- Cheabol là mô hình đã tạo ra những thành công đáng kinh ngạc của Hàn Quốc. Nó đã nhanh chóng phát triển thành các tập đoàn lớn trên thị trường thế giới. Các nguyên nhân chính tạo nên sự thành công là:
• Thứ nhất, các Cheabol nhận được sự ưu đãi của nhà nước, chỉ thị các ngân hàng
nhà nước cung cấp vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp. Đồng thời thực hiện việc giám sát tài chính đối với các khoản nợ ưu đãi. Với chủ trương nhà nước gánh bớt rủi ro tài chính để các Cheabol yên tâm phát triển kinh tế, chính phủ bảo lãnh việc trả nợ trong trường hợp công ty không thể thanh toán khoản vay tín dụng nước ngoài. Chính phủ cũng giảm thuế đánh vào các Cheabol.
• Thứ hai, các Cheabol có chiến lược tiếp cận công nghệ mới một cách có hiệu quả.
• Thứ ba, các Cheabol đã phát triển trong bối cảnh thị trường trong nước và thế giới
tương đối thuận lợi.
• Thứ tư, trong những năm 60 – 70, Hàn Quốc có lợi thế về nhân lực, có đội ngũ lao
động trẻ cần cù sang tạo có nghị lực.
• Thứ năm, mặc dù các Cheabol bị Chính phủ định hướng hoạt động theo mục tiêu
quốc gia nhưng chúng đã không bị ràng buộc với những mục tiêu xã hội khác ngoài kinh doanh tạo việc làm, chống thất nghiệp.
- Mặc dù, Cheabol đã giúp chuyển đổi nền kinh tế Hàn Quốc trong thời kì công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. Tuy nhiên các Cheabol là nguyên nhân khủng hoảng tài chính năm 1997 – 1998 ở Hàn Quốc. Đó là do chính sách ưu đãi kéo dài quá lâu của Chính phủ đối với chúng và do bản than cơ cấu tổ chức quản lý của các Cheabol. Cụ thể là:
• Một là, mối quan hệ “thân hữu” giữa Chính phủ với một DN lớn làm méo mó các
thước đo hiệu quả kinh doanh, không có hệ thống giám sát chẽ chẽ. Nên các tập đoàn đã vay đầu tư tràn lan trong có những dự án sinh lợi kém. Cơ chế quản lí kiểu gia đình tạo điều kiện để những quyết định đầu tư mang nhiều tính chủ quan, thiếu sự nghiên cứu kĩ lượng và giám sát chặt chẽ.
• Hai là, các Cheabol đã chạy theo việc bành trướng và đầu tư vào nhiều lĩnh vực,
mà không tập trung sức mạnh vào một số lĩnh vực chính. Sự dàn trải lực lượng như vậy không chỉ gây ảnh hưởng tới lĩnh vực chính, mà còn là nguyên nhân của tình trạng quản lý kém ở nhiều lĩnh vực được mở rộng.
• Ba là, quá trình công nghiệp hóa do Cheabol dẫn đầu đã đẩy sự tập trung vốn và
các hoạt động mang lại lợi ích kinh tế vào tay một số lượng giới hạn các Cheabol. Sự phát triển quá mạnh và mối liên kết chặt chẽ của chúng đối với Chính phủ gây nên sức ép để tạo ra những đạo luật có lợi cho công việc kinh doanh hoặc nhằm kiếm nhiều lợi cho nhóm thân hữu của mình hơn là phục vụ các lợi ích công. • Bốn là, xét trên góc độ quản lý, thì cấu trúc sở hữu không thích hợp với việc quản
trị một doanh nghiệp lớn. Một gia đình nắm quyền kiểm soát toàn bộ Cheabol không để các nhân tố độc lập kể cả các cổ đông nhỏ, nhà nước hoặc các thành viên khác trong gia tộc có tiếng nói trong việc quyết định kế hoạch chiến lược lựa chọn dự án và lĩnh vực đầu tư.
• Năm là, các hiện tượng mua chuộc, hối lộ và tham nhũng đã phát triển nhanh tại
Hàn Quốc do nạn quan liêu trong quá trình xây dựng các cơ chế quản lý kinh tế của Chính phủ. Như trường hợp của Samsung, Huyndai và Daewoo. Đây là “tam trụ” của kinh tế Hàn Quốc.
Từ những nhận xét và đánh giá trên, chúng ta có những định hướng để phát triển TĐKT Việt Nam. Để xây dựng và phát triển các TĐKT thì chủ yếu thực hiện các giải pháp về chính sách, cơ chế và quy định mang tính pháp lý mang tính hỗ trợ, tạo môi trường để các DN tự nguyện phát triển thành TĐKT theo hướng tạo ra sự rõ ràng về trách nhiệm pháp lý, tăng quyền tự chủ của DN, giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước, đảm bảo thực hiện các cam kết về cải cách kinh tế mang tính thị trường, về đổi mới DNNN, đổi mới mô hình quản trị doanh nghiệp, vấn đề sở hữu, chống độc quyền của DN,… những giải pháp đó được cụ thể hoá sau:
- Trước mắt cần có chính sách riêng đối với các TCT được lựa chọn phát thành TĐKT như chính sách về quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối giữa nhà nước và tập đoàn. - Chính sách thuế, cơ chế bảo lãnh tín dụng tập đoàn cùng với các chính sách có tính chất hỗ trợ khác (không phải là trợ cấp, bao cấp) cho sự phát triển TĐKT.
- Phát triển thị trường chứng khoán, thúc đẩy liên kết kinh doanh giữa các DN lớn với các DN vừa và nhỏ, DNNN với DN tư nhân, DN trong nước với DN nước ngoài.
- Hoàn thiện tổ chức và thể chế cũng tạo điều kiện cho việc thực hiện các chính sách trên và cho hoạt động của tập đoàn. Đó là thực hiện cơ chế một đầu mối thực hiện chức năng chủ sở hữu Nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại công ty mẹ tập đoàn. Bên cạnh đó là việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về công ty tài chính, trong đó có hướng dẫn cụ thể về công ty tài chính của TĐKT.
- Xây dựng một TĐKT phù hợp với điều kiện cụ thể từng nghành, vùng và lĩnh vực kinh tế, cũng như khả năng thực tế của mỗi TCT được chuyển đổi, bởi vì việc xác định phù hợp với từng nghành, từng vùng đó sẽ đem lại hiệu quả, tức sẽ hình thành một TĐKT đáp ứng yêu cầu của nhà nước đó là hình thành một TĐKT mạnh.
- Tăng cường quản trị công ty mẹ, nâng cao vai trò của các cổ đông nhà nước.
- Cần phải có đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành thực sự có năng lực, trình độ cao, phong cách lãnh đạo và phẩm chất đạo đức tốt, để quản lý điều hành bộ máy tập đoàn hoạt động có hiệu quả.
Như trường hợp của Vinashin cho thấy các biện pháp định hướng phát triển là cần thiết, không chỉ là tái cấu trúc các công ty lớn mà còn phải đi kèm với việc thiết lập một hệ thống thể chế hoàn chỉnh và các công cụ chính sách hữu hiệu, trong đó kiểm tra, giám sát hoạt động của các DN lớn và quản lý theo những tiêu chuẩn hiện đại là những yếu tố không thể thiếu nhằm bảo đảm cho DN hoạt động có hiệu quả trong môi trường kinh tế toàn cầu hóa. Những biện pháp mà chính phủ Hàn Quốc áp dụng để tái cấu trúc các Chaebol cũng nên được tham khảo và áp dụng đối với các tập đoàn và DN lớn của Việt Nam.
- http://cafebiz.vn/quan-tri/chaebol-cong-thuc-da-dua-han-quoc-ra-khoi-ngheo-doi- 20130310052251896ca57.chn - http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/09/120921_chaebol_viet_failure. shtml - http://tuoitre.vn/tuoi-tre-cuoi-tuan/390555/hanh-trinh-cai-to-cac-chaebol-han- quoc.html