Quá trình hình thành và phát triển: - Sự hình thành các Chaebol bắt đầu từ sau thế chiến 2, sau khi quân Nhật rútkhỏi năm 1945, một số doanh nhân Hàn Quốc được sở hữu các tài sản của mộ
Trang 1Thảo luận nhóm 4: Phân tích chính sách hỗ trợ các tập đoàn
kinh tế của Hàn Quốc (Chaebols) và liên hệ thực tiễn Việt Nam?
Nội dung: 4 phần
Phần I: Tổng quan và thực trạng của các Chaebol Hàn Quốc
Phần II: Chính sách hỗ trợ của Chính phủ Hàn Quốc đối với các Chaebol
Phần III: Tác động đối với các Chaebol Hàn Quốc
Phần IV: Liên hệ thực tiễn Việt Nam
Các thành viên:
1. Phạm Xuân Tùng
2. Bùi Văn Thêm
3. Nông Trung Hiếu
4. Trình Ngọc Anh
5. Đồng Trung Đức
Trang 2Phần I: Tổng quan và thực trạng của các Chaebol Hàn Quốc
1. Mô hình Chaebol – Mô hình Tập đoàn kinh tế chủ yếu ở Hàn Quốc
1. Khái niệm:
Chaebol là hiện thân của một dạng “câu lạc bộ tài chính” tập hợp nhiều công ty Hàn Quốc kinh doanh trên nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau Các công ty này thuộc quyền sở hữu của một ít cổ đông và họ thường là xuất thân từ cùng một gia đình với thành viên sáng lập Do đó, có thể định nghĩachung nhất về Chaebol, đó là những tập đoàn công nghiệp lớn, nhưng lại mang tầm vóc gia đình
2. Quá trình hình thành và phát triển:
- Sự hình thành các Chaebol bắt đầu từ sau thế chiến 2, sau khi quân Nhật rútkhỏi năm 1945, một số doanh nhân Hàn Quốc được sở hữu các tài sản của một số doanh nghiệp Nhật Bản, một vài trong số này đã phát triển thành các
Trang 3Chaebol “Chaebol” có nguồn gốc từ chữ Hoa, trong đó “chae” là “sở hữu”
và “mumbol” là “gia đình quyền quý”
- Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (năm 1950 -1953), Hàn Quốc vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới Thu thập đầu người của HànQuốc cuối những năm 50 thấp hơn nhiều so với các nước láng giềng Giai đoạn 1953 đến 1961 là thời kỳ khôi phục chiến tranh một cách chậm chạp Tuy nhiên, đến năm 1962, Chính phủ Hàn Quốc thông qua nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp lớn có sẵn – Chaebol, các Chaebol nhanh chóng phát triển thành các tập đoàn tầm cỡ thế giới và làm vực dậy nền kinh tế Hàn Quốc Cuối thập niên 1980, Chaebol đã chế ngự lĩnh vực công nghiệp và được cho là đã giúp nền kinh tế Hàn Quốc thoát được cảnh thâm hụt mậu dịch, trở thành nước có thặng dư mậu dịch lớn kể
từ năm 1986 Trong thập niên 1980, các Chaebol bắt đầu “tóm” được nền kinh tế Hàn Quốc đồng thời mạnh dạn “lấn” ra nước ngoài
- Hiện nay ở Hàn Quốc có khoảng trên 30 Chaebol lớn nhỏ, nhưng chỉ có khoảng 5 Chaebol chi phối chủ yếu nền kinh tế Hàn Quốc có thể kể đến là Samsung, Huyndai, Daewoo
3. Đặc điểm và phương thức quản lí:
3.1 Đặc điểm:
Chaebol là một mô hình khác của tập đoàn thuộc sở hữu và điều hành bởi một gia đình Các Chaebol của Hàn Quốc thường mang hình thức của một công ty mẹ và có nhiều công ty con hoạt động để đáp ứng yêu cầu vật tư và dịch vụ của công ty mẹ Do đó hầu hết các Chủ tịch hiện tại của các
Chaebol đã thành công là cha hoặc ông nội của họ Hơn thế, Cheabol nhận được sự ưu đãi đặc biệt của nhà nước và tồn tại mối quan hệ “thân hữu” giữa Chính phủ với một số doanh nghiệp lớn Nó có thể tạo ra sức ép để đưa ra những đạo luật có lợi cho công việc kinh doanh của họ
3.2 Phương thức quản lí:
Hình thức quản lý trong nội bộ các Chaebol là các thành viên trong cùng một dòng tộc kiểm soát và quản lý doanh nghiệp một cách rất tập trung và tập quyền Đồng thời, mối dây liên kết giữa các nhân vật lãnh đạo Chaebol với chính quyền đã giúp họ hoạt động hiệu quả hơn Và chính những dàn xếp thường xuyên giữa các Chaebol và Chính phủ Hàn Quốc, nhất là trong lĩnh vực thi hành luật và kiểm soát thuế, đã khiến sinh ra một hệ thống quản
lý tài chính bị mua chuộc ở nhiều cấp độ khác nhau, đôi khi đến mức độ nghiêm trọng
Trang 42. Thực trạng của các Chaebol Hàn Quốc.
Khi tìm hiểu về kinh tế Hàn Quốc chúng ta không thể nào bỏ qua Chaebol - một trong những chính sách đã làm thay đổi và góp phần phát triển kinh tế Đặc biệt nói đến các Chaebol chúng ta không thể bỏ qua 3 tập đoàn kinh tế tiêu biểu, 3 Chaebol lớn nhất tại Hàn Quốc là: Samsung – “3 ngôi sao”, Hyundae – “kỷ
nguyên hiện đại”, Daewoo - “Đại vũ”
1. Cơ cấu quản lý trong các Chaebol.
a) Về cơ cấu sở hữu.
Cơ cấu quản lý trong các Chaebol có thể chia làm 3 loại sau:
Loại thứ nhất: Cơ cấu sở hữu trực tiếp (mô hình của Han Jin Group)
Loại thứ hai: Cơ cấu công ty cổ phần (mô hình của Daewoo Group)
Loại thứ ba: Cơ cấu sở hữu hỗn hợp (mô hình của Samsung Group)
b) Cơ cấu quyền lực.
Các Chaebol đều áp dụng mô hình “kim tự tháp” (Pyramid scheme) thể hiện một nền chuyên chế độc tài Tất cả người dân và xã hội đều chấp nhận điều này và coi nó như một tập quán và truyền thống trong kinh doanh
c) Cơ chế điều hành
Cơ chế điều hành: trong mỗi Chaebol đều có một cơ quan điều hành riêng, cho dù tên gọi khác nhau, các cơ quan này đều có chức năng: giúp chủ tịch tập đoàn phối hoạt động của Công ty chi nhánh, điều hành nhân sư, tài chính, đầu tư nghiên cứu và triển khai (R&D) Bằng các hoạt động cụ thể, các cơ quan điều hành góp phần nâng cao tính hiệu quả của tập đoàn nói chung, các công ty chi nhánh nói riêng Do quan hệ đẳng cấp, chủ tịch Chaebol mang tính độc đoán, gia trưởng, đo là đặc thù nổi bật nhất trong các tổ chức kinh doanh Hàn Quốc
2. Khuynh hướng đa dạng hóa trong các Chaebol Hàn Quốc.
a) Tính tất yếu phải đa dạng hóa:
Trang 5- Đa dạng hóa là xu thế chung của các tập đoàn thế giới.
- Ban đầu các tập đoàn kinh tế mở rộng phạm vi hoạt động theo vùng địa lí, sau đó họ gặp phải giới hạn về địa lí => buộc các tập đoàn đa dạng hóa để tăng khả năng sinh lời và sức cạnh trạnh
b) Đặc trưng đa dạng hóa của các Chaebol Hàn Quốc.
- Bắt đầu từ những năm 50, phát triển đỉnh cao vào những năm 70.
- Mức độ đa dạng hóa cao: theo thống kê việc đa dạng hóa ở các công ty thuộc 20 Chaebol hàng đầu Hàn Quốc lớn gấp 10 lần so với tốc độ đa dạng hóa các công ty khác trên thế giới
- Sự đan xen giữa đa dạng hóa liên hệ và đa dạng hóa không liên hệ
c) Nguyên nhân đa dạng hóa:
- Do chính sách kinh tế của chính phủ trong sự nghiệp công nghiệp hóa:
• Giai đoạn 1973-1979 chính phủ tập trung vào các ngành công
nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất Những công ty nào đầu tư vào
2 ngành này sẽ được hưởng ưu đãi của chính phủ => các Chaebol đa dạng hóa vào công nghiệp nặng
• Mỗi Chaebol khi thành lập một công ty mới thì mới được vay vốn, khi vay được vốn lại thành lập công ty mới lại được vay vốn => các Chaebol liên tiêp thành lập những công ty mới để được vay nhiều vốn
• Chính phủ không cho phép các Chaebol thực hiện phá sản đối với các công ty thành viên do lo ngại tình trạng thất nghiệp gia tăng, các biện pháp hỗ trợ từ phía chính phủ giúp các công ty tiếp tục duy trì
và mở rộng hoạt động,
• Chính phủ giảm thiểu rủi ro cho các Chaebol bằng cách thủ tiêu cạnh trạnh trong thị trường nội địa => Chaebol độc quyên, tích lũy được nguồn vốn lớn tạo điều kiện tham gia vào những ngành không trọng điểm
- Tình trạng kém phát triển của yếu tố đầu vào và mức chi phí giao dịch thấp
=> khả năng chuyển hoạt động sang các ngành khác dễ dàng
- Việc các Chaebol mong muốn có sức mạnh để cái thiện quan hệ với chính phủ và tự bảo vệ mình: giảm tình trạng phụ thuộc vào nguồn tài chính từ chính phủ và sự tổn thương trước những biến động về chính trị => đa dạng hóa để tăng khả năng tự chủ
Trang 6- Đặc điểm của hệ thống quản lí: quyền lực trong các Chaebol tập trung trongtay một số người nhưng lại không được pháp luật bảo vệ => đa dạng hóa đểgiảm thiểu rủi ro.
- Tính biến động của môi trường kinh doanh: do tính không ổn định của thị trường => đa dạng hóa để giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng cạnh tranh
d) Đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh
- Được sự hậu thuẫn về vốn từ phía Chính phủ, các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc luôn tự tìm kiếm cho mình những cơ hội kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực SamSung được biết đến như là một ông lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên toàn thế giới tuy nhiên thì bên cạnh đó danh mục đầu tư của tập đoàn này còn trải rộng trên khá nhiều linh vực khác, có thể
kể đến như là Bảo hiểm, Thẻ tín dụng hay Xây dựng…Cũng tương tự đối với Lotte một tập đoàn có tốc độ phát triển rất cao trong thời gian gần đây với các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu như Bất động sản và xây dựng, Năng lượng hay chuỗi các cửa hàng ăn nhanh trên toàn Châu Á…
Bảng 1: Tổng tài sản và danh mục đầu tư của các Chaebol HQ:
Trang 7Nguồn: ChaebolAlmighty.org
3. Sở hữu chéo tại các Chaebol Hàn Quốc
- Sở hữu chéo đơn giản là việc 2 tổ chức sở hữu cổ phần lẫn nhau, chẳng hạn như công ty (Cty) A đầu tư vào Cty B, sau đó B lại đầu tư vào A Ở Hàn Quốc, sở hữu chéo được coi là đặc trưng nổi bật của các tập đoàn kinh doanh quy mô lớn (Chaebol) Mối quan hệ sở hữu chéo không chỉ giữa các Cty thành viên trong nội bộ Chaebol mà còn giữa các Chaebol với nhau Luật Thương mại của Hàn Quốc quy định rõ giới hạn cho phép đối với vấn đề này, theo đó, các Cty con không được phép nắm giữ
cổ phiếu của Cty mẹ và Cty mẹ cũng không được phép nắm giữ quá 40% cổ phần của Cty con Tuy việc nắm giữ cổ phần chéo không được phép nhưng một Cty vẫn có thể đầu tư vốn vào một Cty khác và sau đó chuyển vốn cổ phần sang cho bên thứ 3 Hình thức này là hình thức đầu
tư nội bộ, được gọi là “Mô hình kim tự tháp”
Trang 8- Mô hình này cho thấy, với số vốn đầu tư không quá lớn (chỉ cần đảm bảo mức khống chế ở một số Cty chủ chốt và một lượng vốn nhỏ ở các Cty con) nhưng phạm vi ảnh hưởng của Cty mẹ hay các gia đình sáng lập thực sự rất lớn Cty mẹ chỉ cần duy trì tỷ lệ cổ phần khống chế tại Cty A và Cty B nhưng vẫn có ảnh hưởng rất lớn tới các Cty con của A
và B Tuy nhiên, chính sự tập trung này cộng thêm với các chính sách bảo hộ quá lớn của Chính phủ là những nguyên nhân căn bản gây nên rất nhiều vấn đề bất cập ở Hàn Quốc:
- Thứ nhất, những bất cập liên quan tới quản trị doanh nghiệp (DN): Tìnhtrạng quản lý không rõ ràng, kém hiệu quả trong quản lý do những mối quan hệ qua lại đan xen trong mô hình sở hữu chéo khá phổ biến Các Cty niêm yết trực thuộc các chaebol luôn có quan niệm mang tính mặc định là những người lãnh đạo sẽ không bao giờ bị thay thế Vị trí của những người này sẽ vẫn được duy trì đến chừng nào những người ủng
hộ họ vẫn còn nắm giữ các vị trí quản lý tại các Cty con, vì thế họ đương nhiên sẽ trúng cử trong đại hội cổ đông Thêm nữa là tình trạng không phân định rõ ràng chức năng quản trị của Hội đồng quản trị (HĐQT) với chức năng quản lý của Ban điều hành và thiếu tính minh bạch trong quản lý DN Cho đến năm 1997, HĐQT của tất cả các Cty niêm yết chỉ bao gồm những “người trong cuộc” và họ có quyền chỉ định kiểm toán viên bên ngoài Vì thế, tính độc lập của các kiểm toán viên bên ngoài luôn là một vấn đề gây nhiều nghi vấn
Trang 9- Sau cuộc khủng hoảng 1997, Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc đã buộc các Cty muốn niêm yết phải có tối thiểu là 1/4 thành viên của HĐQT là các thành viên độc lập từ bên ngoài Đồng thời, phải thành lậpmột uỷ ban bao gồm cả kiểm toán viên nội bộ, thành viên độc lập từ bênngoài và các chủ nợ để lựa chọn (hoặc gợi ý lựa chọn) kiểm toán viên bên ngoài nhằm tăng thêm tính minh bạch cho hoạt động kiểm toán.
- Thứ hai, sự thiếu lành mạnh trong cơ cấu vốn của các chaebol: Chính tình trạng sở hữu chéo cộng với sự quản lý trực tiếp từ gia đình sáng lậpgần như không tạo ra một cơ chế điều hành hiệu quả Các Cty hoạt độngkinh doanh hiệu quả sẽ phải trợ cấp cho các Cty hoạt động không hiệu quả trong nội bộ chaebol thông qua hoạt động đầu tư và bảo lãnh chéo Vấn đề “giải quyết nội bộ” như vậy khiến cho các Cty mạnh bị yếu đi
và trên bình diện chung gây nên tình trạng thiếu lành mạnh về cơ cấu vốn, thậm chí tạo nên dòng “vốn ảo”
- Khủng hoảng tài chính năm 1997-1998 đã cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu là việc các Cty gia đình này nắm quyền kiểm soát ở các NHTM và sử dụng những NHTM này tài trợ cho các dự
án của mình và các Cty có liên quan Vì thế, sau khủng hoảng, Hàn Quốc đã cấm ngay các tập đoàn không được đầu tư vào các lĩnh vực khác
4. Vai trò của các Chaebol trong nền kinh tế Hàn Quốc:
- Từ khi được hình thành cho đến trong suốt những năm 70 Chaebol đã thực sự trở thành trụ cột kinh tế của Hàn Quốc Với sự trợ giúp của chính phủ, Chaebol đã sản xuất, kinh doanh thương mại và dịch vụ, thu hút chuyển giao công nghệ… Các Chaebol trong thời kì này đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của nền kinh tế với tỷ lệ hàng năm trung bình 20- 30% GDP và tỷ lện xuất khẩu chiếm khoảng 40% đồng thời đã tạo nền công nghệ hiện đại cho nền sản xuất Hàn Quốc
- Không chỉ có người Hàn Quốc, mà cả khách quốc tế và báo chí thế giới mỗi lần nói đến kinh tế Hàn Quốc là y như nói tới ba tập đoàn kinh doanh lớn hàng đầu, từ lâu được coi là “ rường cột” kinh tế của nước này Người Hàn từng ví bộ ba này là “tam đại Chaebol (tập đoàn kinh doanh)”, đó là Samsung (Ngôi sao), Huyndae (Hiện đại) và Daewoo (Đại vũ) Họ là những đại gia xuyên suốt thế kỉ 20 và 21 Bên cạnh đó
Trang 10cũng tồn tại những tập đoàn khác như: LG, SSangyong… cũng được coi
là hệ xương sống của nền kinh tế Nam Hàn
Samsung từ lâu rồi được xem là hiện tượng, là đặc trưng điển hình của
sự năng động, sáng tạo trong nền kinh tế của xứ Hàn Daewoo là “vua” của những kiểu ô-tô các loại, còn Huyndae là “anh cả đỏ” của kỹ nghệ đóng tàu thủy và các thiết bị quan trọng của công nghiệp quốc phòng Bảng 2: Tỷ trọng đóng góp vào GDP của 10 tập đoàn lớn nhất
Nguồn: ChaebolAlmighty.org
- Vai trò quan trọng của các Chaebol còn thể hiện ở mức độ ảnh hưởng của nó đế đời sống nhân dân Người dân Hàn rất quan tâm tới tin tức từ các chaebol bởi hoạt động của các Chaebol có thể ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của họ
- Chaebol có thể phát triển được là do 3 nguồn lực chủ yếu:
+ Nguồn vố vay từ nước ngoài
+ Những đặc quyền mà chính phủ dành cho họ
+ Nguồn công nghệ hiện đại tiếp nhận từ nước ngoài
Trang 115 Mối liên hệ của Chaebol với chính phủ:
- Những công ty được thành lập ở Nam Hàn vào cuối những năm 40 đầu nhữngnăm 50, có mỗi liên hệ khá chặt chẽ với chính phủ của tổng thống Ree Syung (nhiệm kì 1948-1960) Điều này giải thích vì sao các doanh nghiệp này lại nhận được những ưu đãi đặc biệt từ chính phủ
- Sau khi quân đội giành chính quyền vào năm 1961 họ đã tuyên bố sẽ xóa bỏ hoàn toàn nạn tham nhũng và bất công xã hội còn tồn tại từ thời tông thống Ree Rất nhiều quan chức đã bị bắt và bị buộc tội tham nhũng Nhưng sau đó các lãnh đạo của chính quyền mới lại nhận ra rằng họ không thể thực hiện mục tiêu cái cách kinh tế của mình nếu không có sự giúp đỡ của các doanh nghiệp Chính vì thế mà đã dẫn đến quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp vàlãnh đạo chính phủ trong nỗ lực cải cách nền kinh tế đất nước
- Sự hợp tác giữa chính phủ và tập đoàn kéo theo nó là sự phát triển đáng kinh ngạc của nền kinh tế bắt dầu từ đầu những năm 60 Khởi đầu là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và công nghệp nhẹ, tiếp đến là công nghiệp nặng, hóa chất, công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu Các nhà chính trị và các nhà lập kếhoạch chính phủ rất tin tưởng vào kế hoạch hợp tác với các tâp đoàn và đã sử dụng các tập đoàn như đầu tàu để phát triển kinh tế
- Các Chaebol được chính phủ cho phép hưởng một loại trợ cấp và đặt quyền, bao gồm việc hạn chế các công ty đa quốc gia tham gia thị trường, hỗ trợ chiếnlược tạo vốn và các hoạt động phát triển công nghệ hướng vào xuất khẩu Bên cạnh đó được bảo hộ thị trường để làm chủ các công nghệ phức tạp, giảm thiểu
sự phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), và buộc họ phải đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu của mình để cạnh tranh trên thị trường quốc tế…
- Sau này các Chaebol đã tiến hành nhiều biên pháp để tăng tính độc lập tài chính, tránh sự phụ thuộc vào chính phủ, tránh sự can thiệp của chính phủ vào hoạt động kinh doanh, đặt chính phủ vào tính thế khó khan khi phải đưa ra những quyết định liên quan tới Chaebol
5. Những điểm yếu trong mô hình Chaebol:
- Làm mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu kinh tế quốc gia, công nghiệp nhẹ bị bỏ rơi, công nghiệp nặng cũng chỉ tập trung vào một số ngành nhất định
- Mô hình Chaebol dẫn đến sự tập trung nguồn lực và tài nguyên quốc gia trong tay một nhóm người, gây bất công lớn cho xã hội Có tới 94.6% các công
Trang 12ty vừa và nhỏ không được nhà nước đầu tư cho nghiên cứu và phát triển khiến chúng sụp đổ kéo theo thất nghiệp.
- Địa vị và quyền lực đặc biệt của Chaebol được chính phủ nâng đỡ đã dẫn đếnthái độ bất chấp tránh nhiệm xã hội Nó tạo sự độc quyền về giá cả gây lạm phát triền miên, kèm theo tệ nạn buôn lậu, trốn thuế Do tính ích kỉ của hệ thống gia đình trị, chế độ làm việc nhiều giờ khi tiền lương thấp, giá cả bị đẩy lên cao đã dẫn đến tình trạng khoảng cách giàu- nghèo tăng và đe dọa sự ổn định xã hội
-Với sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa cộng thêm tốc độ đa dạng hóa diễn ra quá nhanh thì các Chaebol thường vay nợ cao để mở rộng và phát triển kinh doanh Thông thường họ vay từ 100-200% số vốn tự có để mở rộng kinh doanh và con nợ ngân hàng là nguồn lực không thế thiếu Chính vì thế tạo các Chaebol không có nền tài chính vững chắc và nhiều Chaebol đã đi đến phá sản
VD: Năm 1960, với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh dựa vào xuất khẩu, chính phủ Hàn Quốc đã có chính sách khuyến khích hình thành các tập đoàn lớn làm đầu tàu cho nền kinh tế Khác với Việt Nam, các tập đoàn này đều là của tư nhân được quản trị theo kiểu gia đình và được gọi là các chaebol.
Mối quan hệ dễ dãi quá mức giữa các chaebol và chính phủ Hàn Quốc khi đó
đã giúp các tập đoàn này dễ dàng vay vốn từ ngân hàng Bên cạnh đó việc cho phép các chaebol đầu tư không hạn chế vào các tổ chức không phải ngân hàng trong những năm 1990 đã khiến các tập đoàn này mở rộng đầu tư quá mức và
nợ nần chồng chất.
Tính đến năm 1998, số nợ của các tập đoàn này đã tương đương 175% GDP của Hàn Quốc, dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai Đáng chú ý là vào thời điểm đó, do chính sách quản chặt dòng vốn đầu tư của nước ngoài, các khoản thâm hụt tài khoản vãng lai hầu hết được tài trợ bằng chính nguồn vốn vay ngắn hạn từ các định chế tài chính trong nước Những định chế này lại đi vay các ngân hàng nước ngoài tại Hàn Quốc để có vốn cho vay Việc này đã dẫn tới một lượng khổng lồ nợ vay ngắn hạn không ổn định từ nước ngoài.
Năm 1997, khi khủng hoảng nổ ra khiến hoạt động xuất khẩu giảm sút còn chính sách tiền tệ bị thắt chặt, nhiều chaebol quy mô trung bình phá sản và các khoản nợ xấu tại các định chế tài chính trong nước tăng vọt Lo ngại mất vốn, các ngân hàng nước ngoài ồ ạt gõ cửa các ngân hàng, công ty tài chính Hàn Quốc đòi nợ.
Trang 13Tuy nhiên các định chế tài chính trong nước không thể hoàn trả bởi họ đã đem nguồn vốn vay ngoại tệ ngắn hạn cho các chaebol vay đầu tư dài hạn Và khi lượng dự trữ ngoại hối của nhà nước không đủ để cấp vốn ứng cứu thị trường, cuối năm 1997 chính phủ Hàn Quốc buộc phải cầu viện IMF.
Có thể thấy 3 nguyên nhân chính dẫn tới khủng hoảng tài chính tại Hàn Quốc
đó là: sự quản lý của các cổ đông với các chaebol rất yếu kém do không có sự tách bạch rõ ràng giữa quan hệ sở hữu và quản lý (các chaebol thực chất là công ty gia đình và cổ phần do các công ty liên kết nắm giữ).
Hai là, mặc dù các ngân hàng đã được cổ phần hóa nhưng chính phủ vẫn có thể can thiệp vào quyết định cho vay của họ Và mối quan hệ dễ dãi quá mức giữa chính phủ và giới doanh nghiệp khiến các chaebol dễ dàng vay vốn ngân hàng.
Ba là, việc các tập đoàn được phép đầu tư không hạn chế vào các quỹ đầu tư, công ty tài chính khiến họ càng dễ dàng vay vốn từ các kênh này Một mặt họ tăng cường phát hành trái phiếu và giấy tờ có giá trên thị trường vốn, mặt khác không ngừng vay từ các ngân hàng Và chính các ngân hàng cũng đứng
ra mua trái phiếu, giấy tờ có giá của chaebol.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng IMF diễn ra
ở Hàn Quốc giai đoạn 1997-1998.
- Kết quả điều tra cũng cho thấy tình trạng tham nhũng phổ biến trong các Chaebol đặc biệt là sự tồn tại của các quỹ đen và tình trạng hối lộ.
- Các Chaebol khuyến khích công ty con mua cổ phiểu của nhau nhằm ngăn cản sự tham gia cảu nhà đầu tư bên ngoài Do mô hình tổ chức khép kín của cac Chaebol nên hiện tượng chuyển nhượng cổ phần bất hợp pháp diễn ra khá thường xuyên và rất khó phát hiện các gia tộc sáng lập Chaebol lợi dụng điều này để thu lợi bất chính.
- Các Chaebol cũng bắt đầu lộ hạn chế trước yêu cầu năng động của thị trường.
- Một tệ hại khác của mô hình Chaebol là cạnh tranh bằng mọi cách, kể cả hối
lộ, để giành đặc lợi và chèn ép doanh nghiệp nhỏ.
Phần II: Chính sách hỗ trợ của Chính phủ Hàn Quốc đối với các Chaebol.
Trang 141 Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ Hàn Quốc đối với các Chaebol giai đoạn trước năm 1997
Sau cuộc binh biến năm 1961, Tổng thống Park Chung Hee quyết định cải tạo tìnhtrạng nghèo nàn của đất nước bằng một công cuộc công nghiệp hóa thần tốc thôngqua việc khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp lớn có sẵn – các Chaebol Chính phủ đưa ra kế hoạch phát triển công nghiệp, Chaebol thực hiện các kế hoạch này Để các Chaebol yên tâm thực thi nhiệm vụ, chính phủ chủ động cho các Chaebol vay với lãi suất rất thấp thông qua các ngân hàng nhà nước Các ngân hàng quốc doanh còn được lệnh phải bảo lãnh nợ nước ngoài cho các chaebol, để
họ có thể vừa thoải mái tiếp cận nguồn tín dụng trong nước, vừa “vô tư” đi vay nợ nước ngoài Tổng thống Park cũng giảm thuế đánh vào các chaebol, đặc biệt là cáccông ty xây dựng, khi chính phủ bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng như đường cao tốc và cầu ở Hàn Quốc
Một số các chính sách ưu đãi thời kì này đối với các Chaebol:
- Chính phủ đã chỉ thị các ngân hàng nhà nước cung cấp vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp đối với các Chaebol đồng thời thực hiện việc giám sát tài chính đối với các khoản nợ ưu đãi
Chính phủ Hàn Quốc cũng chủ trương sẽ gánh bớt rủi ro tài chính để các Chaebol yên tâm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế theo kế hoạch nhà nước đề ra, chính phủ bảo lãnh việc trả nợ trong trường hợp công ty không thể thanh toán các khoản vay tín dụng nước ngoài
- Chính phủ cũng giảm thuế đánh vào các Chaebol, đặc biệt là đối với cáccông ty xây dựng thực hiện các công trình kết cấu hạ tầng như cầu và đường cao tốc
- Thời kì này các Chaebol đã có chiến lược tiếp cận công nghệ mới một cách có hiệu quả Trong thời kỳ đầu, được sự hỗ trợ của chính phủ, thay
vì tự mình nghiên cứu và phát triển công nghệ, các công ty Hàn Quốc
đã mua bản quyền và công nghệ của nước ngoài và sản xuất các loại hàng hóa tương tự nhưng với chi phí rẻ hơn
- Mặc dù các Chaebol bị chính phủ định hướng hoạt động theo các mục tiêu quốc gia, nhưng chúng đã không bị ràng buộc bởi những mục tiêu
xã hội khác ngoài kinh doanh như tạo việc làm, chống thất nghiệp Thậm chí cả mục tiêu phải đạt lợi nhuận cao nhiều khi cũng không phải
là sức ép đối với chiến lược phát triển của các Chaebol
Trang 152 Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ Hàn Quốc đối với các Chaebol giai đoạn từ 1997 đến nay.
Chaebol đã giúp chuyển đổi nền kinh tế Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu Tuy nhiên, Chaebol đã bị coi là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 - 1998 ở Hàn Quốc Đó là do chính sách ưu đãi kéo dài quá lâu của chính phủ đối với họ và do bản thân cơ cấu tổ chức quản lý của chính các Chaebol
Những điểm yếu kém của Chaebol đã được mổ xẻ trong cuộc khủng hoảng tàichính Châu Á 1997 Chính phủ của Tổng thốngKim Dae-jung đã quyết địnhthực hiện tái cấu trúc các tập đoàn với những nội dung chủ yếu như sau:
- Xác lập và khống chế các tỷ lệ tài chính nhằm bảo đảm an toàn tài chính cho các tập đoàn Trong đó tỷ lệ nợ vay trên vốn sở hữu không quá 200%
- Không cho phép công ty mẹ bảo lãnh nợ cho công ty con thuộc tập đoàn
- Cấm các Chaebol sở hữu các công ty tài chính phi ngân hàng
- Minh bạch hóa quản lý bằng cách công bố các báo cáo tài chính, thông tin tài chính và thông tin kinh doanh
- Tập trung vào ngành nghề chính nhằm tăng sức cạnh tranh ở tầm toàn cầu
- Quy trách nhiệm cá nhân các lãnh đạo gia đình Chaebol trong việc điều hành và lãnh đạo tập đoàn
- Gia tăng quyền hạn cho cổ đông thiểu số Trong hội đồng quản trị của các Chaebol bắt buộc phải có thành viên độc lập, không phải là cổ đông nhưng vẫn có quyền bỏ phiếu và quyết định Đây là biện pháp giám sát và kiểm soát hữu hiệu hơn đối với các tập đoàn
- Khống chế đầu tư vào các công ty thành viên và cấm một số giao dịch giữa các công ty thành viên với nhau
- Nghiêm cấm các hình thức hối lộ, các hình thức tác động lên quá trình ra quyết định chính sách
Cuộc cải cách đã làm thay đổi bộ mặt doanh nghiệp ở Hàn Quốc Một số Chaebol bị phá sản, bị chia cắt thành một số công ty và bị bán riêng rẽ Các Chaebol buộc phải chuyển nhượng một số công ty cho nhau để giảm bớt đầu tư ngoài ngành
Phần III: Tác động đối với các Chaebol Hàn Quốc
Trang 161. Giai đoạn trước cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997
- Thứ nhất, trong gian đoạn này mối quan hệ “thân hữu” giữa chính phủ với một số doanh nghiệp lớn làm méo mó các thước đo hiệu quả kinh doanh, không có hệ thống giám sát chặt chẽ nên các tập đoàn đã vay để đầu tư tràn lan, trong đó có những dự án sinh lợi kém Cơ chế quản lý kiểu gia đình tạo điều kiện để những quyết định đầu tư mang nhiều tính chủ quan, thiếu sự nghiên cứu kỹ lưỡng và giám sát chặt chẽ Ngay từ cuối những năm 70, sự đầu tư một cách tràn lan do được ưu đãi cũng đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hàn Quốc, đi liền với khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1979 Nhiều Chaebol không có khả năng trả nợ Chính phủ của Tổng thống Jeon Du-hwan đã phải giãn nợ, xóa nợ cho các
Chaebol qua những chương trình hỗ trợ đặc biệt nhờ khoản vay nóng từ Mỹ và Nhật Bản
Nhược điểm đầu tư tràn lan của các Chaebol vẫn còn duy trì cho tới tận cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 Tỷ lệ dư nợ của 30 chaebol lớn nhất Hàn Quốc, lên đến400% trị giá vốn sở hữu trong những năm 90 Các Chaebol tuy có doanh số khổng
lồ nhưng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh số thấp Vì có tỷ lệ lợi nhuận thấp nên khả năng trả nợ kém Hậu quả nữa là các Chaebol luôn luôn cần vay thêm vốn để duy trì sự phát triển và trở thành gánh nặng cho tài chính quốc gia Rõ ràng là sự ưu đãi quá mức và thiếu giám sát chặt chẽ của chính phủ đã tạo điều kiện để các Chaebol lạm dụng và do đó làm suy yếu nền kinh tế quốc gia
Khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 diễn ra, các ngân hàng nước ngoài đồng loạt không cho các Chaebol vay nợ thêm Một nửa trong số 30 chaebol hàng đầu (trong đó có Kia, Ssangyong, Sammi, Jinro, Hanbo) đã phá sản hoặc phải sáp nhập với các Chaebol khác Vì chính phủ đứng ra bảo lãnh nợ cho các Chaebol vay của nước ngoài, nên chính phủ Hàn Quốc cũng đối mặt với khoản nợ khổng lồhàng chục tỉ USD không có khả năng thanh toán, cho dù lúc đó nợ nước ngoài củachính phủ chỉ chiếm30% GDP Tháng 12-1997, Hàn Quốc phải cam kết thực hiện gói biện pháp cải cách kinh tế để đổi lấy món vay 58 tỉ USD cứu trợ từ IMF.Bảng 3: Sự thay đổi vị thế của các Chaebol Hàn Quốc giai đoạn trước năm 1997