0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

hình thức chi trả giãn tiếp:

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG (Trang 45 -49 )

II- TÌNH HÌNH CHI BHX HỞ TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2007

b. hình thức chi trả giãn tiếp:

Là hình thức chi trả thông qua một tổ chức ở cơ sở gọi là Ban đại diện chi trả xã, phường bao gồm những người do UBND xã, phường giới thiệu và chịu trách nhiệm. Đây là hình thức chi trả phổ biến được thực hiện từ trước đến nay. Qua thực tế chi trả Hình thức chi trả gián tiếp có những ưu điểm sau:

Ưu điểm:

- Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương và điều kiện phương tiện, cơ sở vật chất và biên chế cán bộ của Bảo hiểm xã hội.

Hiện tại cơ sở vật chất, phương tiện và điều kiện làm việc của BHXH các huyện còn nhiều khó khăn và hạn chế; khối lượng công việc của ngành nhiều, nhiều việc đột suất nên việc huy động một đội ngũ đông đảo những người có tâm

huyết và kinh nghiệm làm công tác chi trả ở các xã, thị trấn là một tác nhân rất quan trọng giúp cho việc thực hiện có kết quả công tác quản lý đối tượng, quản lý cấp phát, chi trả và thanh toán chế độ BHXH ở cơ sở. Thời gian chi trả trên toàn địa bàn được thực hiện nhanh và kịp thời hơn. Mặt khác trong điều kiện và hoàn cảnh còn nhiều khó khăn như hiện nay, ở mỗi địa phương, mỗi vùng có những đặc điểm đời sống và sinh hoạt, ngành nghề và điều kiện lao động sản xuất, tâm lý xã hội và phong tục, thói quen... Có nhứng khác biệt thì việc trực tiếp mang tiền xuống địa phương để ấn định một lịch chi trả cụ thể vào 1, 2 ngày trong tháng là rất khó thực hiện. Đặc biệt ở những nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn, do phải mưu sinh trong cuộc sống hàng ngày, các đối tượng hưởng BHXH phải đi làm ăn xa dài ngày, ở các xã vùng núi cao giao thông đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ thì phương thức chi trả thông qua các Ban đại diện, các tổ chức chi trả hoặc tổ hưu trí là phương thức tích cực và có hiệu quả hơn cả. Hệ thống chi trả đông đảo này tuy còn những hạn chế nhất định về nghiệp vụ nhưng có nhiệt tình, kinh nghiệm và có điều kiện về thời gian để đi đến từng thôn, xóm, bản, đến từng nhà để trao tận tay đối tượng tiền lương hưu hoặc trợ cấp BHXH.

- Các Ban chi trả thực sự là cầu nối quan trọng của cơ quan BHXH trong việc tuyên truyền, giải thích về chế độ chính sách BHXH.

Phần lớn những người làm công tác chi trả ở các xã, phường am hiểu về chế độ chính sách, có kinh nghiệm nên trong quá trình chi trả khi đối tượng gặp vướng mắc, chưa rõ về chế độ chính sách thì hầu hết các đối tượng đều được Ban đại diện chi trả giải thích kịp thời.

- Việc thực hiện hình thức chi trả thông quan các Ban đại diện ở xã, phường còn góp phần tăng cường mối quan hệ và sự hợp tác, phối hợp trong quản lý đối tượng giữa chính quyền địa phương với cơ quan Bảo hiểm xã hội. Công tác báo giảm hàng tháng những đối tượng chết, di chuyển, hoặc đi vắng lâu ngày được gắn liền với trách nhiệm của Ban đại diện khi đến báo cáo thanh toán và nhận lại

thù lao chi trả (tức lệ phí chi) của tháng trước tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện. Qua đó, tình trạng lợi dụng chính sách, lợi dụng đối tượng để tham nhũng tiền CĐCS trong những trường hợp người hưởng lương hưu hoặc trợ cấp đã chết nhưng không báo cắt giảm lên trên đã dần được hạn chế và khắc phục. Mối quan hệ với các cấp uỷ và chính quyền địa phương cũng được tăng cường và thắt chặt hơn qua việc hàng tháng các Ban đại diện nhận tiền về, UBND xã, thị trấn đều có trách nhiệm phối hợp để tổ chức chi trả, bảo vệ tiền mặt, tạo những điều kiện thuận lợi và cơ sở vật chất giúp các Ban đại diện chi trả hoàn thành được nhiệm vụ và đối tượng đến lĩnh tiền được thuận lợi. Đồng thời Chủ tịch UBND xã cũng tăng cường hơn công tác chỉ đạo, kiểm tra nâng cao tinh thần trách nhiệm khi ký xác nhận trên Giấy chứng tử, tờ khai hoàn cảnh gia đình để giải quyết chế độ Tử tuất khi đối tượng qua đời. Vì vậy đã hạn chế được những tiêu cực trong việc chậm báo cắt giảm, trong chi trả tiền một lần, tiền mai táng phí hoặc trong quá trình lập hồ sơ để giải quyết các chế độ BHXH; kiểm soát được tình trạng gửi đối tượng đến cư trú giả để lĩnh lương hưu và phục cấp ở những nơi có hệ số phụ cấp khu vực cao.

Nhược điểm:

Qua thực tế chi trả chúng ta thấy bên cạnh những ưu điểm nêu trên việc chi trả theo hình thức này còn có một số nhược điểm sau:

- Thời gian đi nhận tiền còn chiếm một thời gian dài: Phần lớn các Ban đại diện chi trả ở các xã và thị trấn chỉ mất một ngày cho việc làm các thủ tục ở Bảo hiểm xã hội huyện, nhận tiền ở Kho bạc và đi về, trong khi đó có đến 50% số xã ở các xã miền núi, vùng xa thường phải đến ngày thứ hai mới nhận được tiền ở Kho bạc. Như vậy, việc chờ đợi ở Kho bạc và đi trên đường vẫn chiếm một lượng thời gian khá lớn trong quá trình chi trả ở cơ sở. Đây cũng là khoảng thời gian có thể xảy ra tiêu cực, mất mát trong quá trình vận chuyển tiền, nhất là những nơi có địa bàn hẻo lánh và đường xá đi lại khó khăn.

- Công tác vận chuyển tiền phần lớn bằng phương tiện thô sơ, không đảm bảo an toàn: Hàng tháng thủ quỹ và kế toán của các Ban đại diện chi trả xã đi nhận tiền gặp nhiều khó khăn và không an toàn trên đường đi do đường xá xa xôi, phương tiện đi lại và vận chuyển tiền chủ yếu bằng xe máy.

- Công tác bảo quản, cất giữ, đảm bảo an toàn về tiền mặt chưa cao. Hầu hết các Ban đại diện chi trả của các xã thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa đều không có két sắt để bảo quản tiền mặt sau khi lĩnh về.

Tiền mặt sau khi lĩnh về một số Ban đại diện chi trả để tại trụ sở UBND xã và tiến hành chi trả ngay trong ngày hoặc 1 đến 2 ngày tiếp theo. Còn phần lớn thì mang về nhà.

- Thời gian chi trả kéo dài, phần lớn các Ban đại diện thực hiện chi trả trong vòng 2 đến 4 ngày. Riêng ở khu vực thị xã, do số lượng đối tượng đông và có đặc điểm đi làm ăn lưu động nhiều và khu vực các xã miền núi số lượng đối tượng ít nhưng lại ở rải rác trên một địa bàn rộng nên thời gian chi trả kéo dài hơn, thường từ 5 đến 7 ngày mới chi trả xong. Trong khoảng thời gian đó lượng tiền mặt còn kết dư thường để tại gia đình các cán bộ chi trả mà không có một biện pháp nào đảm bảo an toàn ngoài lòng tin đối với những người làm công tác chi trả và trách nhiệm của họ trước đời sống của đối tượng. Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề an toàn tiền mặt này, chúng ta cũng hiểu rằng đó chỉ là những dự báo mang tính đề phòng, còn trong thực tế chi trả những năm vừa qua của các huyện chưa có một vụ việc mất mát nào xảy ra ở cơ sở.

. Như vậy, việc chi trả BHXH cho đối tượng phải qua rất nhiều cấp (Từ BHXH tỉnh xuống BHXH các huyện, thị xã, từ BHXH các huyện, thị xã, thành phố xuống đến Ban đại diện xã phường; Từ Ban đại diện xã phường xuống đến các tổ, xóm, thôn bản). Việc chi trả như vậy cũng có những thuận lợi nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn như: Quản lý đối tượng BHXH qua nhiều cấp; chứng từ chi BHXH lưu trữ còn lòng vòng qua nhiều khâu, chưa khoa học.

- Trong quá trình chi trả, tình trạng nhận thay cho đối tượng đi vắng lâu ngày vẫn còn. Phần lớn các Ban đại diện chi trả còn nể nang, vẫn chi trả cho gia đình đối tượng mà không báo cáo lên Bảo hiểm xã hội huyện để quản lý và theo dõi.

- Công tác thanh toán giữa các Ban đại diện chi trả với Bảo hiểm xã hội các huyện sau khi chi trả xong còn chậm do các nguyên nhân sau:

+ Do điều kiện tự nhiên xã hội của huyện như địa bàn chi trả rộng dân cư bố trí thưa thớt, phương tiện đi lại khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi trả BHXH, hơn nữa trong quá trình chi trả BHXH, đối tượng không có nhà đã kéo dài thêm thời gian chi trả, thời gian lên thanh quyết toán với huyện.

+ Công tác báo giảm giữa các Ban đại diện chi trả và cơ quan BHXH thực hiện chưa kịp thời.

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số Ban đại diện chi trả xã phường còn non yếu, chưa theo kịp với yêu cầu phát triển của ngành ( chưa hiểu biết kết cấu, lô gích của bảng biểu, cách phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thao tác nghiệp vụ chậm, làm theo phương pháp thủ công...)

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG (Trang 45 -49 )

×