1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn giáo dục giá trị sống cho học sinh bằng phương pháp làm báo của giáo viên chủ nhiệm.

14 1,7K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 82,5 KB

Nội dung

SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI Giáo dục giá trị sống bằng phương pháp "làm báo" cho học sinh Người thực hiện: GV: Thiều Thị Hà Tổ T

Trang 1

SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI Giáo dục giá trị sống bằng phương pháp "làm báo" cho học sinh

Người thực hiện:

GV: Thiều Thị Hà

Tổ TD-GDQP-GDCD

ThANH ho¸, th¸ng 5 n¨m 2013

A- ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống đang là một vấn đề được đặt ra đối với

cả xã hội của chúng ta Bộ giáo dục cũng đã tổ chức cho giáo viên được đi tập huấn để lồng ghép vào các môn học trong đó có cả môn GDCD và trong công tác chủ nhiệm Các nhà trường và các thầy cô giáo cũng đã và đang thực hiện

Trang 2

việc này rất nhiêm túc và nhiều trăn trở Tất cả những cố gắng của thầy cô giáo cũng đều vì học sinh của mình

Thực tiễn công tác giáo dục là tổng hợp của nhiều hoạt động của gia đình, nhà trường và xã hội Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục là tạo ra con người – công dân cho cộng đồng, đây là một sản phẩm rất đặc biệt Sản phẩm này đòi hỏi phải

có sức khỏe, tri thức, biết sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật Tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội, cá nhân mỗi người không phải là một cục bột để nhào nặn, tô vẽ theo ý muốn chủ quan của người dạy là bố mẹ, thầy cô và các hoạt động khác của cộng đồng, hơn nữa mỗi cá nhân đều có cá tính, đặc điểm riêng của bản thân mình Chính vì vậy mà các sản phẩm giáo dục của chúng ta không bao giờ giống nhau Mỗi thầy cô giáo luôn muốn sản phẩm của mình đạt yêu cầu chung của xã hội, song điều này không đơn giản và dễ dàng, đặc biệt là công việc của giáo viên chủ nhiệm Là một giáo viên GDCD, được phân công chủ nhiệm thường xuyên nhưng tôi không dám khẳng định mình là một giáo viên chủ nhiệm biết cách chủ nhiệm có hiệu quả, vì mỗi khóa học sinh đều khác nhau, có nhiều học sinh khác nhau Nếu là lớp chất lượng đầu thì khác còn lớp “đuôi” lại khác.Tuy nhiên, mỗi lớp học sinh tôi vẫn luôn cố gắng để làm tốt công tác chủ nhiệm của mình

Năm học 2011-2012 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 10I, là một lớp

“đuôi”, chất lượng đầu vào thấp hơn so với một số lớp khác, lại nhận thêm 02 học sinh lưu ban, xếp loại lớp không bị tụt hậu nghiêm trọng nhưng những vấn

đề nảy sinh trong lớp đã làm tôi không yên tâm và có những lo lắng nhất định Trong số 2 học sinh lưu ban là 2 học sinh ngại học nhất, ham chơi, hay bỏ học

và còn thêm một số học sinh khác chưa nghiêm túc tuân thủ nội quy của nhà trường mặc dù mới chỉ là học sinh lớp 10 vừa mới vất vả ôn thi xong, lớp chưa

tự đoàn kết…Với quan điểm là: lực học của các em có thể hạn chế nhưng tư tưởng, ý thức đạo đức phải được hoàn thiện dần để sau này trở thành những

Trang 3

công dân biết tuân thủ pháp luật, sống có nghĩa tình, tôi nghĩ - ngoài việc dạy bộ môn, thực hiện đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm thì bản thân giáo viên phải làm mới hơn cách chủ nhiệm để có thể giúp các em hiểu sâu sắc hơn những giá trị sống, kĩ năng sống Để từ đó các em tự điều chỉnh hành vi, lối sống của mình, tất nhiên kết quả này là lâu dài, là cả năm học, là hết lớp 12 hay phải sau đó nữa.Từ thực tế lớp chủ nhiệm, tôi đã lựa chọn nhiều biện pháp, thật nghiêm khắc nhưng cũng phải mềm dẻo, thân thương, tôi hiểu rằng cần phải giáo dục giá trị sống cho các em bằng cách biên tập một đầu báo cho lớp của mình, ở đó có mục tin tức, có thơ, truyện ngắn, có câu chuyện nghề nghiệp, có lời tâm sự về giá trị sống

B-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1-C Ơ SỞ LÍ LUẬN

Theo Từ điển Tiếng Việt( Nhà xuất bản Khoa học xã hội), giá trị là cái mà con người dùng làm cơ sở để xem xét một vật có lợi ích đến mức nào với con

Trang 4

người; cái mà ccon người dựa vào dùng để xem xét một ngưòi đáng quý đến mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, tài năng; những quan niệm về thực tại về cái đẹp, sự thật, điều thiện của xã hội; tính chất quy ra được thành tiền của một vật trong quan hệ buôn bán, đổi chác; độ lớn của một đại lượng, một lượng biến thiên

Theo nghĩa chung nhất, giá trị là cái đã làm cho một khách thể nào đó có ích,

có nghĩa, đáng quý với chủ thể, được mọi người thừa nhận.Tuy nhiên, khi xem xét nó trên những góc độ khác nhau thì cũng đưa đến những quan niệm khác nhau về giá trị, vì con người có nhiều điểm tương đồng trong định hướng giá trị nên có những giá trị được số đông chấp nhận và những giá trị này sẽ trở thành những giá trị chung của xã hội Tuy nhiên giá trị cũng là một phạm trù có tính lịch sử Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì giá trị là tính có nghĩa tích cực, đáng quý, có ích của các đối tượng với các chủ thể

Ngày nay Giá trị sống được đề cập đến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, với 12 giá trị cơ bản, là tiêu chuẩn để chúng ta dễ dàng định hình chuẩn mực sống của xã hội, 12 giá trị sống này cũng là chuẩn mực của đạo đức xã hội

mà con người đang hướng đến, bao gồm: Hòa bình, Tôn trọng, Yêu thương, Khoan dung, Trung thực, Khiêm tốn, Hợp tác, Hạnh phúc, Trách nhiệm, Giản

dị, Tự do, Đoàn kết Những giá trị sống phổ rộng và khái quát này đều chứa đựng và thống nhất với các giá trị truyền thống của Việt Nam

Trong xã hội hiện đại, chúng ta phải đối diện với việc khi xã hội có gì, trong nhà trường có đó Hệ quả là, những vụ án giết người dã man, cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo của họ không còn hiếm Việc bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc, uống rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm , thậm chí là tự sát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp lại rất kém

Trang 5

Bà Lê Thị Minh Châu -chuyên gia về phát triển thanh thiếu niên của Unicef Việt Nam - Người đã tham gia dự án Thúc đẩy sự phát triển của Trẻ em

và Thanh thiếu niên (2006-2010) chia sẻ kinh nghiệm: Hiện có ít nhất 70 quốc gia đang phát triển có đưa KNS vào chương trình học chính khóa, dưới hình thức môn học riêng hoặc lồng ghép, tích hợp vào các môn học Tại Việt Nam, những năm gần đây cũng đã xuất hiện loại hình này song chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh Việc Bộ GD&ĐT quyết định đưa GDKNS vào giảng dạy là phù hợp với

xu hướng quốc tế cũng như mong đợi của xã hội Học sinh cần phải được rèn luyện song song cả kiến thức và kỹ năng, nếu chỉ có kiến thức không thì các em

sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống, dễ bị vướng vào tệ nạn xã hội Tình trạng bạo lực học đường cũng một phần do các em thiếu các KNS như kỹ năng kiềm chế cảm xúc, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng đoàn kết

Tuy nhiên, bà Châu cũng cho biết, một trong những vấn đề giáo viên băn khoăn nhất là liệu việc đưa GDKNS vào các môn học có làm nặng thêm chương trình phổ thông vốn dĩ đã quá tải hiện nay Thêm nữa, mặc dù, giáo viên hết sức nhiệt tình, nhưng chỉ biết làm một cách máy móc theo đề cương hướng dẫn Cũng hỏi đáp, hát hò, trẻ cũng thích nhưng không có một sự thay đổi sâu sắc Theo Tiến sĩ Lưu Thu Thủy - Viện Khoa học Giáo dục: Có thể GDKNS cho HS trong tất cả các bài học mà không cần phải đưa thêm thông tin, kiến thức

và tăng thời gian tiết học như một số băn khoăn của GV Việc đưa và tăng cường GD các KNS vào môn Giáo dục công dân là thực hiện được

Bà Thủy nêu ví dụ về việc GDKNS trong môn Giáo dục công dân nhằm: Giúp HS biết sống và ứng xử phù hợp với các mối quan hệ với người thân, bạn

bè, cộng đồng, đất nước Giúp HS tích cực, chủ động, hài hòa, lành mạnh, có

kỷ luật, có kế hoạch phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật; phòng tránh những tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần của

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng: Thực tế, hiện nay

Trang 6

GDKNS cũng chỉ mới được tích hợp vào môn số môn học, bài học Lâu nay, chúng ta không coi trọng GDKNS, chưa coi trọng việc “Học để biết - học để làm”, cụ thể là việc HS sẽ được gì sau khi lĩnh hội những kiến thức nặng về lý thuyết, chưa có kiểm tra đánh giá năng lực của HSsau khi học

Khi quyết định giáo dục giá trị sống ở một hình thức khác trong nhà trường với vai trò là giáo viên chủ nhiệm tôi hiểu là không dễ dàng nhưng tôi nghĩ nếu cố gắng làm chắc chắn sẽ có kết quả

2-THỰC TRẠNG XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG LỚP 11 I (2012-2013)

a-Thực trạng xã hội ảnh hưởng tới môi trường giáo dục

Sau nhiều năm thực hiện công cuộc đổi mới, cải cách , mở cửa, hội nhập với thế giới Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tốt, kinh tế phát triển hơn, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện, tiếp nhận nhiều giá trị tích cực của nhiều nền văn hóa Các giá trị đạo đức xã hội theo đó cũng được bồi đắp thường

Trang 7

xuyên, cùng với thời gian giá trị này trở nên ổn định và được lưu truyền từ thế

hệ này sang thế hệ khác và trở thành động lực, sức mạnh, bản sắc của nhân cách con người Việt Nam Những giá trị đạo đức của chúng ta đó là: tinh thần yêu nước, lòng thương người sâu sắc, tinh thần đoàn kết, tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm Tuy nhiên, trong quá trình đó chúng ta cũng phải đối mặt với mặt trái của cơ chế thị trường là mọi hoạt động đều phải hướng tới lợi ích lợi nhuận nên

ít nhiều giá trị sống của chúng ta đã bị không rõ ràng, khó định hình, tâm lí chạy theo đám đông, sống vội vàng… Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến ý thức, hành vi của nhiều thế hệ, thói vị kỉ, làm dối, phạm pháp… Chính vì vậy mà những người làm công tác giáo dục đã rất vất vả, họ phải đảm bảo cả dạy kiến thức, dạy làm người,( dạy làm người trong cơ chế thị trường) để sản phẩm của

họ ghi dấu ấn bản sắc văn hóa của dân tộc

Sự phát triển kinh tế không đều, khu vực nông thôn vẫn là sản xuất nông nghiệp là chính, mà giá trị đem lại không cao, công nghiệp tập trung chủ yếu ở các Thành phố lớn, vì cuộc sống buộc nhiều bố mẹ gửi con cái của mình cho người thân để đi lao động xa nhà Những học sinh này khi học THPT lại còn phải đi ở trọ vì trường học ở xa ( 8 đến 10 km ), nghĩa là còn phải xa người thân nữa Trong khi đó, ngoài trường học có nhiều quán Internet, cho vay cầm đồ, dịch vụ chơi đề, bi-a…Học sinh THPT Huyện Thiệu Hóa -Thanh Hóa phải đối mặt với một thực tế như vậy, các em ở trọ là học sinh chủ yếu ở Thiệu Ngọc, Thiệu Vũ, làng Tiên Nông – Thiệu Long Thầy cô giáo của nhà trường nói chung họ vừa là giáo viên nhưng lại vừa có vai trò là người nhà của các em, vừa

là chuyên gia tâm lí động viên những em cố gắng khắc phục khó khăn, thiếu thốn để nghĩ đến ngày mai cho mình Tất nhiên trong quá trình ấy không phải

em nào cũng có thể nghe lời thầy cô, tự chiến thắng với chính bản thân để vượt qua cám dỗ đi hết chặng đường 3 năm THPT

b-Thực trạng lớp 11I

Trang 8

Kết thúc năm học 2011-2012, sĩ số lớp 11I có 41em, có 2 học sinh thi lại, một

em không đạt, do lưu ban lần 2 nên em nghỉ học luôn, em thứ 2 thi đạt, lên lớp nhưng vẫn rất mải chơi, sau 2 tháng theo học lớp 11, em xin nghỉ ( là con gia đình theo đạo, hộ nghèo, gia đình chài lưới, đông anh em) Năm học 2012-2013, lớp tiếp nhận thêm 7 học sinh, 1 em từ trường khác đến, 2 em chuyển khối, 3 em không học theo được các bạn ở lớp đầu, 1 em lưu ban Sĩ số lớp thay đổi, nề nếp biến động Kết thúc học kì 1, cũng đã có thêm 3 em không thể tiếp tục theo học(1học sinh nữ , 2 học sinh nam) Mặc dù được động viên, khích lệ, chia sẻ nhưng những học sinh này không thể vượt qua được Có 1 em vay nợ lãi(4.670.000) bố mẹ phải trả nợ Như vậy việc nhận thức về bản thân của học sinh là chưa tốt, cộng thêm những em này bố hoặc mẹ bận rộn quá dẫn đến hậu quả như vậy Những tác động này ít nhiều đã ảnh hưởng đến tập thể lớp, có 1 học sinh nữ đánh nhau, biết nói dối, lớp luôn đứng tốp “đèn đỏ” Có thể nói rằng, kết quả lớp thể hiện rất rõ nguyên nhân khách quan và cả nguyên nhân chủ quan của giáo viên chủ nhiệm, phương pháp, cách thức vẫn chưa phù hợp Trong số những nguyên nhân chủ quan hay khách quan, tôi để ý thấy rõ là

3 trong số những học sinh mà giáo viên đặc biệt quan tâm vì lí do không tuân thủ nghiêm túc nội quy hay chuyển từ lớp khác đến thì 1 em chỉ có mẹ, 1 em bố

mẹ ly hôn, cả bố và mẹ đều đã có gia đình mới, em ở cùng bà nội, mẹ cũng quan tâm nhưng ở xa, bố thì không để ý, 1 em mẹ cũng đi làm xa, bố ốm yếu không quản lí được và có một số em khác cũng có hoàn cảnh tương tự - mà chủ yếu là

bố mẹ đi làm xa

3-CÁC BIỆN PHÁP CHÍNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Không mệt mỏi, không thể dừng lại để kệ học sinh, dứt khoát phải thay đổi Nhà trường có tốt hay không, niềm tin của người dân vào chế độ, Nhà nước có

Trang 9

hay không cũng chính là 1 phần thông qua đội ngũ giáo viên Chính vì vậy tôi đã quyết định cứng rắn hơn:

Một là, thông qua buổi họp phụ huynh lần hai của năm học( cuối học kì 1) xin ý kiến của phụ huynh học sinh, những học sinh hay đi muộn, bỏ giờ phải bị phạt, gọi cho phụ huynh tìm con về trường.(có 4 em hay thường xuyên đi muộn , trốn giờ học, cố tình vào muộn)

Hai là, trong giờ sinh hoạt lớp đầu tuần sau khi sơ kết 1 tuần qua, những điểm chưa tốt phải khắc phục thì tổ chức chơi trò chơi mang tính cộng đồng, ví

dụ như thi hát về Bác Hồ, nhóm nào hát được nhiều bài về Bác nhất, sau bài Chính sách văn hóa - giáo dục - khoa học…

Ba là, có 1 cách thức mới hơn, giáo dục giá trị sống bằng cách Biên tập cho lớp của mình một số báo ra hằng tuần, có tin tức nêu gương, những bạn hay

bị phê bình, được khen và những câu chuyện, bài thơ…

Thực tế, nếu học sinh ở Thủ đô và một số thành phố, thành thị, điều kiện kinh

tế dồi dào ngoài giờ học văn hóa ở trường việc được theo học ở các trung tâm văn hóa hay một trung tâm bất kì và tìm mua, thuê- mượn sách để đọc nâng cao hiểu biết, nhận thức cho bản thân là rất dễ dàng, thuận lợi Nhưng học sinh Thiệu Hóa cũng giống như nhiều học sinh nông thôn của nhiều miền quê khác những hoạt động này đều rất khó khăn, thiếu thốn

Khi theo dõi báo mạng, bản thân tôi thấy xã hội cũng đang rất quan tâm đến việc rèn luyện văn hóa đọc cho mọi người, chính vì vậy tôi đã quyết định chọn cách thử làm biên tập một tờ báo cho học sinh của mình Với một hy vọng

là qua đó gieo vào các em những giá trị sống tích cực, giúp các em thích đọc Đọc để suy ngẫm, đọc để “sống chậm” hơn, đọc để thấy yêu thương, biết chia

sẻ Tôi hiểu rõ dù là một huyện lẻ, điều kiện còn thiếu thốn không dồi dào như ở Thành phố lớn, trung tâm đô thị nhưng kênh thông tin với các em cũng không thiếu, nào báo mạng ở quán, nào tivi, báo đọc ở sạp báo bưu điện nhưng đây là những bài sưu tầm có chọn lọc ở mạng, thêm thông tin về trường, lớp của mình

Trang 10

Đó là tờ báo của cô giáo biên tập tặng riêng cho lớp hằng tuần, trong đó có bọn mình trên trang báo

Tôi hiểu việc giáo dục giá trị sống này không đơn giản là giao giảng về 12 giá trị sống, rồi bắt các em phải thuộc lòng, thực hiện nghiêm túc( Thực tế là thực hiện như thế nào nếu chỉ có giao giảng suông kiểu đọc – chép) Và cũng không thể có kết quả ngay vào ngày mai Để làm được điều này phải tỉ mỉ như người mài sắt thành kim vậy, rồi phải tin vào các em, tin rằng các em sẽ tốt hơn, hoàn thiện hơn Một ngày, hai ngày và lâu hơn

4 - HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG BẰNG PH ƯƠNG PHÁP LÀM BÁO

a-Áp dụng phương pháp làm báo để giáo dục giá trị sống cho học sinh

Qua theo dõi học sinh của mình, tôi thấy các em thi thoảng bị bắt truyện, báo hoa học trò, tạp chí cho tuổi của các em do đọc trộm trong giờ học, nghĩa là các

em vẫn thích đọc Đây là một lí do để những tin tức, truyện ngắn trên báo của cô

Ngày đăng: 18/07/2014, 14:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w