Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
646,98 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ––––––––––––––– BÙI NỮ HOÀNG ANH GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2012 - 2020 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62 62 01 15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, 2013 Công trình đƣợc thực hiện tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.Trần Chí Thiện Phản biện 1:……………………………… Phản biện 2:……………………………. Phản biện 3: ……………………………. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Thái Nguyên họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN Vào hồi giờ ngày tháng 12 năm 2013 Có thể tìm luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên - Thư viện trường Đại học Kinh tế & QTKD DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Bùi Nữ Hoàng Anh, “Đất - một tài nguyên, một tài sản cần được bảo vệ và sử dụng có hiệu quả”, Tạp chí Khoa học – Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, Tập 60, Số 12/1 năm 2009, Tr. 114-118. 2. Bùi Nữ Hoàng Anh, “Thực trạng kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái và giải pháp cho tăng trưởng bền vững”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân, Số 162 năm 2010, Tr. 100-108. 3. Bùi Nữ Hoàng Anh, “Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái”, Tạp chí Kinh tế & QTKD, Số 1, tháng 3/2011, Tr. 72-78. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sử dụng đất nông nghiệp như thế nào để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu cùng với sức ép của sự gia tăng dân số, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang trở thành một vấn đề vấn đề bức thiết của các nước đang phát triển. Việt Nam đến nay vẫn cơ bản là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam đã, đang và sẽ có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Từ một nền kinh tế nông nghiệp tập trung mang nặng tính bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, nước ta đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về kinh tế, xã hội cũng như môi trường. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, trên cơ sở đó nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện cảnh quan, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái. Sức ép của quá trình đô thị hoá và sự gia tăng dân số khiến đất nông nghiệp nước ta đang suy giảm nhanh chóng cả về số lượng cũng như chất lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Trong bối cảnh hiện nay, sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với kịch bản nước biển dâng làm cho diện tích đất canh tác ở các vùng đồng bằng ven biển ngày càng bị thu hẹp, việc nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đó để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý, hiệu quả ở các tỉnh miền núi là vấn đề có tính chiến lược và cấp bách của từng địa phương cũng như của cả nước nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực, phát triển bền vững. Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Đất đai của Yên Bái đa dạng về chủng loại, đất nông nghiệp chiếm tới gần 80% tổng diện tích tự nhiên, nhưng phần lớn diện tích là đất dốc. Tuy có diện tích tương đối lớn nhưng địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi, trình độ dân trí chưa cao nên khả năng khai thác nguồn tài nguyên đất nói chung và đất nông nghiệp nói 2 riêng phục vụ sản xuất còn hạn chế. Sản xuất kém phát triển, hiệu quả kinh tế không cao, trong khi nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đời sống nhân dân trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, vất vả. Đến năm 2012, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh mới chỉ đạt 16,6 triệu, chỉ bằng 53,9% thu nhập bình quân của cả nước. Muốn nâng cao mức sống của người dân, cần thực thi đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp. Muốn đảm bảo an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo một cách bền vững tại ở Yên Bái, cần thực thi đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thông qua việc lựa chọn được các loại hình sử dụng đất và cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý nhằm tăng năng suất, đồng thời áp dụng những biện pháp hữu hiệu chống thoái hoá, bảo vệ và nâng cao độ phì đất, hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững trên đất dốc. Từ thực tế đó, “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 - 2020” đã được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hoá được các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; - Phân tích được hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính; - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp ở Yên Bái; - Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu ở tỉnh Yên Bái và các vấn đề liên quan. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi không gian Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Điều tra thực địa được tiến hành tại 3 huyện mang đặc trưng của 3 vùng: - Vùng thấp: điều tra nghiên cứu tại huyện Yên Bình; - Vùng giữa: điều tra nghiên cứu tại huyện Văn Chấn; - Vùng cao: điều tra nghiên cứu tại huyện Mù Cang Chải. 3.2.2. Phạm vi thời gian - Số liệu thứ cấp: thu thập trong giai đoạn 2000 - 2011; - Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin về tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các nông hộ được điều tra trong giai đoạn 2008 - 2011; - Các giải pháp được nghiên cứu và đề xuất trong giai đoạn 2012 - 2020. 3.2.3. Phạm vi nội dung - Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính; - Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp. 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1. Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái hiện nay ra sao? 3. Những nhân tố nào tác động đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái? 5. Giải pháp nào cần được thực thi để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái trong thời gian tới? 5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Gắn hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp với vấn đề an ninh lương thực và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Hình thành quan điểm mới về vai trò của đất nông nghiệp tại vùng cao trong việc đảm bảo an ninh lương thực, duy trì nguồn nước, điều hoà khí hậu và giảm nhẹ thiên tai. 4 - Là một trong những nghiên cứu đầu tiên về các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh miền núi Yên Bái có sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống với phương pháp nghiên cứu hiện đại, phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp định lượng. - Luận án đã luận giải nguyên nhân của thực trạng sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá tác động của những nhân tố cơ bản đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một hệ thống các giải pháp khá toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại một tỉnh miền núi trong bối cảnh nền nông nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC Trong chương này luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về đất nông nghiệp (khái niệm, phân loại đất nông nghiệp, vai trò, đặc điểm kinh tế của đất nông nghiệp, quan điểm sử dụng và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp), về hiệu quả, hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp với các khái niệm, nội dung, bản chất, phương pháp xác định, các nhân tố ảnh hưởng và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp. Về cơ sở thực tiễn, tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam. Tại Việt Nam, tác giả đã phân tích và làm sáng tỏ thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chưa cao qua những khía cạnh cụ thể như: diện tích đất nông nghiệp, tình trạng mất đất nông nghiệp, thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước những thách thức lớn về an ninh lương thực, những tác động của chính sách đất đai tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Chƣơng 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Tình hình nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã được đề cập, tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm. Các nhận xét rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp là: - Tài nguyên đất nói chung, đất nông nghiệp nói riêng là có giới hạn và đang trong tình trạng vừa bị thu hẹp về diện tích, vừa bị suy giảm về chất 5 lượng do tác động của cả tự nhiên và con người. Sức ép của sự gia tăng dân số, gia tăng nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp cùng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa lên đất đai là rất lớn. Để đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm và phát triển bền vững cần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp. - Các phương pháp để nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp rất đa dạng, có thể áp dụng những phương pháp khác nhau tại những địa bàn nghiên cứu khác nhau. - Để đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp, các nghiên cứu đã chỉ ra khá nhiều nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên này, bao gồm cả nhân tố chủ quan và khách quan, cả tự nhiên và xã hội, cả những nhân tố tác động tích cực và tiêu cực. - Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp ở mỗi nước là khác nhau, song việc tìm kiếm giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng loại tài nguyên này đều là cần thiết với tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Chọn điểm nghiên cứu: Chọn 3 vùng (vùng thấp, vùng giữa và vùng cao) với 3 huyện đại diện đại diện căn cứ vào độ cao so với mực nước biển (Yên Bình, Văn Chấn, Mù Cang Chải). Mỗi huyện chọn 3 xã, trong mỗi xã chọn 3 thôn/bản, trong mỗi thôn/bản chọn 12 hộ để điều tra. Sau khi tổng hợp và xử lý số liệu, 270 hộ có thông tin đảm bảo độ tin cậy được sử dụng trong nghiên cứu. 3.2. Thu thập thông tin: Các thông tin thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ Bộ NN & PTNT, các Viện nghiên cứu, Sở NN & PTNT, Trung tâm khuyến nông, Tổng cục Thống kê, các hội thảo trong và ngoài nước, các công trình nghiên cứu đã công bố. Các thông tin sơ cấp được thu thập qua điều tra phỏng vấn hộ, thảo luận nhóm, tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Các thông tin sơ cấp được điều tra trong 4 năm (2008-2011). 3.3. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích thông tin: Các thông tin thu thập được tổng hợp bằng phương pháp phân tổ, bảng và đồ thị thống kê. Sau 6 khi được tổng hợp, các thông tin được phân tích bằng cách kết hợp một số phương pháp nghiên cứu truyền thống với phương pháp hiện đại, phương pháp định tính với định lượng. Đó là các phương pháp: dãy số thời gian; mở rộng khoảng cách thời gian; phân tích SWOT; phương pháp ”cây vấn đề”; phương pháp phân tích dòng tiền của dự án và phương pháp dự báo. Phương pháp Categories và phân tích dữ liệu hỗn hợp (dữ liệu bảng) được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái. 3.4. Phƣơng pháp có sự tham gia: Phương pháp này với công cụ PRA đã được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Chúng tôi thực hiện 6 nhóm với 60 lượt người tham gia tại các xã được chọn để điều tra thu thập thông tin về thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và các giải pháp ưu tiên lựa chọn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu. 3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu: Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm 4 nhóm: Nhóm chỉ tiêu phản ánh quá trình sản xuất trên đất nông nghiệp; Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp; Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp; Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của LUT trồng cây lâu năm (theo chu kỳ sản xuất). Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Khái quát về tỉnh Yên Bái 4.1.1. Điều kiện tự nhiên Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc có địa hình cao dốc và bị chia cắt phức tạp nhất nước ta. Độ dốc trung bình 25 - 30 0 , có nơi độ dốc trên 45 0 . Khí hậu nhiệt đới gió mùa với 5 tiểu vùng khí hậu, nhiệt độ trung bình là 22 - 23 0 C; lượng mưa trung bình 1.500 - 2.200 mm/năm; độ ẩm trung bình 83 - 87%, thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp. 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Yên Bái có 9 đơn vị hành chính với tổng số 180 xã, phường, thị trấn; trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, có 2 huyện vùng cao 7 Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước. Dân số cả tỉnh năm 2010 là người, trên 50% là dân tộc thiểu số. Cơ sở hạ tầng lạc hậu, đặc biệt là hạ tầng phục vụ sản xuất và hạ tầng nông thôn. Sản xuất nông nghiệp kém phát triển, cơ cấu kinh tế chậm dịch chuyển. Chất lượng cuộc sống thấp, chênh lệch giàu nghèo khá lớn giữa vùng thấp và vùng cao. Thuận lợi lớn nhất của tỉnh là mật độ dân cư thưa, đất đai rộng, hệ động thực vật phong phú, có khả năng phát triển nông nghiệp bền vững. Khó khăn lớn của tỉnh là địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, trình độ dân trí thấp, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai cũng thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và làm giảm hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp. 4.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp 4.2.1. Tổng quan về đất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái Năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 689.949,05 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 79,59%. So với năm 2006, đất nông nghiệp tăng thêm 26.479,59 ha, về cơ cấu tăng thêm 3,71%, nhưng riêng đất SXNN lại giảm 1.665,48 ha trong giai đoạn này. 4.2.2. Đặc điểm đất nông nghiệp của tỉnh: Đất nông nghiệp tại 3 vùng nghiên cứu có độ dốc lớn, đất có độ dốc dưới 15 0 (cấp I và cấp II) thuận lợi cho SXNN chiếm tỷ lệ thấp (3% - 20%), đất có độ dốc trên 15 0 không thuận lợi cho SXNN chiếm tỷ lệ khá cao (30% - 48%). Diện tích đất NN của 3 vùng nghiên cứu có biến động theo thời gian và sự biến động của các loại đất nông nghiệp ở các vùng khác nhau là không giống nhau. 4.2.3. Tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp 4.2.3.1. Đất sản xuất nông nghiệp: Năm 2010, diện tích đất SXNN của vùng thấp tăng 397,11 ha nhưng về cơ cấu lại giảm 11,39 ha so với năm 2000. Tại vùng giữa, loại đất này giảm 733,71 ha, về cơ cấu giảm 2,85%. Tại vùng cao, năm 2010 đất SXNN tăng 3.253,39 ha nhưng về cơ cấu vẫn giảm 8,2% so với năm 2000. So sánh 3 vùng thấy, vùng thấp diện tích đất SXNN tăng ít nhất nhưng về cơ cấu lại giảm nhiều nhất, ở vùng cao diện [...]... từ kết quả của nhiều phương pháp khác nhau “Cây vấn đề” được sử dụng để thể hiện mối quan hệ nhân quả trong vấn đề hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp Những câu hỏi có thể được giải đáp qua “Cây vấn đề” gồm: Nguyên nhân nào dẫn đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại 3 vùng của Yên Bái chưa cao? Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp thấp sẽ dẫn đến hậu quả gì? Kết quả thể... một trong những căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho từng vùng trong tỉnh 4.5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 4.5.1 Căn cứ đề xuất giải pháp: Các giải pháp được đề xuất trên một số căn cứ khoa học, đó là: Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh; Những chủ trương, chính sách được áp dụng trên địa bàn tỉnh; Quy hoạch sử dụng đất. .. các hộ nông dân của tỉnh Yên Bái đều thấp hơn mức trung bình trong cả nước và thế giới Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp, cần chỉ rõ những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề này 4.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 4.3.1 Các nhân tố ảnh hƣởng Để nhận diện và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại những vùng nghiên... vật nuôi, cây trồng tại mỗi vùng 4.2.5 Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp 4.2.5.1 Tại vùng thấp: Kết quả, hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính trong vùng được thể hiện qua bảng 4.28 dưới đây Số liệu trong bảng chỉ ra rằng, nuôi trồng thủy sản là loại hình sử dụng đất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất thể hiện ở tất cả các chỉ tiêu... diện hiệu quả kinh tế, không nên duy trì LUT với cây ăn quả tại vùng cao này Tóm lại, qua kết quả phân tích bằng nhiều phương pháp kết hợp với những số liệu thứ cấp được tổng hợp từ FAO Stat và Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, ta thấy hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái chưa cao Cả năng suất vật nuôi, cây trồng, giá bán hầu hết các loại nông sản và thu nhập của các hộ nông. .. một trong các nhân tố này được cải thiện, hoặc tất cả các nhân tố này đều được cải thiện sẽ làm tăng đáng kể thu nhập của nông hộ, làm tăng hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái 5 Các giải pháp đề xuất nếu được thực hiện sẽ mang lại hiệu quả kinh tế với giá trị sản lượng trên đất nông nghiệp cao hơn, thu nhập trung bình từ 1 ha đất nông nghiệp có thể tăng từ 18-25 triệu đồng trong. .. Những câu hỏi được giải đáp trong “Cây giải pháp gồm: Giải pháp nào được lựa chọn cho mỗi vùng? Các hoạt động nào cần thực hiện trong mỗi giải pháp? Các giải pháp được thực hiện sẽ mang lại kết quả như thế nào?Mục đích và mục tiêu chung của việc thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của từng huyện là gì? 22 Những giải pháp cụ thể dựa trên kết quả phân tích mô... phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến 2020; Các dự báo liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp; Các tiến bộ về khoa học công nghệ; Kết quả nghiên cứu của luận án 4.5.2 Giải pháp cho từng vùng nghiên cứu “Cây giải pháp của từng vùng được thiết kế trên cơ sở kết quả mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp và “Cây vấn... chiều đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp Nói cách khác, khi cải thiện bất kỳ nhân tố nào đều làm gia tăng thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp Về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, kết quả phân tích chung của cả 3 cùng nghiên cứu tại Yên Bái cho thấy, hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp chịu tác động nhiều nhất của nhân tố Điều kiện xã hội (trong đó có... dụng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững trong tương lai 4 Tỉnh cần tiếp tục ưu tiên phát triển giao thông, thuỷ lợi ở các địa phương, đặc biệt chú trọng thuỷ lợi nhỏ ở các vùng sâu, vùng xa Đây là giải pháp thiết thực góp phần cải thiện điều kiện sản xuất của nông hộ, làm tăng hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp, đảm bảo . NGUYÊN – – – – – – – – BÙI NỮ HOÀNG ANH GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2012 - 2020 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái hiện nay ra sao? 3. Những nhân tố nào tác động đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái? 5. Giải pháp nào. quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp ở Yên Bái; - Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái. 3. Đối tƣợng và