nguy cơ/Thách thức): Những yếu tố có khả năng tạo ra những kết quảxấu, những két quả khôg mong đợi, hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển

Kết hợp các S, W, O, T để hình thành chiến lược SO, ST, WO, WT

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH THỦY SẢN 1.1 Đặc điểm của sản phẩm thủy sản

(1)Tổng sản lượng thường lớn, nhưng lại được sản xuất ở qui mô nhỏ vàphân tán Đặc điểm này làm cho việc tập trung một số lượng lớn sản phẩm tạimột thời điểm hay địa điểm gặp nhiều khó khăn

(2)Mức tiêu thụ trong năm là tương đối ổn định, đáp ứng nhu cầu thựcphẩm thường xuyên là chính Nghĩa là khó thay đổi mức cầu trong thời gianngắn

(3)Mang tính mùa vụ cao, thời gian thu hoạch ngắn, chi phí tồn trữ, vậnchuyển và bán cao Do vậy, khó có thể thay đổi mức cung trong thời gian ngắn

(4)Sản phẩm dễ bị hư hao Đặc điểm này kết hợp với đặc điểm thứ nhấtlàm tăng thêm khó khăn trong vận chuyển, bảo quản, chế biến và tiêu thụ

(5)Chất lượng và số lượng không đạt tiêu chuẩn hóa Đặc điểm này gây ra

sự khó khăn trong quản lý chất lượng và giá cả sản phẩm, chi phí cao cho việcphân loại và kiểm soát chất lượng

(6)Thị trường tiêu thụ sản phẩm thường chưa được tổ chức tốt, mức độcạnh tranh của sản phẩm có khả năng thay thế cao Điều này ám chỉ rằng rất khó

có thể kiểm soát hay quản lý được các thị trường thủy sản

1.2 Tình hình chung của thủy sản thế giới

1.2.1 Nhu cầu thủy sản trên thế giới

Theo dự báo của tổ chức FAO, tốc độ tăng tiêu dùng thủy sản sẽ tăngkhoảng 2%/năm, nhỉnh hơn tốc độ tăng dân số là 1.4%/năm Hoạt động trao đổithương mại thủy sản thế giới đã có chuyển hướng tích cực Theo thống kê sơ bộcủa FAO, từ T1 – T7/2010, xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc đã tăng tới26,8% so với cùng kỳ 2009, Thái Lan và Na Uy – 2 nhà cung cấp thủy sản lớnkhác cũng đều ghi nhận mức tăng trưởng dương ấn tượng Tính chung, tổng kimngạch thương mại xuất khẩu thuỷ sản toàn cầu trong năm 2010 dự báo đạt 101,9

tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2009

Thủy sản là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu nên nhu cầu thường ít biến động.Tuy nhiên, khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản của người dân được cải thiện trong khi

Trang 5

nguồn cung ngày càng trở nên bất ổn do thời tiết, dịch bệnh, giá cả các yếu tốđầu vào tăng cao đã khiến giá trung bình của nhiều mặt hàng thuỷ sản tiếp tụcduy trì xu hướng tăng từ quý III/2009 Chỉ số giá hàng thuỷ sản của FAO sau khiđạt mức 117 trong tháng 9/2009 đã tăng mạnh, lên mức 127 vào tháng 9/2010,con số này đã là 127 (cơ sở năm 2005 = 100) Theo dự báo trong những năm tớigiá thủy sản sản tiếp tục có xu hướng tăng.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản tương đối rộng lớn và không phụthuộc vào khả năng chi trả của người dân cao hay thấp Người dân trên thế giớitiêu thụ thủy sản chủ yếu phụ thuộc vào tập quán ẩm thực, vị trí địa lý (gần biển)

và ít có sự đột biến

1.2.2 Sản lượng thủy sản nuôi trồng, khai thác và đánh bắt

Với việc nhu cầu thủy sản tương đối ổn định nên sản lượng thủy sản nuôitrồng, khai thác và đánh bắt ít biến động Theo dự báo của FAO, năm 2010, tổngsản lượng thuỷ sản toàn thế giới đạt khoảng 147 triệu tấn, tăng 1,3% so với năm

2009 Khu vực Châu Á là khu vực có nguồn cung sản lượng thủy sản nhiều nhất.Châu Á cung cấp trên 60% lượng thủy sản hàng năm Trong đó, Trung Quốc làquốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, chiếm 35% sản lượng thủy sảntoàn cầu và 69% sản lượng nuôi trồng thế giới năm 2009

Sản lượng đánh bắt duy trì xu hướng giảm nhẹ khi giảm từ 90 triệu tấntrong năm 2009 xuống còn 89,8 triệu tấn trong năm 2010 (tương đương mức0,2%) Trong khi đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng được dự báo sẽ tăng tới 3,8%(tương đương tăng 1,9 triệu tấn), lên mức 57,2 triệu tấn trong năm 2010 Qua đó,cho thấy cơ cấu nguồn cung chuyển dịch theo hướng tăng sản lượng thủy sảnnuôi trồng và có xu hướng giảm sản lượng thủy sản khai thác Nguyên nhân dosản lượng thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt Việc đánh bắt khai thác với sốlượng lớn sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như nguồn lợi thủy sản về sau.Bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ nên việc nuôi trồng thủy sảncũng có nhiều thuận lợi hơn, góp phần tăng sản lượng thủy sản và đáp ứng nhucầu thủy sản của con người

1 3 Tiềm năng và thế mạnh về thủy sản Việt Nam

Trang 6

1.3.1 Tiềm năng của thủy sản Việt Nam

Việt Nam là một nước có đường bờ biển dài Có nhiều ngư trường rộnglớn nên hoạt động khai thác và nuôi trồng phát triển khá mạnh Trong tương lainhu cầu thủy sản của thế giới khá ổn định Do vậy tiềm năng của ngành xuấtkhẩu thủy sản là vô cùng lớn ĐBSCL là vùng có tiềm năng và thế mạnh về thủysản lớn nhất cả nước Có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi, kếp hợp với kinhnghiệm và truyền thống của người dân hoạt động trong ngành thủy, ĐBSCL đãthể hiện sự vượt trội về thủy sản của mình trong những năm qua Tương lai vùng

sẽ tiếp tục là vùng nuôi trồng, xuất khẩu thủy sản trọng điểm của cả nước Diệntích nuôi trồng, số trang trại thủy sản, số tàu thuyền khai thác xa bờ của vùngngày càng tăng lên, hứa hẹn nguồn cung nguyên liệu xuất khẩu dồi dào trong thờigian tới Ngoài ra, ĐBSCL cũng có số lượng doanh nghiệp hoạt dộng trongngành thủy sản lớn với 242 doanh nghiệp Đây là tiền đề cho hoạt động chế biếnthủy sản xuất khẩu của vùng tiếp tục vươn xa

1.3.2 Thế mạnh của thủy sản Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của ViệtNam, đóng góp khoảng 4% GDP của nền kinh tế Năm 2010 ngành thủy sản xuấtkhẩu có bước tiến mạnh, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4,95 tỷ đô la Mỹtăng 8,9% so với kế hoạch Trong đó, ĐBSCL là vùng có sản lượng thủy sản lớnnhất cả nước chiếm khoảng 58,7% tổng sản lượng thủy sản cả nước ĐBSCL cóđiều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi vì vậy hoạt động nuôi trồng thủy sản củavùng phát triển khá mạnh Vùng có thế mạnh lớn về cá tra, basa và tôm Đây lànhững mặt hàng có sức cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế Cá tra, basa với ưuthế là thịt ngon, giá rẻ và chất lượng đã chinh phục được thị trường toàn cầu,vượt qua các sản phẩm cùng loại trên thị trường Tôm của vùng ĐBSCL thườngđạt kích cỡ lớn, giá cả phù hợp và dần dần hoàn thiện hệ thống nuôi đạt tiêuchuẩn Trong tương lai vùng sẽ nổ lực đưa các sản phẩm thủy sản đạt các tiêuchuẩn quốc tế như global GAP, HACCP,…Từ đó thủy sản đồng bằng sẽ chinhphục những thị trường khó tính nhất và nâng cao khả năng cạnh tranh

Chương 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL

Trang 7

2.1 Thị trường xuất khẩu thủy sản

Hiện nay thị trường xuất khẩu thủy sản của ĐBSCL cũng như cả nước đãđược mở rộng không ngừng EU, Mỹ và Nhật Bản luôn là khách hàng chính củathủy sản Việt Nam với tỷ trọng đóng góp rất ổn định cơ cấu xuất khẩu qua cácnăm: EU ~ 27% - 30% sản lượng và 24% - 26% giá trị, Mỹ ~ 8% - 11% sảnlượng và 16% - 19% giá trị, Nhật ~ 10% - 12% về lượng và 18% giá trị

Năm 2010 EU là thị thị trường có giá trị thủy sản xuất khẩu lớn nhất của ViệtNam tỷ lệ 23,5% tổng giá trị Tiếp theo là thị trường Mỹ chiếm 19,5% giá trị,Nhật Bản 18%, Hàn Quốc 7,4%, Trung Quốc 4,8%, ASEAN 4,3% và các thịtrường khác chiếm tỷ lệ 23,6% tổng giá trị

Thị trường xuất khẩu cá tra, basa tiếp tục được mở rộng EU là thị trườngxuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam trong năm 2010 Hiện nay, thịtrường EU chiếm 33,8% khối lượng cá tra, basa xuất khẩu, 36,2% giá trị Tiếptheo là thị trường Mỹ chiếm 8,1% khối lượng, 11,8% giá trị

Thị trường xuất khẩu tôm: Nhật Bản vươn lên trở thành thị trường xuấtkhẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong năm 2010 chiếm 26,2% khối lượng,27,8% giá trị Đứng thứ hai là thị trường Mỹ, chiếm 21,9% khối lượng, 26,9%giá trị Tiếp theo là thị trường EU chiếm 19,1% khối lượng, 16,1% giá trị

Nguồn: Vụ Kế hoạch BỘ NN & PTNT

Hoạt động xuất khẩu thủy sản đã phát triển khá mạnh trong thời gian quakéo theo tổng diện tích nuôi trồng ở ĐBSCL có xu hướng tăng theo Tổng diệntích năm 2008 là 752,88 nghìn ha thì đến năm 2010 là gần 800 nghìn ha Tuy

Trang 8

nhiên do hoạt động xuất khẩu chưa thật sự ổn định nên thị trường tiêu thụ gặpmột số khó khăn trong năm 2009 Người nuôi bị thua lổ nhiều nên tổng diện tíchnuôi trồng năm 2009 giảm xuống còn 738,34 nghìn ha, giảm 1,93% so với năm2008.

Tổng sản lượng thủy sản toàn vùng luôn tăng qua các năm, cụ thể năm

2008 sản lượng 2701927,4 tấn và năm 2009 là 2804168,78 tấn Mặc dù diện tíchnăm 2009 có giảm nhưng tổng sản lượng vẫn tăng cho thấy ngành thủy sản ởĐBSCL vẫn đang phát triển khá mạnh Song song với tổng sản lượng thủy sảntăng là số lượng phương tiện khai thác, đánh bắt cũng tăng qua các năm Năm

2008 ĐBSCL có 5889 tàu thuyền khai thác xa bờ thì đến năm 2009 là 6341 chiếc

và năm 2010 là 6544 chiếc Chính phủ cũng đã có chương trình hỗ trợ cho hoạtđộng khai thác xa bờ Vì vậy, tổng công suất tàu thuyền khai thác xa bờ cũngtăng theo, tăng từ 1739 nghìn CV năm 2008 lên 1827 nghìn CV năm 2009 và

1973 nghìn CV năm 2010 Qua đó giúp hoạt động khai thác và đánh bắt xa bờphát triển, góp phần nâng cao sản lượng thủy sản ở ĐBSCL cũng như đảm bảonguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu

Trong tổng sản lượng thủy sản ở ĐBSCL thì tỷ trọng của khai thác và nuôitrồng chưa ổn định và có biến động Tỷ trọng nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCLtrong tổng sản lượng thủy sản luôn luôn cao hơn tỷ trọng khai thác Năm 2008 tỷtrọng nuôi trồng chiếm 68,05% cao hơn so với năm 2007 là 63,99% Nhưng sangnăm 2009 do gặp nhiều bất lợi về môi trường và thị trường xuất khẩu nên tỷtrọng nuôi trồng giảm xuống còn 66,67% Tuy giảm nhưng tỷ trọng nuôi trồngtrong năm 2009 vãn cao gấp 2 lần tỷ trọng khai thác Trong năm 2010, sản lượngthủy sản khai thác giảm tỷ trọng xuống còn 24,25%, tỷ trọng sản lượng thủy sảnnuôi trồng tăng lên thành 75,75% Theo định hướng chung cho toàn vùng là giảm

tỷ trọng khai thác và tăng tỷ trọng nuôi trồng trong tổng sản lượng thủy sản Vìvậy, tỷ trọng khai thác sẽ giảm dần trong thời gian tới

Bảng 2: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN THEO TỈNH Ở ĐBSCL

(Đơn vị: tấn)

TT Tỉnh

Năm

Trang 9

Do điều kiện tự nhiên của từng tỉnh cũng như định hướng phát triển kinh

tế trong tương lai nên tổng sản lượng thủy sản ở các tỉnh có sự chênh lệch Trongtổng sản lượng thủy sản của vùng qua các năm, tỉnh Kiên Giang luôn dẫn đầu vớisản lượng 459310 tấn trong năm 2010, tiếp theo là Cà Mau (380110 tấn) và AnGiang (316982 tấn) Long An và Hậu Giang là 2 tỉnh có tổng sản lượng thủy sảnthấp nhất vùng Năm 2010 sản lượng thủy sản của Long An là 41573 tấn và HậuGiang 47478 tấn Nhìn chung tổng sản lượng thủy sản của các tỉnh qua các nămđều tăng

Bảng 3: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NUÔI TRỒNG THEO TỈNH Ở ĐBSCL

Trang 10

Năm 2010, tổng sản lượng cá tra giống toàn vùng đạt gần 2,4 tỷ con, sảnlượng cá thu hoach đạt 1,1 triệu tấn Bên cạnh cá tra thì tôm cũng phát triển,trong năm năm từ 2005-2010, vùng phát triển diện tích nuôi tôm nước lợ từ

568130 ha tăng lên 639115 ha Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm sú lớn nhất

255000 ha chiếm 39,9% cả nước Sóc trăng là địa phương dẫn đầu cả nước về

mô hình nuôi tôm công nghiệp

2.3 Sản lượng thủy sản xuất khẩu ở ĐBSCL

Bảng 4: SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL

Nguồn: Tổng hợp Vụ Kế hoạch - Bộ NN & PTNT

Năm 2007, ĐBSCL xuất khẩu 472,4 nghìn tấn thủy sản Trong đó, sảnlượng tôm xuất khẩu của vùng đạt 123,7 nghìn tấn chiếm tỷ lệ 26,19% tổng sảnlượng thủy sản xuất khẩu toàn vùng Sản lượng xuất khẩu của các loài thủy sảnkhác là 348,7 nghìn tấn chiếm tỷ lệ 73,81% tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu

Trang 11

vùng

Năm 2008, toàn vùng xuất khẩu 771,8 nghìn tấn thủy sản Sản lượng tômxuất khẩu đạt 139,9 nghìn tấn chiếm tỷ lệ 18,13% tổng sản lượng thủy sản xuấtkhẩu toàn vùng Tuy sản lượng tôm xuất khẩu tăng 16,2 nghìn tấn, tăng 13,1% sovới năm 2007 nhưng tỷ lệ trong tổng số sản lượng thủy sản xuất khẩu lại giảmxuống còn 18,13% là do sản lượng xuất khẩu thủy sản khác của vùng có tốc độtăng khá nhanh Sản lượng thủy sản xuất khẩu khác đạt 631,9 nghìn tấn tăng283,2 nghìn tấn so với năm 2007, tăng 81,22% so với năm 2007 Nguyên nhân

do trong năm 2008 mặt hàng cá tra, basa của vùng đã phát triển mạnh và tiến xa

ra thị trường thế giới

Năm 2010 tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu toàn vùng đạt 950 nghìn tấntăng 178,2 nghìn tấn, tỷ lệ tăng 23,09% so với năm 2008 Sản lượng thủy sản củavùng tăng nhiều trong năm chủ yếu là do tăng sản lượng cá tra, basa xuất khẩu.Sản lượng cá tra, basa xuất khẩu năm 2010 của vùng đạt gần 650 nghìn tấnchiếm tỷ lệ 68,42% sản lượng thủy sản xuất khẩu toàn vùng Trong khi đó sảnlượng tôm xuất khẩu của vùng đạt gần 200 nghìn tấn

2.4 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL

Trong giai đoạn 2007-2008 kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam cóbước tăng trưởng đột phá Kim ngạch tăng từ 3,76 tỷ USD lên 4,53 tỷ USD, tốc

độ tăng là 20,48% Năm 2008 trở thành năm thành công nhất của thủy sản ViệtNam Với việc tổng kim ngạch xuất khẩu đạt con số ấn tượng 4,53 tỷ USD đãgiúp cho ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15%/năm trong giaiđoạn từ 2000-2008

BẢNG 5: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM

Trang 12

ngạch xuất khẩu của ngành tăng vượt mức so với kế hoạch đề ra, đạt kim ngạch4,95 tỷ USD, tăng 16,47% so với năm 2009.

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước và vùng ĐBSCL

Trong thành công chung của ngành thủy sản, ĐBSCL đóng góp vô cùngquan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của ngành Kim ngạch xuất khẩu thủy sảntoàn vùng năm 2008 đạt 2,5 tỷ USD chiếm 55,19% tổng kim ngạch xuất khẩuthủy sản của cả nước

BẢNG 6: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL

Nguồn: Tổng hợp BỘ CÔNG THƯƠNG, VASEP, BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

Năm 2009, đánh dấu một năm không thành công của thủy sản Việt Nam,cũng như ở ĐBSCL Trong năm 2008 nhiều hộ nuôi cá tra, basa và tôm của vùng

bị thua lổ do chi phí sản xuất tăng trong khi giá giảm dẫn đến thiếu vốn tái sảnxuất Toàn vùng ĐBSCL có 40%- 50% diện tích ao nuôi cá tra bị bỏ trống và40% số hộ nuôi tôm bỏ trống ao Chính điều đó đã tác động đến sản lượng vàkim ngạch xuất khẩu của vùng Kim ngạch xuất khẩu của vùng giảm xuống còn2,15 tỷ USD giảm 0,35 tỷ USD so với năm 2008, tỷ lệ giảm 14%

Trang 13

Năm 2010, ngành thủy sản vùng có bước phát triển mạnh góp phần nângtổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 4,95 tỷ USD Kim ngạch xuấtkhẩu của vùng đạt 2,5 tỷ USD tăng 350 triệu USD so với năm 2009 và tỷ lệ tăng16,28%.

2.5 Doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCL

2.5.1 Số lượng các doanh nghiệp

Năm 2003, ĐBSCL chỉ có 83 nhà máy, tổng công suất thiết kế là 444464tấn/năm nhưng chế biến thực tế chỉ 222569 tấn, đạt 50,1% công suất thiết kế Từnăm 2004 đến năm 2009, số nhà máy tăng dần, từ 96 lên 193 nhà máy, tổng côngsuất thiết kế từ 496435 tấn/năm tăng lên 1,2 triệu tấn/năm Nhưng suốt thời giantrên, do thiếu nguyên liệu trầm trọng nên mỗi năm tổng công suất chế biến thực

tế của các nhà máy chỉ đạt từ 51,7% – 58,6% tổng công suất thiết kế

Hoạt động xuất khẩu thủy sản phát triển không ngừng trong thời gian qua

ở ĐBSCL đã kéo theo sự phát triển và mở rộng số lượng các doanh nghiệp chếbiến và xuất khẩu thủy sản của vùng Hiện nay ở ĐBSCL có 242 doanh nghiệpthủy sản Trong đó, số lượng doanh nghiệp thủy sản tập trung nhiều nhất là ở cáctỉnh Cà Mau, TP.Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang vàSóc Trăng Số lượng các doanh nghiệp ở ĐBSCL theo tỉnh được thể hiện quabiểu đồ sau:

Biểu đồ 2: Số lượng các doanh nghiệp theo tỉnh ở ĐBSCL

Theo biểu đồ trên số Doanh nghiệp Cà Mau dẫn đầu khu vực về số lượng

Ngày đăng: 19/07/2014, 20:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ THỦY SẢN Ở ĐBSCL - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL
Bảng 1 MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ THỦY SẢN Ở ĐBSCL (Trang 7)
Bảng 3: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NUÔI TRỒNG THEO TỈNH Ở ĐBSCL - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL
Bảng 3 SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NUÔI TRỒNG THEO TỈNH Ở ĐBSCL (Trang 9)
Bảng 4: SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL
Bảng 4 SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL (Trang 10)
BẢNG 5: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL
BẢNG 5 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM (Trang 11)
BẢNG 6: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL
BẢNG 6 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL (Trang 12)
BẢNG 7: SỐ DOANH NGHIỆP Ở CÁC TỈNH ĐBSCL ĐƯỢC PHÉP - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở ĐBSCL
BẢNG 7 SỐ DOANH NGHIỆP Ở CÁC TỈNH ĐBSCL ĐƯỢC PHÉP (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w