4. PHƢƠNG PHÁP LUẬN
4.1.2. Giả thiết về mối quan hệ giữa mức độ đa dạng hóa kinh doanh và thành quả hoạt
hoạt động của công ty
Có rất nhiều nghiên cứu đƣợc tiến hành ở các thị trƣờng phát triển cũng nhƣ thị trƣờng mới nổi giữa đa dạng hóa công ty và thành quả hoạt động có mối quan hệ ngƣợc chiều. Với bộ dữ liệu ở Mỹ, Berger & Ofek (1995) đã chứng minh đƣợc một tƣơng quan âm giữa sự đa dạng hóa và sự trợ cấp chéo. Một nghiên cứu khác tiến hành ở bảy nền kinh tế mới nổi (Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Indonesia và Ấn Độ) cũng tìm thấy bằng chứng cho rằng những công ty kinh doanh nhiều ngành nghề có lợi nhuận thấp hơn các công ty đơn ngành (Lins & Servaes 2002).
Hon nữa, Jiraporn (2006) tìm thấy rằng những công ty có quyền lợi cổ đông lỏng lẻo thƣờng có xu hƣớng đa dạng hóa ở nhiều ngành công nghiệp. Điều này có thể giải thích bằng sự trục lợi của các nhà quản lý, bằng cách tham gia vào nhiều ngành khác nhau, họ sẽ khai thác đƣợc tối đa lỗ hổng quyền lợi cổ đông. Thêm vào đó, sự bất hoàn hảo của thị trƣờng kết hợp với các luật lệ lỏng lẻo ở các nền kinh tế mới nổi cũng làm cho vấn đề đại diện tƣơng thích với sự đa dạng hóa công ty thêm trầm trọng (Lins & Servaes 2002). Do đó, đa dạng hóa có thể dẫn đến sự sụt giảm giá trị công ty và các công ty có quyền cổ đông lỏng lẻo (hệ thống quản lý công ty yếu kém) có thể giảm sự đa dạng hóa. Việt Nam chỉ mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng trong một vài thập kỷ gần đây, và vì thế
càng có lý do để tin rằng Việt Nam hiện nay có một hệ thống luật kinh tế còn khá lỏng lẻo. Vì thế, có thể tranh luận rằng các công ty niêm yết ở Việt Nam chƣa có một hệ thống quyền lợi bảo vệ cổ đông mạnh, và các nhà quản lý sẽ có xu hƣớng thực hiện các chiến lƣợc đa dạng hóa làm sụt giảm giá trị công ty.
Giả thuyết kì vọng 3: Sự đa dạng hóa có một mối quan hệ ngƣợc chiều với thành quả hoạt động của các công ty niêm yết Việt Nam.
Mô hình 3 thực nghiệm sau đây sẽ đƣợc dùng để kiểm chứng giả thiết 3.
(3)
Với là thành quả hoạt động của công ty i tại thời điểm t, là mức độ đa dạng hóa của công ty i tại thời điểm t, là tập hợp các biến kiểm soát của công ty i tại thời điểm t và là phần dƣ của công ty i tại thời điểm t.
Trong mô hình (1), (2), (3) để kiếm soát đƣợc hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi cũng nhƣ mối quan hệ nội sinh (do biến đa dạng hóa công ty có thể bị hiện tƣợng nội sinh), bài nghiên cứu trƣớc tiên sẽ dùng mô hình tác động cố định (Fixed-effect) nhƣ các nghiên cứu trƣớc đây (Campa& Kedia 2002; David 2010; Shyu & Chen 2009). Tiếp theo, chúng tôi sẽ sử dụng mô hình GMM hệ thống phát triển bởi Arellano & Bover (1995) và Blundell & Bond (1998) (chi tiết cách tiến hành xem phần 4.2.3).