TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA PHẬT GIÁO VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY

26 757 3
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA PHẬT GIÁO VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN === *** === NGUYỄN THỊ HỒNG VĂN HÓA PHẬT GIÁO VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 60.22.03.09 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH TÔN GIÁO HỌC Hà Nội – 2013 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thị Kim Oanh Phản biện 1: TS. Nguyễn Quốc Tuấn Phản biện 2: TS. Lê Tâm Đắc Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội vào hồi 9 giờ 00 ngày 30 tháng 12 năm 2013 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới (cùng với đạo Kitô và đạo Hồi), ra đời ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Công nguyên. Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm (đầu Công nguyên), Phật giáo đã nhanh chóng hòa mình cùng dòng chảy của văn hóa dân tộc Việt Nam, gần gũi và thấm sâu trong tâm thức của người dân Việt, dung hợp với tín ngưỡng bản địa, tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, thổi vào văn hóa Việt Nam một làn gió văn hóa mới, đó chính là văn hóa Phật giáo. Trải qua hơn 2.000 năm du nhập và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo đã chứng tỏ được vị thế của mình, gắn bó cùng dân tộc, hòa quyện với văn hóa dân tộc, những thành tố văn hóa dân tộc Việt Nam như: ngôn ngữ, niềm tin, tập quán, văn học, nghệ thuật… không đâu là không có dấu ấn của văn hóa Phật giáo. Giáo lý, đạo đức Phật giáo với sự đề cao tính nhân ái, vị tha, khuyên răn con người tránh điều ác, làm điều thiện, tất cả đều gần gũi với tư duy, lối sống và văn hóa của con người Việt Nam. Phật giáo đã đóng góp những giá trị văn hóa của mình để làm giàu và phong phú hơn cho kho tàng văn hóa Việt Nam. Chính bởi vậy, văn hóa Phật giáo được xem như một thành tố không thể thiếu của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Phật giáo với tư cách là một tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, vì vậy, trong giai đoạn hiện nay khi vấn đề toàn cầu hóa đang ngày càng mở rộng, đặt ra những thách thức đối với sự đổi mới và phát triển văn hóa, con người Việt Nam thì văn hóa Phật giáo với những giá trị của mình sẽ ảnh hưởng trực tiếp và đóng vai trò là một chủ thể quan trọng để trở thành cầu nối cho văn hóa Việt Nam sánh bước phát triển cùng với nhiều nền văn hóa khác trên thế giới. Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, khi hiện tượng xâm lăng văn hóa, những làn sóng văn hóa ngoại lai đang trở thành rào cản, làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta thì việc nghiên cứu về văn hóa Phật giáo và bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam với mục đích gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc lại càng trở nên ý nghĩa và thiết thực. Trên tinh thần của nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm, Ban chấp hành Trung Ương Đảng (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến 1 đậm đà bản sắc dân tộc; đồng thời xuất phát từ những suy nghĩ như trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Văn hóa Phật giáo và vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay” làm luận văn của mình. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn có thể góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu văn hóa Phật giáo, đồng thời nhận định rõ hơn vị thế của văn hóa Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay và đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy những tinh hoa của văn hóa Phật giáo trong nền văn hóa Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa văn hóa hiện nay, vấn đề khai thác và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống được coi là nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Văn hóa Phật giáo với tư cách là một nhân tố cấu thành trong văn hóa Việt Nam nên không thể thiếu vào việc tham gia và đóng góp trong tiến trình xây dựng nền văn hóa dân tộc. Do vậy, nghiên cứu văn hóa Phật giáo và vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam ngày càng được quan tâm, chú trọng hơn. Tuy nhiên, những nghiên cứu về văn hóa Phật giáo và bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam vẫn chưa có nhiều công trình khai thác chuyên sâu. Trong phạm vi liên quan đến đề tài này, chúng tôi tạm chia ra các mảng như sau: Các công trình trình sách nghiên cứu về Phật giáo và văn hóa Phật giáo gồm có: - Về Phật giáo: Tư tưởng Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh, 1999; Việt Nam Phật giáo sử luận I - II - III của Nguyễn Lang, 2000; Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát (gồm tập I, II, III xuất bản năm 1999, 2001 và 2002); Khái lược Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Cao Thanh, 2008; Mấy vấn đề về Phật giáo trong lịch sử Việt Nam của Nguyễn Đức Sự và Lê Tâm Đắc, 2010… Đây là một số công trình nghiên cứu khái quát về quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo vào Việt Nam, qua đó giúp người đọc hiểu rõ hơn về tiến trình hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam qua hơn 2.000 năm lịch sử, Phật giáo đã gắn bó và bám rễ, thấm sâu trong đời sống tinh thần, sinh hoạt văn hóa, tập quán, tín ngưỡng của người dân Việt Nam. - Về văn hóa Phật giáo có những công trình kể đến như: Văn hóa Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ của Nguyễn Thị Bảy, 1997; Phật Giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy, 1999; Truyền thống văn 2 hóa và Phật giáo Việt Nam của Minh Chi, 2003… Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều chỉ ra vai trò cũng như những đóng góp của Phật giáo và văn hóa Phật giáo đối với nền văn hóa Việt Nam, qua đó khẳng định Phật giáo và văn hóa Phật giáo có ảnh hưởng nhất định trong đời sống xã hội, đặc biệt là đời sống văn hóa tinh thần. Ngoài ra, văn hóa Phật giáo cũng thể hiện được sức hút của mình khi một số học giả đã lấy đề tài này để nghiên cứu chuyên sâu trong các luận văn Thạc sĩ và luận án Tiến sĩ của họ. Trong số đó, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: Luận án Tiến sĩ Triết học của tác giả Lê Hữu Tuấn (1998) với đề tài “Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam”. Trong luận án, tác giả đã chỉ ra quá trình Phật giáo phát triển, truyền bá ở Việt Nam gắn liền với quá trình hình thành, phát triển tư tưởng, đạo đức của con người và định hướng cho sự phát triển nhân cách, tư duy con người Việt Nam trong tương lai. Tiếp đến, công trình luận văn Thạc sĩ Triết học của tác giả Phan Nhật Huân (2008) với đề tài “Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam (thời Lý - Trần)”. Trong luận văn của mình, tác giả đã làm sáng tỏ ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam thời kỳ Lý - Trần (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV) trên một số lĩnh vực cụ thể của văn hóa như văn học, kiến trúc… Qua đó đề ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam thời Lý - Trần trong bối cảnh hiện nay. Công trình luận văn Thạc sĩ Triết học của Phan Thị Lan (2010) “Đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay”, với đề tài này, tác giả đã đưa ra quan niệm, phạm trù đạo đức Phật giáo, phân tích ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến nhân cách của người Việt Nam. Đồng thời, kiến nghị một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay. Song song với những công trình về văn hóa Phật giáo thì đề tài về bảo tồn văn hóa Phật giáo cũng rất được chú trọng. Trong đó phải kể đến những đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và hội thảo khoa học như: - Đề tài cấp nhà nước của tác giả Đặng Văn Bài (2010) “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và 3 hội nhập quốc tế”. Nội dung chính mà tác giả muốn đề cập đến thông qua công trình nghiên cứu của mình là đánh giá những tác động phức tạp của bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa với việc bảo tồn và phát huy văn hóa Phật giáo. Phân tích thực trạng và hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay. Qua đó giúp người đọc nhận thức được vai trò của việc phát huy di sản văn hóa Phật giáo đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. - Hội thảo khoa học quốc tế “Một số vấn đề về văn hóa tôn giáo và bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo trong giai đoạn hiện nay”, hội thảo xoay quanh về sự tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với tôn giáo, đặc biệt là tác động với mối quan hệ giữa văn hóa và tôn giáo, đưa ra cái nhìn bao quát về sự chuyển biến các giá trị văn hóa tôn giáo trong đó có văn hóa Phật giáo. Trên các báo, tạp chí chuyên ngành cũng có nhiều bài viết tập trung nghiên cứu vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo như: - Nguyễn Quế Hương và Nguyễn Ngọc Quỳnh (2005) “Về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Phật giáo trong những năm gần đây”, tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1, tr 69 - 78. - Đặng Văn Bài (2008) “Nhận diện để phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 5, tr 16 - 22. - Nguyễn Hữu Oanh (2009) “Bảo vệ, phát huy văn hóa Phật giáo một nhiệm vụ quan trọng & cấp thiết”, tạp chí Di sản văn hóa, số 1. Các bài viết trên đều thống nhất về quan điểm bảo tồn văn hóa Phật giáo một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, ở các mức độ và khía cạnh khác nhau, từng bước nhận diện và đánh giá sự cấp thiết trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị của văn hóa Phật giáo. Ngoài ra, trên các tạp chí nghiên cứu khác như: tạp chí nghiên cứu Phật học, tạp chí Văn hóa Nghệ thuật… cũng có nhiều bài viết liên quan đến vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo mà chúng tôi chưa có điều kiện thống kê hết trong tình hình nghiên cứu của luận văn. Do yêu cầu của quá trình hội nhập và phát triển xã hội nên việc nghiên cứu về văn hóa Phật giáo và vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay vẫn luôn là một trong những đề tài mang tính thiết thực và cần thiết. Theo hướng nghiên cứu này, 4 chúng tôi kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước, trên cơ sở đó thực hiện đề tài của mình. Trong luận văn nghiên cứu về đề tài này, chúng tôi tiếp tục làm rõ vị trí và vai trò của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam. Đồng thời, đối với vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo, chúng tôi sẽ đưa ra một số quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam để thấy được những vấn đề đặt ra đối với các cấp quản lý trong hoạt động bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khái quát về văn hóa Phật giáo và vị trí của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam, luận văn tập trung phân tích, làm sáng tỏ vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay. Qua đó đưa ra một số giải pháp để bảo tồn văn hóa Phật giáo nhằm góp phần xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn có ba nhiệm vụ Thứ nhất, phân tích khái niệm và biểu hiện của văn hóa Phật giáo; làm rõ vị trí của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam. Thứ hai, trình bày một số tư tưởng của Hồ Chí Minh; quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay. Thứ ba, đưa ra một số giải pháp đối với vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa Phật giáo và vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu văn hóa Phật giáo Việt Nam (khảo cứu một số chùa vùng đồng bằng Bắc Bộ) và vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn từ sau đổi mới (1986) đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên những nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí 5 Minh, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tôn giáo học, đồng thời kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: phân tích và tổng hợp; sự thống nhất giữa lôgíc và lịch sử; các phương pháp khái quát hóa, trừu tượng hóa; xử lý tư liệu… 6. Đóng góp của luận văn Trên cơ sở phân tích khái quát về văn hóa Phật giáo và những biểu hiện của văn hóa Phật giáo; luận văn làm rõ vai trò và vị trí của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam. Từ đó, luận văn đưa ra những quan điểm để bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, trình bày một số giải pháp đối với bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam nhằm gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa Phật giáo trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa văn hóa. 7. Ý nghĩa của luận văn 7.1. Về mặt lý luận: Luận văn góp phần vào việc tìm hiểu và làm sáng tỏ những giá trị và vị trí của văn hóa Phật giáo trong nền văn hóa Việt Nam. 7.2. Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu về tôn giáo; cho việc hoạch định chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước, nhất là với vấn đề bảo tồn văn hóa tôn giáo nói chung và văn hóa Phật giáo nói riêng. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm có 2 chương và 5 tiết. 6 CHƯƠNG 1 VĂN HÓA PHẬT GIÁO VÀ VỊ TRÍ CỦA VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM. 1.1. Văn hóa Phật giáo và biểu hiện của Văn hóa Phật giáo 1.1.1. Khái niệm “Văn hóa Phật giáo” * Một số khái niệm về văn hóa - Khái niệm văn hóa về mặt thuật ngữ khoa học. - Khái niệm văn hóa của các nhà khoa học phương Tây như: Edward. Burnett. Tylor, F. Boas, A.L. Kroeber và C. Kluckhohn… - Khái niệm văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Khái niệm văn hóa của UNESCO đưa ra năm 2002: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”. Như vậy, văn hóa là một mẫu thức tập hợp kiến thức, tín ngưỡng và thái độ ứng xử của con người. Hay tóm lại, văn hóa chính là tổng thể các giá trị đặc trưng được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lâu dài của đất nước, giá trị đặc trưng ấy mang tính bền vững, trường tồn. Văn hóa bao gồm giá trị vật chất và tinh thần do lao động của con người làm ra và phục vụ lại cho chính con người. Trong dòng chảy của văn hóa, Phật giáo với tư cách là một trong những thành tố của văn hóa Việt Nam đã trở thành mạch nguồn xuyên suốt và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong trong dòng chảy ấy. Với tư cách là một phương diện văn hóa, Phật giáo khẳng định được vị thế của mình trong nền văn hóa dân tộc. Phật giáo có khả năng thâm nhập vào nhiều mặt của đời sống xã hội như: chính trị, văn học, kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội… Phật giáo đã cống hiến cho dân tộc Việt Nam những thành quả văn hóa vô cùng quý giá. Phật giáo và văn hóa Phật giáo luôn giữ một vị thế quan trọng và không thể tách rời văn hoá dân tộc. Có thể nói rằng, văn hóa Việt Nam một phần lớn là văn 7 hóa Phật giáo và nếu như không xét văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam thì chúng ta sẽ không thể có một nền văn hóa đa dạng và phong phú như hiện nay. Vậy văn hóa Phật giáo là gì? Theo những quan niệm về văn hóa nêu trên và từ những giá trị Phật giáo mang lại trong đời sống của con người, chúng tôi cho rằng: Văn hóa Phật giáo là một bộ phận của văn hóa nhân loại, là sự kết hợp giữa tinh hoa văn hóa vật chất và tinh thần của đạo Phật chứa đựng trong đời sống của con người, được con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn của mình. Văn hóa Phật giáo chính là tổng thể các giá trị đặc trưng, là những thành tựu mà Phật giáo có được trong lịch sử tồn tại và phát triển. Tóm lại, văn hóa Phật giáo không đứng ngoài, mà ở bên trong văn hóa nhân loại. Nó là cái thống nhất trong chỉnh thể của văn hóa nhân loại, nhưng lại có những giá trị đặc thù và đơn nhất của mình. 1.1.2. Biểu hiện của Văn hóa Phật giáo Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, là một tôn giáo có hệ thống giáo lý khá đồ sộ, sâu sắc và hoàn chỉnh, khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã đưa lại một hệ thống các quan niệm về vũ trụ, nhân sinh cho cộng đồng người Việt. Trong suốt chiều dài lịch sử, từ buổi đầu du nhập cho đến nay, Phật giáo đã thực sự thâm nhập, ăn sâu vào trong tâm hồn, nếp nghĩ, lối sống của dân tộc Việt Nam và trở thành một phần bản sắc dân tộc. Những đặc điểm của Phật giáo và văn hóa Phật giáo làm cho nền văn hóa Việt Nam càng trở nên đa dạng. Văn hóa Phật giáo đã để lại cho dân tộc nhiều di sản có giá trị đặc sắc. Trong sự hình thành và phát triển của mình, văn hóa Phật giáo biểu hiện hết sức phong phú với nhiều hình thức, được thể hiện dưới hai dạng cụ thể là: văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. - Văn hóa vật thể trong văn hóa Phật giáo là những sản phẩm được tồn tại dưới dạng vật chất, khắc họa tiêu biểu thông qua hệ thống kiến trúc: Chùa, Tháp như chùa Một Cột, chùa Thầy, chùa Dạm, chùa Phật Tích (Bắc Ninh), tháp Bình Sơn (Phú Thọ) hay các tác phẩm điêu khắc về tượng thờ, đồ thờ cúng và những tác phẩm hội họa về Phật giáo 8 [...]... giữa văn hóa Phật giáo với văn hóa truyền thống và văn hóa tín ngưỡng Việt Nam 1.2.1 Văn hóa Phật giáo với văn hóa truyền thống Việt Nam Trước hết, sự tương tác giữa văn hóa Phật giáo với văn hóa truyền thống thể hiện qua giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Phật giáo được kết tinh trong không gian văn hóa truyền thống của ngôi chùa Phật - một thiết kế văn hóa đặc thù Văn hóa Phật giáo còn thể hiện. .. giáo cũng là một vấn đề cần được đặt ra để góp phần gìn giữ những tinh hoa và bản sắc văn hóa của dân tộc 13 CHƯƠNG 2 VẤN ĐỀ BẢO TỒN VĂN HÓA PHẬT GIẢO VIỆT NAM HIỆN NAY Qua những nghiên cứu về văn hóa Phật giáo và vị trí của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam, có thể khẳng định văn hóa Phật giáo là một thành tố văn hóa có lịch sử lâu dài, song hành và hòa quyện với truyền thống văn hóa dân tộc, mang... chảy văn hóa Việt Nam 1.2.2 Văn hóa Phật giáo với văn hóa tín ngưỡng Việt Nam Văn hóa Phật giáo kết hợp với văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, tạo nên sự độc đáo và đa dạng trong văn hóa Việt Nam Khi được truyền vào Việt Nam, Phật giáo đã tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng bản địa, do vậy đã kết hợp chặt chẽ với các tín ngưỡng này Mối tương quan giữa văn hóa Phật giáo với văn hóa tín ngưỡng Việt Nam thì điều... Nghiên cứu vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo thì không thể không đề cập đến tư tưởng của Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong vấn đề này 2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo tồn văn hóa Phật giáo 2.1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo tồn văn hóa Phật giáo Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và văn hoá luôn... động văn hóa, tuyên truyền giáo lý đức Phật; tổ chức các hội thảo khoa học liên quan đến vấn đề văn hóa 2.3 Một số giải pháp bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay 2.3.1 Giải pháp bảo tồn những giá trị văn hóa vật thể của Phật giáo Trên phương diện văn hóa vật thể, Phật giáo đã đóng góp cho văn hóa Việt Nam những công trình kiến trúc, điêu khắc và hệ thống tượng thờ mang nhiều giá trị văn hóa đặc... tàng văn hóa Việt Nam Gắn bó, song hành cùng lịch sử dân tộc Việt Nam, văn hóa Phật giáo xưa và nay vẫn luôn có vai trò quan trọng và khẳng định vị trí của mình trong sự phát triển của xã hội, trở thành cầu nối để văn hóa Việt Nam vươn ra hội nhập với văn hóa toàn cầu Tuy nhiên, để những giá trị và tinh hoa của văn hóa Phật giáo Việt Nam không bị mai một và mất đi thì vấn đề bảo tồn văn hoá Phật giáo. .. dân Việt Nam Chính vì vậy, trong bối cảnh hội nhập, trước tác động của làn sóng toàn cầu hóa mạnh mẽ, nhất là trên lĩnh vực văn hóa thì vấn đề bảo lưu, gìn giữ bản sắc văn hóa Phật giáo không bị phá hủy và chống lại hiện tương xâm lăng văn hóa cần phải được chú ý và quan tâm hơn Bảo tồn văn hóa Phật giáo cũng chính là bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam. .. việc bảo tồn những di sản văn hóa nói chung và văn hóa Phật giáo nói riêng Bảo tồn giá trị văn hóa Phật giáo vật thể và phi vật thể ở nước ta hiện nay rất cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, trước hết phải kể đến là các Tăng ni, Phật tử nhằm nâng cao trình độ năng lực, làm lành mạnh hóa các sinh hoạt Phật giáo Đối với các giá trị văn hóa vật thể của Phật giáo; Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo. .. của văn hóa truyền thống trong suốt quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo Bên cạnh những giá trị mà văn hóa Phật giáo đã hình thành trong quá trình đồng hành cùng văn hóa dân tộc thì văn hóa Phật giáo cũng có một vị trí và ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa tín ngưỡng Việt Nam Điều đó thể hiện sự đan xen, dung hợp, hài hòa của văn hóa Phật giáo khi du nhập và phát triển trong dòng chảy văn hóa. .. trong công cuộc giáo dục đạo đức, bảo tồn và phát triển nền văn hoá dân tộc Trong đó bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam được xem là nhiệm vụ cấp thiết Chính vì vậy, GHPGVN với tư cách là một tổ chức Phật giáo duy nhất đại diện cho Tăng ni, Phật tử trên cả nước, nên trách nhiệm của Giáo hội chính là bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Phật giáo, góp phần giữ gìn nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, . XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN === *** === NGUYỄN THỊ HỒNG VĂN HÓA PHẬT GIÁO VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 60.22.03.09 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH. hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam, luận văn tập trung phân tích, làm sáng tỏ vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay. Qua đó đưa ra một số giải pháp để bảo tồn văn hóa Phật giáo. biểu hiện của văn hóa Phật giáo; luận văn làm rõ vai trò và vị trí của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam. Từ đó, luận văn đưa ra những quan điểm để bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam trong

Ngày đăng: 07/04/2015, 19:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Lý do chọn đề tài

    • Song song với những công trình về văn hóa Phật giáo thì đề tài về bảo tồn văn hóa Phật giáo cũng rất được chú trọng. Trong đó phải kể đến những đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và hội thảo khoa học như:

    • - Đề tài cấp nhà nước của tác giả Đặng Văn Bài (2010) “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế”. Nội dung chính mà tác giả muốn đề cập đến thông qua công trình nghiên cứu của mình là đánh giá những tác động phức tạp của bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa với việc bảo tồn và phát huy văn hóa Phật giáo. Phân tích thực trạng và hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay. Qua đó giúp người đọc nhận thức được vai trò của việc phát huy di sản văn hóa Phật giáo đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.

    • - Hội thảo khoa học quốc tế “Một số vấn đề về văn hóa tôn giáo và bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo trong giai đoạn hiện nay”, hội thảo xoay quanh về sự tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với tôn giáo, đặc biệt là tác động với mối quan hệ giữa văn hóa và tôn giáo, đưa ra cái nhìn bao quát về sự chuyển biến các giá trị văn hóa tôn giáo trong đó có văn hóa Phật giáo.

    • Trên các báo, tạp chí chuyên ngành cũng có nhiều bài viết tập trung nghiên cứu vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo như:

    • - Nguyễn Quế Hương và Nguyễn Ngọc Quỳnh (2005) “Về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Phật giáo trong những năm gần đây”, tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1, tr 69 - 78.

    • - Đặng Văn Bài (2008) “Nhận diện để phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 5, tr 16 - 22.

    • - Nguyễn Hữu Oanh (2009) “Bảo vệ, phát huy văn hóa Phật giáo một nhiệm vụ quan trọng & cấp thiết”, tạp chí Di sản văn hóa, số 1.

    • Các bài viết trên đều thống nhất về quan điểm bảo tồn văn hóa Phật giáo một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, ở các mức độ và khía cạnh khác nhau, từng bước nhận diện và đánh giá sự cấp thiết trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị của văn hóa Phật giáo. Ngoài ra, trên các tạp chí nghiên cứu khác như: tạp chí nghiên cứu Phật học, tạp chí Văn hóa Nghệ thuật… cũng có nhiều bài viết liên quan đến vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo mà chúng tôi chưa có điều kiện thống kê hết trong tình hình nghiên cứu của luận văn.

    • Do yêu cầu của quá trình hội nhập và phát triển xã hội nên việc nghiên cứu về văn hóa Phật giáo và vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay vẫn luôn là một trong những đề tài mang tính thiết thực và cần thiết. Theo hướng nghiên cứu này, chúng tôi kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước, trên cơ sở đó thực hiện đề tài của mình. Trong luận văn nghiên cứu về đề tài này, chúng tôi tiếp tục làm rõ vị trí và vai trò của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam. Đồng thời, đối với vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo, chúng tôi sẽ đưa ra một số quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam để thấy được những vấn đề đặt ra đối với các cấp quản lý trong hoạt động bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan