KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu.pdf (Trang 74 - 75)

II. Chi phí chăn nuôi 30.100.000 đồng

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

6.1. KẾT LUẬN

Tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và tạo ra lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng, thật vậy, kết quả mà chi nhánh NHCTBL đạt được trong những năm qua được thể hiện trong công tác huy động vốn mỗi năm đều tăng với tốc độ rất cao, bằng nhiều hình thức huy động vốn phong phú đã thu hút được vốn nhàn rỗi trong nhân dân và đã tạo hiệu quả cho đồng vốn huy động bằng việc mở rộng quy mô tín dụng thông qua các chính sách ưu đãi khách hàng đã tạo được niềm tin và uy tín cho khách hàng vay vốn. Từ đó giúp cho hoạt động của Ngân hàng ngày càng hiệu quả.

Đối với công tác thu hồi nợ trong những năm qua, nhờ vào sự quan tâm và giám sát của lãnh đạo ngân hàng với sự nổ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên chi nhánh đầy tinh thần trách nhiệm đã đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn nên doanh số thu nợ mỗi năm đều tăng.

Để tạo mối quan hệ liên kết lâu dài trong giao dịch giữa Ngân hàng và khách hàng, hàng năm Ngân hàng đều tổ chức hội nghị khách hàng để lắng nghe ý kiến của họ, đồng thời khắc phục những mặt còn hạn chế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, NHCTBL vẫn còn một số hạn chế mà tự bản thân mình không thể khắc phục mà cần có sự giúp đở của các cấp lãnh đạo địa phương và Ngân hàng Công Thương Việt Nam nhằm nâng cao hiêụ quả hoạt động và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Những hạn chế này được trình bày trong phần kiến nghị.

6.2. KIẾN NGHỊ

Qua thời gian thực tập tại NHCTBL, được sự giúp đở tận tình của các cô chú, anh chị ở chi nhánh, bản thân đã rút ra một số kiến nghị sau đây:

6.2.1 Đối với chính quyền địa phƣơng

Cần phát huy tốt vai trò hổ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, ký duyệt hồ sơ vay vốn cho khách hàng giúp cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn.

Đối với những vụ kiện khách hàng có nợ quá hạn nên giúp đở nhiệt tình không thu phí.

Cần quan tâm hơn nữa trong việc xử lý nợ và tổ chức thành lập trung tâm phát mại tài sản cầm cố, thế chấp để Ngân hàng thu hồi vốn để tái đầu tư.

Trong những năm qua, vấn đề nuôi tôm không có hiệu quả làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Đây là vấn đề cần được chính quyền địa phương quan tâm nhiều hơn nữa, Nhà nước cần hỗ trợ Ngân hàng cho vay, đặc biệt là vay ưu đãi để người dân có vốn tái sản xuất nâng cao đời sống kinh tế của người dân tỉnh nhà.

Nên có những hình thức hạn chế đối với cán bộ xã, phường ký xác nhận với hộ vay vốn không chặt chẽ, không đúng đối tượng gây ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.

6.2.2 Đối với Ngân hàng Công Thƣơng Bạc Liêu

Cần tăng cường cán bộ tín dụng để đáp ứng các yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc thu nợ và nhằm hạn chế rủi ro do việc mở rộng quy mô tín dụng.

Ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh và đẩy mạnh công tác thu nợ. Từng bước hạ thấp nợ quá hạn ở chi nhánh xuống mức có thể chấp nhận.

Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên ngân hàng trong việc thẩm định tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.

Phát triển hệ thống chi nhánh rộng khắp huyện nhà vừa phục vụ tốt hơn cho người dân vừa giảm chi phí cho cả đôi bên và cũng nhằm tránh nhằm tránh ùn tắc công việc gây mất thời gian cho Ngân hàng.

6.2.3 Đối với Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ tín để nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắt kịp thời những thông tin mới nhằm thực hiện tốt công tác được giao.

Nên xử lý các văn bản chế độ và kiến nghị của chi nhánh nhanh chóng, kịp thời.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu.pdf (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)