6. KẾT LUẬN CHUNG
6.2. Khuyến nghị
Những hàm ý trong nghiên cứu này rất đáng giá đối với Chính phủ, nhà quản trị, nhà đầu tƣ và cả những nhà nghiên cứu. Bài nghiên cứu đã chứng tỏ đƣợc mối quan hệ đồng thời giữa cấu trúc sở hữu, mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và thành quả hoạt động của công ty. Ở thị trƣờng Việt Nam, một công ty với quyền sở hữu nhà nƣớc dƣới 51% sẽ có xu hƣớng đa dạng hoạt động kinh doanh nhƣng khi quyền sở hữu này vƣợt quá 51% thì sẽ không thực hiện chiến lƣợc đa dạng hóa. Đối với quyền sở hữu nƣớc ngoài thì công ty sẽ rất e ngại khi đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình vì những công ty này cho rằng rất khó quản lí. Từ đó, khi một công ty thực hiện chiến lƣợc đa dạng hóa sẽ làm giảm thành quả hoạt động đối với những công ty niêm yết trên sàn chứng khoán của Việt Nam. Vậy để đạt đƣợc thành quả hoạt động tốt nhất thì công ty phải cân nhắc đến cấu trúc sở hữu và chiến lƣợc đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh của mình. Với kết quả từ bài nghiên cứu này, ngoài hàm ý vừa nêu trên, sau đây là một số khuyến nghị cho các công ty để hoạt động tốt hơn:
Các công ty cần chú ý đến tình hình cấu trúc sở hữu hiện tại của mình, liệu loại hình sở hữu nào giữa cấu trúc sở hữu nhà nƣớc và cấu trúc sở hữu nƣớc ngoài đang chiếm ƣu thế, từ đó cân nhắc thực hiện các chiến lƣợc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hóa giá trị công ty.
Theo nhƣ những giả thuyết và thực nghiệm trình bày nêu trên, chúng tôi đề xuất các công ty đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam nên có cấu trúc sở hữu nhƣ sau: một là quyền sở hữu nhà nƣớc chiếm trên 51% cấu trúc sở hữu công ty, hai là trong cấu trúc sở hữu bao gồm phần lớn tỉ lệ đầu tƣ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Một lí do trọng yếu, theo nhƣ bài nghiên cứu, là cấu trúc sở hữu có tác động đến việc thực hiện chiến lƣợc đa dạng hóa hoạt động kinh theo nhiều chiều hƣớng khác nhau. Bên cạnh đó, mức độ đa dạng hoạt động kinh doanh cũng có thể tác động trực tiếp làm giảm thành quả hoạt động của doanh nghiệp nếu các chiến lƣợc đa dạng hóa này không đƣợc cân nhắc kĩ.
Ngoài các chính sách về cấu trúc sở hữu đƣợc khuyến nghị nhƣ trên, chúng tôi nhận thấy các công ty nên đầu tƣ vào quá trình nghiên cứu và phát triển tập trung trong một ngành với mục đích đẩy mạnh quá trình chuyên môn hóa và hạn chế các chiến lƣợc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh thiếu hiệu quả, vốn có thể làm sụt giảm giá trị của công ty.
Bên cạnh đó, để các công ty có thể tiến hành nghiên cứu và phân tích một cách chính xác các quyết định đa dạng hóa, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cần xây dựng một hệ thống phân loại ngành nghề kinh doanh quy củ và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Một ví dụ điển hình là hệ thống mã SIC đƣợc sử dụng rất phổ biến tại các nƣớc phát triển (Mỹ, Châu Âu…) cũng nhƣ các nƣớc thuộc khu vực Đông Nam Á ( Thái Lan, Singapore…).
Từ phía góc độ nhà đầu tƣ, cần phân tích kĩ lƣỡng cấu trúc sở hữu và tìm hiểu các quyết định đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của một công ty một cách thận trọng trƣớc khi thực hiện một quyết định đầu tƣ vào công ty đó. Theo nhƣ các kết quả đƣợc hàm ý trong bài nghiên cứu tại thị trƣờng Việt Nam, một quyết định đầu tƣ vào các công ty chỉ tập trung kinh doanh duy nhất một lĩnh vực sẽ có nhiều khả năng mang lại một tỉ suất sinh lợi cao hơn một quyết định đầu tƣ vào các công ty đa dạng hóa.