1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh cao bằng

66 278 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 566,96 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Bảo hiểm nói chung hay Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm thương mại nói riêng đều mang lại nhưng lợi ích kinh tế xã hội thiết thực. Trước hết bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham gia trước tổn thất do rủi ro gây ra, đề phòng và hạn chế tổn thất gúp cho cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, góp phần ổn định chi tiêu của ngân ngân sách Nhà nước, còn là phương thức huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông qua hoạt động tái bảo hiểm, bảo hiểm còn thu hút số lượng lao động nhất định của xã hội, là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức. Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam là một trong những bộ phận nằm trong hệ thống của BHXH Việt Nam. Qua 15 năm xây dựng và phát triển BHXH tỉnh Cao Bằng đã đạt được những thành công lớn như: số thu và số người lao động tham gia BHXH tăng lên hàng năm, nguồn chi trả được quản lý chặt chẽ, chi đúng chi đủ và kịp thời đến tận tay người lao động tạo ra sự an tâm và tin tưởng cho người lao động tham gia BHXH. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động BHXH tỉnh Cao Bằng cũng gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế trong việc quản lý nguồn chi BHXH, vì vậy việc tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nguồn chi của BHXH cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH, đề xuất các giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động chi trả để hoạt động này ngày càng có hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế xã hội ở tỉnh Cao Bằng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của các cán bộ công chức ngành BHXH. Vì vậy trong thời gian thực tập tại BHXH tỉnh Cao Bằng tôi chọn đề tài “Quản lý chi BHXH tại BHXH tỉnh Cao Bằng” làm đề tài viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Kết cấu của chuyên đề ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và bảng kê các chữ viết tắt gồm có 3 chương: 1Chương 1: Những vấn đề cơ bản về BHXH và quản lý chi BHXH. Chương 2: Thực trạng quản lý chi BHXH tại BHXH tỉnh Cao Bằng giai đoạn 20072010. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi BHXH tại BHXH tỉnh Cao Bằng.

LỜI MỞ ĐẦU Bảo hiểm nói chung hay Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm thương mại nói riêng đều mang lại nhưng lợi ích kinh tế - xã hội thiết thực. Trước hết bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham gia trước tổn thất do rủi ro gây ra, đề phòng và hạn chế tổn thất gúp cho cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, góp phần ổn định chi tiêu của ngân ngân sách Nhà nước, còn là phương thức huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông qua hoạt động tái bảo hiểm, bảo hiểm còn thu hút số lượng lao động nhất định của xã hội, là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức. Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam là một trong những bộ phận nằm trong hệ thống của BHXH Việt Nam. Qua 15 năm xây dựng và phát triển BHXH tỉnh Cao Bằng đã đạt được những thành công lớn như: số thu và số người lao động tham gia BHXH tăng lên hàng năm, nguồn chi trả được quản lý chặt chẽ, chi đúng chi đủ và kịp thời đến tận tay người lao động tạo ra sự an tâm và tin tưởng cho người lao động tham gia BHXH. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động BHXH tỉnh Cao Bằng cũng gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế trong việc quản lý nguồn chi BHXH, vì vậy việc tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nguồn chi của BHXH cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH, đề xuất các giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động chi trả để hoạt động này ngày càng có hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế - xã hội ở tỉnh Cao Bằng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của các cán bộ công chức ngành BHXH. Vì vậy trong thời gian thực tập tại BHXH tỉnh Cao Bằng tôi chọn đề tài “Quản lý chi BHXH tại BHXH tỉnh Cao Bằng” làm đề tài viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Kết cấu của chuyên đề ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và bảng kê các chữ viết tắt gồm có 3 chương: 1 Chương 1: Những vấn đề cơ bản về BHXH và quản lý chi BHXH. Chương 2: Thực trạng quản lý chi BHXH tại BHXH tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2007-2010. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi BHXH tại BHXH tỉnh Cao Bằng. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI I. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI. 1. Sự cần thiết khách quan và sự nghiệp phát triển BHXH Trong cuộc sống để tồn tại trước hết con người cần phải ăn, mặc, ở đó là những nhu cầu thiết yêu trong cuộc sống hàng ngày. Muốn được vậy con người cần phải lao động để làm ra những của cải vật, chất phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Để lao động được con người cần có sức khỏe, xong trong cuộc sống thực tế không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi, không phải người lao động nào cũng có đủ điều kiện sức khỏe, khả năng lao động hoặc những may mắn để hoàn thành công việc, công tác, tạo nên cho gia đình một cuộc sống no ấm, hạnh phúc. Ngược lại không mấy ai tránh được những rủi ro bất hạnh như ốm đau, tai 2 nạn, thương tật cần có người chắm sóc, cần có tiền để trang trải thuốc men. Vì thế con người muốn giảm bớt gánh nặng tiền bạc. Muốn an tâm ổn định cuộc sống con người tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như san sẻ, đùm bọc lẫn nhau, đi vay đi xin hoặc dựa vào sự cứu trợ của Nhà nước. Đây là những cách chắc chắn nhưng thụ động. Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển, việc thuê mướn nhân công trở nên phổ biến, cùng với đó là quan hệ giữa người chủ sử dụng lao động và người lao động nảy sinh thêm mâu thuẫn. Người lao động ngoài việc được trả tiền công lao động họ còn đòi hỏi một khoản thu nhập khi họ ốm đau, tai nạn, sinh con… Trong thực tế nhiều khi các trường hợp trên không xảy ra và người chủ không phải chi một đồng nào. Nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ phải bỏ ra một lúc nhiều khoản tiền lớn mà họ không muốn. Để điều hòa mâu thuẫn trên, Nhà nước buộc cả giới chủ và thợ phải đóng một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dưa trên cơ sở xác suất xảy ra đối với người làm thuê. Từ đó hình thành nên một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia. Quỹ này còn được bổ sung từ NSNN khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp phải những biến cố bất lợi. Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn trải, cuôc sống của người lao động và gia đình họ ngày càng được ổn định. Người sử dụng lao động cũng có lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh doanh lại diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn không cần thiết. Vì vậy, nguồn quỹ tền tệ này được thiết lập ngày càng lớn và nhanh chóng, khả năng giải quyết những phát sinh lớn của quỹ ngày càng cao. Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ trên được gọi là BHXH đối với người lao động. Như vậy BHXH là một trong những biện pháp nhằm khắc phục khó khăn về tài chính của người lao động khi họ gặp phải rủi ro và được coi là biện pháp hữu hiệu nhất. Có thể nói rằng sự suất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cản thấy sự cần thiết phải tham gia vào hệ thống BHXH và sự cần thiết 3 phải tiến hành bảo hiểm cho người lao động. Vì vậy, BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền của người lao động, được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu, một trong những quyền lợi của con người như trong bản tuyên ngôn nhân quyền của hội đồng liên hợp quốc họp thông qua ngày 10/12/1948 đã nêu: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH”. Ra đời thế kỷ 13 ở Nam Âu đến nửa cuối thế kỷ 19 có thể coi như là một mốc phát triển của BHXH với hệ thống BHXH lớn đầu tiên của chính phủ Đức dưới thời thủ tướng Bismasch. Năm 1850 ở Đức có nhiều bang lập quỹ ốm đau và bắt buộc công nhân phải đóng góp để dự phòng khi mất thu nhập vì ố đau, bệnh tật. Lúc này chỉ có người được hưởng bảo hiểm phải đóng góp. Năm 1883 chuyển quỹ ốm đau này cho hội Tương Tế lúc bấy giờ do công nhân quản lý, để mở rộng diện người được bảo hiểm và để tài chính của quỹ được dồi dào hơn. Năm 1884 xuất hiện thêm chế độ bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp (tức tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp) do các hiệp hội chủ doanh nghiệp quản lý. Năm 1889 lại xuất hiện thêm chế độ tuổi già. Như vậy thời gian từ 1883 đến năm 1889 một hệ thống BHXH lớn đầu tiên đã ra đời. Sau đó những năm đầu của thế kỷ 20 BHXH đã lan ra các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Đến cuối những năm 20 đầu những năm 30 mới có những đạo luật về BHXH được ban hành. Sau chiến tranh thế giới thứ hai BHXH phát triển phong phú và đa dạng ở trên 160 nước trên thế giới. Do điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia khác nhau nên việc áp dụng BHXH của các nước cũng không giống nhau. Tuy nhiên có những vấn đề chung cơ bản mà bất kỳ nước nào cũng phải thực hiện khi xây dựng BHXH cho quốc gia mình để đảm bảo sự thông nhất của mối quốc gia về vấn đề này, hội nghị quốc tế về lao động do tổ chức lao động quốc tế (ILO) tổ chức ngày 28/6/1952 đã thông qua công ước Giơnevơ 102 về BHXH và được 158 nước thành viên phê chuẩn. Theo công ước này thì hệ thống BHXH là một hệ thống gồm 3 tầng: + Tầng 1: Là cơ sở để áp dụng cho một thành viên trong xã hội, trong đó chủ yếu là cho người nghèo và cho những người có thu nhập thấp. Các đối 4 tượng này được Nhà nước bảo trợ và phần đông trong số họ có khả năng đóng BHXH rất hạn chế nhưng vẫn được hưởng BHXH và trợ cấp khi có yêu cầu, vì vậy tầng này được coi là tầng lưới an toàn. + Tầng 2: Dành cho các đối tượng có công ăn việc làm. Đây là đối tượng bị bắt buộc bao gồm công nhân viên chức Nhà nước, người lao động ở các thành phần kinh tế khác. Tài chính chi trả lấy từ nguồn tài trợ đóng góp của người chủ thợ và có thể từ sự hố trợ của Nhà nước. + Tầng 3: Là tầng BHXH tự nguyện giành cho đối tượng có nhu cầu tham gia BHXH nhưng chưa tham gia và những người đã tham gia BHXH nhưng muốn được tiêu chuẩn quy định bắt buộc. 2. Khái niệm BHXH. Từ sự cần thiết về BHXH người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về BHXH nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất nào mà theo quan niệm riêng của từng nước. Tuy vậy cơ bản khái niệm BHXH được hiểu: “ BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, bằng cách hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động nhằm bảo đảm đời sống của người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội” hoặc “BHXH là quá trình tổ chức, một quỹ tiền tệ tập trung tồn tích dần do sự đóng góp của người lao động và gia đ ình họ khi gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập theo lao động” Còn tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã định nghĩa: “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với tất cả các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để đối phó với những khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm nhiều về thu nhập, gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già và chết, việc cung cấp y tế và trợ cấp cho những gia đình đông con”. 3, Bản chất chức năng của BHXH. 5 * Bản chất : Với các cách hiểu về BHXH có thể khẳng định bản chất của BHXH được thể hiện ở những nội dung sau : - BHXH là nhu cầu tất yếu khách quan gắn liền với nền kinh tế hàng hóa khi quan hệ thuê mướn, sử dụng lao động phát triển ở mức độ nhất định. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Có thể nói kinh tế nền tảng của BHXH không vượt quá trạng thái của mối nước. - Các biến cố được đảm bảo trong BHXH có thể là ngẫu nhiên như ốm đau, tai nạn lao động Nhưng cũng có trường hợp không hoàn toàn ngẫu nhiên như hưu trí, tuổi già, thai sản - Thu nhập của người lao động bị mất do bị giảm hoặc bị mất sức lao động, mất việc làm được bù đắp bởi quỹ bảo hiểm tập trung bằng sự đóng góp chủ yếu của các bên tham gia bảo hiểm. - Mục đích của BHXH là đảm bảo ít nhất mức sống tối thiểu cho người lao động khi gặp phải những biến cố rủi ro, mất sức lao động hay mất việc làm. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO), mục tiêu này được cụ thể hóa như sau : + Đền bù cho người lao động những khoản thu nhậpp bị mất để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của họ. + Chăm sóc sức khỏe và chống bệnh tật. + Xây dựng các điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em. * Chức năng : - Bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập bị mất của người lao động khi gặp phải những biến cố làm giảm, mất khả năng lao động hay mất việc làm. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH. Suy cho cùng mất khả năng lao động sẽ đến với tất cả mọi người lao động khi hết tuổi lao động theo quy định của BHXH, còn mất việc làm và mất khả năng lao động tạm thời chỉ có thể xảy ra với một số người nhưng đều được hưởng trợ cấp BHXH với mức hưởng phụ 6 thuộc vào các điều kiện cần thiết, thời điểm và thời hạn được hưởng phải đúng quy định. - BHXH phân phối lại thu nhập giữa các bên tham gia bảo hiểm.Tham gia bảo hiểm không chỉ có người lao động mà cả người sử dụng lao động. Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ BHXH. Quỹ này dùng để trợ cấp cho một số người lao động tham gia khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Số lượng những người này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số những người tham gia đóng góp. Như vậy không kể bảo hiểm hưu trí BHXH đã lấy số đông bù số ít và thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang, giữa những người có thu nhập cao và thu nhập thấp, giữa những người khoẻ mạnh đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc Điều đó cũng góp phần vào việc thực hiện công bằng xã hội. - BHXH góp phần kích thích người lao động hăng hái sản xuất, tăng năng suất lao động cá nhân và từ đó tăng năng xuất lao động xã hội. Khi khoẻ mạnh làm việc bình thường, người lao động sẽ có tiền lương, tiền công khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già hoặc bị chết đã có BHXH bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập quan trọng, do đó đời sống của bản thân và gia đình họ luôn có chỗ dựa, luôn được bảo đảm. Chính vì vậy họ sẽ yên tâm gắn bó với công việc, với nơi làm việc và tích cực lao động sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động cũng như tăng hiệu quả kinh tế. Chức năng này biểu hiện như một đòn bẩy kinh tế, như động lực thúc đẩy người lao động. - BHXH góp phần gắn bó lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động, giữa người lao động với Nhà nước. Trên thực tế, người lao động và người sử dụng lao động vốn có nhiều mâu thuẫn về tiền lương, tiền công, thời gian lao động Thông qua BHXH, những mâu thuẫn đó được điều hoà và giải quyết. Đặc biệt cả hai bên đều thấy nhờ có BHXH mà mình có lợi và được bảo hiểm. Từ đó làm họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích được với nhau. Đối với Nhà nước, chỉ có BHXH là cách thức phải chi ít nhất nhưng hiệu quả nhất, giải 7 quyết được khó khăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. 4. Nguyên tắc của BHXH. Để hoạt động có hiệu quả, đúng bản chất BHXH phải tuân theo những những nguyên tắc sau: - Nguyên tắc số đông bù số ít. - Nhà nước và người sử dụng lao động có trách nhiệm phải bảo hiểm xã hội đối với người lao động, người lao động cũng có trách nhiệm phải tự bảo hiểm cho chính mình. - Nguyên tắc kết hợp giữa bắt buộc và tự nguyện. - Nguyên tắc tự hoạch toán độc lập BHXH với ngân sách nhà nước. - Mọi người lao động đều có quyền hưởng BHXH khi bị giảm, mất khả năng lao động. - Phải kết hợp hài hoà giữa mục tiêu, lợi ích và khả năng đáp ứng nhu cầu trong BHXH. - Giữ mức đóng góp và mức hưởng BHXH có sự tương đương và có sự kết hợp với tính xã hội. - Mức trợ cấp BHXH nói chung phải thấp hơn mức tiền lương lúc đang đi làm nhưng thấp nhất cũng phải bảo đảm đời sống tối thiểu. - Phải đảm bảo tính thống nhất BHXH trên phạm vi cả nước, đồng thời làm phát huy tính đa dạng, năng động của các bộ phận cấu thành. - BHXH phải phát triển dần từng bước phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn phát triển cụ thể. 5. Nội dung cơ bản của BHXH. 5.1. Đối tượng của BHXH. Như trên đã viết BHXH là một hệ thống đảm khoản thu nhập bị giảm hoặc bị mất đi do người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm vì các nguyên nhân ốm đau, tai nạn, già yếu Do vậy, đối tượng của BHXH chính là thu nhập của người lao động bị biến động hoặc mất đi do giảm 8 hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của những người lao động tham gia BHXH. Đối với đối tượng tham gia BHXH, tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào đó. Tuy vậy hầu hết các nước khi mới có chính sách BHXH đều thực hiện BHXH đối với các viên chức Nhà nước, những người làm công hưởng lương. * Các mối quan hệ trong của BHXH: Mối quan hệ xuyên suốt trong hoạt động BHXH là mỗi quan hệ giữa nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia BHXH, mỗi quan hệ này dựa trên quan hệ lao động và diễn ra giữa ba bên: Bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH. Đây là đặc trưng riêng của BHXH, nó quyết định sự tồn tại, hoạt động và phát triển của BHXH một cách ổn định và bền vững. Bên tham gia BHXH gồm có người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước (Trong một số trường hợp). Người lao động tham gia BHXH để bảo hiểm cho chính mình trên cơ sở san sẻ rủi ro của một số đông người lao động khác. Người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ BHXH là trách nhiệm của họ để bảo hiểm cho người lao động mà họ sử dụng, đồng thời còn vì lợi ích của chính họ, đó là bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh của họ không bị ảnh hưởng khi phát sinh nhu cầu BHXH. Còn Nhà nước tham gia BHXH với tư cách là người bảo hộ cho các hoạt động của quỹ BHXH, bảo đảm giá trị đồng vốn và hỗ trợ cho quỹ BHXH trong những trường hợp cần thiết. Ngoài ra, Nhà nước tham gia BHXH còn với tư cách chủ thể quản lý, định ra những chế độ, chính sách, định hướng cho hoạt động BHXH. - Bên BHXH là bên nhận BHXH từ những người tham gia BHXH. Bên BHXH thường là một số tổ chức (cơ quan, công ty ) do Nhà nước lập ra (ở một số nước có thể do tư nhân lập ra) nhận sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động lập nên quỹ BHXH. Bên BHXH có trách nhiệm thực 9 hiện chi trả trợ cấp cho bên được BHXH khi có nhu cầu phát sinh và làm cho quỹ BHXH phát triển. - Bên được BHXH là người lao động tham gia BHXH và thân nhân của họ theo quy định của pháp luật. Bên được BHXH được quyền nhận các loại trợ cấp khi phát sinh những nhu cầu BHXH, để bù đắp thiếu hụt về thu nhập do các loại rủi ro được bảo hiểm gây ra. Giữa các bên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong kinh tế thị trường, bên tham gia BHXH có thể đồng thời là bên được BHXH ( người lao động chẳng hạn). Đối với người lao động độc lập, họ vừa là người tham gia BHXH vừa là người được quyền hưởng BHXH vì họ đóng phí BHXH để bảo hiểm cho chính họ. 5.2. Các chế độ BHXH. Theo Công ước Quốc tế 102 của ILO ‘‘Công ước về quy phạm tối thiểu của bảo hiểm xã hội’’ quy định gồm 9 chế độ trợ cấp BHXH như sau : 1. Chăm sóc y tế. 2. Trợ cấp ốm đau. 3. Trợ cấp thất nghiệp. 4. Trợ cấp tuổi già. 5. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. 6. Trợ cấp gia đình. 7. Trợ cấp thai sản. 8. Trợ cấp tàn tật. 9. Trợ cấp mất người nuôi dưỡng. Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng thực hiện đầy đủ 9 chế độ trên mà việc xây dựng, thực hiện các chế độ BHXH ở các nước là khác nhau phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, vào yếu tố sinh học, điều kiện làm việc và bảo hộ an toàn lao động của mỗi nước. Nhưng theo khuyến nghị của ILO thì mỗi nước phải thực hiện ít nhất 3 chế độ, trong đó phải có ít nhất 3 trong 5 chế độ 3,4,5,8,9. 10 [...]... tra phù hợp Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI BHXH Ở BHXH TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 25 I TỔNG QUAN VỀ BHXH TỈNH CAO BẰNG 1, Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng Cao Bằng là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới, nằm ở phía đông bắc của Việt Nam có diện tích đất tự nhiên là 6690,72 Km2 (Trong đó: đất canh tác nông nghiệp chi m 8%; đất lâm nghiệp chi m 61%; còn lại là núi đá vôi),... định của pháp luật BHXH tỉnh Cao Bằng có tư cách pháp nhân, là đơn vị hạch toán cấp 2, có con dấu và tài khoản riêng BHXH tỉnh Cao Bằng chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, chịu sự quản lý về công tác Đảng, Đoàn thể, về mặt hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng b Nhiệm vụ: BHXH tỉnh Cao Bằng thực hiện đúng, đầy... chính: thu, chi BHXH, chi quản lý bộ máy, chi đầu tư xây dựng…hàng quý, năm trong tỉnh; phân bổ dự toán thu, chi; tổ chức cấp phát và quản lý kinh phí chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ trợ cấp BHXH; chủ trì phối hợp với các phòng chức năng thực hiện xét duyệt và tổng hợp quyết toán tài chính do BHXH tỉnh quản lý * Phòng tổ chức- hành chính: - Chức năng: giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý tổ chức,... toàn xã hội 2 Quản lý chi BHXH 17 Quản lý diễn ra trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con người khi có nhiều người liên kết, hợp tác với nhau, diễn ra trên nhiều cấp độ khác nhau, được vận dụng khái niệm chung về quản lý Đối với hoạt động BHXH cũng cần có quản lý BHXH, được định nghĩa như sau: "Quản lý bảo hiểm xã hội là quản lý toàn bộ hoạt động bảo hiểm xã hội, bao gồm cả quản lý các đối tượng... xuất các biện pháp quản lý để không ngừng cải tiến, hoàn thiện công tác quản lý nghiệp vụ chi * BHXH tỉnh, thành phố: 1) Chấp hành đầy đủ mọi thể lệ, quản lý chi các chế độ BHXH 2) Hàng tháng lập danh sách chi trả cho các loại đối tượng 3) Hàng tháng tiếp nhận quản lý kinh phí từ trung ương cấp để thực hiện chi trả các chế độ BHXH và phân phối kinh phí đó trên cơ sở danh sách đối tượng tỉnh lập chuyển... trách nhiệm và chế độ quản lý của các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh; Quyết định số: 246/ QĐ- BHXH ngày 28 tháng 4 năm 2008 của BHXH tỉnh Cao Bằng: V/v ban hành quy chế làm việc của BHXH tỉnh Cao Bằng Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận của BHXH tỉnh Cao Bằng được quy định: * Giám đốc: Thủ trưởng cơ quan, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và trước pháp luật... thụ, quản lý thu, chi và quỹ BHXH" Trong hệ thống quản lý BHXH có chủ thể quản lý là Nhà nước và đối tượng quản lý là tất cả mọi đối tượng tham gia và hưởng thụ BHXH Nhà nước uỷ quyền cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý toàn bộ hoạt động BHXH trên phạm vi cả nước với một hệ thống tổ chức từ trung ương đến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quận huyện, còn ở cấp xã phường có đại lý và các tổ chi. .. động tỉnh Cao Bằng Thực hiện Quyết định số: 20/2002/ QĐ- TTg ngày 20/ 01/ 2002 của Thủ tướng Chính phủ- Hệ thống BHYT Việt Nam được chuyển giao sang BHXH Việt Nam, từ tháng 01/ 2003 BHYT Cao Bằng chính thức sáp nhập vào BHXH Cao Bằng Từ thời điểm này BHXH Cao Bằng thực hiện thống nhất các chế độ BHXH, BHYT cho người lao động và nhân dân 3 Chức năng, nhiệm vụ của BHXH Tỉnh Cao Bằng a Chức năng: BHXH tỉnh. .. là núi đá vôi), phía đông bắc và bắc giáp với tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc, có đường biên giới dài 311 Km Phía tây giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang; Phía nam và tây nam giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Kạn .Cao Bằng có 13 huyện, thị với dân số toàn tỉnh là 510.884 ( số liệu năm 2009 ) gồm 10 dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, giao, mông…Trong kháng chi n Cao Bằng là cái nôi của cách mạng, là nơi chủ tịch... theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền - Quản lý và sử dụng công chức, viên chức, tài chính, tài sản của BHXH tỉnh - Thực hiện chế độ thông tin, thông kê, báo cáo theo quy định - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao 4 Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Cao Bằng 4.1 Đội ngũ công chức, viên chức của BHXH tỉnh Cao Bằng: BHXH tỉnh Cao Bằng tính đến thời điểm tháng 12/2010 gồm có 207 . và quản lý chi BHXH. Chương 2: Thực trạng quản lý chi BHXH tại BHXH tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2007-2010. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi BHXH tại. bộ công chức ngành BHXH. Vì vậy trong thời gian thực tập tại BHXH tỉnh Cao Bằng tôi chọn đề tài Quản lý chi BHXH tại BHXH tỉnh Cao Bằng làm đề tài viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Kết. động BHXH tỉnh Cao Bằng cũng gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế trong việc quản lý nguồn chi BHXH, vì vậy việc tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nguồn chi của BHXH

Ngày đăng: 19/07/2014, 01:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w