trình bày một cách khái quát những đặc tính biểu hiện chung trong văn hóa kinhdoanh của Hoa Kỳ, như các giá trị, niềm tin, nghi thức, thậm chí là “ngôn ngữ”trong kinh doanh của người Mỹ
Trang 1MỞ ĐẦU
I Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, cùng với tiến trình phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa và hộinhập kinh tế quốc tế, văn hóa kinh doanh ngày càng được các nước chú ý, vì lợi íchkinh tế mà nó đưa lại Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều “cú sốc văn hóa” trong hợp táckinh doanh toàn cầu Có tình trạng này là do mỗi một quốc gia đều có nền văn hóariêng, có cách thức, tập quán kinh doanh riêng, và khi giao lưu hội nhập quốc tế,nếu không có những hiểu biết về văn hóa của nước đối tác, quan hệ song phương
sẽ gặp nhiều thách thức to lớn là điều hiển nhiên
Hiện nay, trong các đối tác kinh tế lớn của Việt Nam, Mỹ là đối tác quantrọng bậc nhất Kim ngạch thương mại Việt Nam và Mỹ tăng lên nhanh chống,năm 2012 đạt khoảng 25 tỉ đôla Tổng giá trị vầu tư của Mỹ vào Việt Nam đạt gần
15 tỉ đôla, xếp thứ 7 trong số các nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, cả hai nướcđều cho rằng, kết quả đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước Trongnhiều nguyên nhân hạn chế tiềm lực hợp tác phát triển kinh tế giữa hai bên, có mộtnguyên nhân quan trọng chính là rào cản về văn hóa kinh doanh
Chúng tôi cho rằng, để thu được nhiều lợi ích trong quan hệ kinh tế ViệtNam - Hoa Kỳ, bên cạnh những vấn đề khác, việc hiểu biết về văn hóa kinh doanh,tập quán kinh doanh của Hoa Kỳ (và các nước khác) sẽ tránh được những “cú sốc”,giảm nhẹ những thiệt hại kinh tế (chẳng hạn do những vụ kiện chống bán phágiá…), sẽ mở rộng đường cho doanh nhân Việt Nam làm ăn thành công hơn vớicác đối tác Hoa Kỳ Chính vì vậy, có thể cho rằng, việc nghiên cứu văn hóa kinhdoanh của Hoa Kỳ hiện nay là vô cùng cấp thiết và quan trọng
2 Tình hình nghiên cứu
2.1 Nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về văn hóa kinhdoanh, tuy nhiên chưa có nhiều các công trình nghiên cứu chuyên sâu và có hệthống về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ
Về nghiên cứu văn hóa kinh doanh của Việt Nam, có bốn hướng sau:
Về cơ sở lý luận của VHKD: Đáng chú ý là các nghiên cứu của Phạm Xuân
Nam (1996); Đỗ Minh Cương (2001), Nguyễn Hoàng Ánh (2002), Đinh SơnHùng, Lê Vinh Danh (2004), Hồ Sỹ Quý (2006), Dương Thị Liễu (2006), vàNguyễn Mạnh Quân (2009) Các tác giả đã nghiên cứu khá sâu sắc về mối quan hệgiữa văn hóa và kinh tế, kinh doanh; nghiên cứu về triết lý kinh doanh, đạo đứckinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân, các nhân tố cấu thành, cácnhân tố ảnh hưởng tới chúng Đây là những vấn đề rất cơ bản về lý luận văn hóakinh doah, rất có giá trị về khoa học Công trình của Phùng Xuân Nhạ và các cộng
sự (2010), đã bước đầu xây dựng được mô hình cấu trúc phân tầng với các bảngthang giá trị của VHKD Việt nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, tạo nên mộtkhung phân tích cơ bản về VHKD Việt Nam, giúp cho việc nghiên cứu VHKD tạiViệt Nam ngày càng có hệ thống hơn
Trang 2Về phân tích hiện trạng VHKD Việt Nam: Các điều tra, khảo sát và nghiên
cứu của một số tác giả như Phùng Xuân Nhạ và cộng sự (2010); Dương Thị Liễu
và cộng sự (2004); Trần Quốc Dân (2003)…đã phác họa nên một bức tranh chung
về hiện trạng VHKD Việt Nam
Về phân tích ảnh hưởng của cơ chế, chính sách, môi trường văn hóa xã hội tới doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam và đề xuất các biện pháp nhằm khai
thác các nhân tố văn hóa trong hoạt động kinh tế, kinh doanh của Việt Nam: Nổibật có các nghiên cứu của Phùng Xuân Nhạ (2006, 2010); Nguyễn Mạnh Quân(2009); Đỗ Minh Cương (2009); Lê Quý Đức (2005); Nguyễn Quang Vinh (2002);
Vũ Quốc Tuấn (2001); Nguyễn Anh Dũng (2000); Đỗ Huy (1996) Các nghiên cứu
đã giới thiệu và đề xuất cách thức, phương pháp cải thiện môi trường kinh doanh,phát huy vai trò các nhân tố của VHKD Việt Nam, và chỉ ra những hướng và giảipháp cụ thể để phát triển VHKD Việt Nam
Về nghiên cứu về VHKD Hoa Kỳ, so sánh VHKD Hoa Kỳ với VHKD Việt Nam: Hiện nay có một số công trình đã đề cập đến vấn đề này và mang tính giới
thiệu, tiêu biểu là một số nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Ánh (2007), Phùng XuânNhạ (2010), v.v
Ngoài ra, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về văn hóa Mỹ, trong đó
có trình bày giản lược về văn hóa kinh doanh; tiêu biểu có cuốn “Văn hóa Bắc Mỹ trong toàn cầu hóa” của Lương Văn Kế (NXB Giáo dục Việt Nam, 2011) Về lĩnh vực văn hóa xã hội Hoa Kỳ, cho đến nay cuốn “Hồ sơ văn hóa Mỹ” của nhà
nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc (NXB Thế giới, 1995) Về sách dịch, có cuốn sách
“Cuộc sống và các thiết chế ở Mỹ”(NXB Chính trị Quốc gia, 2000), tác giả Doughlas K.Steveson, và cuốn “Phong cách Mỹ”, của Gary Althen (NXB Văn Nghệ, 2006), cuốn “Văn minh Hoa Kỳ” (NXB Thế Giới, 1998) của Jean - Pierre
Fichou đã đề cập khá toàn diện nhiều lĩnh vực liên quan đến xã hội, văn hóa, kinhdoanh và con người Mỹ Những công trình nghiên cứu trên có đề cập, nhưngkhông nhiều, đến văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ
2.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
Có thể sắp xếp các công trình nghiên cứu nước ngoài về văn hóa kinh doanhHoa Kỳ theo các hướng sau:
Hướng nghiên cứu về thực tiễn biểu hiện văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ:
Các công trình nghiên cứu theo hướng này có “Working With Americans: How to Build Profitable Business Relationships” của Allyson Stewart-Allen and Lanie Dansnow (2002) (NXB Prentice Hall), cuốn “Americans at Work: A Guide to the Can-Do People” của Craig Storti (2004) (NXB Nicholas Brealey Publishing), cuốn
“Trust and Honesty: America's Business Culture at a Crossroad” của Tamar Frankel (2008) (NXB Oxford University Press), hay cuốn “When we are the foreigners: What Chinese think about working with Americans”, của Orlando R.
Kelm, John N Doggett, Haiping Tang (2011), NXB CreateSpace v.v., đã đưa ranhững minh chứng về sự khác biệt giữa tính cách của người Mỹ, văn hóa kinhdoanh Mỹ, với văn hóa kinh doanh của các quốc gia khác Các nghiên cứu trên đã
Trang 3trình bày một cách khái quát những đặc tính biểu hiện chung trong văn hóa kinhdoanh của Hoa Kỳ, như các giá trị, niềm tin, nghi thức, thậm chí là “ngôn ngữ”trong kinh doanh của người Mỹ v.v Đây có thể được xem như là những hướng dẫn
để người nước ngoài có được những hiểu biết tổng quan về kinh doanh, văn hóa,
và suy nghĩ của người Mỹ
Hướng nghiên cứu về lý thuyết và mô hình nghiên cứu văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ, văn hóa kinh doanh quốc tế: Tại Hoa Kỳ, có nhiều công trình về
vấn đề kinh doanh xuyên quốc gia, giao lưu đa văn hóa, các mô hình xuyên vănhóa với các học giả nổi tiếng như Hall, E.T and M.R Hall (1966, 1976, 1987);Geert Hofstede (1980, 2001, 2005, 2010); Charles M Hampden-Tuner and FonsTrompenaars (1997, 2000, 2004) và của Richard D.Lewis (1996, 1999, 2006) Cáccông trình nghiên cứu trên mang đặc tính văn hóa kinh doanh của Hoa Kỳ và cótính ứng dụng thực tiễn rất cao, bởi chúng gắn liền với thực tiễn kinh doanh củaHoa Kỳ
Hướng nghiên cứu về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam: Việc
nghiên cứu văn hóa kinh doanh Mỹ và Việt Nam vẫn còn ít về số lượng công trìnhnghiên cứu Có thể lý giải do Việt Nam tham gia vào toàn cầu hóa và hội nhậpquốc tế chưa lâu Mặc dù vậy, đã có một số cuốn sách viết về kinh doanh tại ViệtNam, có so sánh phần nào văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ và Việt Nam, nhưng chủ
yếu mang tính giới thiệu khái quát Như cuốn“Vietnam: The New Asian Dragon" (1st edition, Castlebury Press, 2007) của Kenneth Pounds; “Doing Business in Vietnam” (Prima Publishing, 1995) của Robinson; “Doing business in the New Vietnam” (Prentice Hall, 1995) của Engholm v.v.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài có ý nghĩa tham khảo, đốichiếu, so sánh hết sức cần thiết cho đề tài Các công trình kể trên cũng đã góp phầnquan trọng cho việc gợi ý suy nghĩ, nêu phương pháp tiếp cận, và thôi thúc tác giảcần phải đi sâu tìm hiểu văn hóa kinh doanh của Mỹ, có so sánh với văn hóa kinhdoanh của Việt Nam, trên cơ sở đó, đưa ra những đề xuất thiết thực cải thiện nhậnthức về văn hóa kinh doanh, tạo thêm điều kiện cho các doanh nhân, các tổ chứckinh doanh của Việt Nam có thể giao thoa với hoạt động kinh tế Mỹ, giảm thiểunhững rủi ro kinh doanh do thiếu hiểu biết về văn hóa Mỹ, cũng như cách thức làm
ăn của người Mỹ, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và thực hiện đẩy nhanh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam Đây chính là sự khác biệt của đề tài
so với các công trình đã được công bố về văn hóa kinh doanh Mỹ và khả năng gợi
mở đối với Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục dích nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và
thực tiễn về VHKD Hoa Kỳ để làm rõ những đặc tính tiêu biểu của VHKD HoaKỳ; So sánh và tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa VHKD Hoa Kỳ vàViệt Nam; từ đó nêu một số bài học kinh nghiệm cho các nhà quản lý, doanh nhânViệt Nam nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh với đối tác Mỹ một cách hiệu quảhơn
Trang 43.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở hình thành và phát triển những đặc tính tiêu biểu củavăn hóa kinh doanh Hoa Kỳ
- Phân tích và lý giải những tương đồng và khác biệt trong đặc tính văn hóakinh doanh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
- Nêu một số bài học kinh nghiệm, góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễngợi ý cho các doanh nhân Hoa Kỳ và Việt Nam có thể làm việc, kinh doanh vớinhau một cách hiệu quả, từ đó thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ vàViệt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là VHKD Hoa Kỳ Tuy nhiên, đây là mộtkhái niệm rất rộng, mở và chưa có được sự nhất trí chung giữa các nhà nghiên cứu.Chính vì vậy, luận án đã xác định và giới hạn đối tượng nghiên cứu là nghiêncứu VHKD Hoa Kỳ dưới góc độ đặc tính kinh doanh của người Mỹ (tính cách đặctrưng trong kinh doanh của người Mỹ), cụ thể là nghiên cứu đặc tính văn hóa kinhdoanh tiêu biểu của người Mỹ trong các hoạt động kinh doanh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: nghiên cứu những vấn đề văn hóa kinh doanh hiện nay(thập niên đầu thế kỷ XXI) của Hoa Kỳ Tuy nhiên, văn hóa, hay văn hóa kinhdoanh luôn là dòng chảy mang tính kế thừa và phát triển, do vậy luận án cũng sẽphải tiến hành nghiên cứu có tính lịch sử văn hóa kinh doanh ở một số nơi cầnthiết
- Về mặt không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận án là Hoa Kỳ và ViệtNam
5 Phương pháp nghiên cứu
- Trong việc nghiên cứu luận án, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin được sử dụng làm cơ sở phương phápluận nghiên cứu
- Ngoài phương pháp phân tích, so sánh, thống kê áp dụng trong nghiên cứukinh tế, đề tài tiếp cận và sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành như khoa học quản lý, kinh tế, lịch sử,
xã hội học, văn hóa kinh doanh … để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn sâu: trong quá trình thực hiện luận án, tácgiả kết hợp việc thu thập thông tin, phân tích, đánh giá với việc tiến hành điều tra
và trao đổi ý kiến với các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này để kiểm nghiệm kếtquả nghiên cứu của mình
6 Những đóng góp của đề tài
Luận án có một số đóng góp như sau:
Thứ nhất, làm rõ những đặc tính tiêu biểu của văn hóa kinh doanh Hoa Kỳtrên khía cạnh đặc tính kinh doanh của dân tộc, cụ thể là các đặc tính văn hóa kinhdoanh tiêu biểu của các doanh nhân, các nhà quản lý Hoa Kỳ
Trang 5Thứ hai, chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt giữa văn hóa kinh doanhgiữa doanh nhân Hoa Kỳ và doanh nhân Việt Nam Đưa ra những đề xuất giúp chodoanh nhân Việt Nam có thể làm việc, kinh doanh với doanh nhân Hoa Kỳ mộtcách hiệu quả, từ đó thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Thứ ba, tập hợp nguồn tư liêu phong phú về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ,thực tiễn hoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ Đây là nguồn tư liệu quan trọng làm
cơ sở tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ hiện nay ởnước ta
7 Kết cấu của đề tài
Luận án gồm phần mở đầu, 3 chương, phần kết luận và tài liệu tham khảo 3chương của luận án có nội dung chủ yếu sau:
Chương I: Tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn
văn hóa kinh doanh hiện nay
Chương II: Xem xét nhân tố tác động, cũng như tiến trình hình thành và
phát triển của VHKD Hoa Kỳ dưới góc độ lịch sử xã hội, và kết hợp với các kếtquả nghiên cứu thực tiễn từ các mô hình VHKDHK để làm sáng tỏ VHKD Hoa Kỳdưới góc độ đặc tính dân tộc Hoa Kỳ, thông qua việc chỉ ra những đặc tính tiêubiểu của người Mỹ trong kinh doanh
Chương III: Tập trung làm sáng tỏ những nét tương đồng và khác biệt giữa
Văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ và văn hóa kinh doanh Việt Nam Đưa ra những bàihọc kinh nghiệm giúp cho doanh nhân Hoa Kỳ và Việt Nam có thể làm việc, kinhdoanh với nhau một cách hiệu quả, từ đó thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế giữaHoa Kỳ và Việt Nam
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ VĂN HÓA KINH DOANH 1.1 Khái quát về văn hóa kinh doanh
1.1.1 Định nghĩa văn hóa kinh doanh
Định nghĩa văn hóa
Văn hóa là một phạm trù đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và trongnước đề cập Chúng có rất nhiều định nghĩa Trước đây, Kroeber và Kluckolm(1952) đã sưu tầm được khoảng trên 160 định nghĩa về văn hoá Đến năm 2002, tạiHội nghị về văn hóa do UNESCO tổ chức tại Mêhicô, người ta đã thống kê đượctrên 200 định nghĩa và đến nay, con số đó vẫn tiếp tục tăng lên
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, luận án khái quát lại: văn hóa là tất cả những thứ mà các thành viên trong một xã hội có, suy nghĩ và hành động
Ba từ “có”, “suy nghĩ” và “hành động” trong khái quát về văn hóa nêu trên cóthể giúp chúng ta xác định được 3 thành phần cốt lõi khi đề cập đến văn hóa Thứ
nhất, để con người ta “có” một cái gì đó dưới giác độ văn hóa, thì chúng phải được xuất hiện như là các đối tượng vật chất cụ thể Thứ hai, khi con người ta “suy nghĩ” thì các ý tưởng, các giá trị, các quan niệm và niềm tin sẽ xuất hiện Thứ ba, khi con người ta “hành động”, thì thường hành động theo những cách thức nhất
Trang 6định mà xã hội qui định Như vậy, văn hóa được tạo ra bởi (1) các vật chất biểutrưng cụ thể, (2) các ý tưởng, các giá trị, và các quan niệm; và (3) các khuôn mẫuqui định cho các hành vi ứng xử được mong đợi của các thành viên trong xã hội.Cũng cần phải lưu ý rằng, văn hóa luôn là của một nhóm người trong một xã hộinào đó, chứ không phải của một cá nhân, như vậy văn hóa được chia sẻ giữa cácthành viên trong xã hội.
Khái quát trên chính là cách hiểu về văn hóa mà luận án chọn làm cơ sở đểphân tích những vấn đề tiếp theo liên quan đến văn hóa kinh doanh của luận án
Định nghĩa văn hóa kinh doanh
Hiện nay, chưa có một định nghĩa thống nhất nào về văn hóa kinh doanh Tuynhiên có hai xu hướng nghiên cứu chính về VHKD: thứ nhất, nghiên cứu VHKDgắn với hoạt động của doanh nghiệp, nghiên cứu VHKD là nghiên cứu VHKDdoanh nghiệp; Thứ hai, nhìn nhận kinh doanh không chỉ là hoạt động liên quan đếndoanh nghiệp, mà còn liên quan tới mọi thành viên trong xã hội, do vậy VHKD đãđược xem xét trên bình diện rộng hơn, mang tầm quốc gia, (văn hóa doanh nghiệpchỉ là một bộ phận trong VHKD) Xu hướng này đã trở thành xu hướng chủ đạotrong nghiên cứu VHKD hiện nay
Với cách tiếp cận về VHKD theo hướng nghiên cứu phổ biến hiện nay, cũng
như dựa trên định nghĩa khái quát về văn hóa nêu trên, có thể hiểu: Văn hoá kinh doanh là một hệ thống các biểu trưng cụ thể về vật chất, các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và các khuôn mẫu qui định hành vi, hay cách ứng xử trong hoạt động kinh doanh của các thành viên trong một cộng đồng, hay một xã hội nhất định
Trên đây chưa phải là một định nghĩa chính xác nhất về văn hóa kinh doanh,chúng tôi chỉ mong muốn nêu lên, như là một sự hiểu biết về văn hóa kinh doanhphổ biến trên thế giới, nhằm thấy rõ được cơ bản nội hàm của hệ thống văn hóakinh doanh, và từ đó có thể tìm hiểu đối tượng cần nghiên cứu, thực hiện đúngmục đích nghiên cứu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
Hình 1.1: Các lớp cấu thành của Văn hóa kinh doanh
Trang 71.1.2 Các lớp cấu thành của văn hóa kinh doanh
Harris và Moran (1999) hay Trompenaars (2000) đã chia văn hóa kinh doanhthành ba lớp cắt chính: (1) lớp bên ngoài: các sản phẩm cụ thể; (2) lớp giữa: cácchuẩn mực và giá trị cơ bản; và (3) lớp lõi:các giả định cơ bản (hàm ý) hay các giátrị mặc nhiên Có thể hiểu là, lớp bên ngoài cùng của văn hóa kinh doanh, là nhữngsản phẩm cụ thể, dễ dàng nhận thấy được của văn hóa kinh doanh, như cách thứcgiao tiếp trong kinh doanh, đàm phán, cách thức ăn mặc trong giới kinh doanh,cách thức ứng xử trong kinh doanh v.v…, sau đó chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu cáclớp văn hóa kinh doanh bên trong, đó chính là các giá trị, các chuẩn mực, cácthông lệ ẩn sâu trong lòng mỗi một quốc gia, chúng không hiển thị một cách trựctiếp, và khó xác định hơn nhiều so với lớp văn hóa kinh doanh bên ngoài
1.1.3 Các đặc trưng của văn hóa kinh doanh
Theo nghiên cứu của Dương Thị Liễu (2008) và của Phùng Xuân Nhạ và cộng
sự (2010), văn hóa kinh doanh là văn hóa của một lĩnh vực đặc thù trong xã hội, làmột bộ phận trong nền văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội Vì vậy, yếu tố này cũng
mang những đặc điểm chung tương đồng với các đặc trưng của văn hóa như tính tập quán, tính cộng đồng, tính dân tộc, tính chủ quan, tính khách quan, tính kế thừa, tính học hỏi và tính tiến hóa Nhưng kinh doanh là một hoạt động có những
nét khác biệt so với các hoạt động khác, nên văn hóa kinh doanh còn có những nétđặc trưng riêng phân biệt với văn hóa trên các lĩnh vực khác Điều này được thể
hiện rõ nét ở hai đặc trưng sau: Thứ nhất, văn hóa kinh doanh xuất hiện cùng với
sự xuất hiện của thị trường Thứ hai, văn hóa kinh doanh phải phù hợp với trình
độ kinh doanh của chủ thể kinh doanh
Chúng ta không thể nhận xét nền văn hóa của một quốc gia là tốt hay xấu,cũng như không thể khen chê văn hóa kinh doanh của một chủ thể kinh doanh làhay hoặc dở, bởi thực chất yếu tố này luôn phù hợp với trình độ phát triển kinhdoanh của họ Do đó, cần học cách chấp nhận và học hỏi văn hóa hóa kinh doanhcủa các chủ thể khác nhau trên thị trường để có thể hợp tác, hội nhập và phát triển,đặc biệt trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay
1.2 Tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh doanh quốc tế
Thế kỷ XXI đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của tiến trình toàn cầu hóa
về kinh tế với những cạnh tranh khốc liệt, cũng như mang lại những cơ hội to lớncho các chủ thể kinh doanh trên phạm vi toàn cầu Điều này cũng có nghĩa là, cáccông ty ngày nay, trong đó có cả các công ty của Việt Nam, sẽ phải sẵn sàng đốiphó với những thách thức vô cùng to lớn trong quá trình quản lý kinh doanh, khitham gia vào các hoạt động kinh doanh mang tầm toàn cầu Lãnh đạo của các công
ty sẽ phải có năng lực quản lý hoạt động kinh doanh xuyên quốc gia, trong môitrường đa văn hóa Những kỹ năng quản lý đơn thuần trong phạm vi một quốc gia
sẽ không còn thích hợp và hiệu quả Để quản lý công việc kinh doanh quốc tế cóhiệu quả, các doanh nhân, các nhà quản lý cần phải hiểu biết về VHKD quốc tế vàthấy được tầm quan trọng của VHKD trong việc lên kế hoạch kinh doanh, thiết lập
Trang 8cơ cấu tổ chức kinh doanh, bố trí nhân sự, điều phối công việc mang tầm, trongkiểm soát công việc… trên bình diện quốc tế.
1.3 Hai xu hướng nghiên cứu văn hóa kinh doanh
Lý thuyết và mô hình nghiên cứu thực tiễn văn hóa kinh doanh được xâydựng dựa trên sự nhận thức và thực tiễn về văn hóa kinh doanh Có hai xu hướngnghiên cứu lý thuyết và mô hình về VHKD: Hướng thứ nhất, xem xét VHKD dướilăng kính văn hóa công ty như mô hình của Harrison (1972), hay Handy (1978).Hướng này được làm sâu sắc thêm bởi lý thuyết và mô hình của Edgard Shien(1992) Cuối những năm 1980 trở lại đây một xu hướng khác nhìn nhận VHKDrộng hơn, không chỉ liên quan đến doanh nghiệp, mà còn liên quan đến mọi thànhviên trong xã hội Xu hướng này đã trở thành xu hướng chủ đạo trong nghiên cứuVHKD hiện nay, với các lý thuyết và mô hình tiêu biểu của Geert Hofstede (1980,
2001, 2005, 2010); Charles M Hampden-Tuner and Fons Trompenaars (1997,
2000, 2004) hay Richard D.Lewis (1996, 1999, 2006)
Phần dưới đây sẽ minh họa hai xu hướng nghiên cứu VHKD cơ bản này với
lý thuyết và mô hình của Edgar H Shein và Richard D Lewis
1.3.1 Văn hóa công ty: Lý thuyết và mô hình của Edgar H Schien
Edgar H Schein là một trong các nhà lý thuyết nổi tiếng nhất về văn hóa công
ty, hay văn hóa tổ chức Trong cuốn sách “Văn hoá tổ chức và lãnh đạo "(1992)
của mình, Edgar H Schein định nghĩa: “Văn hóa tổ chức là loại quy ước cơ bản
do một nhóm người nghĩ ra, phát hiện hay xây dựng nên để giải quyết những vấn đề về sự thích ứng với bên ngoài và sự hòa nhập bên trong Những quy ước này phải được coi là có hiệu lực và là chuẩn mực để các thành viên mới của tổ chức thấm nhuần và tuân thủ”
Như vậy, theo Shein, văn hoá doanh nghiệp hay văn hoá tổ chức được hiểu làmột hệ thống hữu cơ các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do cácthành viên trong doanh nghiệp đó sáng tạo và tích luỹ trong quá trình tương tác vớimôi trường bên ngoài và hội nhập bên trong tổ chức, nó đã có hiệu lực và được coi
là đúng đắn, do đó, được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành viên,như một phương pháp chuẩn mực để nhận thức, tư duy và cảm nhận trong mốiquan hệ với các vấn đề mà họ phải đối mặt
Mô hình cấu trúc văn hóa công ty 3 tầng của Shein
Trang 9Theo Edgar H Schein, văn hoá doanh nghiệp có ba tầng giá trị: (1) các giá trịhữu hình, (2) các giá trị được chấp nhận và (3) các giá trị (quan niệm) nền tảng.Giữa các tầng văn hoá này có mối quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau Các nhàlãnh đạo doanh nghiệp muốn xác lập các giá trị văn hoá nền tảng cho doanh nghiệpcủa mình, thì trước hết phải làm cho các thành viên chấp nhận và trở thành phổbiến Đến lượt mình, các giá trị nền tảng sẽ quyết định việc lựa chọn các giá trị vănhoá ở các tầng bên ngoài và chỉ những giá trị nào phù hợp với các giá trị văn hóanền tảng mới có thể được lựa chọn và phổ biến
Như vậy, được các yếu tố văn hóa của công ty, và có khả năng phân tích mốiquan hệ giữa các giả định về giá trị nền tảng của công ty với thực tiễn hoạt độngđang diễn ra trong công ty Qua đó, các nhà lãnh đạo có thể xây dựng, thay đổi,hay điều chính nhất định đối với các giả định cơ bản của công ty, khi môi trườngkinh doanh thay đổi, để đó có thể nâng cao hơn hiệu quả và tính cạnh tranh củacông ty
1.3.2 VHKD quốc tế: Lý thuyết và mô hình so sánh của Richard Lewis
Richard Lewis được xem là một chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vựcquản lý xuyên văn hóa Ông có nhiều công trình lớn về nghiên cứu quản lý đa,xuyên văn hóa, đặc biệt là công trình “When Cultures Collide: Leading Acrosscultures” (1990,1999, 2006) Các kết quả nghiên cứu của ông đã cung cấp nhữngchiến lược thực tiễn cho các nhà quản lý, lãnh đạo, nhằm giúp họ có thể nắm bắtđược những khác biệt trong quản lý đa văn hóa và làm việc thành công trong mộtmôi trường văn hóa kinh doanh ngày càng đa dạng
Richard Lewis cho rằng, “văn hóa là sản phẩm của sự thông thái hàng nghìn năm văn minh loài người Sự thông thái được hiểu một cách cụ thể hơn
là các giá trị cốt lõi, nhận thức, niềm tin, cũng như các khuôn mẫu hành động Chúng được sàng lọc và truyền lại qua nhiều thế hệ” Cũng giống như Hofstede,
ông xem “văn hóa như là một quá trình lập trình tư tưởng theo nhóm Quá trình lậptrình này giúp phân biệt các thành viên của một nhóm người này với một nhómngười khác”
Để phân biệt văn hóa, hay ông đã phân lớp văn hóa thành ba lớp Lớp trongcùng là các giá trị, niềm tin cốt lõi của mỗi nền văn hóa Tiếp đến là lỗ đen vănhóa, được xem là niềm tin cốt lõi mãnh liệt không thỏa hiệp của một nền văn hóa
Lỗ đen này có thể hấp thụ, hay bóp méo các giá trị, niềm tin, hay nguyên tắc của
Trang 10các nền văn hóa khác, khi chúng xâm nhập vào nó Ngoài cùng là hành vi biểu hiệncủa một nền văn hóa
Để giúp cho việc phân tích và so sánh các nền văn hóa khác nhau, và xem xétứng dụng vào trong quản lý kinh doanh, Richard Lewis đã xây dựng một mô hìnhvăn hóa trong đó các nền văn hóa trên thế giới được chia thành ba loại: (1) Văn hóaĐơn tuyến (Linear - Active Cultures), (2) Văn hóa Đa tuyến (Multi – ActiveCultures), và (3) Văn hóa Phản hồi (Reactive Cultures)
Những đặc tính văn hóa kinh doanh của mỗi quốc gia sẽ tác động tới suy nghĩ
và hành động của các cá nhân, hay của các nhà quản lý làm việc trong môi trườngvăn hóa đó Vì vậy, một số hướng dẫn chung để làm việc trong môi trường đa vănhóa là rất quan trọng, để có thể làm việc hiệu quả trong môi trường đó
Bảng 1.1 Đặc tính doanh nhân trong ba loại hình văn hóa
(Đơn tuyến – Đa tuyến – Phản hồi) của Lewis
Đối đầu cùng với lý lẽ
lôgic
Đối đầu một cách cảmtính
Tránh đối đầuKhông thích bị mất mặt Có lý do để biện minh Không thể bị mất mặtDựa trên công việc Dựa trên quan hệ Rất dựa trên quan hệNói nửa thời gian Nói hầu hết thời gian Nghe hầu hết thời gianHạn chế sử dụng ngôn
ngữ cơ thể
Không hạn chế sử dụngngôn ngữ cơ thể
Sử dụng ngôn ngữ cơ thểmột cách khéo léo
Thỏa hiệp để đạt được
thỏa thuận Cố gắng tranh luận hơnthua Thỏa hiệp để đạt đượcquan hệ trong tương laiTôn trọng giới chức trách Tiếp cận người chủ chốt Sử dụng mối quen biếtTách biệt công việc chung
với công việc cá nhân Đan xen công việc chungvới công việc cá nhân Liên kết công việc chungvới công việc cá nhânTuân thủ luật lệ Thường không tuân theo
luật lệ
Giải thích luật lệ một cáchlinh hoạt
Hợp đồng là cơ sở ràng Hợp đồng được xem là Hợp đồng là bản thông báo
Trang 11buộc các bên văn bản lý tưởng trong
một thế giới lý tưởng
nội dung và có thể đàmphán lại
Địa vị gắn với kết quả
công việc Địa vị gắn với quen biếtvà uy tín quần chúng Địa vị gắn với thừa kế vàgiáo dụcTối thiểu khoảng cách
chi phối suy nghĩ hơn tôn
giáo
Tôn giáo chi phối mạnh
mẽ suy nghĩ
Đạo đức và triết lý (ví dụđạo Khổng) chi phối suynghĩ
(Richard Lewis (1999), “When Cultures Collide: Managing sucessfully Across Cultures)
CHƯƠNG II: VĂN HÓA KINH DOANH HOA KỲ VÀ TÍNH CÁCH
CỦA NGƯỜI MỸ TRONG KINH DOANH 2.1 Về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ
Từ định nghĩa văn hóa kinh doanh trong chương I, khi ứng dụng vào hệ thốngkinh doanh của Hoa Kỳ, luận án xin đưa ra khái niệm văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ
như sau: Văn hoá kinh doanh kinh doanh Hoa Kỳ là một hệ thống các vật chất biểu trưng cụ thể, các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm, và các khuôn mẫu qui định hành vi hay cách ứng xử của người Mỹ trong kinh doanh.
Trong suốt quá trình phát triển của nước Mỹ, những vấn đề của cuộc sốngkinh doanh liên tục diễn ra, liên tục được giải quyết, và dần trở thành những giá trịđược mặc nhiên thừa nhận, đến nỗi các phương thức giải quyết không còn xuấthiện trong tiềm thức của người Mỹ Theo nghĩa này, văn hóa kinh doanh của Hoa
Kỳ được xem là sự chấp nhận các giá trị cơ bản một cách tự nhiên, hay hệ thốngcác giá trị mặc nhiên trong con người Mỹ khi tham gia vào các hoạt động kinhdoanh
Có thể thấy rằng, các biểu trưng cụ thể, các giá trị, các chuẩn mực, các quanniệm, các khuôn mẫu qui định hành vi ứng xử của người Mỹ trong kinh doanhđược tích tụ và phản ánh một cách rõ nét trong tính cách, hay phong cách kinhdoanh của dân tộc Hoa Kỳ
2.2 Những nhân tố tác động đến việc hình thành và phát triển VHKD Hoa Kỳ
Có nhiều nhân tố tác động đến VHKD Hoa Kỳ, khiến cho nó có thể hình thành vàphát triển như ngày nay
2.2.1 Nhân tố con người và con người kinh doanh Hoa Kỳ
Nước Mỹ ra đời và phát triển đã tập hợp những con người từ khắp nơi trên thếgiới, và nước Mỹ trở thành một trong những nước đa chủng tộc đặc biệt của thếgiới Người Mỹ có những đặc tính chung của cả cộng đồng nước Mỹ, cũng nhưnhững đặc tính riêng của các cộng đồng chủng tộc khác nhau Điều này tạo nên sự
đa dạng và phức tạp của con người và văn hóa Mỹ Nhân tố con người và văn hóa
Mỹ đã góp phần thúc đẩy VHKD Mỹ phát triển Người Mỹ nhìn chung có tính
Trang 12cách đặc trưng như chủ nghĩa cá nhân với quyền và tự do cá nhân được luật phápbão trợ, đa dạng và tôn trọng lẫn nhau, mạnh mẽ và sáng tạo, có tinh thần kinhdoanh độc lập tự chủ…Những tính cách này đã tạo nên tính cách doanh nhân Mỹ.
2.2.3 Sự hình thành, phát triển kinh tế-xã hội và nền văn hóa Mỹ
Điều kiện lịch sử, cơ cấu dân cư và quá trình phát triển kinh tế, xã hội và vănhóa đã hình thành tính cách Mỹ, hay phong cách của người Mỹ, được thể hiệntrong các nguyên tắc của đời sống chính trị- kinh tế-xã hội Mỹ, cũng như chiếnlược phát triển của Mỹ
Điều này cũng thể hiện rõ nét trong các hoạt động kinh tế, kinh doanh ở HoaKỳ; các hình thức tổ chức sản xuất xã hội (trong công nghiệp, giao thông vận tảiđường sắt, các nông trại chuyên canh, các công xưởng, các công ty thương mại -công nghiệp, các công ty đa quốc gia…) từ thời kỳ đầu và phát triển về sau đã làmcho thị trường trở nên thị trường thống nhất toàn quốc, kinh tế phát triển mạnh mẽ
Và cũng chính những hình thức tổ chức sản xuất đó đã làm cho con người Mỹ gắnkết chặt chẽ với nhau, hình thành những con người của xã hội công nghiệp, hậucông nghiệp, có thái độ nghiêm túc với công việc, xã hội Những ứng xử củanhững con người này đã làm cho văn hóa kinh doanh có nhiều nét mạnh, giúp cho
họ tồn tại qua những cơn lốc của khủng hoảng, của phát triển công nghệ, và mởrộng quan hệ kinh tế toàn cầu với những hoạt động hợp tác và cạnh tranh khốc liệt
2.2.4 Tinh thần và triết lý kinh doanh Hoa Kỳ
Có thể coi những nhân tố trên đây là những nhân tố tạo nên con người kinhdoanh, môi trường kinh doanh, xã hội kinh doanh, phong cách kinh doanh… có tácđộng trực tiếp và gián tiếp đến văn hóa kinh doanh của Hoa Kỳ Và nhân tố liên
quan trực tiếp nhất là nhân tố về tinh thần kinh doanh và triết lý kinh doanh của người Mỹ (vai trò doanh nghiệp, doanh nhân Mỹ…).
Khi nói đến tinh thần và tính cách kinh doanh của người Mỹ, không thể khôngnói đến giá trị cốt lõi của xã hội Mỹ, văn hóa Mỹ, đó là chủ nghĩa cá nhân Thể chếchính trị của nước Mỹ tạo điều kiện cho người Mỹ phát huy cao độ khả năng cánhân, xã hội của mình Điều này tạo nên tinh thần và tính cách kinh doanh luôn đổimới, gánh chịu mạo hiểm, luôn vươn tới thành công, luôn có ý tưởng và tạo nên cái