Có thể nói, các TĐKT nhà nước và tư nhân của Việt Nam hiện nay giống như là sự phân tách mô hình Cheabol của Hàn Quốc.
Khác với Chaebol, các TĐKT của Việt Nam hầu hết thuộc sở hữu nhà nước. Mặt khác, các TĐKT thế giới, hầu hết đều đi từ các các công ty nhỏ, hoạt động hiệu quả, tích tụ vốn và phát triển quy mô dần trở thành các tập đoàn khổng lồ. Nhưng ở Việt Nam các tập đoàn được thành lập dựa trên các quyết định hành chính, tập hợp nhiều DN thuộc cùng một lĩnh vực để trở thành một nhóm DN lớn bao gồm công ty mẹ và các công ty con, với hy vọng sẽ là những DN mạnh, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và sẽ đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Lãnh đạo của các tập đoàn do Chính phủ bổ nhiệm và về thực chất họ là những công chức chính phủ, có nghĩa vụ tuân theo những kế hoạch và chỉ đạo của Chính phủ về định hướng phát triển ngành.
Thực tế, các mô hình Cheabol không theo bất cứ lý thuyết quản trị kinh doanh nào. Các tập đoàn này không tuân thủ các nguyên tắc như tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, thuê mướn các nguồn ngoài,… mà đa dạng hóa kinh doanh theo nhiều phương hướng khác nhau và đang dần chiếm lĩnh thị trường thế giới. Như ta biết, 3 tập đoàn khổng lồ của Hàn Quốc là Huyndai, LG, Samsung đã rất thành công và hiện chiếm tới 40% tổng thu nhập quốc dân Hàn Quốc. Trong khi đó, trong các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam có 12 tập đoàn kinh tế nhà nước nhưng mức đóng góp rất thấp.
Nguồn: vneconomy.vn
Điều này cho thấy các tập đoàn nhà nước của chúng ta hoạt động rất kém hiệu quả và đã không phát huy được lợi thế được ưu đãi và hỗ trợ lớn của Chính phủ. Trước đây, các “Chaebol” chủ yếu là bắt chước và thường chạy theo các bậc đàn anh. Hiện thời, các “Chaebol” đang vượt lên dẫn đầu. Các tập đoàn lớn của Hàn Quốc không còn bị động chạy theo xu thế hiện hành mà đang tìm cách tạo ra xu thế mới. Trong khi các TĐKT Việt Nam lại đang loay hay giải quyết các vấn đề về sở hữu, cơ cấu, đầu tư và sử dụng nguồn vốn.
Về lĩnh vực hoạt động, hầu hết các Cheabol hoạt động trong lĩnh vực chế tạo, hàng công nghệ và điện tử. Còn các các TĐKT Việt Nam thì nắm giữ các lĩnh vực chủ chốt của nhà nước như khai tác khoáng sản, chế biến dầu, điện,…
Còn đối với TĐKT tư nhân Việt Nam, thì đi đúng theo quy luật thế giới là dựa trên cơ sở tích tụ, phát triển về qui mô, vốn và do nhu cầu ngoại và nội lực để mở rộng mà không có bất cứ quyết định hành chính hay sự hỗ trợ về vốn, ngành nghề cũng như về chính sách của nhà nước. Vì thế cho dù đã phát triển và tồn tại trên thị trường nhưng các TĐKT này vẫn chưa được thừa nhận bởi luật của Việt Nam. Tuy nhiên cũng có nhiều tập đoàn có những thành công đáng kể như Hoàng Anh Gia Lai.