Hiệu trưởng các trường tại Úc: Nghiên cứu vị trí hiệu trưởng các trường tại khu vực New South Wale

Một phần của tài liệu văn hóa tổ chức và biểu tượng hay nhất (Trang 29 - 40)

- Các mối tương quan với đồng nghiệp và người ngoà

Hiệu trưởng các trường tại Úc: Nghiên cứu vị trí hiệu trưởng các trường tại khu vực New South Wale

các trường tại khu vực New South Wale

Nghiên cứu ngắn gọn được trình bày bởi Tiến sỹ Peter Thursby, tư vấn trưởng, Dự án phát triển Giáo viên Trung học Phổ thông và Trung cấp

Chuyên nghiệp

Giới thiệu

Nghiên cứu này giới thiệu vể quá trình chuẩn bị, đào tạo và nghiệp vụ căn bản của hiệu trưởng tại bang New South Wales của Úc. Nước Úc có 6 bang và 2 lãnh thổ chủ yếu và mỗi lãnh thổ có quyền tự trị về phân phối dịch vụ với các lĩnh vực như giáo dục, y tế, chính sách và vận tải. Chính phủ Úc cũng cấp thêm các trợ cấp và các quỹ ưu tiên phụ trợ giành cho giáo dục tới các bang và các vùng lãnh thổ, bao gồm cả quỹ giành cho các trường tư, trường độc lập, không do chính phủ quản lý, dựa vào số lượng tuyển sinh. New South Wales có hệ thống trường trung học phổ thông (THPT) lớn nhất tại Úc.

Sở Giáo dục và Đào tạo NSW (DET) có hơn 2,200 trường công với hơn 738,000 sinh viên trên toàn NSW. Thống kê từ 2008-09 xác nhận có 96,363 nhân viên chính thức trực thuộc Sở (Giáo viên thường trực, giáo viên dạy nghề TAFE, nhân viên kỹ thuật và hỗ trợ hành chính). Ngoài ra còn có 27,000 giáo viên đăng ký để trở thành giáo viên thường trực, trong số đó, một số chỉ làm việc với tư cách giáo viên dạy thay. Sở GD&ĐT NSW là tổ chức giáo viên lớn nhất bang, và có nhiệm vụ giáo dục trẻ từ thơ ấu (vỡ lòng), sau đó mẫu giáo tới năm lớp 6 (tiểu học), từ năm lớp 7 tới năm lớp 10 (trung học cơ sở với tấm bằng chứng nhận trung học cơ cở) và năm lớp 11, 12 (Trung học phổ thông với bằng chứng nhận Tốt nghiệp THPT). Sở còn chịu trách nhiệm về chương trình dạy nghề sau trung học phổ thông, hay đào tạo nghề qua hệ thống Bổ túc và Dạy nghề (TAFE). Hệ thống TAFE mang định hướng nghề để cấp chứng chỉ cho các ngành nghề thương mại cụ thể

hoặc các ngành có liên quan tới kinh doanh và công nghiệp, và để giải quyết tình trạng thiếu kỹ năng làm việc. Hệ thống giáo dục TAFE liên kết trực tiếp với kiến thức và kỹ năng nghè và công nghệ, việc học và đào tạo chủ yếu dựa vào năng lực.

Cư dân có độ tuổi đi học, sinh sống tại bang có quyền tự động ghi danh học tại các trường của bang mà không phải chi trả chi phí bắt buộc nào, mặc dù tất cả các trường công có khoản chi trả nhỏ hàng năm để hỗ trợ chi phí nguồn lực chuyên gia. Phụ huynh nào chọn ghi danh con em mình vào học tại các trường không thuộc chính phủ quản lý phải đóng học phí hàng năm mặc dù chính phủ quốc gia có hỗ trợ các trường trên với quỹ phụ trợ, bao gồm quỹ đầu tư công trình và các tài liệu tham khảo. Gần đây, Chính phủ Úc đã cam kết cấp cho tất cả các học sinh THPT tại các trường công hoặc tư từ năm lớp 9 tới lớp 12 một máy tính xách tay như một phần của “cách mạng số trường học” để tăng cường kiến thức và kỹ năng của học viên trong việc sử dụng và ứng dụng Công nghệ Thông tin vào học tập.

Thay đổi công nghệ trong giáo dục: từ bảng phấn tới công nghệ máy tính

Viện Sư phạm NSW

Chính phủ NSW thiết lập Viện Sư phạm NSW từ một Đạo luật của Quốc hội vào năm 2004, theo sau đó là một vài các yêu cầu về giáo dục, rằng kiếm định cách thức để tăng cường hiện trạng đào tạo chuyên môn và chất lượng giảng dạy tại tất cả các trường học ở NSW. Viện có trách nhiệm về phát triển sự nghiệp lâu dài của giáo viên và kiểm định các chương trình đào tạo

giáo viên do các trường đại học cung cấp. Sự kiểm định chương trình đào tạo giáo viên và sự ghi nhận năng lực chuyên môn của giáo viên để đưa tới đào tạo có chất lượng cho học sinh đều được đánh giá qua Chuẩn Nghiệp vụ Giáo viên. Viện yêu cầu các giáo viên phải duy trì sự phát triển chuyên môn qua công việc và thay mặt chủ lao động, gồm cả Sở GD &ĐT và hệ thống trường không thuộc quản lý của nhà nước, tạo ảnh hưởng liên tục tới các chương trình đào tạo giáo viên trong trường đại học.

Viện đã phối hợp với các giáo viên trên toàn NSW, biên soạn Chuẩn Nghiệp vụ Giáo viên. Hơn 7000 giáo viên làm việc tại NSW đã hỗ trợ công tác biên soạn và phê duyệt Chuẩn và Trường Đại học New England đã hoàn tất đánh giá Chuẩn trước khi văn bản này được chính phủ NSW thông qua. Việc áp dụng Chuẩn giáo viên đã ảnh hưởng đến tất cả các nhà giáo từ giáo viên tập sự tới Hiệu trưởng các trường. Chuẩn giáo viên có 4 cấp độ và giáo viên nào mong đợi được thăng chức lên làm hiệu trưởng sẽ phải đạt được cấp cao, Nghiệp vụ Lãnh đạo, trước khi ứng tuyển cho vị trí hiệu trưởng, mặc dù yêu cầu này không phải là bắt buộc trong luật pháp.

4 cấp độ đó là:

• Giảng viên đại học • Năng lực chuyên môn • Thành tích chuyên môn • Nghiệp vụ lãnh đạo1

Giáo viên được yêu cầu và khuyến khích tăng cường thực hành sư phạm và đệ trình để rà soát lại tại từng thời kỳ quan trọng trong sự nghiệp nhằm khẳng định những thành quả tại 1 trong 4 cấp độ và khi họ muốn được xem xét tăng chức lên cấp cao hơn. Công tác đánh giá giáo viên được thực hiện bởi các thẩm định viên được đào tạo bài bản và có thể bao gồm cả các giáo

viên lão thành, ưu tú hay câc hiệu trưởng, người đã đạt được thành tích chuyên môn và nghiệp vụ lãnh đạo.

Tại cấp Nghiệp vụ lãnh đạo. theo Chuẩn có nói,

Các giáo viên này có thành tích giảng dạy xuất sắc và cam kết nâng cao chất lượng dạy và học. Họ là những nhà giáo tận tụy, có thể thể hiện rõ tầm nhìn giáo dục tới sinh viên, đồng nghiệp, các nhà chuyên môn và tới cộng đồng rộng lớn hơn. Họ có thể làm việc với vị trí lãnh đạo trong trường.2

Ứng tuyển cho vị trí Lãnh đạo

Giáo viên mong muốn được thăng chức lên chuyên môn lãnh đạo cần ứng tuyển lên Viện Sư Phạm NSW và cung cấp các bằng chứng xác đáng, hỗ trợ hồ sơ của mình. Trong khi không có quy định nào cho rằng các ứng viên thành công với cấp Chuyên môn lãnh đạo phải được chỉ định vào vị trí lãnh đạo (họ có thể vẫn là giáo viên đứng lớp) hầu hết các ứng viên mong chờ cơ hội được thăng chức thành Trưởng khoa, phó Hiệu trưởng hay vị trí hiệu trưởng.

Có một gói thông tin xác nhận các bước và các loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ. Ứng viên cần có 3 nguồn bằng chứng: tài liệu dựa trên Chuẩn, báo cáo của người tham khảo và các quan sát từ thẩm định viên ngoài. Tại cấp này, Viện thuê các thẩm định viên ngoài tới quan sát công việc của ứng viên tại trường trong vòng 2 ngày, đọc hết câc tài liệu minh chứng rằng ứng viên đáp ứng được các quy chuẩn tại cấp đó và chuẩn bị báo cáo lên Cơ quan Thẩm định Giáo viên (TAA) ủy ban có trách nhiệm đưa ra quyết định về công nhận hay không ứng viên đó. Ủy ban này đại diện cho nhiều bên liên quan về giáo dục đào tạo và được thiết lập để đưa ra lời khuyên và hướng dẫn về công tác thẩm định và đưa ra quyết định công nhận ứng viên khi họ ứng tuyển và đã được đánh giá. Thẩm định viên ngoài được đào tạo bởi Viện và được yêu cầu làm việc ít nhất 2 năm. Thẩm định viên có thể là giáo viên

đứng lớp, giáo viên giàu kinh nghiệm (Trưởng khoa), Phó hiệu trưởng hay Hiệu trưởng. Trong một vài trường hợp, cán bộ trong trường đại học cũng có thể trở thành thẩm định viên. Khung kinh nghiệm ít nhất 3 năm (hay thời gian hạn chế) được đặt ra để xét ứng viên có đáp ứng chuẩn yêu cầu thẩm định khi đã ứng tuyển hay chưa.

Gói thông tin sẽ hướng dẫn ứng viên chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển. 3 gói thông tin có sẵn, đó là: hướng dẫn thông tin, một về quy định và thủ tục thẩm định, và các lời khuyên về hướng dẫn chuẩn bị dẫn chứng và các tài liệu hỗ trợ cần thiết.

(i) Hướng dẫn thông tin: xác nhận thủ tục cần tuân thủ bao gồm giai đoạn tiền ứng tuyển, tại thời điểm ứng viên hoàn thành công tác tự đánh giá năng lực chuyên môn dựa trên Chuẩn. Tại thời điểm này ứng viên được tư vấn có nên tiếp tục ứng tuyển hay xem xét và phát triển thêm. Giai đoạn 2 của thẩm định là ứng viên tiếp tục quá trình ứng tuyển với việc thanh toán các chi phí đánh giá, tổng hợp báo cáo từ ít nhất 3 người tham khảo với các phương diện chuyên môn khác nhau của ứng viên, và chuẩn bị tài liệu hỗ trợ quá trình ứng tuyển.

(ii) Chính sách và Thủ tục: tham khảo vai trò của Viện theo Đạo luật (2004) và vai trò cũng như trách nhiệm của cơ quan thẩm định trong viện. Một đánh giá viên ngoài về chuẩn được chỉ định đánh giá năng lực của ứng viên qua phân tích các tài liệu và quan sát thực tế. Việc quan sát được mặc định là quan sát thực hành chuyên môn, bởi thẩm định viên ngoài có thể đưa ra phân tích độc lập và khách quan yêu cầu thẩm định của giáo viên. Thủ tục tiếp sau về xác nhận hay từ chối hồ sơ ứng tuyển của ứng viên cũng được phác thảo trong quy định này. Quyết định chấp nhận hay từ chối một hồ sơ là dựa vào sự phù hợp và hợp lý của các minh chứng được cung cấp kèm theo hồ sơ và phân tích so sánh với các hồ sơ của các ứng viên. Với các ứng viên không thành công, có cơ chế phúc tra dựa vào tiêu chuẩn nhất định bao gồm các thủ tục công bằng, bằng chứng về năng lực của ứng viên và các vấn đề liên quan

khác. Với những trường hợp hồ sơ ứng tuyển không thành công, ủy ban TAA phải có trách nhiệm đưa ra phản hồi và tư vấn như một cách thông báo lý do hồ sơ không thành công.

Phí thẩm định được tính cho từng giai đoạn ứng tuyển: chi phí tiền hồ sơ trị giá $60 Úc; chi phí ghi danh ứng tuyển là $650 Úc và phí hàng năm là $92 Úc. Các ứng viên ứng tuyển hồ sơ trước đó sẽ nhận được AUD$60 phí tiền hồ sơ giảm trừ trong phí thẩm định.

(iii)Bằng chứng và các tài liệu hỗ trợ: Giải thích quá trình cần phải tuân thủ khi chuẩn bị văn bản cần thiết để cấp các bằng chứng về năng lực chuyên môn. Các tài liệu hỗ trợ cần bao gồm 3 lĩnh vực chính theo Chuân: Kiến thức chuyên môn, Thực hành nghiệp vụ và Cam kết nghiệp vụ. Các bằng chứng hỗ trợ có thể bao gồm cả chi tiết tình hình thực tế, thành tựu hiện tại cũng như quá khứ, các chương trình giảng dạy và học tập theo kế hoạch, văn bản truyền thông liên quan đến vấn đề chuyên môn, thư điện tử, bản tin, các mẫu công tác sinh viên, các khóa học phát triển chuyên môn, nghiên cứu sau đại học, đánh giá công việc như kết quả của phản hồi đồng nghiệp, và các giấy tờ văn bản về chủ đề giáo dục. Giáo viên tham gia vào dự án nghiên cứu hành động trong lớp học có thể đệ trình bản sao dự án và kết quả nghiên cứu về chủ đề như biên soạn chương trình đào tạo hay thành tích học tập của học viên. Có những khuyến nghị về cách đưa ra dẫn chứng để giúp thẩm định viên ngoài hiểu rõ các thành tựu nổi bật trong từng bối cảnh giáo dục khác nhau. Ví dụ, chú thích từng mục cụ thể với ghi chú giải thích rõ ràng về thành tựu trong công tác giảng dạy hay lĩnh vực chuyên môn và hỗ trợ thẩm định viên hiểu rõ tầm quan trọng của từng mục.

Thẩm định viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình thẩm định độ tin cậy và giá trị của các văn bản. Chương trình đào tạo thẩm định viên có đạo đức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghề nghiệp, bao gồm sự công bằng, tính bảo mật và đánh giá khách quan, am hiểu chuẩn nghề nghiệp và có khả năng phân tích báo cáo và dẫn chứng mẫu, phục vụ quá trình đưa ra quyết định. Thẩm định viên không chứng minh được khả năng đưa ra quyết định theo các bằng chứng hay những ai thường xuyên đưa các quyết định sai sẽ không được tiếp tục làm thẩm định viên. Thẩm định viên được phân bổ theo từng cấp đào tạo mà họ có kinh nghiệm để từ đó giáo viên dạy cấp tiểu học (K-year 6) sẽ được đánh giá bởi một thẩm định viên có kinh nghiệm với cấp tiểu học và giáo viên trung học phổ thông sẽ được một thẩm định viên có kiến thức nền tảng về THPT đánh giá. Nếu có thể, một thẩm định viên cấp THPT sẽ được chỉ định đánh giá giáo viên với cùng chuyên ngành với họ.

Cục Nhà giáo cùng cố gắng chỉ định thẩm định viên với kiến thức nền đa dạng để giáo viên có thể yên tâm rằng thẩm định viên có hiểu công tác giảng dạy của giáo viên đó. Điều này có nghĩa là thẩm định viên có thể là đại diện của trường tại khu vực thành thị, nông thông, khu vực xa xôi hẻo lánh hay các trung tâm giáo dục đặc biệt. Thẩm định viên cũng được tuyển chọn dựa trên các tiêu chí cụ thể: thành tích giảng dạy trên lớp thành công, có kiến thức về môn học, kiến thức và kỹ năng sư phạm, kỹ năng phân tích và viết luận xuất sắc, kinh nghiệm hướng dẫn và hỗ trợ các đồng nghiệp, đặc biệt với giáo viên tập sự và kiến thức về Chuẩn Nghiệp vụ Giáo viên. Ưu tiên hơn với những người đang làm việc với tư cách là giáo viên hay hiệu trưởng tại các trường của NSW.

Hiệu trưởng trường THPT

Hiệu trưởng trường THPT thường có kinh nghiệm lâu năm về giảng dạy đào tạo trong trường THPT và có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực giáo dục đa dạng. Giáo viên với chuyên ngành giảng dạy toán, ngôn ngữ, mỹ thuật, âm nhạc, giáo dục thể chất hay kỹ thuật công nghệ đều có thể trở thành hiệu trưởng. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý và các hoạt động hàng ngày trong trường. Trách nhiệm quản lý được phân cấp từ Sở GD & ĐT và hiệu trưởng có trách nhiệm báo cáo quản lý hàng ngày lên Giám đốc khu học chánh và làm việc trên tinh thần hợp tác với Hội phụ huynh học sinh để đảm bảo cơ cấu và chương trình đào tạo và tổ chức của trường nhận được ủng hộ từ cộng đồng. Hiệu trưởng cũng là người chịu trách nhiệm về đảm bảo môi trường sư phạm trong đó giáo viên và học sinh làm việc hợp tác cùng nhau và với ban quản lý trường (giáo viên chủ nhiệm bộ môn, phó hiệu trưởng) và các đồng nghiệp khác để thực thi sứ mệnh hay nhiệm vụ học đường.

Kỹ năng quản lý và lãnh đạo là rất cần thiết để hiệu trưởng có thể triển khai hiệu quả các chính sách của chính phủ và đáp ứng nguyện vọng của cộng đồng để giới thiệu cải cách đào tạo nhằm hướng đến đào tạo theo chất lượng, cải thiện việc học và dạy cũng như thành tích học tập của học sinh. Phong cách cá nhân của từng hiệu trưởng trong khi làm việc với các cán bộ công nhân viên trong trường, hướng họ tới sứ mệnh chung sẽ cải thiện môi trường học đường. Một hiệu trưởng có tài là người có khả năng gắn kết giáo viên vào công tác đưa quyết định chung để tăng cường thực hành sư phạm và cải thiện kết quả học tập của học viên.

Tại hầu hết các hệ thống giáo dục, hiệu trưởng còn có trách nhiệm hỗ trợ công tác phát triển chuyên môn của các cán bộ trong trường qua việc hướng dẫn, hợp tác hỗ trợ các đồng nghiệp về phát triển việc học tập và giảng dạy và các chương trình phát triển chuyên môn với các cán bộ gặp khó khăn khi

thực hành giảng dạy. Các khó khăn này có thể do quản lý lớp còn yếu, giáo

Một phần của tài liệu văn hóa tổ chức và biểu tượng hay nhất (Trang 29 - 40)