1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay

6 2,4K 39
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 86 KB

Nội dung

Luận văn thạc sĩ Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay

Trang 1

Luận văn thạc sĩ: Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật

về xuất bản ở Việt Nam hiện nay

Đề cương đề tài mã số: LA2300

Trang

Mở đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước bằng pháp luật

về xuất bản ở Việt Nam hiện nay

1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp

luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay

1.2 Nội dung và các nguyên tắc của quản lý nhà nước bằng pháp

luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất

bản ở Việt Nam hiện nay

2.1 Quá trình hình thành hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp

luật về xuất bản ở Việt Nam

2.2 Những thành tựu đạt được trong hoạt động quản lý nhà nước

bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam trong những năm qua

2.3 Những hạn chế yếu kém trong quản lý nhà nước bằng pháp luật

về xuất bản ở Việt Nam trong những năm qua

2.4 Những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý nhà

nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện

nay

3.1 Yêu cầu khách quan và các quan điểm của việc tăng cường quản

lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay

3.2 Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản

Kết luận

Phụ lục

Tài liệu tham khảo

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xuất bản có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội nói chung, văn hóa nói riêng Các quan hệ xã hội về xuất bản rất đa dạng, phong phú và phức tạp Nó đan xen giữa văn hóa - tư tưởng với kinh tế, giữa lao động sáng tạo của tư duy với lao động sản xuất vật chất, nó xuyên suốt quá trình sản xuất - lưu thông và tiêu dùng xuất bản phẩm Hoạt động xuất bản là kênh thông tin quan trọng để tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần ổn định chính trị, phát triển văn hóa và kinh tế, nâng cao dân trí, đời sống tinh thần của nhân dân Do đó, tăng cường quản lý nhà nước (QLNN) về xuất bản là vấn

đề quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm

Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, tháng 11 năm 1946 Quốc hội họp khóa thứ 2 đã thông qua Hiến pháp, bảo đảm các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, trong đó có quyền tự do xuất bản: "Công dân Việt Nam có quyền tự

do ngôn luận, tự do xuất bản " Kể từ đó, Đảng và Nhà nước ta luôn có những

bổ sung, sửa đổi các chủ trương, đường lối QLNN đối với xuất bản nhằm phát triển kinh tế - xã hội Hoạt động QLNN bằng pháp luật về xuất bản đã có những đổi mới đáng kể, mang lại những kết quả tích cực, đặc biệt là từ khi Luật xuất bản 1993 có hiệu lực thi hành và hiện nay là Luật xuất bản 2004 Tuy nhiên, QLNN đối với xuất bản ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế: Mô hình tổ chức và cơ chế chính sách cho hoạt động xuất bản còn nhiều bất cập, hoạt động xuất bản có những khó khăn, thách thức gay gắt, một số nhà xuất bản chỉ chú ý đến lợi ích kinh tế đơn thuần, coi nhẹ chức năng, nhiệm vụ chính trị, văn hóa; xuất hiện một số xuất bản phẩm có nội dung không lành mạnh, không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam, bị dư luận phê phán; một bộ phận khác hoạt động kém hiệu quả, kém năng động, còn nặng về trông chờ, bao cấp Nạn in lậu,

in trái phép chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời, thị trường xuất bản phẩm chưa được quản lý chặt chẽ, hệ thống phát hành xuất bản phẩm Nhà nước không được

Trang 3

quan tâm, củng cố đúng mức, đang có nguy cơ bị thu hẹp, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX - Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã chỉ rõ: "Công tác quản lý báo chí, truyền hình, Internet, xuất bản vẫn còn nhiều lơi lỏng, kém hiệu lực"

Từ những hạn chế trên đòi hỏi chúng ta phải tăng cường QLNN đối với xuất bản Tăng cường QLNN đối với xuất bản được tiến hành trên nhiều phương diện Pháp luật xuất bản là công cụ quan trọng nhất trong QLNN về xuất bản Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy: Bên cạnh những mặt ưu điểm, tích cực, pháp luật xuất bản còn chung chung, mang tính nguyên tắc, lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn hoạt động xuất bản hiện nay Văn bản pháp luật ban hành nhiều, nhưng một số quy định còn chồng chứo, khác biệt nhau; Chính vì vậy, tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản là một đòi hỏi khách quan, vừa có

ý nghĩa cấp thiết vừa mang ý nghĩa lâu dài Từ những lý do trên, tác giả chọn đề

tài: "Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay" để nghiên cứu luận văn thạc sĩ.

2 Tình hình nghiên cứu

Trong thời gian qua, số công trình nghiên cứu được công bố về quản lý xuất bản không nhiều Hai đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ do Phân viện Báo chí và tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì tiếp

cận từ góc độ quản lý chung Đó là đề tài: "Đổi mới phương thức xuất bản sách trong điều kiện kinh tế thị trường" và đề tài: "Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản sách ở nước ta hiện nay" Luận án phó tiến sĩ của nghiên cứu sinh Đường Vinh Sường về: "Đổi mới quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các nhà xuất bản trong bước chuyển sang cơ chế thị trường" Tiến sĩ Vũ Mạnh Chu với đề tài: "Pháp luật về xuất bản ở Việt Nam, quá trình thực hiện và đổi mới trong điều kiện cơ chế thị trường định hướng XHCN".

Các công trình trên chỉ mới nghiên cứu những khía cạnh có liên quan tới QLNN bằng pháp luật đối với xuất bản, mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ cả về mặt lý luận và thực tiễn về QLNN bằng pháp luật đối với xuất bản Có thể nói, luận văn này là công trình đầu tiên được nghiên cứu tương

Trang 4

đối hệ thống và toàn diện vấn đề tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản

ở Việt Nam hiện nay Điều này chứng tỏ vấn đề đặt ra là cấp thiết, nhưng rất khó khăn và phức tạp

3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận của việc

QLNN bằng pháp luật về xuất bản, đánh giá thực trạng của hoạt động này trong những năm vừa qua ở Việt Nam Trên cơ sở đó, đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được những mục đích trên, luận văn đặt

ra những nhiệm vụ sau:

+ Xây dựng khái niệm và chỉ ra những đặc điểm của QLNN bằng pháp luật đối với xuất bản Phân tích vai trò, nội dung của QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay

+ Đánh giá những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế cơ bản của QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam trong những năm vừa qua và chỉ

ra những nguyên nhân của hạn chế đó

+ Đưa ra những quan điểm có tính định hướng và một số giải pháp cụ thể như: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về xuất bản; kiện toàn và đổi mới phương thức QLNN bằng pháp luật đối với xuất bản; nâng cao trình độ năng lực của cán bộ; Nhằm tăng cường QLNN bằng Pháp về xuất bản ở Việt Nam hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động xuất bản gồm 3 lĩnh vực: Xuất bản,

in; phát hành Mỗi lĩnh vực có một vị trí, đặc trưng riêng, song không thể tách rời nhau Bởi thế luận văn phải nghiên cứu việc QLNN bằng pháp luật trên cả ba lĩnh vực, nhưng lấy việc nghiên cứu QLNN bằng pháp luật về xuất bản, trong đó xuất bản sách là trọng tâm

Luận văn giới hạn nghiên cứu QLNN bằng pháp luật về xuất bản kể từ năm 1993 trở lại đây

Trang 5

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quand diểm của Đảng ta về QLNN bằng pháp luật đối với văn hóa nói chung và hoạt động xuất bản nói riêng

- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện bằng phương

pháp nghiên cứu của triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; những phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn; phân tích và tổng hợp lịch sử cụ thể; cùng một số phương pháp khác của khoa học quản lý

5 Đóng góp mới về khoa học của luận văn

Luận văn nghiên cứu toàn diện những vấn đề lý luận cơ bản của quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động xuất bản Từ đó, luận văn xác định những nội dung cụ thể trong lĩnh vực xuất bản cần có sự QLNN bằng pháp luật

Trên cơ sở đó, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay và đưa ra những đề xuất nhằm tăng cường hơn nữa việc QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động xuất bản

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho hoạt động nghiên cứu lý luận về QLNN bằng pháp luật về xuất bản Có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu, học tập trong hệ thống các trường chính trị Đặc biệt, những kết quả đó có ý nghĩa góp phần tăng cường QLNN về xuất bản ở nước ta hiện nay

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm

có 3 chương, 8 tiết

Trang 6

Đề cương bạn đang xem tại Thuvienluanvan.com được trích dẫn từ bản nội dung đầy đủ.

Quý độc giả nào có nhu cầu tham khảo toàn bộ nội dung có thể đặt mua tài liệu này từ thư viện.

Vui lòng truy cập tại đây: http://thuvienluanvan.com/datmua.php (Bấm Ctrl vào link để xem)

Xin chân thành cảm ơn quý độc giả đã quan tâm đến thư viện trong thời gian vừa qua.

Thông tin liên hệ:

Hotline: 093.658.3228 (Mr.Minh)

Điện thoại: 043.9911.302

Email: Thuvienluanvan@gmail.com

Hệ thống Website:

http://thuvienluanvan.com

http://timluanvan.com

http://choluanvan.com

http://kholuanvan.com

Ngày đăng: 22/01/2013, 14:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w