Đối với BHXH Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh cao bằng (Trang 59 - 64)

II- ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ: 1 Đối với đại diện chi trả:

4.Đối với BHXH Việt Nam.

Đề nghị BHXH Việt Nam quan tâm và chỉ đạo sát sao hơn nữa đối với công tác chi trả các chế độ BHXH. Cấp kinh phí chi lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ, đảm bảo kịp thời cho đơn vị nhất là trong những tháng cuối năm.

Dựa trên những khó khăn đã nêu trên (địa bàn chi trả không tập trung, đường xá đi lại khó khăn, số đối tượng ít, nhiều xã nằm sát biên giới Việt - TRung tình hình an ninh trật tự không ổn định...) thì mức lệ phí hiện nay chưa đủ đáp ứng chi phí hỗ trợ đại diện chi trả, bảo vệ tiền, chi cho công tác phối kết hợp với các cơ quan ban ngành tại địa phương trong việc tuyên truyền, quản lý các đối tượng và thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn tỉnh. BHXH tỉnh Cao Bằng đề nghị BHXH Việt Nam xem xét và điều chỉnh tăng tỷ lệ % lệ phí chi trả để giúp cho BHXH Cao Bằng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch BHXH Việt Nam giao.

Thứ nhất: BHXH Việt Nam là cơ quan quản lý cấp trên do đó cần phải phối kết hợp với BHXH tỉnh để kiểm tra tình hình thực hiện các chế độ BHXH trên địa bàn nhằm phát hiện những tiêu cực trong công tác chi trả nói riêng và BHXH nói chung.

Thứ hai: cần phối hợp với các đơn vị BHXH trực thuộc trong việc tuyên truyền, tạo điều kiện giúp đỡ BHXH nhằm đưa các chính sách của BHXH đến với người lao động, giúp họ có những hiểu biết cần thiết để họ tích cực, tự nguyện tham gia đóng góp vào BHXH nhất là các chủ sử dụng lao động - một

trong những chủ thể tham gia đóng góp với tỷ lệ lớn (15% tổng quỹ lương) trong việc hình thành quỹ BHXH. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp Uỷ đảng đối với việc xây dựng và hoàn thiện, tổ chức thực hiện chính sách BHXH, nhất là ở các địa phương và cơ sở.

Thứ ba: BHXH Việt Nam cần phải cụ thể hoá kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Chính phủ bằng các văn bản hướng dẫn tạo điều kiện cho BHXH các địa phương thực hiện một cách đúng đắn. Kịp thời xử lý những vướng mắc trong quản lý tài chính ở các địa phương đồng thời hỗ trợ địa phương trong công tác đào tạo và đào tạo lại kiến thức quản lý tài chính cho đội ngũ cán bộ quản lý tài chính ở địa phương. Để làm được điều này cần tạo ra trong hệ thống sự thông suốt và thường xuyên kiểm tra trong việc quản lý tài chính và thực hiện các chính sách bằng hệ thống thông tin nội bộ ngành và mở rộng phối hợp với các ngành khác.

KẾT LUẬN

Qua gần 20 năm đổi mới và phát triển điều đặc biệt nổi bật của đất nước ta đó là vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế, xoá bỏ bao vây, cấm vận của Mỹ, vượt qua chấn động do sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, không bị cuốn vào cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á mặc dù nó ảnh hưởng tới nước ta khá nặng nề. Với chính sách hợp lý và kịp thời, Đảng ta đã lái con thuyền đất nước đi đúng hướng bên cạnhd dó còn phải kể đến sự nỗ lực của các cấp, các ngành từ trung ương đến cơ sở trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm mục tiêu mà tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4/2001) đã đề ra là "ra sức phấn đấu đưa nước ta về cơ bản đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp". Thời gian thực hiện mục tiêu không còn nhiều và còn nhiều việc phải làm đòi hỏi mỗi cá nhân tổ chức phải góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế.

Góp phần vào sự phát triển chung của đất nước chính sách BHXH trong những năm qua đã có những đóng góp tích cực vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động tham gia BHXH và an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên công tác quản lý chi BHXH còn hạn chế, do đó trong quá trình thực tập tại BHXH tỉnh Cao Bằng tôi đã đi sâu vào tìm hiểu và đề xuất các biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác chi BHXH. Hy vọng với những gì tôi đã đề xuất sẽ phần nào giúp cho công tác quản lý chi BHXH đạt hiệu quả tốt hơn, nhất là tại BHXH tỉnh Cao Bằng. Từ đó đề ra những phương hướng, giải pháp thực hiện cũng như những chính sách BHXH phù hợp với định hướng phát triển của ngành cũng như của đất nước với mục tiêu đến năm 2010 Việt Nam sẽ có khoảng 10 triệu người tham gia BHXH chiếm khoảng 20% lực lượng lao động xã hội và khoảng 45 triệu người tham gia BHYT chiếm 50% dân số, tiến tới thực hiện mục tiêu BHXH cho mọi người lao động và BHYT cho toàn dân.

BẢNG KÊ CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Bảo hiểm xã hội: BHXH Bảo hiểm y tế: BHYT Bảo hiểm thất nghiệp: BHTN Bảo hiểm thương mai : BHTM Bảo hiểm xã hội Việt Nam: BHXHVN

Hội đồng nhân dân: HĐND Uỷ ban nhân dân: UBND

Ngân sách Nhà nước: NSNN Công chức, viên chức: CCVC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giao trình bảo hiểm doanh nghiệp- trường đại học kinh tế quốc dân 2. Luật bảo hiểm xã hội.

3. Điều lệ BHXH Việt Nam 4. Tạp chí BHXH.

5. Báo lao động xã hội.

6. Các quyết định của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam 7. Báo cáo quản lý nhà nước.

8. Các văn bản về chế độ BHXH

9. Báo cáo tổng kết công tác chi trả BHXH các năm 2007,2008,2009 của BHXH tỉnh Cao Bằng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI. QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI.

Một phần của tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh cao bằng (Trang 59 - 64)