1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

văn hóa tổ chức và biểu tượng hay nhất

68 598 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 2,73 MB

Nội dung

Trong năm 2002, HarleyDavision tổ chức sinh nhật lần thứ 100. Các lễ hội kéo dài trong 14 tháng và tổ chức ở cả Mexico, Sydney, Tokyo, Barcelona, và Munich. Trong không khí hoành tránh, một triệu tay mô tô tập trung tại trụ sở chính của công ty tại Milwauke để giới thiệu xe của họ và tổ chức vui chơi trong không khí lễ hội độc đáo của Davision.Theo như Tổ chức của những người sở hữu xe Harley, việc sở hữu một chiếc xe Harley là một cách sống khác biệt:Mặc dù có sự đa dạng trong tính cách giữa các tay đua, nhưng những tay đua xe Harley đều có sự cuồng tín đối với xe Harley. Cảm giác đó không thể mô tả rõ, và như trên áo của 1tay đua Harley đã viết: “Nhắc đến Harley Davision – Nếu cần tôi phải giải thích, bạn sẽ ko bao giờ có thể hiểu được” …Một điều hiển nhiên là: sự trung thành không thể tưởng tượng đối với thương hiệu này là một loại cảm xúc. Điều đó dựa trên mô hình của biểu tượng bao gồm: Cờ Mỹ và các biểu tượng khác, hình con đại bàng( đây cũng là biểu tượng của hãng xe Harley) cũng như tình hữu nghị, cá tính, cảm giác tự do khi lái xe cũng như niềm tự hào được sở hữu một sản phẩm đã trở thành huyền thoại. Trên đường, một tay đua Harley luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác trên đường bất kể họ là một tay xăm mình hay là một chủ nhà băng.Harley Davision là một trong những ví dụ về việc làm thế nào các biểu tượng thâm nhập vào các tổ chứ. Sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, người dân Mỹ đã dùng một loạt biểu tượng để đối phó với hậu quả của cuộc tấn công khủng bố nghiêm trọng nhất nước Mỹ. Cờ bay khắp nơi. Một đài tưởng niệm tạm thời đã được dựng lên để tưởng nhớ các nạn nhân, những người cảnh sát và cứu hỏa anh hùng. Các thành viên Quốc hội cùng nhau hát bài “ Chúa phù hộ cho nước Mỹ” trên đài truyền hình quốc gia. Khắp đất nước, người dân đứng bên nhau trong những buổi lễ chính thức và không chính thức. Đặc biệt là trong những thời điểm xảy ra thảm kịch hoặc chiến thắng chúng ta thường hướng tới các biểu tượng thiêng liêng.Trong thế giới phức tạp của chúng ta, các câu hỏi cứ bám lấy chúng ta. Sau thảm họa thòa tháp đôi, câu hỏi thường được đặt ra nhất là “ tại sao?”. Những người đặt câu hỏi là những người đã mất đi người thân trong thảm họa, những người lính cứu hỏa, cảnh sát hoặc là những người sống sót. Không có câu trả lời chính xác, chỉ có niềm tin và hy vọng rằng ám ảnh về thảm họa ấy bằng cách nào đó sẽ dần tê liệt.Khung biểu tượng giải thích và làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản của ý nghĩa và niềm tin khiến cho các biểu tượng trở nên mạnh mẽ như vây. Nó mô tả một thế giới khác xa với truyền thống về sự chắc chắn và tính hợp lý.Khung khái niệm kiểu chiếc ô cho những ý tưởng từ nhiều của nhà nghiên cứu, bao gồm cả các tổ chức nghiên cứu và xã hội học( Selznick, 1957…..) và các tổ chức chính trị( Dittmer, 1977…) Freud and Jung dựa rất nhiều vào các khái niệm tượng trưng trong việc cố gắng để hiểu được tâm lý con người. Các nhà nhân chủng học theo truyền thống tập trung vào các biểu tượng trong nền văn hóa và cuộc sống của con người(Ortner, 1973). Cuốn sách” Quyền năng của huyền thoại” của Joseph Campbell được biên tập thành một kênh truyền hình yêu thích.

MỤC LỤC Bài 1 .Văn hóa tổ chức và biểu tượng 3 Bài 2. Bản chất của công tác quản lý 24 Bài 3. Nghiên cứu vị trí Hiệu trưởng các trường tại khu vực New South Wale 30 Bài 1. Văn hóa tổ chức và biểu tượng 1 Trong năm 2002, Harley-Davision tổ chức sinh nhật lần thứ 100. Các lễ hội kéo dài trong 14 tháng và tổ chức ở cả Mexico, Sydney, Tokyo, Barcelona, và Munich. Trong không khí hoành tránh, một triệu tay mô tô tập trung tại trụ sở chính của công ty tại Milwauke để giới thiệu xe của họ và tổ chức vui chơi trong không khí lễ hội độc đáo của Davision. Theo như Tổ chức của những người sở hữu xe Harley, việc sở hữu một chiếc xe Harley là một cách sống khác biệt: Mặc dù có sự đa dạng trong tính cách giữa các tay đua, nhưng những tay đua xe Harley đều có sự cuồng tín đối với xe Harley. Cảm giác đó không thể mô tả rõ, và như trên áo của 1tay đua Harley đã viết: “Nhắc đến Harley Davision – Nếu cần tôi phải giải thích, bạn sẽ ko bao giờ có thể hiểu được” …Một điều hiển nhiên là: sự trung thành không thể tưởng tượng đối với thương hiệu này là một loại cảm xúc. Điều đó dựa trên mô hình của biểu tượng bao gồm: Cờ Mỹ và các biểu tượng khác, hình con đại bàng( đây cũng là biểu tượng của hãng xe Harley) cũng như tình hữu nghị, cá tính, cảm giác tự do khi lái xe cũng như niềm tự hào được sở hữu một sản phẩm đã trở thành huyền thoại. Trên đường, một tay đua Harley luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác trên đường bất kể họ là một tay xăm mình hay là một chủ nhà băng. Harley Davision là một trong những ví dụ về việc làm thế nào các biểu tượng thâm nhập vào các tổ chứ. Sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, người dân Mỹ đã dùng một loạt biểu tượng để đối phó với hậu quả của cuộc tấn công khủng bố nghiêm trọng nhất nước Mỹ. Cờ bay khắp nơi. Một đài tưởng niệm tạm thời đã được dựng lên để tưởng nhớ các nạn nhân, những người cảnh sát và cứu hỏa anh hùng. Các thành viên Quốc hội cùng nhau hát bài “ Chúa phù hộ cho nước Mỹ” trên đài truyền hình quốc gia. Khắp đất nước, người dân đứng bên nhau trong những buổi lễ chính thức và không chính thức. Đặc biệt là trong những thời điểm xảy ra thảm kịch hoặc chiến thắng chúng ta thường hướng tới các biểu tượng thiêng liêng. 2 Trong thế giới phức tạp của chúng ta, các câu hỏi cứ bám lấy chúng ta. Sau thảm họa thòa tháp đôi, câu hỏi thường được đặt ra nhất là “ tại sao?”. Những người đặt câu hỏi là những người đã mất đi người thân trong thảm họa, những người lính cứu hỏa, cảnh sát hoặc là những người sống sót. Không có câu trả lời chính xác, chỉ có niềm tin và hy vọng rằng ám ảnh về thảm họa ấy bằng cách nào đó sẽ dần tê liệt. Khung biểu tượng giải thích và làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản của ý nghĩa và niềm tin khiến cho các biểu tượng trở nên mạnh mẽ như vây. Nó mô tả một thế giới khác xa với truyền thống về sự chắc chắn và tính hợp lý. Khung khái niệm kiểu chiếc ô cho những ý tưởng từ nhiều của nhà nghiên cứu, bao gồm cả các tổ chức nghiên cứu và xã hội học( Selznick, 1957… ) và các tổ chức chính trị( Dittmer, 1977…) Freud and Jung dựa rất nhiều vào các khái niệm tượng trưng trong việc cố gắng để hiểu được tâm lý con người. Các nhà nhân chủng học theo truyền thống tập trung vào các biểu tượng trong nền văn hóa và cuộc sống của con người(Ortner, 1973). Cuốn sách” Quyền năng của huyền thoại” của Joseph Campbell được biên tập thành một kênh truyền hình yêu thích. Tính giả định của biểu tượng Đặc trưng của biểu tượng lấy ý tưởng từ những nguồn đa dạng vào một số giả định cốt lõi: • Điều quan trọng nhất không phải là những gì xảy ra mà là ý nghĩa của nó là gì. • Suy nghĩ và hành động là một cặp lỏng lẻo, xem xét một sự kiện có rất nhiều quan điểm bởi vì mỗi người đều có những cách nghĩ khác biệt. • Khi phải đối diện với sự không chắc chắn và mơ hồ. con người lựa chọn biểu tượng để xua đi những thất bại, làm tăng khả năng dự đoán, tìm kiếm phương hướng, niềm tin và hi vọng… • Trong rất nhiều sự việc, việc quá trình diễn ra như thế nào quan trọng hơn việc tìm kiếm nguyên nhân. Chúng tạo thành một tấm thảm văn hóa 3 của những huyền thoại, anh hùng và nữ anh hùng, các lễ kỷ niệm và câu chuyện khiến con người tìm thấy niềm tin và vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. • Văn hóa là một chất kết dính giữ các tổ chức với nhau và liên kết con người, chia sẻ giá trị và niềm tin. Đặc trưng của biểu tượng nhìn cuộc sống như những sự tình cờ hơn là có sắp đặt. Tổ chức có chức năng như một tổ hợp liên tục thay đổi. Ra quyết định, thực hiện, lên kế hoạch, và xử lý các khó khăn và trở ngại thường gặp. Người quản lý, phải là người làm tốt hơn nói như cuốn “Điều hành hiệu quả” của Peter Drucker đã viết chứ ko phải là người chỉ “Nhìn qua cửa kính” của Lewis Carroll. Nhưng mọi sự hỗn loạn hiển nhiên là có ý nghĩa sâu sắc hơn về thứ tự điển hình. Những năm gần đây, sự quan trọng của biểu tượng trong đời sống cộng đồng càng được yêu thích rộng rãi. Chương này bắt đầu bằng nghiên cứu của chúng tôi về đặc trưng của sự việc. Biểu tượng là hiện thân và là thể hiện của văn hóa tổ chức: khuôn mẫu đan xen của : niềm tin, giá trị, thực tiễn được xác định cho các thành viên, họ là ai và làm cái gì. Qua đó, chúng ta sẽ có cái nhìn đầu tiên về một công ty như một xã hội riêng hoặc là một bộ tộc nhỏ. Chúng ta củng cố thêm sự quan trọng của biểu tượng bằng cách mổ tả tác động của nó lên hai công ty: Volvo và hãng hàng không Continental. Tiếp theo chúng ta tiến đến thảo luận những vẫn đề liên quan khác: huyền thoại, tầm nhìn và giá trị; anh hùng và nữ anh hùng; truyện và truyện cổ tích, các nghi thức, ngày lễ và các hình thức ẩn dụ, tính hài hước Tất cả các điều trên đều là các chi tiết cơ bản của văn hóa của các tổ chức. Mỗi tổ chức là một nền văn hóa Văn hóa là gì? Nó đóng vai trò gì trong một tổ chức? Cả hai câu hỏi trên đều là vấn đề nóng hổi. Có người cho rằng mỗi tổ chức đều có văn hóa riêng, những người khác lại nghĩ rằng các tổ chức đều có chung một văn hóa. 4 Schein(1992.trang 12) đưa ra một định nghĩa chính thức về văn hóa: “một mô hình của các giả định cơ bản chia sẻ rằng một nhóm người đã học hỏi và đã thích ứng với cuộc sống bên ngoài và hội nhập với nó, rằng đã làm tốt, đủ để được coi là đủ kinh nghiệm và do đó phải hướng dẫn cho các thành viên mới cách chính xác để nhận thức, suy nghĩ, và cảm nhận mối quan hệ trong các vấn đề đó” Deal and Kennedy(1982, trang 4) định nghĩa văn hóa ngắn gọn hơn: ” là cách chúng ta làm mọi thứ” Văn hóa vừa là sản phẩm vừa là quá trình Là sản phẩm, văn hóa là hiện thân của tích lũy trí tuệ từ những người đi trước. Là quá trình, văn hóa là việc những người mới học cách làm mới và tái tạo lại những cách làm cũ và cuối cùng sẽ dạy lại cho chính họ. Người ta cũng tranh cãi về mối quan hệ giữa văn hóa và lãnh đạo. Người lãnh đạo tạo ra văn hóa công ty, hay văn hóa tạo ra người lãnh đạo? Có phải biểu tượng người lãnh đạo thường mang lại năng lượng hay lôi cuốn trong công việc? Có phải một tổ chức với nền văn hóa lành mạnh tốt hơn chỉ dựa vào quy định và nguyên tắc hay ko? Thành công đến từ một nền văn hóa gắn kết, hay theo cách khác? Theo thời gian, mọi tổ chức đều phát triển niềm tin, giá trị và khuôn mẫu riêng biệt. Một vài trong số đó được thực hiện vô thức hoặc bán vô thức phản ánh thần thoại, truyện cổ tích, truyện, các nghi thức, ngày lễ và các hình thức khác. Người quản lý, người rất hiểu sức mạnh của biểu tượng, thường được trang bị tốt để hiểu và điều khiển công ty của họ. Từ một quan điểm mang tính biểu tượng, ý nghĩa là nhu cầu cơ bản của con người. Người quản lý hiểu hình thức tượng trưng và các hoạt động và khuyến khích sử dụng giúp hình thành một tổ chức hiệu quả - cũng như việc sắp xếp tổ chức văn hóa doanh nghiệp phù hợp với thách thức của thị trường. Cửa hàng bách hóa Nordstrom là hình mẫu của sức mạnh của văn hóa tại nơi làm việc. Khách hàng ca ngợi về sự tiện lợi và cam kết chất lượng phục vụ cao: “ không phục vụ theo cách bình thường mà phục vụ theo cách chưa bao giờ có” (Spector and McCarthy, 1995, trang 1) 5 Người sáng lập của cửa hàng Nordstrom – ông John Nordstrom là một người Thụy Điền nhập cư, đã định cư tại Seattle sau một thời gian di chuyển khắp nước Mỹ và từng ở Alasska 1 thời gian để tìm vàng. Ông ta và Carl Wallin, một người thợ đóng giầy, mở một cửa hàng giầy. Sau đó con của Nordstrom là Elmer, Everett, và Lloyd tham gia vào kinh doanh. Tập hợp lại, họ hướng công ty theo một nguyên tắc triết học lâu dài: khách hàng luôn đúng. Thế hệ sau của Nordstrom mở rộng kinh doanh trong khi vẫn duy trì nguyên tắc ban đầu. Công ty dựa vào kinh nghiệm và văn hóa “ Nordies” để huấn luyện nhân viên mới theo cách của phục vụ khách hàng của Nordstrom. Nhân viên mới luôn bắt đầu bằng việc bán hàng, học truyền thống theo cách ” Khi chúng ta kinh doanh tốt nhất, thì người đứng đầu của chúng ta là trung úy bởi vì họ kiểm soát việc kinh doanh. Đối thủ cạnh tranh của chúng ta thì lại có những người lính đằng trước và trung úy ở đằng sau”( Spector and McCathy, 1995, trang 106) Cam kết độc đáo của Nordstrom của dịch vụ khách hàng là báo trước việc các anh hùng và nữ anh hùng sẽ xuất hiện trong đời thực. Một khách hàng yêu thích một bộ quần áo màu đỏ tiá bán tại cửa hàng của Nordstrom tại Seattle. Nhưng tiếc là, cửa hàng không còn bộ quần áo vừa với khổ người cô ấy. Người bán hàng nhận tiền mặt từ người quản lý cửa hàng, đi qua đường mua một bộ với giá bán ra của đối thủ cạnh tranh, gói nó lại và bán cho khách hàng với giá thấp hơn đang bán tại Nordtrom( Spector and McCathy, 1995, trang 26) • Khi một người khách hàng để quên vé máy bay tại quầy thanh toán của Nordstrom, người bán sẽ cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách gọi cho hãng hàng không. Khi không thể liên lạc được, cô ấy sẽ bắt xe đi đến sân bay và giao vé cho khách hàng. • Một cửa hàng của Nordstrom đã vui vẻ hoàn tiền lại một đôi lốp xe ô tô, mặc dù Nordstrom chưa bao giờ bán lốp xe. Năm 1975, Công ty 6 Nordstrom đã mua 3 cửa hàng ở Trung tâm thương mại phía Bắc Alaska. Một khách hàng đã mua đôi lốp từ Trung tâm thương mại này và Nordstrom đã nhận lại nó( trang 27) Cam kết của Nordstrom với khách hàng là thường xuyên củng cố thêm các cửa hàng rộng rãi. Nhân viên mới của Nordtrom được tiếp xúc với những định hướng ban đầu của công ty. Họ được đưa cho những tấm card 5-8 inch có hàng chữ “ Sổ tay nhân viên Nordstrom” trên đó viết: Chào mừng đến với Nordstrom Chúng tôi rất vui mừng khi bạn đến mua sắm tại công ty chúng tôi. Mục tiêu số một của chúng tôi là dịch vụ khách hàng tốt nhất. Hãy đặt mục tiêu cá tính với tính chuyên nghiệp cao. Chúng tôi tự tin vào khả năng của bạn để đặt đc điều đó. Quy tắc của cửa hàng Nordstrom: Quy tắc thứ nhất: Hãy phán đoán trong mọi tình huống. Sẽ không có thêm quy tắc nào nữa (trang 15, 16) Tại ngày hội nhân viên, Các nhân viên bán hàng của Nordstrom thảo luận và tranh cãi về cách thức bán hàng và đóng vai người mua. Việc tổ chức các buổi hội thảo củng cố giá trị đáng quý của công ty. Từ những năm đầu thành lập, Gia đình Nordstrom đã tổ chức các buổi picnic mùa hè và các buổi tiệc giáng sinh. Gần dây hơn, hàng loạt các sự kiện được tổ chức để chúc mừng dịch vụ khách hàng: “ Chúng tôi là những nhân viên điên rồ. Hàng tháng cửa hàng tổ chức các buổi gặp gỡ Pow-wow, một loại hội nghị sau bán hàng, nơi người ta sẽ đọc thư của khách hàng và khen ngợi các thành tựu nổi bật của nhân viên, trong khi các nhân viên chúc mừng lẫn nhau. CÁC BIỂU TƯỢNG CỦA DOANH NGHIỆP Văn hóa của một doanh nghiệp thể hiện rõ ràng nhất thông qua biểu tượng của nó. Nhượng quyền thương mại của McDonal’s thống nhất chặt chẽ như mái vòm vàng, giá trị cốt lõi và huyền thoại của Ray Kroc cũng như hệ 7 thống điều khiển tinh vi. Giáo sư đại học Harvard, được tự do trong giới hạn của cơ cấu, bị ràng buộc bởi các cách thức giảng dạy, giá trị của học bổng, huyền thoại và bí ẩn của Harvard. Trong những năm gần đây, sự quan trọng của biểu tượng trong cuộc sống đã trở nên quen thuộc rộng rãi. Như trong cuốn sách”Văn hóa và hiệu suất của doanh nghiệp” – 1992 của Kotter và Heskett và cuốn “ Xây dựng đến cuối cùng” 1994 đưa ra quan điểm ấn tượng theo chiều dọc liên kết biểu tượng cuối cùng tài chính. Một trong những quan điềm ấy là Goren Carstedt đến nhận chức ở Volvo France vào năm 1980. Đó là một thay đổi lớn. Volvo đã hi vọng bán gấp đôi số lượng xe – 20000 chiếc xe 1 năm tại Pháp. Bên cạnh đó, việc buôn bán đã bị giảm trong khi những nhà nhập khẩu khác đã tăng thị phần. Thậm chí, còn đáng ngại hơn là lý do chính hợp lý dẫn tới hoạt động bán xe ảm đạm” Sản phẩm quá lỗi mốt, quá nặng, quá nhiều chi tiết thừa, quá đắt và tất cả các xe đều bị cứng trục, điều mà rất ko thuận lợi khi di chuyển ở Pháp. Người ta đã hi sinh quá nhiều hiệu suất cho sự an toàn”. Carstedt đã nói đi nói lại là “ đây là nước Pháp” Đây là một đất nước Latinh, đầy đam mê và nhiệt huyết, trong khi Volvo là một chiếc xe mang một vẻ u sầu mà người Scandinavi hay nghĩ về những buổi tối mùa đông dài rét mướt.”(Hampden – Turner, 1992, trang 156-157) Carstedt từ chối giải thích, ông xác định tích cực xoáy vào một tình huống ảm đạm. Hành động của ông minh họa khả năng của những người hiểu quyền năng của biểu tượng và văn hóa. Ông bắt đầu bằng lắng nghe: Ông tổ chức 9 buổi gặp gỡ với 150 nhà phân phối xe Volvo tại Pháp. Ngồi quanh những chiếc bàn, ông hỏi ý kiến họ:” Tôi muốn các ngài cho ý kiến Volvo phải làm gì và làm như thế nào để các ngài có thể bán nhiều xe hơn. Hãy nói cho chúng tôi biết chúng tôi đã sai ở đâu và các ngài mong muốn điều gì ở chúng tôi, và tôi sẽ xem xét xem có thể làm được gì.”(Hampden-Turner, 1992, trang 158) đây là phương pháp tiếp cận ấn tượng mà trước đó các nhà 8 phân phối chưa từng gặp. Tính cách đơn giản, cởi mở đã mang lại cho ông biệt danh “ cơn gió từ phương bắc”. Bước tiếp theo của Carstedt dựa vào giá trị, các ngày lễ, các buổi liên hoan và không khí hài hước để chứng minh là ông ấy đã lắng nghe và sẽ thay đổi. Ông ấy đã vẽ bức tranh biếm họa biến chuỗi truyền thống của nhu cầu lộn ngược. Như Carstedt mô tả,” Khách hàng là vua, Người phân phối là cận thần và phục vụ họ là công việc của chúng ta, Volvo Pháp và HQ, để chắc chắn rằng những người phân phối có được những thứ mà họ cần”(Hampden Turner, 1992, trang 159) Ông mời những người phân phối và vợ/chồng họ đến một hội nghị ở gần Paris. Hội nghị bắt đầu bằng một bộ phim hài” Volvo xuất xứ từ đâu?”. Người dân Pháp đã đưa ra câu trả lời câu hỏi về hãng Volvo và những người phân phối của hãng. Nhún vai và thờ ơ trả lời “Tôi ko biết”. Sau đó Volvo thông qua truyền thông tung ra mẫu xe mới tại một điểm trưng bày xinh đẹp ở đâu đó trên nước Pháp. Khi được yêu cầu tiết lộ vị trí, Carstedt đã vén bức màn đằng sau ông lên. Nó ở đó, địa điểm trưng bày được lắp ráp tại chỗ để nói với những nhà phân phối rằng chỉ cần khẻo léo chút ít đã có thể làm được. Sau đó Carstedt đưa các nhà phân phối đi Thụy điển tham quan. Ông muốn họ thêm kinh nghiệm về văn hóa bên cạnh kinh nghiệm về những chiếc xe: “80% của nỗ lực marketing của chúng ta là nội bộ để giúp cho các nhà phân phối thừa nhận bản sắc của Volvo và tự hào về chất lượng của xe cũng như coi việc cung cấp dịch vụ là một phần không thể thiếu được trong việc kinh doanh”(Hampden Turner, 1992, trang 161). Cả nhóm bay sang Gothenburg, nơi họ được tham quan nhà máy và gặp gỡ các nhà lãnh đạo cao cấp. Sau đó Carstedt nói: “ chúng tôi đưa tới trước chủ tịch và các quản lý cấp cao những nhà phân phối giỏi nhất”(trang 162) Ngày tiếp theo, cả nhóm đi du lịch khắp vùng bằng tàu hỏa. Họ gặp những người công nhân của hãng, tham quan các địa điểm du lịch của Stockholm, và được tiếp đón tại buổi tiệc 9 Viking, thưởng thức những bài hát và điệu nhảy truyền thống của Thụy Điển, nơi “ họ uống rượu Schnapps, đội mũ helmet, ăn bằng tay và vứt các mảnh thừa ra sau vai( trang 162) Carstedt kết lại bằng một câu tiếng Pháp: Trong vòng hai năm tới, tôi sẽ cố gắng giải thích cho quý vị rằng xe Volvo có gì đặc biệt: Triết lý của chúng ta và giá trị đều quan trọng đối với thành công của chúng ta. Và khi hiểu được Volvo thì chúng ta mới hiểu được chút ít về Thụy điển. Vì thế chúng ta ở đây, tại trung tâm của Thụy điển, trong căn phòng phục vụ bữa tối giải Nobel, trước khi trao giải, và các bạn có thực đơn bữa ăn tối đó trong tay để nhắc nhở bạn rằng đây là khách sạn cung cấp thành tựu lớn nhất, chất lượng tốt nhất mà bạn là 1 phần trong đó. ( Hampden – Turner, 1992, trang 162) Quay trở về Pháp, Carstedt tuyên chiến với các sổ tay hướng dẫn cũ. Để truyền tải sự khác biệt giữa việc họ đã ở đâu và họ phải đi theo hướng nào, ông đã đưa ra 2 hình ảnh trực quan. Bức ảnh đầu tiên là một ô vuông được tạo thành bởi 4 ngón tay, mỗi ngón tay chỉ ra điều gì đã xảy ra với người khác. Bức thứ 2 mô tả bốn cánh tay nắm chặt. Một quảng cáo đồ họa nhấn mạnh an toàn bằng cách hiển thị một cô bé đeo thắt dây an toàn ở ghế sau của một chiếc Volvo. Lời chú thích đi kèm” Bạn cần bảo vệ tương lai, đặc biệt khi tương lai ở đằng sau bạn”. Volvo là trích dẫn cho quảng cáo ô tô hiệu quả nhất ở Pháp. Công việc đã được đền đáp. Trong vòng 4 năm sau, Volvo chiếm nửa thị phần của thị trường. 10 [...]... cho các biểu tượng khác và các hoạt động mang tính biểu tượng. Hình thức khác nhau của biểu tượng đóng vai trò văn hóa đặc biệt trong các tổ chức. Tầm nhìn, huyền thoại, và các giá trị cung cấp cho một tổ chức ý thức sâu sắc về mục đích và phương hướng giải quyết Biểu tượng anh hùng và nữ anh hùng, qua lời nói và hành động của họ, phục vụ như là biểu tượng sống để chứng minh những đáng trân trọng và thần... như những anh hùng văn hóa Họ là những biểu tượng sống, biểu tượng của con người, có lời nói và việc minh họa và củng cố giá trị cốt lõi quan trọng Tác động của anh hùng văn hóa được nhấn mạnh bởi Bernie Marcus, đồng sáng lập của Home Depot, "Mọi người nhìn vào người lãnh đạo của các công ty, cách họ sống cuộc sống của họ, và họ biết [nếu] họ đang được bán như một hóa đơn của hàng hóa Nếu bạn là một... thấm nhuần vào mỗi người lính và được mỗi cựu chiến binh hải quân nhớ mãi: "Các giá trị và giả định hình thành nên các thành viên của mình là tất cả những gì mà thủy quân lục chiến có được Họ có số lượng nhân viên nhỏ nhất trong số các đơn vị quân sự của Hoa Kỳ, và là đơn vị thú vị nhất Họ có nền văn hóa văn hóa giàu nhất: ưa hình thức, cô độc, ưu tú với sự liên kết sâu sắc với lịch sử và thần thoại... Theo Hofstede, các nhà quản lý và học giả thường giả định rằng nếu họ làm việc hiệu quả trong văn hóa của họ, họ có thể làm việc bất cứ nơi nào, giả định này thường mang lại kết quả tai hại Hofstede cũng giải thích mối quan hệ giữa văn hoá quốc gia và văn hoá của doanh nghiệp, ông cũng lưu ý rằng một nền văn hóa bình thường là một hình thức quyền lực liên kết trong tổ chức Ông cũng biện luận rằng việc... trọng và thần thánh hóa câu chuyện Các hình thức tường thuật như câu chuyện cổ tích và những câu chuyện giải thích, hóa giải mâu thuẫn, và giải quyết tình huống khó xử (Cohen, 1969) Sự kiện mang tính biểu tượng - như nghi thức và nghi lễ - cho hướng đi trên địa hình chưa được khám phá và dường như không thể khám phá (Ortner 1973) Sự hài hước ẩn dụ, và vui chơi nới lỏng tâm tình mọi người và khiến họ tham... Nghiên cứu của Hofstede chỉ giới hạn ở một vài đất nước Ví dụ của ông thường là các công ty Mỹ và một số nước (Trung Quốc, Nga, hầu hết các nước Châu Phi và các 11 nước Đông Âu) Dữ liệu của ông chưa hoàn hảo và cách đây hơn ba thập kỷ.Tuy nhiên, không có gì ảnh hưởng đến việc chứng minh tác động lan tỏa của văn hóa dân tộc trong các tổ chức Gordon Bethune, Tổng Giám đốc của hãng hàng không Continental,... các bản báo cáo hay các bản ghi nhớ và đọc lướt các tạp chí hoặc các ấn phẩm về kỹ thuật Hầu hết các nhà quản lý bị cuốn hút vào các khía cạnh tích cực của trong công việc của họ, và họ có xu hướng tập trung vào các vấn đề tức thời hơn là các vấn đề tổng quát hay chiến lược lâu dài - Các mối tương quan với đồng nghiệp và người ngoài 25 Mặc dù nhiều tài liệu về sự lãnh đạo tập trung vào mối quan hệ... các quốc gia khi mà một nền văn hoá thống trị được chấp nhận ở hầu hết các công ty Điều này chỉ phù hợp khi người quản lý, đặc biệt là những người đến từ nền văn hóa khác, trở thành người mang hai nền văn hóa Một thất bại của nhiều nhà quản lý người nước ngoài làm việc ở Mỹ, theo quan điểm của Hofstede, là họ có xu hướng sống trong cộng đồng người Mỹ và vẫn giữ ngôn ngữ và văn hoá quê hương Nghiên cứu... "Bản chất của một công ty có tầm nhìn xa 16 đến từ việc chuyển từ ý tưởng cốt lõi sang vận hành theo cách độc đáo của nó vào cơ cấu của các tổ chức" (Collins và Porras, trang 201) Cam kết của Johnson và Johnson để loại bỏ "đau đớn và bệnh tật" và " vì các bác sĩ, y tá, bệnh viện, bà mẹ, và tất cả những người khác, những người sử dụng sản phẩm của chúng tôi" đã thúc đẩy công ty đưa ra một quyết định tốn...Điểm nhấn lớn nhất của nghiên cứu số 7: Hệ quả của văn hóa – Geert Hofstede; Sự khác biệt quốc tế trong công việc – liên quan đên giá trị (Newbury Park, Calif.: Thận trọng, 1984) Geert Hofstede đi tiên phong trong nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hóa dân tộc ở nơi làm việc Mô tả văn hóa như “ một tập hợp các chương trình của trí óc giúp phân biệt các thành viên trong nhóm này và nhóm khác (trang . LỤC Bài 1 .Văn hóa tổ chức và biểu tượng 3 Bài 2. Bản chất của công tác quản lý 24 Bài 3. Nghiên cứu vị trí Hiệu trưởng các trường tại khu vực New South Wale 30 Bài 1. Văn hóa tổ chức và biểu tượng 1 Trong. của biểu tượng đóng vai trò văn hóa đặc biệt trong các tổ chức. Tầm nhìn, huyền thoại, và các giá trị cung cấp cho một tổ chức ý thức sâu sắc về mục đích và phương hướng giải quyết. Biểu tượng. Mỗi tổ chức là một nền văn hóa Văn hóa là gì? Nó đóng vai trò gì trong một tổ chức? Cả hai câu hỏi trên đều là vấn đề nóng hổi. Có người cho rằng mỗi tổ chức đều có văn hóa riêng, những người

Ngày đăng: 18/07/2014, 15:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w