Các hình thức chi BHXH hiện hàn hở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh cao bằng (Trang 34 - 36)

II- TÌNH HÌNH CHI BHX HỞ TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2007

1. Các hình thức chi BHXH hiện hàn hở Việt Nam.

Các chế độ BHXH là hệ thống các quy định về điều kiện hưởng, mức hưởng và thời gian hưởng cho từng người lao động khi họ gặp phải những rủi ro thuộc từng phạm vi chế độ.

Theo điều 2 điều lệ BHXH Việt Nam hiện nay, BHXH Việt Nam đang thực hiện các loại chế độ sau đây:

- Chế độ trợ cấp ốm đau: Chế độ này đã giúp cho người lao động có được khoản trợ cấp thay thế thu nhập bị mất do không có việc làm khi bị ốm đau. Việc thiết kế chế độ này như hiện hành đã tránh được những hiện tượng lạm dụng và bình quân hoá trong khi xét trợ cấp. Đảm bảo công bằng giữa đóng và hưởng BHXH, đồng thời có tính đến yếu tố san sẻ trong quá trình thực hiện, vẫn còn một số vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu xem xét như: không quy định thời gian dự bị trước khi hưởng BHXH, thời hạn hưởng tối đa chưa rõ, thủ tục, danh mục các bệnh dài hạn quy định đã lâu cần phải được bổ sung một số bệnh mới...

- Chế độ trợ cấp thai sản: Thiết kế chế độ này như hiện nay đã giúp lao động nữ có được khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập bị mất do không có

việc làm vì sinh con. Hơn nữa, việc quy định thời gian nghỉ đã tính đến yếu tố điều kiện môi trường lao động nhằm đảm bảo sức khỏe cho sản phụ thuộc các nhóm lao động khác nhau. Qua thực tiễn cho thấy chế độ này còn một số điểm cần phải khắc phục như: còn đan xen giữa chính sách BHXH với chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình; thời gian dự bị trước khi được hưởng cũng chưa có...

- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp: Thực tiễn triển khai chế độ này ở nước ta trong những năm qua đã góp phần không nhỏ đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động không may bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Đồng thời chế độ này còn quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với các trường hợp xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Mức trợ cấp của chế độ này dựa trên cơ sở tỉ lệ suy giảm khả năng lao động là hợp lý. Tuy vậy, cần phải xác định rõ hơn tai nạn lao động xảy ra trên đường đi từ nhà tới nơi làm việc và ngược lại, danh mục bệnh nghề nghiệp cần phải được xếp vào bệnh nghề nghiệp...

- Chế độ hưu trí: Đây là chế độ nhằm cung cấp một khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập không nhận được nữa từ nghề nghiệp do nghỉ hưu. Nội dung chế độ này đã khắc phục được những hạn chế trước đây như: việc quy đổi thời gian công tác; bóc tách được phần lớn các chế độ ưu đãi xã hội ra khỏi chế độ hưu trí... Vì thế, đã đảm bảo được công bằng, bình đẳng giữa đóng và hưởng BHXH; giữa các nhóm lao động khác nhau. Tuy vậy, chế độ này vẫn còn nhiều điểm nổi cộm cần khắc phục như: tuổi đời về hưu giữa các ngành, các nhóm lao động; những người hưởng trợ cấp một lần đưa vào chế độ là chưa hợp lí, vì những người này vừa chưa đủ tuổi, vừa không đủ tích uỹ cần thiết để hưởng trợ cấp. Đây chỉ là sự trả lại một phần số tiền người lao động khi họ không còn quan hệ lao động nữa, do quỹ BHXH đảm nhận.

- Chế độ tử tuất: Một trong những chế độ BHXH mang tính nhân đạo nhất đó là chế độ tử tuất. Chế độ này đã giúp cho nhân thân người chết có được khoản trợ cấp bù đắp một phần thiếu hụt thu nhập của gia đình do người lao

động bị chết; khi xây dựng chế độ này, đã tính đến yếu tố xã hội giữa người sống và người chết. Song, việc qui định đối tượng được hưởng bao gồm cả bố mẹ bên vợ, bên chồng còn có thân nhân của cả hai bên chịu trách nhiệm.Điều này cần phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để thống nhất qui định...

Trong đó ngân sách Nhà nước chi trả các chế độ sau: lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp theo quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/08/2000 (gọi tắt là trợ cấp 91), trợ cấp công nhân cao su, trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và người phục vụ tai nạn lao động, trợ cấp bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tuất (định suất cơ bản, định suất nuôi dưỡng), mai táng phí, trang cấp dụng cụ phục hồi chức năng chỉnh hình cho người bị tai nạn lao động, lệ phí chi trả, chi khác (nếu có). Từ nguồn quỹ BHXH đảm bảo gồm các chế độ: lương hưu, trợ cấp cán bộ xã phường (theo nghị định số 09/1998/NĐ-CP), trợ cấp tai nạn lao động và người phục vụ cho người bị tai nạn lao động, trợ cấp bệnh nghề nghiệp trợ cấp tuất, trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức, trang cấp dụng cụ phục hồi sức khỏe cho người bị tai nạn lao động, lệ phí chi trả, chi mua thẻ khám chữa bệnh, chi khác. Trong chuyên đề này tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình trong 5 chế độ cơ bản đó là chế độ hưu trí, ốm đau, thai sản, TNLĐ- BNN-MSLĐ, tử tuất đang thực hiện ở BHXH tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua do điều kiện số liệu cung cấp còn hạn chế.

Có thể nói, hệ thống các chế độ là nội dung cốt lõi nhất của BHXH nó thể hiện được vai trò của BHXH đối với người lao động khi tham gia BHXH.

Ngoài các chế độ nói trên, theo quyết định số 20/2002/QĐ ngày 24/01/2002 của Thủ tưởng Chính Phủ, BHYT Việt Nam chuyển sang BHXH đã hình thành một chế độ mới trong hệ thống các chế độ BHXH.

2. Tổng số đối tượng hưởng các chế độ BHXH ở BHXH Tỉnh Cao Bằng.Bảng 01: Số đối tượng hưởng các chế độ BHXH ở tỉnh Cao Bằng thời

Một phần của tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh cao bằng (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)