1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên

80 3,8K 44

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan là bệnh thường gặp ở gan, chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Có tác giả cho rằng viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan là các giai đoạn khác nhau của một quá trình bệnh lý ở gan, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: nhiễm virus viêm gan, nghiện rượu, một số thuốc có độc tính hoặc do ứ mật kéo dài,... gây nên 24. Việt Nam là một nước có tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B, C cao so với quốc tế. Một số nghiên cứu của những năm 90 của thế kỷ XX cho thấy bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan có liên quan đến virus viêm gan B và C chiếm tỉ lệ 77 85% 11, 20, 23. Ngoài virus, tỉ lệ các bệnh gan mạn tính do rượu ngày một gia tăng do việc sử dụng các chất có cồn, men rượu, bia ngày càng phổ biến, nhất là trong giới trẻ. Các chất có cồn, rượu, bia là một trong nhiều chất độc hại mà con người tự nguyện tiêu thụ. Ở nước ta, theo một số thống kê từ các bệnh viện, số bệnh nhân phải nhập viện để điều trị bệnh xơ gan do uống rượu quá nhiều có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây (Khoảng ¼ số bệnh nhân nằm tại khoa Tiêu hóa gan mật là xơ gan) mà theo nghiên cứu rượu chính là thủ phạm gây xơ gan đứng hàng thứ 2 chỉ sau virus viêm gan B 8, 24. Ở một số nước Châu Âu, Mỹ, Canada, Nhật Bản,... tỉ lệ người nghiện rượu từ 5 10% dân số, trong đó từ 10 35% sẽ phát triển thành viêm gan mạn tính và từ 8 10% viêm gan mạn tính sẽ tiến triển thành xơ gan và ung thư gan 37, 44,67. Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu làm sáng tỏ vai trò của viêm gan B, C, rượu, thuốc... dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan... Từ những kết quả nghiên cứu này các nhà khoa học đã đưa ra những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NÔNG THỊ YẾN NGA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH VIÊM GAN MẠN TÍNH, XƠ GAN, UNG THƯ GAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Nội khoa Mã số: 60.72.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. DƯƠNG HỒNG THÁI Thi Nguyên, năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT AFP : Alpha feto protein Anti HBc : Anti Hepatitis B Core (Kháng thể kháng kháng nguyên nhân virus viêm gan B) Anti- Hbe : Anti Hepatitis B "e" (Kháng thể kháng kháng nguyên “e” của virus viêm gan B) Anti- HBs : Anti Hepatitis B Surface (Kháng thể kháng bề mặt của virus viêm gan B) Anti- HCV : Anti Hepatitis C virus (Kháng thể kháng virus viêm gan C) CS : Cộng sự ELISA : Enzyme linked Immunosorbent Assay (Thử nghiệm miễn dịch gắn men) GGT : Gamma Glutamyl Transferase HAV : Hepatitis A virus (Virus viêm gan A) HBcAg : Hepatitis B Core Antigen (Kháng nguyên lõi của virus viêm gan B) HBeAg : Hepatitis B "e" Antigen (Kháng nguyên e của virus viêm gan B) HBsAg : Hepatitis B Surface Antigen (Kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B) HBV : Hepatitis B virus (Virus viêm gan B) HCV : Hepatitis C virus (Virus viêm gan C) NN : Nguyên nhân NXB : Nhà xuất bản PCR : Polymerase Chain Reaction SGOT (AST): Glutamat oxaloacetat transaminaz (Aspartat amino transferase) SGPT (ALT): Glutamat pyruvat transaminaz (Alanin amino transferase) TCYTTG : Tổ chức Y tế Thế giới UTG : Ung thư gan VGMT : Viêm gan mạn tính WHO : Wold Health Organization XG : Xơ gan DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Trang DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu ……………………… …. 29 Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới ……………………….… 29 Bảng 3.3: Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ………….…….…. 30 Bảng 3.4: Phân bố dân tộc của đối tượng nghiên cứu …… ………………… 31 Bảng 3.5: Tỉ lệ mắc từng bệnh ………………………………… …………… 31 Bảng 3.6: Các triệu chứng cơ năng của đối tượng nghiên cứu ……………… 32 Bảng 3.7: Các triệu chứng thực thể của đối tượng nghiên cứu ……………… 33 Bảng 3.8: Giá trị AST huyết thanh của đối tượng nghiên cứu… ………… 34 Bảng 3.9: Giá trị ALT huyết thanh của đối tượng nghiên cứu.………………. 34 Bảng 3.10: Tỉ lệ AST/ALT của đối tượng nghiên cứu.………………………. 35 Bảng 3.11: Giá trị GGTcủa đối tượng nghiên cứu……………………………. 36 Bảng 3.12: Giá trị bilirubin huyết thanh của đối tượng nghiên cứu.…………. 36 Bảng 3.13: Giá trị prothrombin huyết thanh của đối tượng nghiên cứu.…… 37 Bảng 3.14: Giá trị protein toàn phần của đối tượng nghiên cứu.…………… 38 Bảng 3.15: Các yếu tố liên quan với 2 triệu chứng thường gặp nhất…………. 39 Bảng 3.16: Phân bố tuổi theo yếu tố liên quan …………… ……………. 40 Bảng 3.17: Phân bố giới theo yếu tố liên quan …… ……….……………. 41 Bảng 3.18: Yếu tố liên quan với GGT huyết thanh 42 Bảng 3.19: Yếu tố liên quan với AST 43 Bảng 3.20: Yếu tố liên quan với ALT 44 Bảng 3.21: Yếu tố liên quan với tỉ lệ AST/ALT 45 Bảng 3.22: Phân bố các yếu tố liên quan của nhóm đối tượng nghiên cứu …46 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Tỉ lệ phần trăm ở những giai đoạn khác nhau của bệnh gan do rượu13 Sơ đồ 1.2: Sự chuyển hóa của rượu khi ở trong gan………………………… 14 MỤC LỤC Trang Đặt vấn đề 1 Chương 1: Tổng Quan 3 1.1.Tình hình viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan trên Thế giới và Việt Nam 3 1.2. Bệnh lý viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan 8 1.3. Đại cương về các yếu tố liên quan đến bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan 12 Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu 22 2.3. Xử lý và phân tích số liệu 28 2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ……………………………… …… 28 Chương 3: Kết quả nghiên cứu 29 3.1. Một số đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 29 3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu 32 3.3. Các yếu tố liên quan 40 Chương 4: Bàn luận 47 4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 47 4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu 50 4.3. Yếu tố liên quan đến bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan 54 Kết luận 61 Khuyến nghị……… …………………………………………………… 63 Tài liệu tham khảo Phụ lục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan là bệnh thường gặp ở gan, chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Có tác giả cho rằng viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan là các giai đoạn khác nhau của một quá trình bệnh lý ở gan, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: nhiễm virus viêm gan, nghiện rượu, một số thuốc có độc tính hoặc do ứ mật kéo dài, gây nên [24]. Việt Nam là một nước có tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B, C cao so với quốc tế. Một số nghiên cứu của những năm 90 của thế kỷ XX cho thấy bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan có liên quan đến virus viêm gan B và C chiếm tỉ lệ 77 - 85% [11], [20], [23]. Ngoài virus, tỉ lệ các bệnh gan mạn tính do rượu ngày một gia tăng do việc sử dụng các chất có cồn, men rượu, bia ngày càng phổ biến, nhất là trong giới trẻ. Các chất có cồn, rượu, bia là một trong nhiều chất độc hại mà con người tự nguyện tiêu thụ. Ở nước ta, theo một số thống kê từ các bệnh viện, số bệnh nhân phải nhập viện để điều trị bệnh xơ gan do uống rượu quá nhiều có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây (Khoảng ¼ số bệnh nhân nằm tại khoa Tiêu hóa gan mật là xơ gan) mà theo nghiên cứu rượu chính là thủ phạm gây xơ gan đứng hàng thứ 2 chỉ sau virus viêm gan B [8], [24]. Ở một số nước Châu Âu, Mỹ, Canada, Nhật Bản, tỉ lệ người nghiện rượu từ 5 - 10% dân số, trong đó từ 10 - 35% sẽ phát triển thành viêm gan mạn tính và từ 8 - 10% viêm gan mạn tính sẽ tiến triển thành xơ gan và ung thư gan [37], [44],[67]. Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu làm sáng tỏ vai trò của viêm gan B, C, rượu, thuốc dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan Từ những kết quả nghiên cứu này các nhà khoa học đã đưa ra những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 biện pháp phòng ngừa và trực tiếp phòng ngừa các hậu quả của nó làm giảm chi phí khám chữa bệnh và tỉ lệ tử vong. Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan và sự liên quan của virus viêm gan B, C, rượu, thuốc đối với các bệnh này. Để hiểu rõ hơn vai trò của các yếu tố này trong việc điều trị, phòng bệnh tại Thái Nguyên chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thƣ gan tại Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên" với 2 mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan. 2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Tình hình viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thƣ gan trên Thế giới và Việt Nam 1.1.1. Tình hình viêm gan mạn tính Viêm gan mạn tính (VGMT) từ lâu đã là một bệnh phổ biến mà nguyên nhân và tỉ lệ mắc bệnh cũng khác nhau ở mỗi quốc gia. Điều đáng quan tâm nhất hiện nay là bên cạnh VGMT do virus thì VGMT do rượu ngày càng tăng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), hiện nay có khoảng 2 tỉ người trên toàn cầu nhiễm virus viêm gan B (HBV), trong đó có khoảng 200 triệu người trở thành VGMT và 75% số đó là người gốc Châu Á [42]. Cũng theo thống kê của TCYTTG có 4 triệu người Mỹ, 5 triệu người Châu Âu, 170 triệu người ở các quốc gia khác trên Thế giới nhiễm virus viêm gan C (HCV), trong số đó 70% sẽ phát triển thành VGMT [83]. Ở Mỹ hàng năm có khoảng 7000 người chết do viêm gan virus B mạn tính [68]. Một nghiên cứu khác ở Mỹ cho thấy 27% tổng số các ca VGMT là do HCV. Nghiên cứu của Gary Davis và Johnson (Mỹ) trên 170.000 ca viêm gan C cấp kết quả cho thấy tỉ lệ HCV cấp phát triển thành viêm gan virus C mạn tính là 40 - 60% [55]. Do thói quen uống rượu nhiều và thường xuyên ở nước Mỹ và các nước Châu Âu, vì thế VGMT do rượu chiếm tỉ lệ cao nhất 70 - 80%. Nhưng ở các nước châu Á và Tây Thái Bình Dương viêm gan mạn tính thường do virus viêm gan B và C, chiếm tới 75% tổng số VGMT do virus viêm gan trên toàn thế giới [44], [68]. Ở Nhật Bản các nghiên cứu đã cho thấy tỉ lệ viêm gan mạn tính có Anti- HCV (+) rất cao. Theo Aries và cộng sự trong số các trường hợp nhiễm HCV thì có tới 30% là VGMT [37]. Ở Italy nghiên cứu từ 1995 - 2000 cho thấy trong 370 trường hợp VGMT thì [52]: 25% có Anti - HCV (+), 13% có HBsAg (+), 23,1% có tiền sử uống rượu > 60 g/ngày, 26,9% là các nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 nhân khác. Tác giả Mendel Hall cho thấy 18% những trường hợp VGMT người bệnh vừa nghiện rượu, vừa có Anti HCV (+) [47]. Ở Việt Nam theo La Thị Nhẫn và cộng sự thì trong các trường hợp VGMT có 40,63% có HBsAg (+); 17,91% có Anti - HCV (+) [21]. Mặc dù chưa có thống kê đầy đủ, nhưng một số tác giả đã cho thấy: ở nước ta những năm gần đây do đời sống kinh tế ngày càng phát triển thói quen dùng bia, rượu cũng tăng, đi đôi với nó thì tỉ lệ VGMT do rượu cũng tăng cao [25]. 1.1.2. Tình hình xơ gan Xơ gan (XG) là bệnh phổ biến trên toàn thế giới. Nó là một trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, là kết quả từ nghiện rượu, bệnh mạn tính, bệnh đường mật [40]. Cũng như VGMT tuỳ thuộc theo từng vùng địa lý, sự hiểu biết về y học khác nhau mà tỉ lệ về các nguyên nhân cũng khác nhau: có 20 - 30% người nhiễm virus viêm gan C mạn tính trở thành XG [51], [72]; Có 8 - 20% người uống rượu thường xuyên trở thành XG [37]; 25 - 40% viêm gan B mạn tính sẽ dẫn đến XG [62]. Ở Pháp XG nguyên nhân do rượu chiếm 80%, không chỉ ở Pháp mà các nước Châu Âu, nước Mỹ nguyên nhân do rượu cũng chiếm tỉ lệ cao và là nguyên nhân phổ biến nhất của các bệnh gan [44], [68]. Theo TCYTTG ở các nước này tỉ lệ tử vong do xơ gan dao động từ 10 - 20/100.000 người dân [38]. Ở Mỹ hàng năm có tới 27.000 người chết vì XG và đứng thứ 9 trong các nguyên nhân gây tử vong, chiếm khoảng 10% các bệnh nhân cho về từ các bệnh viện ở độ tuổi từ 15 trở lên [40] và đã tiêu tốn trên 1,6 tỉ đô la/năm cho bệnh XG nguyên nhân do rượu, chiếm 44% tử vong do xơ gan ở Mỹ [38]. Trong các nguyên nhân gây XG ở miền Tây nước Mỹ thuộc nhóm tuổi từ 35 - 84 thì rượu chiếm phần lớn và XG do rượu đứng thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong ở đàn ông và thứ 5 ở phụ nữ [45]. Một nghiên cứu khác ở Mỹ cho thấy tỉ lệ các nguyên nhân gây XG như sau [59]: do rượu: 60 - 70%, do viêm gan virus: 10%, do bệnh đường mật: 5- 10%, do nguyên nhân khác: 10 - 15%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Ở Vương quốc Anh xơ gan là nguyên nhân của 6000 người chết hàng năm và XG do rượu chiếm 80% tổng số XG [67]. Ở các nước châu Á, Tây Thái Bình Dương thì XG chủ yếu nguyên nhân do virus. Một nghiên cứu ở Hồng Kông cho thấy trong tổng số các bệnh nhân XG có tới 89% có HBsAg (+) [42]. Ở Australia nghiên cứu của Bird và cộng sự cho thấy XG do HCV năm 1987 là 8.500 ca và ước tính đến năm 2010 sẽ là 17.000 ca [39]. Theo nghiên cứu của Esteban Mezey xơ gan xảy ra với tỉ lệ cao ở lứa tuổi từ 45 - 64 và 2 loại chủ yếu là XG do rượu và XG do vius: 63% ở người ≥ 60 tuổi; 27% ở người trẻ [53]. Theo Gary L. Davis, Johnson Y.N. Lau nghiên cứu ở 306 bệnh nhân viêm gan C mạn tính thì 39% trở thành XG những người trên 50 tuổi và 19% ở những người dưới 50 tuổi [55]. Ở Việt Nam: XG nguyên nhân chủ yếu là do virus, ngoài ra rượu cũng là nguyên nhân phải kể đến, mặc dù tỉ lệ không cao như nước Mỹ, các nước châu Âu, nhưng tỉ lệ cũng tăng trong những năm gần đây. Tác giả Nguyễn Xuân Huyên XG do rượu ở Trung Quốc là 11,6%, ở Việt Nam khoảng 6%. Theo Vũ Văn Khiêm, Bùi Văn Lạc, Mai Hồng Bàng cho thấy tỉ lệ các nguyên nhân gây xơ gan như sau [14]: do rượu là 20%, do HBV là 55%, do HCV là 5%, do rượu với HBV là 5%, do nguyên nhân khác là 15%. 1.1.3. Tình hình ung thư gan Ung thư gan (UTG) là một trong các bệnh ung thư hay gặp trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chiếm vị trí thứ 5 trong tổng số ung thư gặp ở nam giới và thứ 8 ở nữ giới [56]. Trên Thế giới mỗi năm có khoảng 1 triệu ca ung thư gan, trong đó 75 - 80% là do nhiễm virus viêm gan B hay C [56]. Tỉ lệ mắc là khoảng 20/100.000 dân/ năm ở Mozambic, Singapo, Trung Quốc và Đài Loan [75], [76]. Một nghiên cứu ở Đông Nam Á cho thấy tỉ lệ mắc UTG là khoảng 30 ca/100.000 dân/năm [79]. Ở Châu Á, tỉ lệ mắc cao ở Thái Lan với tần suất 90,01/100.000 dân, Trung Quốc cũng là nơi có tỉ lệ mắc UTG cao nhất thế giới [1]. [...]... [32], 2/3 - 3/4 ung thư gan nguyên phát là xuất hiện trên nền xơ gan 1.3 Đại cƣơng về các yếu tố liên quan đến bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thƣ gan Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nhưng ở nghiên cứu này chúng tôi đề cập đến 3 yếu tố sau: 1.3.1 Rượu trong viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan 1.3.1.1 Định nghĩa nghiện rượu Nghiện rượu là nguyên nhân thư ng gặp của các bệnh gan mạn tính - Theo... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu - Bệnh nhân tuổi từ 18 trở lên được chẩn đoán là VGMT, XG, UTG điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên - Địa điểm: Khoa Truyền nhiễm, Khoa Tiêu hoá, Khoa U bướu - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên - Thời gian: Nghiên cứu được tiến... UTG [37] Gan bình thư ng Rượu 90 - 100% Gan nhiễm mỡ 10 - 35% Viêm gan do rượu 8 - 20% Xơ gan do rượu 5 - 15% Ung thư gan Sơ đồ 1.1: Tỉ lệ phần trăm ở những giai đoạn khác nhau của bệnh gan do rượu [38] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 1.3.1.2 Sinh bệnh học của viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan do rượu [68] Gan nhiễm mỡ do rượu xảy ra ở đa số người... tình hình nhiễm virus viêm gan C ở bệnh viện Chợ Rẫy (1994) - thì tỉ lệ Anti - HCV (+) ở người truyền máu là 15% Ở đối tượng nghiện chích ma túy tại Tây Nguyên tỉ lệ Anti HCV + là 61,5% [33] 1.3.2.3 Sinh bệnh học của viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan do virus viêm gan B và C [15], [23] - Sinh bệnh học của virus viêm gan B, C mạn tính: những bệnh nhân đã nhiễm virus viêm gan B và C, các protein... năng Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên thực hiện bằng máy siêu âm PHILIP 1100 - Nhật Bản Bệnh nhân nhịn ăn trước khi siêu âm ít nhất 8 giờ Đánh giá: kích thư c, tính chất nhu mô gan, bờ gan Đường mật trong, ngoài gan Đo tĩnh mạch cửa, ống mật chủ Đánh giá kích thư c lách, dịch cổ trướng Phát hiện khối u trong gan Siêu âm giúp cho chẩn đoán xác định xơ gan, ung thư gan - Nội soi: do các Bác sỹ khoa. .. rét hàng năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 1.2 Bệnh lý viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thƣ gan 1.2.1 Lâm sàng của viêm gan virus thể điển hình 1.2.1.1 Thời kỳ ủ bệnh Thời kỳ ủ bệnh của viêm gan virus cấp kéo dài từ 30 - 180 ngày [5], [24], [63] người bệnh hoàn toàn không triệu chứng Dựa vào xét nghiệm transaminase có thể chẩn đoán bệnh ở giai đoạn này 1.2.1.2... – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 Nhìn chung viêm gan mạn trên lâm sàng không biểu hiện rầm rộ như viêm gan cấp Tuy nhiên, ngay ở một số bệnh nhân viêm gan mạn tồn tại, transaminase có thể cao hơn 20 lần so với người bình thư ng [57] Ngược lại, một số bệnh nhân ở giai đoạn viêm gan virus cấp không biểu hiện triệu chứng, bệnh diễn biến âm ỉ, dần dần trở thành viêm gan mạn Do đó, nhiều... rất nhỏ là các kháng nguyên đích, virus cùng với kháng nguyên túc chủ gọi các tế bào T tiêu diệt, các tế bào đến phá huỷ các tế bào gan đã bị nhiễm virus viêm gan B hoặc virus viêm gan C - Sinh bệnh học xơ gan do virus viêm gan B, C: khi bị nhiễm virus viêm gan B (hoặc C) làm cho gan hoại tử sau đó co lại về kích thư c, hình bị vặn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn... gan virus: xơ gan và ung thư gan Xơ gan phát triển hoặc trực tiếp sau một viêm gan cấp hoặc sau tiến triển của viêm gan mạn thể tấn công Quá trình diễn biến có thể nhanh hay chậm tuỳ từng trường hợp Nhanh là 2 - 3 tháng, chậm là 2 - 3 năm [24] Tỉ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân xơ gan tiến triển là 55% [58] Phần lớn các bệnh nhân chết do suy gan nặng hoặc sau tiến triển thành ung thư gan Theo Nguyễn... và tồn tại nhiều tháng Viêm gan C khi chuyển thành mạn tính thì nồng độ kháng thể Anti - HCV vẫn còn rất cao sau nhiều năm * Tình hình nhiễm HCV trên thế giới và Việt Nam Viêm gan siêu vi C (HCV) là một nguyên nhân phổ biến của bệnh gan dẫn đến xơ gan, suy gan và ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) Trên thế giới, HCV liên quan đến giai đoạn cuối bệnh gan là dấu hiệu phổ biến nhất cho việc cấy ghép gan Người . điều trị, phòng bệnh tại Thái Nguyên chúng tôi tiến hành đề tài: " ;Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thƣ gan tại Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên& quot; với. sàng của bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan. 2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Số hóa bởi Trung tâm. vấn đề 1 Chương 1: Tổng Quan 3 1.1.Tình hình viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan trên Thế giới và Việt Nam 3 1.2. Bệnh lý viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan 8 1.3. Đại cương về các

Ngày đăng: 18/07/2014, 23:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Trần Văn Huy, Võ Phụng và CS (2000), "Các chỉ điểm huyết thanh và sinh học, phân tử của virus viêm gan B và C trong ung thư biểu mô tế bào gan”, Tạp chí thông tin y dược số đặc biệt chuyên đề gan mật, tr.120-123 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các chỉ điểm huyết thanh và sinh học, phân tử của virus viêm gan B và C trong ung thư biểu mô tế bào gan
Tác giả: Trần Văn Huy, Võ Phụng và CS
Năm: 2000
11. Trần Văn Huy (2003), "Nghiên cứu các dấu ấn của các virus viêm gan B, C và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư biểu mô tế bào gan", Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại họcY Dược Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các dấu ấn của các virus viêm gan B, C và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư biểu mô tế bào gan
Tác giả: Trần Văn Huy
Năm: 2003
12. Nguyễn Xuân Huyên (2008), "Xơ gan", Bách khoa thư bệnh học tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr 308 - 314 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xơ gan
Tác giả: Nguyễn Xuân Huyên
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
13. Nguyễn Thế Khanh, Phạm Tử Dương (2005), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, NXB Y học, Hà Nội, tr 106 - 215 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng
Tác giả: Nguyễn Thế Khanh, Phạm Tử Dương
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2005
14. Vũ Văn Khiên, Bùi Văn Lạc và CS (2002), “Kết quả điều trị thắt tĩnh mạch thực quản cho bệnh nhân xơ gan”, Tạp chí thông tin y dược số đặc biệt chuyên đề gan mật, tr.129- 132 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều trị thắt tĩnh mạch thực quản cho bệnh nhân xơ gan”, "Tạp chí thông tin y dược số đặc biệt chuyên đề gan mật
Tác giả: Vũ Văn Khiên, Bùi Văn Lạc và CS
Năm: 2002
15. Nguyễn Thị Y Lăng, Bùi Thị Mai An, Đỗ Trung Phấn, Cung Thị Tý, Nguyễn Minh An, Thái Quý, Nguyễn Chí Tuyến (1995), "Nhiễm virus viêm gan C ở một số đối tượng có liên quan đến truyền máu”, Tạp chí y học Việt Nam, số 9, tập 196, tr 23- 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiễm virus viêm gan C ở một số đối tượng có liên quan đến truyền máu
Tác giả: Nguyễn Thị Y Lăng, Bùi Thị Mai An, Đỗ Trung Phấn, Cung Thị Tý, Nguyễn Minh An, Thái Quý, Nguyễn Chí Tuyến
Năm: 1995
16. Phạm Văn Lình, Trần Thị Minh Diễm và CS (2006), "Nghiên cứu tình hình nhiễm virus viêm gan B tại Tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí y học thực hành, Số 3, tr. 82- 85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình nhiễm virus viêm gan B tại Tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả: Phạm Văn Lình, Trần Thị Minh Diễm và CS
Năm: 2006
17. Hoàng Gia Lợi, Nguyễn Hồng Vân (2000), Các yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư gan nguyên phát”, Tạp chí thông tin y dược số đặc biệt chuyên đề gan mật, tr.140- 142 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí thông tin y dược số đặc biệt chuyên đề gan mật
Tác giả: Hoàng Gia Lợi, Nguyễn Hồng Vân
Năm: 2000
19. Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Khánh Trạch ( 2005), “Nhận xét tỉ lệ dấu ấn virus viêm gan ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan và một số ung thư khác ngoài gan”, Tạp chí nghiên cúu y học, số 37(4), tr. 33- 37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét tỉ lệ dấu ấn virus viêm gan ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan và một số ung thư khác ngoài gan”, "Tạp chí nghiên cúu y học
20. Nguyễn Thị Nga (1995), Góp phần nghiên cứu tìm tỉ lệ mang HBsAg trên một số nhóm người, mối liên quan với an toàn truyền máu và ung thư gan, Luận án phó tiến sĩ khoa học y dược, Hà Nội, tr 32 - 50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu tìm tỉ lệ mang HBsAg trên một số nhóm người, mối liên quan với an toàn truyền máu và ung thư gan
Tác giả: Nguyễn Thị Nga
Năm: 1995
21. Lã Thị Nhẫn (1995), Nghiên cứu nhiễm virus viêm gan B và virus viêm gan C trên một số nhóm người ở miền Nam Việt Nam để góp phần tìm nguồn cho máu, Luận án PTS khoa học Y dược, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nhiễm virus viêm gan B và virus viêm gan C trên một số nhóm người ở miền Nam Việt Nam để góp phần tìm nguồn cho máu
Tác giả: Lã Thị Nhẫn
Năm: 1995
22. Lã Thị Nhẫn và cộng sự (1995), “Khảo sát 5 marker virus viêm gan B(HBV), virus viêm gan C(HCV) trên bệnh nhân ung thư gan điều trị tại Bệnh Viện Thống Nhất”, Tạp chí y học thực hành, số 5, tr. 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát 5 marker virus viêm gan B(HBV), virus viêm gan C(HCV) trên bệnh nhân ung thư gan điều trị tại Bệnh Viện Thống Nhất”, "Tạp chí y học thực hành
Tác giả: Lã Thị Nhẫn và cộng sự
Năm: 1995
23. Phan Thị Phi Phi, Trương Mộng Chính và CS (1993), "Góp phần nghiên cứu ung thư gan nguyên phát ở Việt Nam. Tần xuất mang HBsAg trong huyết thanh người lành và người bị ung thư biểu mô tế bào gan”, Y học Việt Nam, số 5, tr. 26- 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu ung thư gan nguyên phát ở Việt Nam. Tần xuất mang HBsAg trong huyết thanh người lành và người bị ung thư biểu mô tế bào gan
Tác giả: Phan Thị Phi Phi, Trương Mộng Chính và CS
Năm: 1993
24. Phạm Song (2008), Những vấn đề cơ bản và mới về bệnh viêm gan do virus, NXB Y học, Hà Nội, tr 109 - 213 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản và mới về bệnh viêm gan do virus
Tác giả: Phạm Song
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2008
25. Hoàng Trọng Thảng (2006), “Viêm gan mạn tính”, Bệnh tiêu hoá gan mật, Nxb Y học, Hà Nội, tr 46 - 53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viêm gan mạn tính”, "Bệnh tiêu hoá gan mật
Tác giả: Hoàng Trọng Thảng
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2006
27. Nguyễn Thị Song Thao (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số xét nghiệm cận lâm sàng ở bệnh nhân xơ gan có nghiện rượu, Luận văn Thạc sĩ Y khoa, Hà Nội, tr 31 - 56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số xét nghiệm cận lâm sàng ở bệnh nhân xơ gan có nghiện rượu
Tác giả: Nguyễn Thị Song Thao
Năm: 2008
28. Nguyễn Thị Kim Thư (2000), Diễn biến lâm sàng, rối loạn chức năng gan và mối liên quan với AFP trong bệnh viêm gan virus B, xơ gan và ung thư gan, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú bệnh viện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn biến lâm sàng, rối loạn chức năng gan và mối liên quan với AFP trong bệnh viêm gan virus B, xơ gan và ung thư gan
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Thư
Năm: 2000
29. Đặng Thị Thuý (2002), Tìm hiểu tỉ lệ nghiện rượu, nhiễm virus viêm gan B, C ở bệnh nhân viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan tại khoa tiêu hoá Bệnh viện Bạch mai, Luận văn Thạc sĩ Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tỉ lệ nghiện rượu, nhiễm virus viêm gan B, C ở bệnh nhân viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan tại khoa tiêu hoá Bệnh viện Bạch mai
Tác giả: Đặng Thị Thuý
Năm: 2002
30. Nguyễn Khánh Trạch, Phạm Thị Thu Hồ (2008), Bài giảng bệnh học nội khoa, tập 2, NXB Y học, Hà Nội, tr 23 - 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng bệnh học nội khoa
Tác giả: Nguyễn Khánh Trạch, Phạm Thị Thu Hồ
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2008
31. Nguyễn Anh Tuấn (1998), "Tình hình nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam từ 1992- 1996 qua kết quả triển khai dự án "Miễn dịch phóng xạ chẩn đoán viêm gan B( RAS/6/018)"", Y học thực hành, số 9, tr. 47- 49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam từ 1992- 1996 qua kết quả triển khai dự án "Miễn dịch phóng xạ chẩn đoán viêm gan B( RAS/6/018)
Tác giả: Nguyễn Anh Tuấn
Năm: 1998

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Tỉ lệ phần trăm ở những giai đoạn khác nhau   của bệnh gan do rượu [38] - Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Sơ đồ 1.1 Tỉ lệ phần trăm ở những giai đoạn khác nhau của bệnh gan do rượu [38] (Trang 18)
Bảng 3.1. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.1. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu (Trang 34)
Bảng 3.3. Phân bố nghề nghiệp của nhóm đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.3. Phân bố nghề nghiệp của nhóm đối tượng nghiên cứu (Trang 35)
Bảng 3.4. Phân bố dân tộc của nhóm đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.4. Phân bố dân tộc của nhóm đối tượng nghiên cứu (Trang 36)
Bảng 3.5. Tỉ lệ mắc từng bệnh - Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.5. Tỉ lệ mắc từng bệnh (Trang 36)
Bảng 3.6: Các triệu chứng cơ năng của đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.6 Các triệu chứng cơ năng của đối tượng nghiên cứu (Trang 37)
Bảng 3.7. Các triệu chứng thực thể của đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.7. Các triệu chứng thực thể của đối tượng nghiên cứu (Trang 38)
Bảng 3.8: Giá trị  AST huyết thanh của đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.8 Giá trị AST huyết thanh của đối tượng nghiên cứu (Trang 39)
Bảng 3.9: Giá trị  ALT huyết thanh của nhóm đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.9 Giá trị ALT huyết thanh của nhóm đối tượng nghiên cứu (Trang 39)
Bảng 3.10: Tỉ lệ AST/ALT của các đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.10 Tỉ lệ AST/ALT của các đối tượng nghiên cứu (Trang 40)
Bảng 3.11: Giá trị GGT huyết thanh của nhóm đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.11 Giá trị GGT huyết thanh của nhóm đối tượng nghiên cứu (Trang 41)
Bảng 3.12: Giá trị bilirubin huyết thanh  của nhóm đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.12 Giá trị bilirubin huyết thanh của nhóm đối tượng nghiên cứu (Trang 41)
Bảng 3.13. Giá trị  prothrombin huyết thanh của nhóm đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.13. Giá trị prothrombin huyết thanh của nhóm đối tượng nghiên cứu (Trang 42)
Bảng 3.14: Giá trị  protein toàn phần của nhóm đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.14 Giá trị protein toàn phần của nhóm đối tượng nghiên cứu (Trang 43)
Bảng 3.15. Các yếu tố liên quan với 2 triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất - Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.15. Các yếu tố liên quan với 2 triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất (Trang 44)
Bảng 3.16. Phân bố tuổi theo yếu tố liên quan - Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.16. Phân bố tuổi theo yếu tố liên quan (Trang 45)
Bảng 3.17. Phân bố giới  theo yếu tố liên quan - Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.17. Phân bố giới theo yếu tố liên quan (Trang 46)
Bảng 18. Yếu tố liên quan với GGT huyết thanh - Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 18. Yếu tố liên quan với GGT huyết thanh (Trang 47)
Bảng 19: Yếu tố liên quan với AST - Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 19 Yếu tố liên quan với AST (Trang 48)
Bảng 3.22. Phân bố các yếu tố liên quan của nhóm đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên
Bảng 3.22. Phân bố các yếu tố liên quan của nhóm đối tượng nghiên cứu (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w