1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án tiến sĩ giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê việt nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu

25 669 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 405,5 KB

Nội dung

Thương mại cà phê ngày nay đã được tự do hoá, hệ thống quản trị chuỗigiá trị mặt hàng cà phê lại chủ yếu là việc nâng cao thương hiệu cho sản phẩm Việt Nam nằm trong khu vực thị trường g

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết nghiên cứu của Luận án

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản quan trọng của một sốnước nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam Trên 3/4 sản lượng càphê của các nước sản xuất được dùng cho xuất khẩu

Thương mại cà phê ngày nay đã được tự do hoá, hệ thống quản trị chuỗigiá trị mặt hàng cà phê lại chủ yếu là việc nâng cao thương hiệu cho sản phẩm

Việt Nam nằm trong khu vực thị trường giá trị thấp và bất ổn định nênbất kỳ biến động xấu nào của thị trường cà phê thế giới sẽ ngay lập tức ảnhhưởng tới tất cả các tác nhân trong ngành cà phê

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu có quy mô kimngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt1,9 tỷ USD, năm 2010 đạt 1,85 tỷ USD Cà phê của Việt Nam đã được xuấtkhẩu tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ Tuy nhiên, giá trị gia tăng của mặthàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu hiện nay còn thấp

Các hoạt động chủ yếu tạo ra giá trị của cà phê Việt Nam là: Sản xuất(trồng trọt, thu hoạch) - Chế biến (chế biến ướt, chế biến khô) - Phân phối,tiêu thụ (xuất khẩu, thị trường nội địa) Giá trị gia tăng của mặt hàng cà phêViệt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu chủ yếu là ở khâu sản xuất cà phênguyên liệu - là khâu có giá trị gia tăng thấp nhất Vì vậy, mặc dù Việt Nam

Trang 2

chiếm tới 20% thị phần nhập khẩu cà phê nhân toàn cầu nhưng chỉ chiếmkhoảng trên 2% giá trị của ngành sản phẩm cà phê toàn cầu

Để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về sản xuất cà phê, cần đẩy mạnh sựtham gia của các doanh nghiệp và sản phẩm cà phê Việt Nam vào chuỗi giá trị

cà phê toàn cầu Trong đó, một mặt, tiếp tục khai thác lợi thế so sánh để nângcao giá trị gia tăng ở khâu sản xuất cà phê nguyên liệu; mặt khác, cần nghiêncứu khả năng tham gia ở mức sâu hơn vào các khâu tạo ra giá trị gia tăng cao

Vì vậy, việc lựa chọn Đề tài: “Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho mặt

hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu” làm luận án tiến

sĩ không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn mà còn góp phần quantrọng trong việc định hướng nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê ViệtNam trong thời gian tới

2 Mục tiêu nghiên cứu của Luận án

Mục tiêu tổng quát của Luận án là đưa ra các quan điểm, định hướng nângcao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong các khâu của chuỗi giátrị mặt hàng cà phê toàn cầu; trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghịnhằm nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi cà phêtoàn cầu trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu: giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê Việt Nam trong

chuỗi giá trị cà phê toàn cầu và các nước lựa chọn nghiên cứu kinh nghiệm

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Chuỗi giá trị mặt hàng cà phê của Việt Nam và các

nước được lựa chọn nghiên cứu kinh nghiệm

- Về thời gian: đánh giá thực trạng tham gia của mặt hàng cà phê Việt

Nam và giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê Việt Nam ở các khâu trong chuỗi giátrị cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2001 - 2010; đưa ra quan điểm, định hướng vàgiải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giátrị cà phê toàn cầu đến năm 2020

Trang 3

4 Phương pháp nghiên cứu của Luận án: Phương pháp luận duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử; Thu thập thông tin, tài liệu về các nghiên cứu có liênquan; Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp; Phương pháp khảosát, điều tra trực tiếp; Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; Phương phápnghiên cứu tại bàn, Phương pháp kế thừa…

5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước: Có một số công trình nghiên

cứu liên quan như: [1] ThS Hoàng Thị Vân Anh - Viện Nghiên cứu thương

mại (Đề tài khoa học cấp Bộ, năm 2009), “Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng cà phê và khả năng tham gia của Việt Nam”; [2] PGS.TS Đinh Văn Thành - Viện Nghiên cứu thương mại (Đề tài cấp Nhà nước, năm 2010),“Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản Việt Nam vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam”; [3] Trần Thị Quỳnh Chi - IPSARD “Tổng quan dự báo và cơ cấu tổ chức ngành hàng cà phê Việt Nam”; [4] Dự án “Kết quả thực hiện thử nghiệm chuỗi giá trị cà phê cho đồng bào thiểu số”, Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu như đã nêu trên, tuy

nhiên vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về giải pháp nâng cao giá trị giatăng cho mặt hàng cà phê của Việt Nam trong chuỗi giá trị mặt hàng cà phêtoàn cầu Do vậy, có thể khẳng định rằng, Đề tài của Nghiên cứu sinh là khôngtrùng lắp và có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong việc nâng caogiá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê hiện nay ở Việt Nam

6 Đóng góp của Luận án

Thứ nhất, hệ thống hoá và phân tích, luận giải rõ cơ sở lý luận về chuỗi giátrị cà phê toàn cầu, về giá trị gia tăng và nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng càphê trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu Đặc biệt, trên cơ sở lý luận, Luận án đãxác định được khung lý luận và mô hình chuỗi giá trị cà phê của Việt Nam, đây

sẽ là cơ sở quan trọng cho việc phân tích thực trạng và kiến nghị giải pháp nhằmnâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê

Thứ hai, Luận án đã chỉ rõ Việt Nam mới chủ yếu tham gia vào các khâu

có giá trị gia tăng rất thấp: sản xuất, thu gom, sơ chế và xuất khẩu cà phê nhân;các khâu như: rang xay, phân phối và marketing hiện nay vẫn còn rất hạn chế

Trang 4

Thứ ba, bằng việc sử dụng công cụ phân tích Chỉ số chuyên môn hoá xuất

khẩu (ES), Luận án đã chỉ ra được các nước nhập khẩu cà phê hàng đầu thế giớiđều là những khách hàng tiềm năng cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam Điềunày chứng tỏ rằng, mặt hàng cà phê Việt Nam vẫn rất có nhiều khả năng tăngcường tham gia vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu Bên cạnh đó, Chỉ số cường độthương mại (TI),… cũng đã chỉ ra được, xu hướng chuyển dịch luồng thươngmại cà phê của Việt Nam đang hướng dần tới thị trường châu Á, đây là cơ sở choviệc định hướng chiến lược phát triển thị trường cà phê Việt Nam nhằm nâng caogiá trị gia tăng trong thời gian tới Đồng thời, với chỉ số lợi thế cạnh tranh hiệnhữu (RCA) của cà phê Việt Nam ở mức khá cao (>1) cho thấy Việt Nam có khảnăng cạnh tranh khá tốt Mặt khác, Luận án cũng đã chỉ ra được những hạn chế

về thực trạng tham gia và giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê Việt Nam trongchuỗi giá trị cà phê toàn cầu Đồng thời, luận giải rõ về những nguyên nhân dẫnđến giá trị gia tăng thấp của cà phê Việt Nam trọng chuỗi giá trị cà phê toàn cầu

thời gian qua; xác lập cơ sở thực tiến cho việc đề xuất, kiến nghị các giải pháp

nâng cao giá trị gia tăng cho cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầutrong thời gian tới

Cuối cùng, Luận án đưa ra được các quan điểm, định hướng nâng cao giátrị gia tăng cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong thời gian tới và đề xuất cácnhóm giải pháp cụ thể nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê ViệtNam trong từng khâu của chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, đặc biệt là các khâu chếbiến và phân phối, marketing sản phẩm để xây dựng thương hiệu cà phê ViệtNam trên thị trường toàn cầu

7 Kết cấu Luận án: Gồm mở đầu, kết luận, các phụ lục và 3 chương

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chủ yếu về nâng cao giá trị gia tăngcủa mặt hàng cà phê trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu

Chương 2: Thực trạng tham gia và giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê

Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu

Chương 3: Một số quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm nâng cao

giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàncầu tới năm 2020

Trang 5

1.1.1 Giá trị gia tăng (VA - Value Added) của hàng hoá: Giá trị gia tăng

được quan niệm là một bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất, là giá trịtăng thêm của sản phẩm hàng hoá được tạo ra và thực hiện trong quá trình sảnxuất và tiêu thụ hàng hoá

1.1.2 Nâng cao giá trị gia tăng của hàng hoá: Làm tăng giá trị mới của sản

phẩm hàng hoá trong sản xuất và chế biến từ một khối lượng đầu vào trung giannhất định; Tăng năng lực sử dụng đầu vào trung gian nhằm giảm chi phí vànâng cao giá trị gia tăng của hàng hoá; Nâng cao năng lực tiêu thụ sản phẩmhàng hoá nhằm nâng cao giá trị gia tăng; Giá quốc tế của sản phẩm hàng hoáxuất khẩu thay đổi

1.1.3 Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị mặt hàng cà phê

Sơ đồ 1.1 Mô hình chuỗi giá trị gia tăng đối với hàng nông sản

Nguồn: PGS.TS Đinh Văn Thành (2010)- “Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam”, NXB Công Thương.

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về chuỗi giá trị của hàng hoá, chuỗi giá trịhàng nông sản, giá trị gia tăng của hàng hoá và dựa trên những đặc điểm củamặt hàng cà phê Nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm mang tính khái quát về giá

trị gia tăng của mặt hàng cà phê như sau: Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị

mặt hàng cà phê là sự tăng thêm về mặt giá trị của mặt hàng cà phê trong

Trang 6

toàn bộ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (các công đoạn, các khâu của chuỗi giá trị mặt hàng cà phê)

1.1.4 Các đối tượng tham gia và giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị mặt hàng cà phê

- Nông dân trồng cà phê: Đây là khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp trong

chuỗi giá trị mặt hàng cà phê

- Các nhà mua gom: Đây là khâu tạo ra giá trị gia tăng trung bình trong

chuỗi giá trị mặt hàng cà phê

- Doanh nghiệp xuất/nhập khẩu: Đây là khâu tạo ra giá trị gia tăng

trung bình trong chuỗi giá trị mặt hàng cà phê

- Các công ty rang xay cà phê: Đây là khâu tạo ra giá trị gia tăng cao

trong chuỗi giá trị mặt hàng cà phê

- Các nhà bán lẻ trực tiếp: Đây là khâu tạo ra giá trị gia tăng trung bình

trong chuỗi giá trị mặt hàng cà phê

1.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU

1.2.1 Đặc điểm của chuỗi giá trị cà phê toàn cầu: Một là, chuỗi giá trị cà phê

toàn cầu có mức độ tập trung hoá cao; Hai là, để có thể tham gia vào chuỗi giá trị

cà phê toàn cầu thì sản phẩm cà phê phải đáp ứng được các quy định chung của

nhà nhập khẩu Ba là, những nhãn hiệu cà phê nổi tiếng như Nestle, Kraft

Foods đang tiếp tục định vị tại khâu có giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi

1.2.2 Một số chỉ số đánh giá khả năng xuất khẩu cà phê

(1) Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA - Rate of Comparative Advantage): Chỉ số RCA của một ngành được tính toán bằng cách so sánh tỷ

trọng xuất khẩu ngành hàng đó trong cơ cấu xuất khẩu của một nước và tỷ trọngnày trong cơ cấu xuất khẩu của thế giới theo Balassa Chỉ số RCA phản ánh mộtcách tương đối mức độ chuyên môn hoá trong xuất khẩu một ngành hàng trongmối quan hệ với mức độ chuyên môn hoá tương ứng của thế giới trong mộtkhoảng thời gian nhất định thường là 1 năm

(2) Chỉ số chuyên môn hoá xuất khẩu ((ES-Export specialization index): Chỉ số ES của một ngành được đo bằng cách so sánh tỷ trọng xuất khẩu

Trang 7

ngành hàng đó trong cơ cấu xuất khẩu của một nước và tỷ trọng nhập khẩu ngànhhàng đó trong cơ cấu nhập khẩu của một nước khác Chỉ số này cho biết thịtrường đang xem xét liệu có phải là thị trường tiềm năng hay không.

(3) Chỉ số cường độ thương mại (TI - Trade intensity index): Chỉ số TI

của một ngành được đo bằng cách so sánh thị phần xuất khẩu của nước xuất khẩutới nước nhập khẩu và thị phần xuất khẩu của thế giới tới nước nhập khẩu củangành hàng đó Chỉ số này cho biết liệu luồng thương mại ngành hàng đó giữahai nước đã tương xứng với tiềm năng thương mại của hai nước hay chưa

1.2.3 Các nhân tố tác động đến giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê

1.2.3.1 Các nhân tố khách quan

- Vai trò của các tổ chức xuất khẩu cà phê quốc tế: Trên 50 năm nay,

các nước sản xuất đã thông qua một số cơ chế và diễn đàn Hiệp hội các nướcsản xuất cà phê (ACPC) và Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) để ổn định giá càphê thế giới ở mức có lợi cho người sản xuất

- Những thay đổi trong cơ cấu chuỗi giá trị: Trong hoạt động nghiên

cứu, triển khai; Những điều chỉnh trong sản xuất/xuất khẩu; Xu hướng ngàycàng tăng trong việc hướng tới những loại cà phê chất lượng hảo hạng

- Các nhân tố ảnh hưởng đến nhập khẩu: Giá cả và thu nhập; Thị hiếu

tiêu dùng và xu hướng cạnh tranh từ các loại đồ uống khác; Chính sách thuế

- Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, sinh thái và xã hội: Chỉ khi các

quốc gia sản xuất cà phê có thể áp dụng và thực hiện được những vấn đề liênquan đến tiêu chuẩn về chất lượng, sinh thái và xã hội thì mới tăng cơ hộitham gia vào chuỗi giá trị cà phê

1.2.3.2 Các nhân tố chủ quan

- Lợi thế so sánh của quốc gia: (1) Trong khâu sản xuất/xuất khẩu: (i)

Quy mô và tính chất đất đai, điều kiện khí hậu, thời tiết, nguồn nước (ii) Cácyếu tố liên quan đến nâng cao năng suất tự nhiên của sản phẩm; (iii) Lựa chọnphương thức canh tác, kỹ thuật trồng trọt, thu hoạch, sơ chế, sử dụng các chấtkích thích sinh trưởng, phân bón, thuốc trừ sâu, hình thức tổ chức sản xuất (2) Trong khâu chế biến, phân phối phụ thuộc vào: mạng lưới các cơ sở chếbiến; khả năng kỹ thuật, máy móc thiết bị, trình độ công nghệ chế biến, trình

Trang 8

độ lao động trong các đơn vị chế biến cà phê, khả năng và hình thức tổ chứcsản xuất, liên kết kinh tế giữa các đơn vị sản xuất, chế biến với nhau

- Chính sách của các quốc gia: Chính sách hỗ trợ trực tiếp; Chính sách

hỗ trợ gián tiếp nhằm định hướng các đơn vị sản xuất, các địa phương, cácđơn vị phát triển mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê; Bên cạnh các chính sáchmang tính chất hỗ trợ, một số yếu tố khác có khả năng tác động trực tiếp đếnphát triển chuỗi giá trị cà phê

- Năng lực của các đối tượng tham gia trong chuỗi: Năng lực của các

đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị cà phê ngoài việc phụ thuộc vào các chínhsách của nhà nước đối với ngành cà phê thì còn phụ thuộc rất lớn vào năng lựcnội sinh của các nhà vận hành trong chuỗi

1.3 KINH NGHIỆM NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC RÚT

RA CHO VIỆT NAM

Luận án nghiên cứu một số nước như: B-ra-xin, Cô-lôm-bi-a của đu-rát và từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Hôn Trong khâu sản xuất: tăng đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao hiệu quả củacác tổ chức hỗ trợ trong chuỗi giá trị; cơ khí hoá khâu thu hoạch, đưa ra nhiềuloại giống mới; xây dựng mô hình tổ chức ngành cà phê phù hợp; đầu tư cho hệthống nghiên cứu khoa học; phát triển các sản phẩm cà phê chất lượng cao

- Trong khâu thu gom chế biến: thành lập Quỹ hỗ trợ cà phê (FundCoffee) nhằm thực hiện hỗ trợ chi phí, thu hoạch, tạm trữ, xúc tiến thươngmại, nghiên cứu, quảng cáo, phát triển thị trường; Định hướng cho các nhàrang xay xây dựng chiến lược các kênh phân phối cụ thể, góp phần hướng dẫn

người sản xuất chú trọng các yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm

- Trong khâu tiêu thụ: kêu gọi các tổ chức nghiên cứu kỹ thuật tham gianghiên cứu cà phê, dự báo, cung cấp thông tin thị trường; quan tâm khai thác thịtrường trong nước; tham gia vào chuỗi giá trị cà phê thông qua tiếp nhận đầu

tư và chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển; chủ động tham gia vào

một số khâu của chuỗi giá trị cà phê toàn cầu mà chúng ta có lợi thế; xây dựng

hệ thống giám sát nguồn cung cà phê hiệu quả; xây dựng chiến lược marketingcho ngành cà phê dựa vào cơ cấu ngành cà phê, công bằng xã hội và thươngmại công bằng cho những người sản xuất

Trang 9

Chương 2

THỰC TRẠNG THAM GIA VÀ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ

CÀ PHÊ TOÀN CẦU

2.1 THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU

Qua nghiên cứu về lý luận về chuỗi giá trị của hàng hoá, căn cứ đặcđiểm của mặt hàng cà phê, đồng thời xem xét thực trạng tham gia của mặthàng cà phê của Việt Nam hiện nay cho thấy, sự tham gia của mặt hàng cà phêViệt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu như sau:

Sơ đồ 2.1 Sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

2.1.1 Tham gia vào khâu sản xuất

Việt Nam là nước có sản lượng cà phê sản xuất hàng năm đứng thứ haithế giới, sau B-ra-xin và đứng đầu về xuất khẩu cà phê Robusta (cà phê vối)

Có thể thấy rằng, trong khâu sản xuất, cà phê của Việt Nam đã có vị trícao trong chuỗi giá trị sản xuất cà phê toàn cầu Việt Nam hiện đang là quốc giađứng đầu về sản xuất cà phê Robusta và đứng thứ 2 về tổng sản lượng cà phêsản xuất trên thế giới, chỉ đứng sau B-ra-xin Tỷ trọng sản lượng cà phê củaViệt Nam trong chuỗi sản lượng của các nhà sản xuất cà phê chính trên thế giớităng từ 12,2% (so với 29,2% của B-ra-xin) năm 2001 lên 14,0% (so với 36,3%của B-ra-xin) năm 2010

Việt Nam

Nước ngoài

Nhà chế biến Nông dân

Quán cà phê trong nước

Nhà thu mua Nhà thương mại Nhà bán lẻ trong nước

Xuất khẩu

Trang 10

Biểu đồ 2.1 Sự tham gia sản xuất cà phê Việt Nam trong chuỗi các nhà

sản xuất cà phê chính trên thế giới

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của ICO, 2011.

2.1.2 Tham gia vào khâu thu gom và chế biến

Theo số liệu thống kê cho thấy, hiện cả nước có gần 100 nhà máy chếbiến, với năng lực, quy mô khác nhau, từ 5.000 đến 60.000 tấn cà phê, sảnxuất tổng cộng khoảng trên 1 triệu tấn mỗi năm Trang thiết bị của các nhàmáy chủ yếu là các thiết bị được sản xuất trong nước, bên cạnh đó cũng cómột số thiết bị được nhập khẩu từ bên ngoài Về công nghệ chế biến, hầu hếtcông nghệ của các nhà máy chỉ là sơ chế cà phê nhân, công nghệ cho chế biến

cà phê chất lượng cao và cà phê xuất khẩu còn khá ít

Việt Nam có khoảng 16 công ty và hơn 10.000 hộ kinh doanh nhỏchuyên rang xay cà phê Ngoài ra, còn có các công ty sản xuất cà phê hoà tanvới tổng khối lượng sản xuất khoảng 10.000 tấn mỗi năm

2.1.3 Tham gia vào khâu tiêu thụ

Mặc dù Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới nhưnglượng cà phê tiêu thụ trong nước chỉ chiếm 6% tổng sản lượng sản xuất Tiêuthụ cà phê hoà tan trong nước tăng bình quân khoảng gần 8%/năm trong giaiđoạn 2001 - 2010 Tiêu thụ cà phê bình quân đầu người ở Việt Nam hiện naykhoảng 0,5 kg/năm

Tỷ trọng tiêu dùng cà phê của Việt Nam trong tổng nhu cầu tiêu thụ càphê của các nước sản xuất chính của Việt nam đã tăng từ 1,5% năm 2001 lên2,4% năm 2005 và đạt 3,9% trong năm 2010

Trang 11

Biểu đồ 2.2 Sự tham gia tiêu dùng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà

phê của các nước sản xuất chính (%)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của ICO, 2011.

2.1.4 Tham gia vào khâu xuất khẩu

Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2010 khôngnhững không có sự cải thiện mà còn có xu hướng giảm nhẹ Nếu như năm

2001, tỷ xuất khẩu của Việt Nam chiếm 15,5% thì đến năm 2005 tỷ lệ này là15,3% và đến năm 2010 chỉ còn 14,7% trong tổng khối lượng xuất khẩu càphê của các nước sản xuất chính

Biểu đồ 2.3 Sự tham gia của cà phê Việt Nam trong chuỗi tổng giá trị

xuất khẩu của các nước xuất khẩu cà phê chính (%)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của ICO, 2011.

Trang 12

2.3 THỰC TRẠNG GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ

2.3.1 Giá trị gia tăng trong các khâu của mặt hàng cà phê Việt Nam

2.3.1.1 Trong khâu sản xuất

Giá trị gia tăng trong khâu sản xuất cà phê của Việt Nam nhìn chungvẫn còn thấp Qua số liệu nghiên cứu thực tế cho thấy, giá trị gia tăng trongkhâu này năm 2006 là 19,3 triệu đồng/ha, năm 2009 là 26,3 triệu đồng/ha năm

2010 là 32,7 triệu đồng, năm 2011 là 35,2 triệu đồng/ha

2.3.1.2 Trong khâu thu gom và chế biến

Giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê Việt Nam trong khâu thu gom vàchế biến của Việt Nam cũng vẫn còn thấp Số liệu thống kê cho thấy, giá trịtăng thêm trong khâu thu gom của đại lý thu mua cà phê là 260.000đ/tấn càphê nhân.Trong khi đó, giá trị gia tăng trong khâu chế biến cà phê nhân có giátrị gia tăng và hiệu quả rất thấp so với chế biến cà phê bột

2.3.1.3 Trong khâu tiêu thụ (xuất khẩu và phân phối bán lẻ)

Giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê Việt Nam trong khâu xuất khẩu làrất thấp vì chúng ta chủ yếu là xuất khẩu cà phê nhân thô và cà phê Robusta -loại cà phê có giá xuất khẩu thường thấp hơn rất nhiều so với giống cà phêArabica Tính chung trong 10 năm gần đây, giá cà phê xuất khẩu của ViệtNam chỉ bằng 51,5% giá bình quân của thế giới Bên cạnh đó, trong nhữngnăm giá cà phê thế giới lên cao thì giá mua cà phê nhân cũng chỉ bằng khoảng35-36% giá cà phê hoà tan trên thị trường thế giới Bình quân 10 năm trở lạiđây, giá cà phê nhân thô xuất khẩu chỉ đạt khoảng 29-30% giá cà phê hoà tan

Tuy nhiên, giá trị gia tăng trong khâu phân phối, bán lẻ trực tiếp ở cácquán cà phê lại rất cao, khoảng từ 30-50,8%

2.3.2 Thực trạng các chính sách nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê của Việt Nam

- Các chính sách thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu (Luật Đầu tư, LuậtDoanh nghiệp, Quyết định số 2635/QĐ-BNN-CB phê duyệt đề án “Nâng caonăng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến 2015 và định hướng 2020"Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ và

Ngày đăng: 03/10/2014, 10:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w