Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
183 KB
Nội dung
A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Văn học không chỉ là một môn khoa học mà còn là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống con người. Văn học cung cấp kiến thức về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Văn học còn bồi bổ tâm hồn, giúp cho tâm hồn con người phong phú hơn, tinh tế hơn giúp họ biết sẻ chia, cảm thông, sống nhân ái và vị tha. Ngoài ra, văn học còn có chức năng giải trí, giúp con người quên đi những căng thẳng, mệt mỏi. Điều đó chứng tỏ văn học cũng như môn văn có vị trí quan trọng không chỉ trong nhà trường mà còn cả xã hội. Thế nhưng một thực tế, trong những năm gần đây tình trạng học sinh ngại học văn ngày càng nhiều. Một phần là do văn học là một môn khoa học khó chiếm lĩnh, dù các em có thích văn nhưng tiếp thu cũng không dễ dàng, phải có năng khiếu văn mới cảm thụ được nhưng số lượng học sinh có năng khiếu học văn giảm sút. Phần khác, do xu hướng phát triển của thời đại, người ta chuộng các môn khoa học tự nhiên hơn các môn khoa học xã hội, do yêu cầu xã hội, nghề nghiệp, gia đình định hướng cho các em học những môn khối A sẽ có nhiều trường thi, công việc sau khi ra trường dễ dàng hơn và thu nhập cao hơn. Chính vì vậy dẫn đến tình trạng các em xem thường, coi nhẹ, xa lánh môn văn. Thực tế đó đòi hỏi người giáo viên đặc biệt là những giáo viên văn không thể buông xuôi, chấp nhận theo xu thế mà tâm huyết nghề nghiệp lúc nào cũng cần hơn hết. Ngoài việc chuẩn bị giáo án, thiết kế những bài giảng thật hay còn phải truyền đạt truyền cảm, lôi cuốn học sinh để học sinh yêu thích môn văn và giúp các em thấy văn học khác với các môn khác bởi nó gần gũi với con người, cho các em thấy mình trong văn học và văn học còn dạy các em cách sống. Và điều đặc biệt trong quá trình dạy văn, ngoài việc cung cấp kiến thức thì khâu ôn luyện cho học sinh cũng rất quan trọng. Ôn tập giúp củng cố kiến thức, giúp học sinh khắc cốt ghi tâm và biết vận dụng vào làm các đề văn trong khi thi cử. Việc ôn tập, đặc biệt là ôn thi đại học, giáo viên không chỉ ôn tập kiến thức, các dạng đề trong từng tác phẩm riêng rẽ mà còn phải nhóm các tác phẩm cùng thể loại, thời đại, tác giả, đề tài để chỉ ra những điểm giống và khác, những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm. Đây là dạng đề so sánh tổng hợp. Trong những năm gần đây xu hướng thi đại học ở câu 5 điểm theo kiểu dạng đề so sánh rất nhiều. Năm học 2008-2009 đề thi đại học khối C; năm 2009- 2010 đề thi đại học khối C ở cả hai ban cơ bản và nâng cao. Năm học 2010-2011 khối C ở cả hai ban cơ bản và nâng cao, đề khối D theo chương trình nâng cao. 1 Vì vậy, trang bị kiến thức về dạng đề so sánh, chỉ ra các dạng đề so sánh và cách làm dạng đề này để học sinh biết cách vận dụng là rất quan trọng. Ngoài ra, dạng đề so sánh văn học là một dạng đề khó. Dạng đề này cần kiến thức tổng hợp, khái quát nhưng chỉ một số học sinh có thể khái quát được còn đại bộ phận thì rất mơ hồ, lúng túng. Hơn nữa, lâu nay các em chỉ quen với những dạng đề phân tích từng tác phẩm, nhân vật, hình ảnh, chi tiết còn kết hợp nhiều tác phẩm, nhân vật, hình ảnh, chi tiết … để có cái nhìn tổng hợp về nền văn học, từng thời kì, trào lưu văn học thì không phải em nào cũng làm được. Vì vậy, nếu không có sự hướng dẫn ôn tập của giáo viên thì học sinh sẽ không làm được dạng đề này hoặc có làm thì cũng không bao hàm hết ý, không logic và không khái quát được. Thấy rõ xu hướng, tính thiết thực và ý nghĩa của vấn đề cho nên trong quá trình dạy và đặc biệt là ôn tập tôi luôn chú trọng tới dạng đề so sánh. Bằng cách sau mỗi phần học về: thơ, văn xuôi, kí, kịch… trong chương trình Ngữ văn 11 và Ngữ văn 12 thuộc phần thi đại học tôi chỉ cho học sinh có những dạng đề so sánh nào, cách làm dạng đề đó và hướng dẫn cụ thể một số đề tiêu biểu, sau đó yêu cầu học sinh tự làm một số đề và kiểm tra đánh giá bằng bài kiểm tra cụ thể. Tuy nhiên, trong khuôn khổ SKKN, tôi chỉ xin nêu một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập dạng đề so sánh phần văn xuôi. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng Học sinh các lớp khối C và D mà tôi đã được phân công giảng dạy từ 2007- nay. - Lớp 12B10, khóa học 2007-2010 - Lớp 12C6 khóa học 2008-2011 - Lớp 12B5, khóa học 2010-2013 2. Phạm vi nghiên cứu: Do dung lượng SKKN có hạn nên đề tài chỉ xin đề cập đến dạng đề so sánh trong phần văn xuôi thuộc phần ôn thi đại học. Phần văn xuôi có các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11 và 12. * Chương trình Ngữ văn 11: - Hai đứa trẻ (Thạch Lam) - Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) - Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) - Chí Phèo (Nam Cao) - Đời thừa (Nam Cao) 2 * Chương trình Ngữ văn 12 - Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) - Vợ nhặt (Kim Lân) - Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) - Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) - Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Chỉ ra các dạng đề so sánh trong phần văn xuôi 2. Hướng dẫn cách làm qua các bước và hướng dẫn cụ thể một số đề 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập áp dụng 4. Kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu, biết và áp dụng của học sinh IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chủ yếu là phương pháp thực nghiệm. Đề tài là hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn thi đại học nên đối tượng chủ yếu của đề tài là các em học sinh theo các khối lớp C và D. Vì vậy, tôi tận dụng tối đa các tiết ôn tập có được trong những giờ học chính khóa và chủ yếu là các buổi học bồi dưỡng để có thời gian hướng dẫn học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Ngoài việc dạy học, hướng dẫn học sinh ôn tập tôi còn kết hợp với kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu biết, vận dụng của học sinh. 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI Nói đến khái niệm so sánh trong văn học cần phải được hiểu theo ba lớp nghĩa khác nhau. Thứ nhất, so sánh văn học là “một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câu văn”. Thứ hai, nó được xem là một thao tác lập luận bên cạnh các thao tác lập luận như: phân tích, bác bỏ, bình luận đã được đưa vào SGK Ngữ văn 11. Thứ ba, nó được xem như một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận. Ví dụ như nghị luận về một đoạn trích, một tác phẩm thơ; Nghị luận về một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi…ở SGK Ngữ văn 12. Vậy trong phạm vi đề tài, so sánh văn học là một kiểu bài nghị luận: nghị luận văn học ở dạng đề so sánh trong phần văn xuôi. Dạng đề so sánh văn học rất phong phú có thể so sánh trên nhiều bình diện khác nhau: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật…Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm ở cùng một tác giả nhưng cũng có thể diễn ra ở nhiều tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học. Mục đích cuối cùng của dạng đề này là yêu cầu học sinh chỉ ra chỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm, thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm, sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Dạng đề này còn góp phần hình thành kĩ năng tổng hợp, khái quát, so sánh, lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học- một năng lực rất cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng bình tán, khuôn sáo trong các bài văn của học sinh hiện nay. Tuy nhiên, đây là dạng đề khó, giáo viên chỉ có thể đưa ra các tiêu chí so sánh có mức độ khó vừa phải, khả năng lí giải giống và khác nhau cũng cần thiết phải tính toán hợp lí với năng lực của học sinh THPT. Phần văn xuôi thuộc chương trình thi đại học gồm nhiều tác phẩm trong cả chương trình Ngữ văn 11 và Ngữ văn 12, kiến thức của từng tác phẩm lại nhiều, học sinh nhớ được kiến thức của từng tác phẩm đã là khó nên kiến thức so sánh ở nhiều tác phẩm lại càng khó hơn. Thậm chí là so sánh các tác phẩm của các giai đoạn khác nhau từ chương trình lớp 11 đến chương trình lớp 12.Vì vậy, trước khi đưa ra dạng đề so sánh giáo viên yêu cầu học sinh phải nhớ nội dung chính từng tác phẩm, phải chỉ ra trong các tác phẩm đó tác phẩm nào là cùng dạng, cùng cảm hứng, cùng thời đại…Ví dụ: “Những đứa con trong gia 4 đình” của Nguyễn Thi và “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành cùng viết về vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng thời đại đánh Mĩ. Hoặc “Chí Phèo”của Nam Cao và “Vợ nhặt” của Kim Lân cùng viết về tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Đồng thời phải chỉ ra trong những tác phẩm đó có những nhân vật nào có nét tính cách, phẩm chất tương đồng. Ví dụ, viết về vẻ đẹp người phụ nữ có: Mị trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, người vợ nhặt trong “Vợ nhặt” của Kim Lân hay người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Hoặc nhân vật Chú Năm trong “Những đứa con trong gia đình”(Nguyễn Thi) và cụ Mết trong “ Rừng xà nu”(Nguyễn Trung Thành) họ là gạch nối giữa truyền thống với hiện tại…Giáo viên phải chỉ ra trong những tác phẩm đó có những chi tiết nghệ thuật nào đặc sắc góp phần thể hiện tư tưởng của tác phẩm, ví dụ như: chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá”(Chí Phèo - Nam Cao) mà Chí Phèo nghe được sau khi thức tỉnh và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo thiết tha bổi hổi”(Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) trong đêm tình mùa xuân…Ngoài ra, ở dạng đề so sánh giáo viên phải hướng dẫn học sinh thấy được được nét riêng, độc đáo trong từng tác phẩm về nội dung, nghệ thuật, nhân vật, chi tiết…để thấy được giá trị của từng tác phẩm đóng góp vào nền văn học và phong cách nhà văn. II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các tài liệu hướng dân ôn thi đại học: Những bộ đề văn, Giới thiệu đề thi tuyển sinh đại học cao đẳng, quyển các bài văn mẫu…các em ở những lớp tôi dạy có nhiều em có những quyển sách như vậy để tham khảo thêm nhưng trong các tài liệu đó chỉ đưa ra các đề và giải, thậm chí làm sẵn các đề đó mà không đưa ra cách làm và hướng dẫn học sinh ôn tập. Vì vậy, nếu giáo viên chỉ trang bị kiến thức mà không hướng dẫn các em ôn tập để các em tự ôn tập dựa vào tài liệu thì sẽ dẫn đến tình trạng thụ động trong học tập cũng như trong thi cử. Hơn nữa, trong chương trình SGK Ngữ văn 12 có các bài học riêng về các kiểu bài nghị luận: Nghị luận về một đoạn trích, một tác phẩm thơ; Nghị luận về một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi. Còn dạng đề so sánh (một kiểu bài nghị luận) lại là một kiểu bài nghị luận khó thì chưa được cụ thể bằng một bài học độc lập. Vì vậy, từ việc xác lập nội hàm khái niệm kiểu bài, mục đích, yêu cầu đến cách thức làm bài cho kiểu bài này thực sự rất cần thiết. Về phía giáo viên và học sinh – những nhân tố quyết định thì hầu như chỉ chú trọng đến học bài mới, học nội dung chính chứ chưa chú trọng đến ôn tập. Hoặc ôn tập một cách đại khái, sơ sài hay chỉ dừng lại ở khái quát nội dung 5 chính, ở những vấn đề cụ thể trong từng tác phẩm. Ví dụ: ôn tập đến “Vợ nhặt” của Kim Lân giáo viên chỉ hướng học sinh nhớ lại hoàn cảnh ra đời, nội dung chính, nghệ thuật, phân tích các nhân vật mà không hướng dẫn cho học sinh có thể liên hệ thấy được giữa tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân và “Chí Phèo” của Nam Cao đều nói về tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám, giữa nhân vật người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu) đều ẩn chưa những vẻ đẹp khuất lấp hay người vợ nhặt và Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) đều toát lên khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc hoặc ở nhân vật bà cụ Tứ giáo viên có thể khái quát lên những phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: nhân hậu, giàu lòng vị tha, đức hi sinh. Nếu giáo viên ôn tập có nói những vấn đề đó và đưa ra những đề văn có sự liên hệ các tác phẩm, nhân vật như vậy thì học sinh sẽ được cung cấp những kiến thức sâu hơn, rộng hơn. Và các em sẽ hứng khởi hơn khi ôn tập văn học, tránh được tình trạng chủ quan, đơn giản, xem nhẹ khi nghĩ đến ôn tập văn trong quan niệm của học sinh lâu nay. Mặt khác nhiều giáo viên khi ôn tập chỉ đưa ra các đề trong mỗi tác phẩm và yêu cầu học sinh làm (hoặc lập dàn ý) các đề đó. Tức là giáo viên chỉ chú trọng các đề và làm đề. Giáo viên không khái quát thành các dạng đề và khái quát thành các cách làm. Như vậy, sẽ không phát huy được sự chủ động, sáng tạo của học sinh. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh lúng túng khi gặp các đề khác và sẽ không biết phải làm như thế nào. Ngoài ra, dạng đề so sánh là một dạng đề khó và mới nên nhiều giáo viên chủ quan, ít chú trọng đến dạng đề này. Do vậy, trong quá trình ôn tập không đề cập tới hoặc có đề cập thì chỉ mang tính chất giới thiệu một cách qua loa. Vì vậy, nhiều học sinh rất ngại khi phải tiếp xúc với dạng đề này. Các em mơ hồ với kiểu bài, cách làm và làm bài thì rối rắm, sơ sài. Bản thân tôi là giáo viên trường THPT Triệu Sơn 6, trường tiền thân là một trường bán công nên chất lượng đầu vào học sinh thấp. Hầu hết các em chỉ dừng lại ở học lực yếu, trung bình, có rất ít học sinh khá mà học sinh khá lại học ở những lớp khối A, B.Vì vậy, dạng đề so sánh đối với học sinh của tôi là một dạng đề khó. Cho nên, trong quá trình dạy và ôn tập nếu giáo viên không hướng dẫn mà để học sinh tự phát hiện thì các em không thể liên hệ, so sánh các tác phẩm, nhân vật, chi tiết với nhau. Do đó, bên cạnh việc trang bị kiến thức thì khâu ôn tập, tôi rất chú trọng tới dạng đề so sánh, hướng dẫn cho các em cách làm để các em biết cách tự làm khi gặp các đề tương tự. Điều đó giúp các em chủ động, tự tin khi đứng trước dạng đề này. 6 III. GIẢI PHÁP VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Khái quát các dạng đề so sánh Các đề so sánh trong phần văn xuôi rất nhiều từ nội dung, nghệ thuật đến hình ảnh, chi tiết, nhân vật…Nhưng trong quá trình dạy, tôi chỉ khái quát những đề chính có tính chất chung, tổng hợp để học sinh nắm được kiến thức cơ bản tránh bị lúng túng khi đứng trước quá nhiều đề vụn vặt. Tôi khái quát lại so sánh trong phần văn xuôi có những dạng đề cụ thể như sau: 1.1. So sánh các tác phẩm có điểm tương đồng Đề 1: Vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng qua hai tác phẩm “Rừng xà nu”của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình”của Nguyễn Thi. Đề 2: So sánh cách thể hiện số phận con người qua hai tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Đề 3: Tình cảnh người nông dân trước Cách mạng tháng Tám qua hai tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao và “Vợ nhặt” của Kim Lân. Đề 4: Nghệ thuật miêu tả tương phản của Nguyễn Tuân và Thạch Lam trong hai tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. 1.2. So sánh các nhân vật có điểm tương đồng Đề 1: Cảm nhận của anh (chị) về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu). (Đề tuyển sinh đại học khối C năm học 2009-2010) Đề 2: So sánh vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hai nhân vật: Việt (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi) và Tnú (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành). Đề 3: Cảm nghĩ của anh (chị) về vai trò của truyền thống đối với hiện tại qua hai nhân vật cụ Mết trong truyện ngắn Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) và 7 nhân vật chú Năm trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi). 1.3. So sánh các chi tiết nghệ thuật hoặc những câu nói đặc sắc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Đề 1: Cảm nhận của anh (chị) về chi tiết “bát cháo hành” mà nhân vật Thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ (Đời thừa – Nam Cao). (Đề thi tuyển sinh đại học khối D năm học 2010-2011. Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao, Ngữ văn 11) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12). Đề 3: Sau khi nhận được bát cháo hành từ tay Thị Nở, Chí Phèo bảo với thị: - Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. (Chí Phèo – Nam Cao – Ngữ văn 11) Trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12), sau khi đãi người đàn bà bốn bát bánh đúc, Tràng cười và nói với thị: - Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Cảm nhận của anh (chị) về ý nghĩa những câu nói trên. 2. Hướng dẫn học sinh cách làm các dạng đề 2.1. Ở dạng đề thứ nhất và dạng đề thứ hai có thể nhóm lại một cách làm như sau: a) Mở bài - Dẫn dắt vấn đề (mở bài trực tiếp không cần) - Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh b) Thân bài - Khái quát điểm chung của hai tác phẩm, hai nhân vật (Ví dụ: cùng nói về vẻ đẹp khuất lấp thì phải nói rõ vẻ đẹp khuất lấp là gì, cùng nói về chủ nghĩa anh hùng cách mạng thì phải làm rõ chủ nghĩa anh hùng cách mạng là gì hoặc nghệ thuật miêu tả tương phản thì phải nói rõ nghệ thuật miêu tả tương phản là gì). 8 - Làm rõ đối tượng thứ nhất (kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là phân tích) để làm rõ biểu hiện các mặt của đối tượng. - Làm rõ đối tượng thứ hai (kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là phân tích) để làm rõ biểu hiện các mặt của đối tượng. - So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là phân tích và so sánh) - Lí giải sự khác biệt (do bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại, phong cách nhà văn ) c) Kết bài: - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu - Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân 2.2. Dạng đề thứ ba có thể làm như sau: a) Mở bài - Khái quát về tác giả, tác phẩm - Giới thiệu và trích dẫn chi tiết, câu nói b) Thân bài - Làm rõ đối tượng thứ nhất về hai đặc điểm: nội dung và nghệ thuật + Sự xuất hiện chi tiết, câu nói + Chi tiết, câu nói có ý nghĩa gì + Giá trị nghệ thuật của chi tiết, câu nói - Làm rõ đối tượng thứ hai về hai đặc điểm: nội dung và nghệ thuật + Sự xuất hiện chi tiết, câu nói + Chi tiết, câu nói có ý nghĩa gì + Giá trị nghệ thuật của chi tiết, câu nói - So sánh điểm tương đồng và khác biệt c) Kết bài: - Đánh giá về giá trị của chi tiết hoặc câu nói - Có thể nêu cảm nghĩ bản thân 3. Hướng dẫn cụ thể một số đề Sau khi đưa ra các dạng đề, hướng dẫn học sinh cách làm dạng đề đó, tôi hướng dẫn học sinh một số đề tiêu biểu. Đương nhiên là không phải giáo viên làm cho học sinh mà giáo viên chỉ đưa ra đề, gợi ý cho học sinh và để cho học sinh phát huy sự chủ động, sáng tạo của mình bằng cách phát biểu xây dựng dàn ý, sau đó giáo viên khái quát thành các ý chính. 3.1. Ở dạng đề thứ nhất và thứ hai tôi hướng dẫn cụ thể đề sau: 9 Đề bài: Vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hai tác phẩm “Rừng xà nu”của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình”của Nguyễn Thi. Hướng dẫn: a) Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề - Giới thiệu về hai tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” và “Rừng xà nu” và chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hai tác phẩm. b) Thân bài * Những nét cơ bản của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam: - Dũng cảm, kiên cường, bất khuất trong cuộc đấu tranh gìn giữ đất nước - Sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc, nhân dân - Giàu tình cảm với gia đình, với quê hương, với Tổ quốc - Anh hùng, vĩ đại mà giản dị, khiêm nhường. * Phân tích 1. “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành: - Hình ảnh những cánh rừng xà nu bất diệt, vừa mang nghĩa tả thực vừa tượng trưng cho con người Tây Nguyên: + Những cánh rừng xà nu bạt ngàn bị đạn đại bác của giặc tàn phá, xà nu mang nhiều thương tích trên mình nhưng nó là loại cây có sức sống mãnh liệt, sinh sôi nảy nở. + Cây xà nu tượng trưng cho số phận, phẩm chất của người dân Tây Nguyên: tượng trưng cho những mất mát, đau thương, cho tấm lòng tha thiết yêu cách mạng, sự bất khuất, kiên cường của người dân Tây Nguyên. - Hình ảnh tập thể anh hùng làng Xô Man: Cụ Mết, Tnú, Dít, Heng…là những con người anh dũng, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giàu tình nghĩa với quê hương. - Nhân vật Tnú- nhân vật chính, là biểu tượng, niềm tự hào của người dân Tây Nguyên đánh Mĩ thể hiện những phẩm chất tiêu biểu của chủ nghĩa anh hùng cách mạng: kìm nén đau thương, đi lực lượng để được cầm súng giết giặc và chính Tnú đã dùng đôi bàn tay tàn tật của mình để bóp chết thằng chỉ huy đồn giặc ở Xô Man. 2.“Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi. - Một gia đình nông dân Nam bộ giàu truyền thống yêu nước, yêu Cách mạng từ ba, má, chú Năm đến chị em Chiến, Việt. 10 [...]... khi tổ chức cho học sinh lớp 12 ôn tập dạng đề so sánh tôi thấy có hiệu quả rõ rệt.Và điều này được thể hiện trong kết quả học tập của các em Tôi đã làm phép so sánh kết quả học tập của học sinh và thu được kết quả như sau : Đối tượng là học sinh lớp 12B5 khóa học 2 012- 2013 - Trước khi được hướng dẫn ôn tập dạng đề so sánh phần văn xuôi Tổng số HS Tốt SL Tỉ lệ Mức độ nắm kiến thức Khá Trung bình SL Tỉ... nên kết quả thi đại học của môn văn ở những khối lớp tôi đã dạy điểm khá cao Kì thi đại học năm 2010 : Em Hoàng Thị Huệ ( Đại học Công Đoàn): 8,5 điểm môn văn; Em Lê Thị Công (Đại học văn hóa): 8.0 điểm môn văn, em Lê Thị Dung (ĐH Ngoại Ngữ TPHCM ) : 8.0 điểm môn văn Kì thi đại học năm 2011 em : Lê Bá Huy (Đại học An Ninh): 8.0 điểm môn văn, em Nguyễn Thị Mai (ĐH Đà Lạt): 8.0 điểm môn văn, em Nguyễn... viên đã ôn tập và tôi đề xuất ra đề vào phần kí Ở học kì II tôi ra đề bài viết số 6 ở phần văn xuôi Năm học 2010-2011, tôi ra đề bài viết số 6 cho lớp 12C6 như sau : Đề bài : So sánh vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hai nhân vật: Việt (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi) và Tnú (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) Năm học 2 012- 2013, tôi ra đề cho lớp 12B5, bài viết số 6 như sau : Đề 3:... (Nguyễn Trung Thành) và nhân vật chú Năm trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) Trong quá trình kiểm tra tôi yêu cầu học sinh làm bài nghiêm túc Vì các em đã được ôn tập những dạng đề này nên các em đều tự giác, làm bài hết mình IV NHỮNG KẾT QUẢ BAN ĐẦU Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn thi đại học dạng đề so sánh phần văn xuôi là việc làm phù hợp với thực tiễn, phù hợp với xu hướng ra đề. .. đặc sắc, góp phần thể hiện chiều sâu tâm trạng của nhân vật, đồng thời cũng thể hiện cái nhìn nhân đạo của hai nhà văn: Nam Cao và Tô Hoài 4 Hướng dẫn học sinh luyện tập Giáo viên nếu chỉ khái quát, hướng dẫn mà không yêu cầu học sinh luyện tập thì các em sẽ không bao giờ khắc sâu được kiến thức nên sau mỗi phần học không chỉ là ôn tập dạng đề so sánh phần văn xuôi, tôi đều yêu cầu học sinh luyện tập... Nguyễn Thị Thảo (ĐH Công Đoàn): 7,5 điểm môn văn Và các lớp tôi dạy đều có học sinh giỏi tỉnh, cụ thể là năm học gần đây nhất, năm học 2 012- 2013 : em Bùi Thị Liên đạt giải Ba môn văn, em Lại Thị Thảo đạt giải ba môn văn Đó là những kết quả mà tôi đã đạt được khi sử dụng phương pháp ôn tập cho học sinh theo dạng đề Ngoài ra, học sinh của tôi không còn xa văn, ngại học văn Các em không còn tâm lí xem thường... nó là ôn tập và tiến hành kiểm tra Ngoài những phần luyện tập trên lớp, tôi ra đề cho học sinh bài tập về nhà Và đặc biệt, 17 tôi còn kiểm tra kết quả ôn tập của học sinh bằng những bài kiểm tra cụ thể Chẳng hạn như trong chương trình Ngữ văn 12, sau khi dạy xong phần thơ ở học kì I, tôi hướng dẫn học sinh ôn tập và ra đề bài viết số 3 vào phần thơ Bài kiểm tra học kì là sau khi học sinh đã học xong... quát các dạng đề so sánh 7 2 Hướng dẫn học sinh cách làm các dạng đề 8 3 Hướng dẫn cụ thể một số đề 9 4 Hướng dẫn học sinh luyện tập 13 5 Kiểm tra kết quả của quá trình ôn tập 17 IV Những kết quả ban đầu 18 C KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 20 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ giáo dục và đào tạo, dự án Việt-Bỉ (2010), Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học sư... tục cố gắng tìm tòi thi t kế những bài dạy hay hơn, những cách ôn tập mới, thi t thực hơn 19 PHẦN C : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Bằng những việc làm cụ thể không chỉ trong những tiết dạy văn mà cả trong những giờ ôn tập, tôi đã giúp cho học sinh trong những lớp mình dạy thấy được vai trò của văn học, thấy được việc học văn, làm đề văn không khó mà cơ bản là phải biết cách học, biết cách ôn tập để áp dụng linh... không chỉ cung cấp kiến thức mà còn chỉ ra các dạng đề, nhóm các đề, hướng dẫn học sinh cách làm bài và tự ôn tập giúp các em hiểu sâu tác phẩm, có sự liên hệ các tác phẩm Do đó, học sinh của tôi khi được hỏi không còn xa lạ với dạng đề này Các em không còn tâm lí sợ hãi khi đứng trước những dạng đề khó Các em đã được trang bị kiến thức cơ bản nên có thể sẵn sàng, chủ động khi đứng trước các đề văn, . tác phẩm văn xuôi ở SGK Ngữ văn 12. Vậy trong phạm vi đề tài, so sánh văn học là một kiểu bài nghị luận: nghị luận văn học ở dạng đề so sánh trong phần văn xuôi. Dạng đề so sánh văn học rất. phần học về: thơ, văn xuôi, kí, kịch… trong chương trình Ngữ văn 11 và Ngữ văn 12 thuộc phần thi đại học tôi chỉ cho học sinh có những dạng đề so sánh nào, cách làm dạng đề đó và hướng dẫn cụ. hướng dẫn mà không yêu cầu học sinh luyện tập thì các em sẽ không bao giờ khắc sâu được kiến thức nên sau mỗi phần học không chỉ là ôn tập dạng đề so sánh phần văn xuôi, tôi đều yêu cầu học sinh