1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường thpt khoái châu- hưng yên

116 1,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Cụ thể là: Đặc điểm, những khókhăn, thuận lợi của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong bối cảnh đổi mới giáodục hiện nay; Các yêu cầu đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp nội d

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nói đến nhà trường hay giáo dục thì chúng ta đều hiểu đó là môi trường vănhóa, đại diện cho những giá trị nền tảng, cốt lõi, những tinh hoa của một dân tộc nóiriêng và nhân loại nói chung, đó còn là những tri thức tiến bộ của nhân loại Mỗinhà trường đều là nơi giáo dục, rèn luyện các thế hệ trẻ, đào tạo nguồn nhân lựcchất lượng cao cho đất nước

Ở Việt Nam, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã khẳng

định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng và thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản của sự phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.

Đây là yêu cầu cấp bách đối với toàn xã hội nói chung, ngành giáo dục nói riêng

Đại hội XI chỉ rõ: “phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc

tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán

bộ quản lý là khâu then chốt”

Như vậy, phát triển giáo dục và đào tạo đã trở thành mục tiêu chiến lược củacông cuộc đổi mới đất nước, được xem là cuộc cách mạng mang tính thời đại sâusắc Đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục là lực lượng cách mạng quan trọng, quyếtđịnh thắng lợi sự nghiệp đổi mới giáo dục, góp phần phát triển đất nước

Để đạt được mục tiêu trên, vấn đề cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục là phải

“Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học” và đồng thời đổi mới hoạt động quản lí, trong đó có quản lý công tác

GVCN lớp để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mớikinh tế - xã hội của đất nước hiện nay

Ở trường phổ thông, ngoài hoạt động quản lý chuyên môn, quản lý cơ sở vậtchất, quản lý tài chính, quản lý học sinh.v v thì quản lý phát triển đội ngũ có vaitrò đặc biệt quan trọng Trong đó có đội ngũ GVCN lớp

Những năm gần đây dư luận xã hội rất bức xúc khi chứng kiến nhiều vụ bạolực học đường xảy ra do thiếu kĩ năng sống đã dẫn đến lối sống lệch lạc trong một

bộ phận học sinh Điều đó làm cho hình ảnh nhà trường xấu đi trong cách nhìn nhậncủa xã hội Một trong những nguyên nhân không nhỏ là do các nhà trường chưa

Trang 2

dành sự quan tâm thoả đáng đến hoạt động của đội ngũ GVCN lớp, những người cóvai trò quan trọng, trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách cho các emhọc sinh.

Tại hội thảo về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông thựchiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân tạithông báo kết luận Hội nghị giao ban lần thứ 2 năm học 2009 - 2010 vùng số VII đã nhấnmạnh đến 5 nội dung chính về công tác chủ nhiệm Cụ thể là: Đặc điểm, những khókhăn, thuận lợi của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong bối cảnh đổi mới giáodục hiện nay; Các yêu cầu đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp (nội dung,phương pháp và kỹ năng thực hiện công tác chủ nhiệm của giáo viên ở trường phổthông); Kinh nghiệm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp; Phương hướng, giải pháptăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm cho giáo viên ở trường phổ thông;Giáo viên chủ nhiệm lớp với việc triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “ Xâydựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Ở trường THPT Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên việc quản lý công tác GVCN đãđược lãnh đạo nhà trường quan tâm, song còn thiên về thủ tục hành chính, nặng về phổbiến, giao việc đáp ứng được rất ít các kĩ năng mà một người GVCN cần phải có.Trong khi đó đội ngũ GVCN của nhà trường có đến 80% là giáo viên trẻ có độ tuổidưới 35, tuổi đời còn trẻ, tuổi nghề chưa nhiều, kinh nghiệm sống còn hạn chế, kiếnthức về tâm lí lứa tuổi còn ít

Xuất phát từ những lý do trên và mục tiêu phát triển của nhà trường giaiđoạn 2010 – 2015 về giáo dục toàn diện nên tôi chọn đề tài nghiên cứu khoa học

ứng dụng là: “Biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thông Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý công tác GVCN lớp ởtrường THPT Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, đề xuất biện pháp quản lý công tácGVCN lớp của nhà trường nhằm nâng cao nhận thức, năng lực, nghiệp vụ cho độingũ giáo viên chủ nhiệm lớp và đảm bảo đạt chất lượng giáo dục toàn diện của nhàtrường

Trang 3

3 Giả thuyết khoa học

Việc quản lý công tác GVCN lớp ở trường THPT Khoái Châu, tỉnh HưngYên còn có những hạn chế nhất định, chỉ đạo hoạt động của công tác chủ nhiệm chủyếu bằng các biện pháp hành chính Nếu áp dụng các biện pháp về nâng cao nhậnthức, năng lực, kỹ năng phù hợp với yêu cầu của ngành và điều kiện thực tế của nhàtrường thì công tác giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ có hiệu quả cao hơn

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác GVCN lớp ở trường THPT

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý công tác GVCN lớp ở trường THPT Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu vấn đề lý luận của quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường Trung học phổ thông trong đó có hoạt động quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.

5.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

và các biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thông Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

5.3 Đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trường Trung học phổ thông Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Trang 4

- Đọc và phân tích sách báo, tài liệu nghiên cứu, tạp chí liên quan tới nộidung nghiên cứu của đề tài.

- Phân loại, hệ thống hoá, khái quát hoá các nội dung về lí luận giáo dục,thực tiễn giáo dục…

- Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành giáo dục vềcông tác GVCN lớp

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Tiếp cận, xem xét, thu thập dữ liệu từ thực tiễn côngtác chủ nhiệm lớp và quản lý công tác GVCN lớp ở trường THPT Khoái Châu vàmột số trường THPT trên địa bàn huyện Khoái Châu

- Phương pháp thống kê xã hội học

- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng các phiếu điều tra bằng hệthống câu hỏi để khảo sát các đối tượng liên quan đến nội dung nghiên cứu

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý và phân tích các số liệu từ cácphiếu hỏi thu thập được

8 Đóng góp mới của đề tài

Làm sáng tỏ hơn các khái niệm cơ bản, phát hiện thực trạng công tác GVCNlớp và các biện pháp quản lý công tác GVCN lớp ở trường THPT Khoái Châu, tỉnhHưng Yên

Đề xuất biện pháp quản lý công tác GVCN lớp ở trường THPT Khoái Châu,tỉnh Hưng Yên Đồng thời góp phần vào việc phổ biến kinh nghiệm quản lý côngtác GVCN lớp trong các trường THPT

9 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nộidung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý công tác GVCN lớp

Chương 2: Thực trạng quản lý công tác GVCN lớp ở trường THPT Khoái

Châu, tỉnh Hưng Yên

Chương 3: Các biện pháp quản lý công tác GVCN lớp ở trường THPT

Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Trang 5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÔNG TÁC

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Quản lý công tác GVCN lớp ở trường phổ thông nói chung đã được một sốtác giả nghiên cứu dưới hình thức sách tham khảo, luận văn hay bài viết, báo cáokhoa học…

Một số sách tham khảo đi sâu phân tích tâm lí lứa tuổi, đề xuất các nội dungcủa công tác chủ nhiệm ở trường phổ thông Lựa chọn một số tình huống sư phạm

và đề xuất các biện pháp giải quyết như cuốn Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông của các tác giả Hà Nhật Thăng – Nguyễn Dục Quang – Nguyễn Thị Kỷ (2001), NXBGD Hay cuốn Phương pháp công tác của người giáo viên chủ

nhiệm ở trường THPT, Hà Nhật Thăng (chủ biên), NXB Đại học Quốc gia, 2004

Tài liệu dịch từ thành tựu nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về lĩnh vực

này có cuốn Công tác chủ nhiệm lớp của tác giả Lê Khánh Bằng - Thư viện Đại học

yếu Hội thảo khoa học: Nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các

trường Đại học sư phạm- Hà Nội, tháng 1-2010 Bài viết đi sâu vào lĩnh vực trang

bị kiến thức cũng như các kĩ năng cần thiết cho sinh viên các trường sư phạm vềcông tác chủ nhiệm

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trườnghữu nghị T78- Lê Phú Thăng - Bài viết đăng trên Tạp chí Giáo dục - số ra ngày20/10/2010

Vấn đề này cũng được nghiên cứu qua các luận văn thạc sỹ chuyên ngànhquản lý giáo dục như:

Trang 6

Nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Hà với đề tài Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai năm

2003

Nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Chuyên với đề tài Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi quận Dương Kinh năm 2009

Tác giả Nguyễn Xuân Tuyên với luận văn Biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường Trung học phổ thông ở tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay năm 2006

Tuy nhiên các biện pháp quản lý công tác GVCN lớp ở một trường THPT, cụthể là trường THPT Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên thì chưa có tác giả nào đề cập đến

Vì vậy tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên” để nghiên cứu trong để tài của mình.

1.2 Những khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Quản lý

1.2.1.1 Khái niệm quản lý

Quản lý là một loại hình lao động của con người trong cộng đồng nhằm thựchiện các mục tiêu mà tổ chức hoặc xã hội đặt ra Trong xã hội loài người, quản lý làmột hoạt động bao trùm mọi mặt đời sống xã hội Quản lý là nhân tố không thểthiếu được trong đời sống và sự phát triển của xã hội Loài người đã trải qua nhiềuthời kỳ phát triển với nhiều hình thái xã hội khác nhau nên cũng trải qua nhiều hìnhthức quản lý khác nhau Các triết gia, các nhà chính trị từ thời cổ đại đến nay đều rấtcoi trọng vai trò của quản lý trong sự ổn định và phát triển của xã hội Nó là mộtphạm trù tồn tại khách quan và là một tất yếu lịch sử

Theo C Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh

từ vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”[14 tr 105].

Trang 7

Trong quá trình tồn tại và phát triển của quản lý, đặc biệt trong quá trình xâydựng lý luận về quản lý, khái niệm quản lý được nhiều nhà lý luận đưa ra, nóthường phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu của mỗi người Chẳng hạn:

Theo Nguyễn Quốc Chí- Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”[15].

Quản lý có thể hiểu theo cách lý gải: Quản lý = Quản+ Lý

Quản: là việc coi sóc, giữ gìn duy trì hệ ở trạng thái “ổn định”.

Lý: là việc sửa sang, sắp xếp đổi mới hệ vào thế ‘phát triển’

Nếu người đứng đầu tổ chức chỉ lo việc “ Quản” tức là chỉ lo việc coi sóc, giữ gìn thì tổ chức dễ trì trệ, nếu người đứng đầu tổ chức chỉ quan tâm đến việc “Lý” tức

là chỉ lo việc sắp xếp, đổi mới mà không đặt trên nền tảng của sự ổn định thì sự phát triển của tổ chức không bền vững Trong “Quản” phải có “Lý”, trong “Lý” phải có

“Quản” để động thái của hệ ở thế cân bằng động: Hệ vận độngphù hợp, thích ứng

và có hiệu quả trong mối tương tác giữa các nhân tố bên trong (nội lực) và các nhân

tố bên ngoài (ngoại lực)[11].

Khi nói về vai trò của quản lý trong xã hội, ý kiến của Paul Herscy và Ken Blanc

Heard trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực” là: “Quản lý là một quá trình cùng làm việc giữa nhà quản lý và người bị quản lý, nhằm thông qua hoạt động của cá nhân, của nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt mục tiêu của tổ chức”[28].

Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt cho rằng: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.[24].

Từ các định nghĩ trên có thể rút ra một số điểm chung:

+ Quản lý là hoạt động lao động, hoạt động này để điều khiển lao động, hoạtđộng khác

+ Yếu tố con người giữ vai trò trung tâm của hoạt động quản lý

- Trong quản lý, bao giờ cũng có chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, quan

Trang 8

quyết định quản lý, là những nội dung chủ thể quản lý yêu cầu đối với đối tượngquản lý C.Mác so sánh một cách hình ảnh: Nhạc trưởng đối với hệ thống nhạccông, trong đó nhạc trưởng là một chủ thể quản lý, nhạc công là chủ thể bị quản lý(các nhạc công chịu sự tác động của nhạc trưởng) để đưa đến một sản phẩm “kép”một sản phẩm “siêu sản phẩm” - Đó là cả chủ thể quản lý và chủ thể bị quản lý đềuphát triển (hoạt động tạo ra các chủ thể và về sự phát triển của con người).

- Quản lý là một thuộc tính bất biến nội tại của một quá trình lao động xã hội.Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại, vậnhành và phát triển

- Quản lý là một hệ thống xã hội trên nhiều phương diện Điều đócũng xác lập rằng quản lý phải có một cấu trúc và vận hành trong một môitrường xác định

Có thể mô tả cấu trúc của một hệ thống quản lý qua sơ đồ 1.1

Sơ đồ 1.1 Cấu trúc của một hệ thống quản lý

Hiện nay quản lý thường được định nghĩa rõ hơn: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng của các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

1.2.1.2 Các chức năng của quản lý

- Chức năng kế hoạch hoá

Peter Drucker, một trong những chuyên gia quản lý đương đại hàng đầu, đã đềxuất tiêu chuẩn về tính hiệu nghiệm (tức là khả năng làm những việc “đúng”) vàtính hiệu quả (tức là khả năng làm “đúng” việc) Ông cho rằng, tính hiệu nghiệm là

Mục tiêu quản lý Môi trường quản lý

Trang 9

quan trọng hơn, bởi vẫn có thể đạt được hiệu quả khi chọn sai mục tiêu Hai tiêuchuẩn này song hành cùng với hai khía cạnh của kế hoạch: xác định những mục tiêu

“đóng” và lựa chọn những biện pháp “đóng” đó đạt các mục tiêu này Cả hai khíacạnh đã đều có ý nghĩa sống còn đối với quá trình quản lý[25]

Để phản ánh bản chất của khái niệm chức năng kế hoạch hoá, chúng ta có thể

định nghĩa như sau: chức năng kế hoạch hoá là quá trình xác định mục tiêu và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó Như vậy, thực chất

của kế hoạch hoá là đưa toàn bộ những hoạt động vào công tác kế hoạch hoá, vớimục đích, biện pháp rõ ràng, bước đi cụ thể và ấn định tường minh các điều kiệncung ứng cho việc thực hiện mục tiêu

Trong QLGD, quản lý nhà trường, kế hoạch hoá là một chức năng quantrọng vì trên cơ sở phân tích các thông tin quản lý, căn cứ vào những tiềm năng đã

có và những khả năng sẽ có mà xác định rõ hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động,các biện pháp cần thiết để chỉ rõ trạng thái mong muốn của nhà trường khi kết thúccác hoạt động Kế hoạch hoá có vai trò to lớn như vậy bởi bản thân nó có nhữngchức năng cơ bản cụ thể sau:

+ Chức năng chẩn đoán

Bao gồm việc xác định trạng thái xuất phát và những phân tích về trạng thái

đó Đối với nhà trường đó là trạng thái về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên, vềcác kết quả về hoạt động sư phạm của các năm học trước đó, những mặt tốt và mặttồn tại, nguyên nhân của chúng…Dựa trên những số liệu của năm học trước rút rakết luận cụ thể về trạng thái xuất phát của nhà trường trong năm học mới

+ Chức năng dự báo

Bao gồm việc xác định nhu cầu và các mục tiêu trên cơ sở phân tích và căn

cứ vào hướng dẫn của cấp trên về nhiệm vụ của năm học mới để suy ra nhữnghướng phát triển cơ bản của nhà trường, trong đó có tính tới nhu cầu bên ngoài vàbên trong của nhà trường, lựa chọn những hướng ưu tiên, dự kiến những mục tiêucần đạt và các tiêu chuẩn đánh giá

+ Chức năng dự đoán

Bao gồm việc phác thảo các phương án chọn lựa có tính tiềm năng củanguồn lực dự trữ và những mong muốn chủ quan

Trang 10

- Chức năng tổ chức

Trong quản lý giáo dục, quản lý trường trung học, điều quan trọng nhất củacông tác tổ chức là phải xác định rõ vai trò của mỗi bộ phận, cá nhân, bảo đảm cácmối quan hệ ngược, sự thống nhất và đồng bộ về tổ chức trong quản lý giáo dục ởtrường trung học

Nhờ chức năng tổ chức mà hệ thống quản lý trở nên có hiệu quả, cho phépcác cá nhân góp phần tốt nhất vào mục tiêu chung Tổ chức được coi là điều kiệncủa quản lý, đúng như V.I Lê-nin đã khẳng định: “Chúng ta phải hiểu rằng, muốnquản lý tốt…còn phải biết tổ chức về mặt thực tiễn nữa” Thực chất của tổ chức làthiết lập mối quan hệ bền vững giữa con người, giữa các bộ phận trong hệ thốngquản lý Tổ chức tốt sẽ khơi nguồn các động lực, tổ chức không tốt sẽ làm triệt tiêuđộng lực và giảm sút hiệu quả quản lý

- Chức năng chỉ đạo

Chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến hành vi vàthái độ của những người khác nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra Chỉ đạo thể hiện quátrình ảnh hưởng qua lại giữa chủ thể quản lý và mọi thành viên trong tổ chức nhằmgóp phần thực hiện hoá các mục tiêu đã đặt ra

Chức năng chỉ đạo, xét cho cùng là sự tác động lên con người, khơi dậy độnglực của nhân tố con người trong hệ thống quản lý, thể hiện mối quan hệ giữa conngười với con người và quá trình giải quyết những mối quan hệ đó để họ tự nguyện

và nhiệt tình phấn đấu

- Chức năng kiểm tra

Sau khi xác định các mục tiêu, quyết định những biện pháp tốt nhất để đạt tớicác mục tiêu và triển khai các chức năng tổ chức, chỉ đạo để thực hiện hoá các mụctiêu đó cần phải tiến hành những hoạt động kiểm tra để xem xét việc triển khai cácquyết định trong thực tiễn, từ đó có những điều chỉnh cần thiết trong các hoạt động

để góp phần đạt tới mục tiêu đã xác định

Như vậy, kiểm tra có vị trí quan trọng trong việc đổi mới công tác quản lý nhưđổi mới công tác kế hoạch hoá, công tác tổ chức, chỉ đạo cũng như đổi mới cơ chếquản lý, phương pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý

Trang 11

Tóm lại: Sự phân công và chuyên môn hoá trong hoạt động quản lý đã hìnhthành nên các chức năng quản lý, đó là chức năng kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo vàkiểm tra Các chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như minh hoạ ở sơ

đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các chức năng quản lý

1.2.2 Quản lý giáo dục

1.2.2.1 Khái niệm giáo dục

Sơ khai, giáo dục xuất hiện như một hiện tượng tự phát, sau đó trở thành mộthoạt động có ý thức Ngày nay, giáo dục đã trở thành một hoạt động được tổ chứcđặc biệt, đạt tới trình độ cao, có chương trình, kế hoạch, có nội dung, phương pháphiện đại và trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của xã hội loàingười

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt Bản chất của nó là sự truyền đạt

và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người Nhờ có giáo dục

mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hoá dân tộc, nhân loại được kếthừa, bổ sung và trên cơ sở đó xã hội loài người không ngừng tiến lên

Lập kế hoạch

Chỉ đạo

Tổ chức Môi trường

Trang 12

Theo “Từ điển Giáo dục”- NXB Từ điển bách khoa: “Giáo dục là hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bối dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách, phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội”[8,tr.105].

Theo Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê :

- Nghĩa rộng: “Giáo dục là sự hình thành có mục đích và tổ chức những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người, hình thành thế giới quan, bộ mặt đạo đức và thị hiếu thẩm mỹ cho con người, với nghĩa rộng nhất khái niệm này bao hàm

cả giáo dưỡng, dạy học và tất cả những yếu tố tạo nên những nét tính cách và phẩm hạnh của con người đáp ứng các yêu cầu kinh tế- xã hội”[22,tr.33].

- Nghĩa hẹp: “Giáo dục bao gồm quá trình hoạt động nhằm tạo ra cơ sở khoa học của thế giới quan, lý tưởng đạo đức, thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực của con người kể cả việc phát triển nâng cao thể lực Qúa trình này xem như một

bộ phận của giáo dục tổng thể”[22,tr.33].

1.2.2.2 Khái niệm quản lý giáo dục

Nhà nước quản lý mọi hoạt động của xã hội, trong đó có hoạt động giáo dục.Nhà nước quản lý giáo dục thông qua tập hợp các tác động hợp quy luật được thểchế hoá bằng pháp luật của chủ thể quản lý, nhằm tác động đến các phân hệ quản lý

để thực hiện mục tiêu giáo dục mà kết quả cuối cùng là chất lượng, hiệu quả đào tạothế hệ trẻ

Đã có nhiều nghiên cứu về quản lý nói chung cho nên cũng có nhiều quanniệm khác nhau về QLGD

- QLGD theo nghĩa tổng quát là “Hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” Ngày nay, với

sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ởthế hệ trẻ mà cho mọi người; tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nênQLGD được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệthống giáo dục quốc dân

Trang 13

- QLGD là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩymạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển xã hội.

Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”[6].

Như vậy, QLGD là tổng hợp các biện pháp tổ chức kế hoạch hóa nhằm bảo đảm

sự vận hành bình thường các cơ quan trong hệ thống giáo dục Hệ thống giáo dục làmột hệ thống xã hội cho nên quản lý giáo dục cũng chịu sự chi phối của quy luật xã hội

và tác động của quản lý xã hội Trong QLGD các hoạt động quản lý hành chính nhànước và quản lý sự nghiệp chuyên môn đan xen vào nhau, thâm nhập lẫn nhau khôngtách biệt, tạo thành hoạt động quản lý thống nhất

Từ những khái niệm nêu trên đưa đến cách hiểu chung nhất: QLGD là quá trình vận dụng nguyên lý, khái niệm, phương pháp chung nhất của khoa học quản

lý vào lĩnh vực giáo dục QLGD là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong lĩnh vực giáo dục nhằm đạt mục tiêu xác định.

1.2.3 Quản lý nhà trường

1.2.3.1 Khái niệm nhà trường

Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt của xã hội, thực hiện chức năng kiếntạo các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho một nhóm dân cư nhất định của xã hội đó.Nhà trường được tổ chức sao cho việc kiến tạo nói trên đạt được các mục tiêu mà xãhội đó đặt ra cho nhóm dân cư được huy động vào sự kiến tạo này một cách tối ưutheo quan niệm của xã hội

Quá trình sư phạm là quá trình kiến tạo các điều kiện và cơ hội để cá thểngười lĩnh hội, chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội, thực hiện việc xã hội hoá nhân cáchcủa mình Nhà trường thực hiện chức năng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội thôngqua quá trình sư phạm hay nói cách khác, nhà trường là thiết chế chủ yếu để thựchiện quá trình sư phạm

Trang 14

Trong bối cảnh hiện đại, nhà trường được thừa nhận rộng rãi như một thiếtchế chuyên biệt của xã hội để giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân

có ích cho tương lai Thiết chế đó có mục đích rõ ràng, có tổ chức chặt chẽ, đượccung ứng các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện chức năng của mình mà khôngmột thiết chế nào có thể thay thế được Những nhiệm vụ của nhà trường cũng được

đề cập đến từ nhiều khía cạnh khác nhau Việc quản lý nhà trường cũng có nhiềucách để tiếp cận Bản chất giai cấp của nhà trường được khẳng định bởi tính mụcđích cũng như cách thức vận hành của nó và một điều được khẳng định là: Khi nhàtrường thực hiện chức năng giáo dục trong một xã hội cụ thể, bản sắc văn hoá dântộc in dấu sâu đậm trong toàn bộ hoạt động của nhà trường

Ta có thể thấy rõ các dấu hiệu phân biệt nhà trường với các thiết chế khác là:Tính mục đích tập trung hay mục đích hẹp, mục đích được “chiết xuất”; Tính tổchức và tính kế hoạch cao; Tính hiệu quả giáo dục - đào tạo cao nhờ quá trìnhtruyền thụ có ý thức; Tính biệt lập tương đối hay tính lý tưởng hoá các giá trị xãhội; Tính chuyên biệt cho từng đối tượng hay tính chất phân biệt đối xử theo pháttriển tâm lý và thể chất

1.2.3.2 Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy - học, tức là làm sao đưa hoạtđộng đó từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ mức độ phát triển thấp lên mức độphát triển cao để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục

Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là nhà trường vận hành theo nguyên

lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”[20].

Theo Phạm Viết Vượng: “Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường”[31].

Nguyễn Ngọc Quang cho rằng quản lý nhà trường là: “Tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp…) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ khác Nhằm tận dụng các

Trang 15

nguồn dự trữ do Nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp, do lao động xây dựng và vốn lao động tự có hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới”[27].

Quản lý nhà trường bao gồm hai loại tác động sau: Tác động của những chủthể quản lý bên trên và bên ngoài nhà trường (đó là những tác động quản lý của các

cơ quan QLGD cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy,học tập, giáo dục của nhà trường, hoặc những chỉ dẫn, những quyết định của cácthực thể bên ngoài nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp đến nhà trường nhưcộng đồng được đại diện dưới hình thức Hội đồng giáo dục nhằm định hướng sựphát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướngphát triển đó); Tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường (bao gồmcác hoạt động: Quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý quá trình dạy học – giáodục, quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị trường học, quản lý tài chính trường học,quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng

Như vậy, quản lý nhà trường chính là QLGD trong một phạm vi xác định, đó

là nhà trường (đơn vị giáo dục) Quản lý nhà trường là một hoạt động được thựchiện trên cơ sở những quy luật chung của quản lý, đồng thời có những nét riêngmang tính đặc thù của giáo dục Do đó quản lý nhà trường cần vận dụng tất cả cácnguyên lý chung của QLGD để đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường theo mụctiêu đào tạo

Mục đích của quản lý nhà trường là đưa nhà trường từ trạng thái đang có tiếnlên một trạng thái phát triển mới bằng phương thức xây dựng và phát triển mạnh mẽcác nguồn lực phục vụ cho việc tăng cường chất lượng giáo dục Mục đích cuốicùng của QLGD là tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả để đào tạo lớp trẻ thôngminh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân

và của xã hội

Tóm lại: Nhà trường là một thành tố cơ bản của hệ thống giáo dục nên quản lýnhà trường cũng được hiểu như là một bộ phận của QLGD Thực chất của quản lý nhàtrường, suy cho cùng là tạo điều kiện cho các hoạt động trong nhà trường vận hành theođúng mục tiêu, tính chất của nhà trường XHCN ở Việt Nam

Trang 16

1.3 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

Giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống,năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức vànâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xâydựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên trunghọc

Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viêntrung học

Làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáoviên trung học; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đốivới giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyênmôn, nghiệp vụ

1.3.1 Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Tiêu chí 1 Phẩm chất chính trị

Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thựchiện nghĩa vụ công dân

Tiêu chí 2 Đạo đức nghề nghiệp

Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quychế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn

Trang 17

phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gươngtốt cho học sinh

Tiêu chí 3 Ứng xử với học sinh

Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắcphục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt

Tiêu chí 4 Ứng xử với đồng nghiệp

Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt

để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục

Tiêu chí 5 Lối sống, tác phong

Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trườnggiáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học

1.3.2 Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

Tiêu chí 6 Tìm hiểu đối tượng giáo dục

Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặcđiểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục

Tiêu chí 7 Tìm hiểu môi trường giáo dục

Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhàtrường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng cácthông tin thu được vào dạy học, giáo dục

1.3.3 Năng lực dạy học

Tiêu chí 8 Xây dựng kế hoạch dạy học

Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáodục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù mônhọc, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạtđộng dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh

Tiêu chí 9 Đảm bảo kiến thức môn học

Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống,vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn

Tiêu chí 10 Đảm bảo chương trình môn học

Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái

độ được quy định trong chương trình môn học

Trang 18

Tiêu chí 11 Vận dụng các phương pháp dạy học

Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủđộng và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh

Tiêu chí 12 Sử dụng các phương tiện dạy học

Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học

Tiêu chí 13 Xây dựng môi trường học tập

Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuậnlợi, an toàn và lành mạnh

Tiêu chí 14 Quản lý hồ sơ dạy học

Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định

Tiêu chí 15 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác,toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá củahọc sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học

1.3.4 Năng lực giáo dục

Tiêu chí 16 Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục

Kế hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nộidung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh,phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác vớicác lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

Tiêu chí 17 Giáo dục qua môn học

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việcgiảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt độngchính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng

Tiêu chí 18 Giáo dục qua các hoạt động giáo dục

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xâydựng

Tiêu chí 19 Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: laođộng công ích, hoạt động xã hội theo kế hoạch đã xây dựng

Tiêu chí 20 Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục

Trang 19

Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vàotình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mụctiêu giáo dục đề ra

Tiêu chí 21 Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh

Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách chính xác, kháchquan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh

1.3.5 Năng lực hoạt động chính trị, xã hội

Tiêu chí 22 Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng

Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rènluyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộngđồng phát triển nhà trường

Tiêu chí 23 Tham gia hoạt động chính trị, xã hội

Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằmphát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập

1.3.6 Năng lực phát triển nghề nghiệp

Tiêu chí 24 Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện

Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyênmôn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục

Tiêu chí 25 Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghềnghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục

1.4 Giáo viên chủ nhiệm lớp và công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

1.4.1 Giáo viên chủ nhiệm lớp

Trong hệ thống tổ chức của các trường phổ thông, đơn vị cơ bản được tổ chức

để giảng dạy và giáo dục học sinh là lớp học Hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theolớp được hình thành từ thế kỉ XVI do nhà giáo dục Tiệp Khắc - Comenxki đề xướng

Để quản lý lớp học, nhà trường cử ra một trong những giáo viên đang giảng dạy làmchủ nhiệm lớp GVCN lớp được Hiệu trưởng lựa chọn từ những GV có kinh nghiệmgiáo dục, có uy tín trong học sinh, được Hội đồng giáo dục nhà trường nhất trí phâncông chủ nhiệm các lớp học xác định để thực hiện mục tiêu giáo dục Như vậy khi nói

Trang 20

đến người GVCN là đề cập đến vị trí, vai trò, chức năng của người làm công tác chủnhiệm lớp

1.4.2 Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

Là những nhiệm vụ, nội dung công việc mà người GVCN lớp phải làm, cầnlàm và nên làm

1.4.3 Vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp

1.4.3.1 Vị trí và vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp

- GVCN lớp là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và CMHS quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp.

Như vậy, GVCN là cầu nối giữa hiệu trưởng (Ban giám hiệu), giữa các tổchức trong nhà trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh Nói mộtcách khác, GVCN là người đại diện hai phía, một mặt đại điện cho Hội đồng sưphạm, mặt khác lại đại diện cho tập thể học sinh trong quá trình thực hiện công tácchủ nhiệm lớp

- GVCN là người cố vấn cho công tác Đoàn ở lớp chủ nhiệm

GVCN giữ vai trò là người cố vấn cho Ban chấp hành chi đoàn ở trườngTHPT

GVCN có thể tư vấn cho đội ngũ này về việc lập kế hoạch và tổ chức cáchoạt động theo tôn chỉ, mục đích của từng tổ chức, đồng thời kết hợp với các hoạtđộng giáo dục trong kế hoạch của lớp sẽ đem lại hiệu quả cao

- Trong quan hệ với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường,

GVCN là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhân cách học sinh và là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

GVCN vừa đưa ra những định hướng, mục tiêu phát triển, giáo dục HS vừaphải tổ chức phối hợp với các lực lượng xã hội có liên quan nhằm thực hiện mụctiêu giáo dục của lớp chủ nhiệm, giáo dục HS hiệu quả

GVCN cũng là người triển khai những yêu cầu giáo dục của nhà trường đếnvới gia đình học sinh, đồng thời cũng là người tiếp nhận các thông tin phản hồi từhọc sinh, gia đình học sinh, các dư luận xã hội về học sinh trở lại với nhà trường để

Trang 21

giúp lãnh đạo nhà trường có giải pháp quản lý, phối hợp hiệu quả, đồng thời tạo lậpmối liên hệ thông tin đa chiều giữa nhà trường – gia đình học sinh – xã hội

1.4.3.2 Chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp

a Chức năng quản lý

GVCN phải biết tổ chức, quản lý tập thể học sinh Như trên đã nói, lớp làmột tập thể, là một đơn vị cơ sở, là một tế bào của tập thể nhà trường Vì vậy, bộmáy quản lý lớp nằm trong bộ máy quản lý chung của toàn trường GVCN làngười thay mặt hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng, phụ trách côngtác quản lý trong phạm vi lớp mình làm chủ nhiệm Ở đây GVCN phải:

- Thiết kế được kế hoạch xây dựng và phát triển tập thể học sinh

- Phát huy được ý thức tự quản của học sinh, xây dựng được bộ máy của lớp

có đủ năng lực và uy tín điều hành các hoạt động chung

- Cố vấn cho bộ máy này hoạt động; bồi dưỡng một cách có kế hoạch cácphần tử tích cực nhằm làm cho tập thể lớp đạt được các mục tiêu đã đề ra thông quaviệc tổ chức các hoạt động tập thể một cách có kế hoạch và có phương pháp

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động của lớp, của từng học sinh

- Báo cáo hiệu trưởng theo chế độ đã quy định

Cuối cùng, chức năng quản lý – giáo dục của GVCN còn được thể hiện ở chỗ

tổ chức tập hợp và khai thác sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong vàngoài trường nhằm xây dựng được tập thể học sinh, thúc đẩy sự phát triển nhâncách toàn diện của từng thành viên của nó

b Chức năng giáo dục

GVCN phải quan tâm đến sự phát triển toàn diện của mọi học sinh trong tậpthể lớp; phải nắm vững được những đặc điểm chung của lớp, những đặc điểm củatừng học sinh; có mục tiêu, nội dung, hình thức giáo dục thích hợp, có những tácđộng sư phạm hợp quy luật, mang lại hiệu quả cao; chú ý giáo dục cá biệt, cá nhânhoá giáo dục; đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng toàn diện của lớp, của từng họcsinh

c Chức năng đại diện

GVCN là người đại diện cho Hiệu trưởng truyền đạt những yêu cầu đối vớihọc sinh với phương pháp thuyết phục, thái độ nghiêm túc để mỗi học sinh và tập

Trang 22

thể lớp ý thức được đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình Đồng thời GVCNcũng là người trực tiếp phản ánh tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đề xuất của tập thểhọc sinh lớp mình lên lãnh đạo nhà trường.

1.4.3.3 Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp

Nhiệm vụ của GVCN lớp được quy định tại Điều 31, Điều lệ trường THCS,

trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành ngày 28/3/2011

- Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung,phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, vớihoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng họcsinh;

- Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;

- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoànthanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổchức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướngnghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trongcộng đồng phát triển nhà trường;

- Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghịkhen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng,phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp;hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;

- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng

Ngoài ra GVCN lớp còn phải thực hiện các nhiệm vụ của GV bộ môn như:

- Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy họccủa nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổchức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng,hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;

- Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;

- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đểnâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp

Trang 23

dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phươngpháp tự học của học sinh;

- Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sựkiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh;thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền vàlợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môitrường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;

- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh,Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minhtrong dạy học và giáo dục học sinh;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

1.4.3.4 Các yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm lớp hiện nay

- Về đạo đức nghề nghiệp

Nếu như GV dạy các môn học quan tâm nhiều hơn đến kết quả nắm kiếnthức và khả năng vận dụng kiến thức đó thì người GVCN thực sự là nhà giáo dục,ảnh hưởng của họ đến nhân cách HS đến hiệu quả giáo dục còn lớn hơn cả ngườiHiệu trưởng Chính vì vậy mức độ phát triển nhân cách, đạo đức nghề nghiệp củangười GVCN rất quan trọng, tác động của nó đến kết quả giáo dục không thua kém

gì năng lực sư phạm, vì đặc thù của nghề này là nhân cách, đạo đức GV cũng trởthành phương tiện giáo dục

Những yêu cầu về nhân cách, đạo đức người GV, kể cả những điều cấm GVkhông được vi phạm đã được đề cập ở nhiều văn bản pháp quy từ Luật cho đếnnhững văn bản dưới Luật

Người GVCN tối thiểu cũng phải đảm bảo những yêu cầu về đạo đức, nhâncách đã được quy định trong các văn bản này Cụ thể là:

Luật giáo dục 2005 thể hiện tại các điều: Điều 72 Nhiệm vụ của nhà giáo; Điều

70 những tiêu chuẩn nhà giáo; Điều 75 các hành vi nhà giáo không được làm.[10] Quy định đạo đức nhà giáo năm 2008 của Bộ GD -ĐT cũng thể hiện rõ vấn đề

này tại các điều: Điều 3 Phẩm chất chính trị; Điều 4 Đạo đức nghề nghiệp; Điều 5.Lối sống, tác phong; Điều 6 Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo.[7]

Trang 24

- Về chuyên môn, nghiệp vụ

+ Quán triệt đường lối, chính sách, mục tiêu, nguyên lí giáo dục của Đảng, Nhà

nước, đồng thời phải nắm vững quy chế, điều lệ nhà trường phổ thông, mục tiêu giáo dụccủa bậc học, của khối lớp về kế hoạch, chương trình hoạt động của nhà trường trong nămhọc và mỗi học kì để vận dụng vào việc tổ chức hoạt động giáo dục HS Ngoài ra,GVCN còn phải tính đến các hoạt động văn hóa, chính trị, xã hội của địa phương trongtừng năm học để phối hợp tổ chức các hoạt động lôi cuốn HS tham gia nhằm giáo dục

dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục”(Tiêu chí 6.)[2].

+ Với chức năng quản lí, GVCN phải biết lập kế hoạch năm học và các kế

hoạch giáo dục ngắn hạn khác để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục, các

chủ trương, nhiệm vụ nhà trường giao cho Chuẩn nghề nghiệp GVTrH yêu cầu “Kế hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường” (Tiêu chí 16) [2] Chính vì vậy

GVCN phải có năng lực tìm hiểu môi trường giáo dục để tính đến vừa như là điều

kiện, nội dung tổ chức giáo dục ngay từ khi lập kế hoạch chủ nhiệm ” Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục” (Tiêu chí 7).[2].

+ Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm Đây là chức năng đặc trưng và

cũng là yêu cầu đối với GVCN mà các giáo viên bộ môn không thể thay thế Đểgiáo dục và phát triển toàn diện từng HS, GVCN tất yếu phải xây dựng và phát triểntập thể lớp Nhiệm vụ của người GVCN đưa tập thể lớp từ trạng thái này đến trạngthái phát triển cao hơn.Tập thể phát triển là tập thể ở giai đoạn có tính tự quản cao,

Trang 25

có dư luận tập thể lành mạnh, các mối quan hệ trong tập thể gắn bó và mang tínhnhân văn Tập thể phát triển cũng đồng thời là môi trường học tập thân thiện, chứa

đựng văn hóa của mình Trong chiều sâu văn hóa của tập thể là những giá trị, hệ thống các chuẩn mực và niềm tin của HS Biểu hiện bên ngoài của văn hóa tập thể

là các chuẩn mực hành vi, truyền thống, thói quen được tập thể chấp nhận làm nên

bộ mặt riêng của lớp học có tác động giáo dục và phát triển từng nhân cách HS.Đó

chính là văn hóa học đường Môi trường học tập thân thiện là môi trường mà HS được quan tâm mọi mặt, được đảm bảo an toàn, môi trường học tập chất lượng tốt,giúp HS phát huy hết tiềm năng… Trong chuẩn nghề nghiệp GV đã yêu cầu GV

“Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh” (Tiêu chí 13).[2] Trong tập thể như vậy, GVCN giáo dục động

cơ học tập, giá trị, hành vi tích cực, lành mạnh cho HS thuận lợi hơn Sứ mạng củangười GV trong thế kỉ XXI là phải biết khơi dậy nhu cầu học hỏi và tự hoàn thiệncủa HS

+ Tổ chức các hoạt động giáo dục và các hình thức giao lưu đa dạng Bên cạnhviệc sử dụng hệ thống các mối quan hệ và các giá trị, truyền thống trong tập thể đểgiáo dục HS, GVCN còn phải tổ chức giờ sinh hoạt lớp, hoạt động GD ngoài giờlên lớp theo chủ đề và các loại hình hoạt động GD đa dạng khác phù hợp với mục

tiêu giáo dục của hoạt động (mục tiêu trội mà hoạt động đó có ưu thế và mục tiêu giáo dục toàn diện mà hoạt động đó có tiềm năng) Đây là một nhiệm vụ cơ bản của

GVCN.Thông qua tổ chức các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng để giáo dụchành vi, thói quen ứng xử văn hóa cho HS về các mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất,thẩm mĩ, lao động…đồng thời, qua đó phát triển tập thể lớp và từng HS

+ Phát hiện kịp thời và ngăn ngừa những xung đột trong lớp

Sự bất hòa và những xung đột nảy sinh là điều khó tránh trong các mối quan

hệ giữa các thành viên của tập thể Thực tiễn bạo lực học sinh trong nhà trường hiệnnay đang làm mọi người đều bức xúc và để lại hậu quả nặng nề về tâm lí, tinh thầnhọc sinh Do đó GVCN cần lưu tâm ngăn ngừa và giải quyết kịp thời những mâuthuẫn có thể trong tập thể lớp chủ nhiệm Một tập thể phát triển có văn hóa tổ chức, làmôi trường học tập thân thiện thì mâu thuẫn sẽ được giải quyết trên nền của sự thiệnchí, tôn trọng, thừa nhận lẫn nhau

Trang 26

+ Đánh giá kết quả tu dưỡng, học tập và sự tiến bộ của HS về các mặt giáodục Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT ban hành theo Quyết định

số 40/2006/ QĐ-BGDDT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT)quy định một số việc phải làm cụ thể của GVCN về đánh giá kết quả học tập và đạođức của HS để xếp loại mang tính quản lí hành chính Theo quan điểm đánh giá đểphát triển HS, người GVCN hiện nay cần thường xuyên thu thập và xử lí thông tin

để khích lệ HS vươn lên, hoặc điều chỉnh kịp thời những hành vi không mong đợicủa các em Ngoài yêu cầu đánh giá khách quan, công bằng, đánh giá HS còn cầnhướng đến làm tăng lòng tự tin, muốn tự hoàn thiện của các em GVCN cần nhìn

HS theo quan điểm động và phát triển Quan trọng nhất là GVCN cần phân biệtgiữa đánh giá hành vi và đánh giá nhân cách HS, tránh từ hành vi không mong đợiđơn lẻ của HS quy kết thành đặc điểm nhân cách Chuẩn nghề nghiệp GVTrH đã

yêu cầu “Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh”

(Tiêu chí 21).[2].

+ Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, xây dựng

môi trường giáo dục, tổ chức giáo dục và đánh giá học sinh GVCN thường xuyêncần kết hợp với GV bộ môn để giáo dục HS và tổ chức hoạt động tự học nhằmkhông ngừng nâng cao chất lượng học tập cho HS lớp mình.GVCN cũng phải phốihợp với tổ chức Đoàn, các tổ chức xã hội khác để GD đạo đức, nề nếp, lối sống chohọc sinh; tổ chức và đưa HS vào hoạt động xã hội Đặc biệt, GVCN cần phối hợpvới cha mẹ HS để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, dựa trên tình cảm,quan hệ huyết thống, tác động giáo dục đến con, em theo mục tiêu giáo dục, đánhgiá kết quả học tập, rèn luyện của HS

Theo Điều lệ nhà trường, GV chủ nhiệm có quyền dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp, trên thực tế GVCN chưa thực hiện quyền này để

hiểu và phối hợp với các GV khác giáo dục, phát triển tập thể lớp chủ nhiệm.[4]

+ Cập nhật hồ sơ công tác giáo viên chủ nhiệm và hồ sơ học sinh bằng công

nghệ thông tin Bộ GD-ĐT cũng quy định về hồ sơ học sinh, sinh viên và ứng dụngcông nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ học sinh, sinh viên (Ban hành kèm theoQuyết định số 58/2007/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng

Trang 27

Bộ Giáo dục và Đào tạo) Việc tổ chức ứng dụng và khai thác công nghệ thông tintrong công tác quản lí học sinh, sinh viên ở các trường là một trong những tiêuchuẩn xét thi đua năm học đối với các cơ sở giáo dục

1.4.4 Nội dung quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

Giáo viên chủ nhiệm là người thay thế Hiệu trưởng quản lý toàn diện tập thểhọc sinh một lớp học để triển khai các tác động giáo dục, các hoạt động giáo dụcnhằm đạt được mục tiêu giáo dục Nói như vậy có nghĩa là GVCN không chỉ quản

lý toàn diện tập thể lớp, mà còn quản lý các hoạt động giáo dục toàn diện học sinh ởlớp mình Chức năng quản lý tập thể lớp của GVCN thể hiện khác nhau (trực tiếphay gián tiếp) ở các giai đoạn phát triển khác nhau của tập thể HS, khi đội ngũ tựquản đã vững vàng và tập thể đã ở giai đoạn phát triển thì vai trò quản lý trực tiếpcủa GVCN chuyển dần sang quản lý gián tiếp, phát huy cao độ vai trò tự quản củađội ngũ cán bộ lớp, tổ và từng thành viên trong tập thể lớp

Những nội dung công việc mà GVCN thực hiện với tư cách là nhà quản lý

- Tìm hiểu học sinh

Trên thực tế, muốn giáo dục con người về mọi mặt thì phải hiểu con người

về mọi mặt Học sinh tồn tại với tư cách là đối tượng giáo dục, nhưng đồng thờichúng cũng là chủ thể giáo dục với tính năng động có ý thức của chúng Để giáodục học sinh, giáo viên phải hiểu chúng một cách toàn diện và cụ thể, từ đó mới cóthể có những tác động sư phạm thích hợp Trái lại, nếu không hiểu chúng hoặc hiểuchúng không đầy đủ, thiếu chính xác thì những tác động sư phạm được lựa chọn sẽkhông mang lại hiệu quả mong muốn, thậm chí thất bại

Kinh nghiệm cho thấy, giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu và nắm được cácđặc điểm cơ bản về tâm lý, tư tưởng, chính tri, đạo đức, về năng lực nhận thức, vềthể lực, về khả năng và ý thức lao động, về hoàn cảnh sống và các mối quan hệ vớitập thể, với những người chung quanh…Qua đó, thấy được những mặt mạnh, nhữngmặt yếu cơ bản của từng học sinh cũng như của cả lớp ở đây điều quan trọng làphải hình dung được rõ nét quá trình phát triển nhân cách, phát triển tập thể vớinhững yếu tố mới, những mầm mống mới tích cực

- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.

Trang 28

Việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp bao gồm lập kế hoạch năm học và các kế

hoạch giáo dục ngắn hạn để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục, các chủ

trương, nhiệm vụ nhà trường giao cho, đồng thời để phát triển tập thể lớp chủ nhiệm.Nếu xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm tốt, GVCN cùng lớp sẽ xác định được rõ ràngđịnh hướng tương lai cần đạt của lớp học; đề ra được các hoạt động ưu tiên và tập trungsức mạnh vào những ưu tiên này

Kế hoạch chủ nhiệm lớp là chương trình hành động trong tương lai của lớpchủ nhiệm, nhằm xác định một cách chính xác Tập thể lớp của chúng ta muốn đi đếnđâu và cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt được điều đó Kế hoạch chủ nhiệm của

GVCN theo lớp trong suốt 3 hay 4 năm trong 1 bậc học (THCS hay THPT) được gọi

là kế hoạch chiến lược và xây dựng cho 1 năm học được gọi là kế hoạch năm học.

Trong kế hoạch năm học có kế hoạch công tác cho từng tháng, từng tuần gọi chung là

Kế hoạch tháng, Kế hoạch tuần

Bản kế hoạch có định rõ đầu vào mục tiêu (các điều kiện) và đầu ra (sảnphẩm), các hoạt động cùng với tiến độ, phân công trách nhiệm (thực hiện vào thờiđiểm nào? ở đâu? Do những ai thực hiện)

- Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm thông qua việc tổ chức bộ máy tự quản: Trên cơ sở cơ cấu tổ chức lớp đã được thiết lập (các tổ chức có thể là cố

định, có thể là tạm thời nhưng cần thiết) để đạt được kết quả hoạt động chung, mụctiêu của tập thể Lựa chọn đội ngũ cán bộ tự quản theo quan điểm: chọn đúng người,giao đúng việc dựa trên sự lựa chọn dân chủ, bình đẳng, khuyến khích sự ứng cửvới những cương lĩnh, kế hoạch hành động phù hợp với từng vị trí

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện: Tổ chức các

hoạt động giáo dục và các hình thức giao lưu đa dạng Bên cạnh việc sử dụng hệthống các mối quan hệ và các giá trị, truyền thống trong tập thể để giáo dục HS,GVCN còn phải tổ chức giờ sinh hoạt lớp, hoạt động GD ngoài giờ lên lớp theo chủ

đề và các loại hình hoạt động GD đa dạng khác phù hợp với mục tiêu giáo dục của

hoạt động (mục tiêu trội mà hoạt động đó có ưu thế và mục tiêu giáo dục toàn diện

mà hoạt động đó có tiềm năng) Đây là một nhiệm vụ cơ bản của GVCN.Thông qua

tổ chức các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng để giáo dục hành vi, thói quen

Trang 29

ứng xử văn hóa cho HS về các mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, lao động…đồng thời, qua đó phát triển tập thể lớp và từng HS.

- Giám sát, thu thập thông tin thường xuyên về lớp chủ nhiệm: Chức năng

quản lý của giáo viên chủ nhiệm còn thể hiện là người quản lý, theo dõi, đôn đốc vànắm bắt kịp thời mọi thông tin có liên quan đến lớp chủ nhiệm (thậm chí còn phảithường xuyên lưu tâm đến việc kiểm tra phòng học, cần thang cửa sổ, bàn ghế,những vật dụng trong phòng học có đảm bảo an toàn không? đã được vệ sinh sạch

sẽ chưa, cây hoa trong lớp đã được chăm sóc chưa, bàn ghế đã được lau dọn bảoquản chưa? ) Trong những tuần đầu tiên của năm học GVCN luôn có mặt ở lớpchủ nhiệm vào đầu giờ học 10 -15 phút để xem xét tình hình lớp, phải bám lớptrong các hoạt động tập thể như chào cờ, lao động hay các hoạt động ngoại khóakhác Giáo viên chủ nhiệm nắm bắt tình hình diễn biến của học sinh từng ngày quađội ngũ tự quản của lớp, giáo viên bộ môn, qua sổ ghi đầu bài, sổ trực của Đoàn,Đội, cờ đỏ, tổ giám thị phụ trách theo dõi về trật tự kỉ luật của học sinh trong nhàtrường …để kịp thời động viên, biểu dương những mặt tốt của học sinh, nhắc nhởhọc sinh vi phạm nội quy nhà trường và giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh,hoặc phản ánh nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của lớp lên hiệu trưởng nhà trường, vớigiáo viên bộ môn và các lực lượng khác trong nhà trường, gia đình, xã hội

- Đánh giá: Đánh giá kết quả tu dưỡng, học tập và sự tiến bộ của HS về các

mặt giáo dục Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT ban hành theoQuyết định số 40/2006/ QĐ-BGDDT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ

GD - ĐT) quy định một số việc phải làm cụ thể của GVCN về đánh giá kết quả họctập và đạo đức của HS để xếp loại mang tính quản lí hành chính Theo quan điểmđánh giá để phát triển HS, người GVCN hiện nay cần thường xuyên thu thập và xử

lí thông tin để khích lệ HS vươn lên, hoặc điều chỉnh kịp thời những hành vi khôngmong đợi của các em Ngoài yêu cầu đánh giá khách quan, công bằng, đánh giá HScòn cần hướng đến làm tăng lòng tự tin, muốn tự hoàn thiện của các em GVCNcần nhìn HS theo quan điểm động và phát triển Quan trọng nhất là GVCN cần phânbiệt giữa đánh giá hành vi và đánh giá nhân cách HS, tránh từ hành vi không mongđợi đơn lẻ của HS quy kết thành đặc điểm nhân cách Chuẩn nghề nghiệp GVTrH

đã yêu cầu

Trang 30

- Cập nhật hồ sơ công tác giáo viên chủ nhiệm và hồ sơ học sinh: Cập nhật

hồ sơ công tác giáo viên chủ nhiệm và hồ sơ học sinh bằng công nghệ thông tin Bộ

GD-ĐT cũng quy định về hồ sơ học sinh, sinh viên và ứng dụng công nghệ thôngtin trong quản lý hồ sơ học sinh, sinh viên (Ban hành kèm theo Quyết định số58/2007/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo) Việc tổ chức ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin trong công tácquản lí học sinh, sinh viên ở các trường là một trong những tiêu chuẩn xét thi đuanăm học đối với các cơ sở giáo dục

- Cố vấn cho BCH Chi đoàn trong lớp chủ nhiệm: GVCN là người lĩnh hội

các chủ trương, kế hoạch công tác, phong trào của nhà trường và các đoàn thểtrong trường, đồng thời cũng là người đồng chí của đoàn viên HS, người phụ tráchđội viên…nên hội tụ những hiểu biết, kinh nghiệm và tư cách làm cố vấn cho các

tổ chức chính trị trong đơn vị lớp

- Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường: Phối

hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, xây dựng môi trườnggiáo dục, tổ chức giáo dục và đánh giá học sinh GVCN thường xuyên cần kết hợpvới GV bộ môn để giáo dục HS và tổ chức hoạt động tự học nhằm không ngừngnâng cao chất lượng học tập cho HS lớp mình.GVCN cũng phải phối hợp với tổchức Đoàn, các tổ chức xã hội khác để GD đạo đức, nề nếp, lối sống cho học sinh;

tổ chức và đưa HS vào hoạt động xã hội Đặc biệt, GVCN cần phối hợp với cha mẹ

HS để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, dựa trên tình cảm, quan hệ huyếtthống, tác động giáo dục đến con, em theo mục tiêu giáo dục, đánh giá kết quả họctập, rèn luyện của HS:

1.5 Nội dung quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

Quản lý công tác GVCN lớp của lãnh đạo nhà trường (đứng đầu là Hiệu

trưởng) được diễn ra với 2 nội dung chính:

- Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

- Quản lý công tác chủ nhiệm lớp

Hoạt động quản lý là một chuỗi công việc kế tiếp nhau, đã được tách riêngthành từng việc trên cơ sở chuyên môn hoá Đó là các chức năng quản lý Đối vớibất kỳ đối tượng quản lý nào, ở cấp độ quản lý nào cũng phải thực hiện những chức

Trang 31

năng quản lý chung Do đó, chức năng quản lý là tất yếu khách quan của quản lýgiáo dục hay quản lý bất kỳ đối tượng nào Lãnh đạo nhà trường phải thực hiệnchức năng cơ bản đó Hệ thống chức năng bao gồm: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo,kiểm tra, thông tin.

Đối với việc quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp (con người): Hiệu

trưởng phải căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh, môi trường thực tế, căn cứ vào đội ngũ

để lựa chọn đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp phù hợp với điều kiệncủa trường sao có hiệu quả nhất Việc lựa chọn giáo viên làm chủ nhiệm lớp thườngdựa vào các tiêu chí sau:

- Có năng lực chuyên môn vững vàng

- Có nhiệt tình công tác

- Nhanh nhẹn, hoạt bát, biết cách tổ chức

Thường thông qua phỏng vấn, trao đổi để hiểu thêm về đội ngũ

Xây dựng thành kế hoạch chọn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp phải đạtđược mục tiêu đặt ra

- Ra quyết định

- Thu thập thông tin phản hồi

- Kiểm tra điều chỉnh

Đối với quản lý công tác chủ nhiệm lớp :

Xây dựng kế hoạch tháng, học kỳ, năm chỉ ra công việc cần làm của giáoviên chủ nhiệm lớp

Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp, điều tra về lý lịch, hoàn cảnh gia đìnhhọc sinh, xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu

- Triển khai cho giáo viên chủ nhiệm học tập về quyền, nhiệm vụ của giáoviên chủ nhiệm lớp

- Chủ nhiệm triển khai cho học sinh học tập nội quy nhà trường

- Viết lý lịch học sinh vào sổ điểm, ghi kiểm diện, quản lý sổ ghi đầu bài

- Chỉ đạo họp phụ huynh học sinh

Thông qua kế hoạch của hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm xây dựng kếhoạch thực hiện của lớp mình

- Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiên các kế hoạch

Trang 32

- Hiệu trưởng thu thập thông tin, thông qua kiểm tra các hoạt động của chủnhiệm lớp: như kiểm tra việc ghi sổ điểm, ghi kiểm diện, kiểm tra việc thực hiện các

kế hoạch: như tổ chức họp phụ huynh, ghi sổ liên lạc, giải quyết giáo dục học sinh

- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giải quyết các công việc bấtthường xảy ra tại lớp

- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giới thiệu về truyền thống nhàtrường, giới thiệu những quy định bắt buộc với học sinh

- Chỉ đạo việc tổ chức đánh giá thi đua từng tuần, từng tháng, từng học kỳ,xếp thứ, việc thực hiện nền nếp của các lớp từng tuần

- Hiệu trưởng thu thập thông tin phản hồi, điều chỉnh các chỉ đạo cho phùhợp với tình hình nhà trường

- Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra đánh giá thông qua chỉ đạo hiệu phó, tổtrưởng chuyên môn về công tác chủ nhiệm lớp, kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách

Nhờ vậy quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp là việc làm liên tục, theo chu trìnhcác chức năng, hết chu trình này đến chu trình khác tạo nên hiệu quả thiết thực

Như vậy có thể khái quát các nội dung của quản lý công tác GVCN lớp nhưsau:

- Xây dựng kế hoạch quản lý công tác GVCN lớp.

- Kiểm tra đánh giá chuyên môn nghiệp vụ về cụng tỏc GVCN lớp.

- Khuyến khích động viên bằng vật chất, tinh thần và chế độ đãi ngộ với GVCN lớp, tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

- Tổ chức hội thảo, hội thi GVCN giỏi, bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết về công tác GVCN lớp.

Trang 33

- Quản lý hành chính về các hoạt động chủ nhiệm lớp.

- Liên kết GVCN lớp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

1.6 Đặc điểm thể chất và tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông

1.6.1 Đặc điểm thể chất

Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi từ 15-18 Lúc này cơ thể các em đangtiếp tục có những thay đổi nhanh chóng về chiều cao, cân nặng Các em bắt đầu cóbiểu hiện thích thể hiện mình, chứng tỏ mình Thích được người lớn thừa nhận mình

đã trưởng thành, song thực tế các em vẫn ở giai đoạn đang phát triển về thể chất, cơthể còn kém so với người lớn

1.6.2 Đặc điểm tâm lý

Tâm lý của học sinh THPT nói chung diễn biến phức tạp, nhất là các em nữsinh, các em đã qua thời trẻ con (THCS) nhưng chưa thể gọi là người lớn (tuổitrưởng thành)

1.7 Đặc điểm của học sinh trường Trung học phổ thông Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

1.7.1 Hoàn cảnh sống của học sinh trường Trung học phổ thông Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Học sinh trường THPT Khoái Châu đa phần là con em cán bộ và nông dâncủa 6 xã và Thị trấn thuộc Trung tâm huyện, đó là các xã An Vỹ, Bình Kiều, DânTiến, Đồng Tiến, Hồng Tiến và Thị trấn Khoái Châu Nhìn chung các em học sinhđều chăm ngoan, chịu khó Có 3 xã thuộc khu ven đường Quốc Lộ 39A dân cư cóđiều kiện sống tương đối cao, gia đình chủ yếu buôn bán, làm doanh nghiệp tưnhân, đặc biệt các xã này có các trường chuyên nghiệp đóng trên địa bàn bao gồmtrường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, trường Cao đẳng Cơ điện và Thuỷ lợi,trường Trung học kinh tế kỹ thuật Tô Hiệu Thị trấn Khoái Châu và xã An Vỹ nằmtại Trung tâm huyện, xã Bình Kiều là một trong những địa phương khó khăn nhấthuyện Thực tế đó dẫn đến công tác giáo dục các em học sinh của nhà trường, đặcbiệt là công tác GVCN lớp gặp nhiều khó khăn do mặt bằng nhận thức, đời sốngchung của học sinh là không đồng đều

1.7.2 Những đặc điểm về thể chất, tâm sinh lý của học sinh trường Trung học phổ thông Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Trang 34

Học sinh trường THPT Khoái Châu đa số con nhà nông, sinh sống ở nôngthôn nên vóc dáng có phần nhỏ hơn những học sinh cùng độ tuổi ở thành phố Tuynhiên các em được hoạt động thường xuyên thông qua công việc gia đình, đồng ángnên nhìn chung các em có sức khoẻ tốt, đủ điều kiện tham gia các hoạt động củanhà trường.

Nhìn chung đặc điểm tâm lý của học sinh trường THPT Khoái Châu cũnggiống như đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh THPT nói chung

KÕt luận ch¬ng 1

QLGD, quản lý nhà trường, đặc biệt là quản lý trường THPT trong đó có quản

lý công tác GVCN lớp vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, đòi hỏi người lãnh đạo mỗinhà trường phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý nói chung,quản lý giáo dục nói riêng, nắm vững các nội dung nguyên tắc quản lý nhà trường,đồng thời phải có sự hiểu biết sâu sắc về các nội dung quản lý hoạt động công tác củagiáo viên chủ nhiệm các lớp, hiểu biết về đặc tố ảnh hưởng tới việc quản lý công tácchủ nhiệm lớp của người hiệu trưởng Trên cơ sở đó lãnh đạo nhà trường vận dụngmột cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình quản lý tổ chức các hoạt động của nhàtrường theo quy trình khoa học, đúng quy luật khách quan, thực hiện mục tiêu giáodục đã đề ra

Vì vậy, có thể nói rằng chương 1 của luận văn là những nội dung cơ bản,giúp người nghiên cứu có cơ sở để tìm hiểu dùng trong quá trình quản lý công tácchủ nhiệm lớp, đề ra biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lýcông tác GVCN lớp ở trường THPT Khoái Châu nói riêng và trong các trườngTHPT nói chung

Trang 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHOÁI CHÂU,

TỈNH HƯNG YÊN 2.1 Khái quát về đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, địa bàn tuyển sinh của nhà trường

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Khoái Châu

Khoái Châu là huyện đồng bằng Bắc Bộ, nằm trên bờ tả ngạn của sôngHồng, phía Nam và Đông Nam giáp các xã Thọ Vinh, Đồng Thanh, Vĩnh Xá, ToànThắng của huyện Kim Động, góc phía Đông giáp xã Xuân Trúc của huyện Ân Thi,phía Đông Bắc và Bắc giáp các xã Minh Châu, Yên Hoà, Hoàn Long, Yên Phú, LýThường Kiệt của huyện Yên Mỹ, phía Tây Bắc giáp Mễ Sở, Tân Tiến, Liên Nghĩacủa huyện Văn Giang Phía Tây giáp các xã nằm trong các huyện của Hà Nội : xã

Tự Nhiên, Thống Nhất, Vạn Điểm, Lê Lợi của huyện Thường Tín (ở chính phía tây)

và Văn Nhân, Thuỵ Phú, Hồng Thái của huyện Phú Xuyên (ở phía Tây Nam), ranhgiới là sông Hồng

Trên địa bàn huyện còn có sông Bần chảy xuôi từ Bần Yên Nhân, qua Yên

Mỹ, Khoái Châu, sang Kim Động Đầm Dạ Trạch, nằm tại các xã Bình Minh, DạTrạch, Hàm Tử, Tứ Dân, Đông Kết, đây vốn là một khúc của sông Hồng trước kia,nay do đổi dòng sang hướng tây mà tạo thành

Huyện Khoái Châu có diện tích là 130,9 km²

Đặc điểm địa hình

Khoái Châu có địa hình khá phức tạp, cao thấp xen kẽ nhau Vùng ngoài bãi

có địa hình bán lòng chảo dốc dần từ dải cao ven bối xuồng vùng trũng ven đê.Vùng nội đồng nhìn chung có hướng dốc từ bắc xuống nam và từ tây sang đông

Khí hậu

Khoái Châu có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa rõ rệt Mùa mưa từtháng 5 đến tháng 10, đặc trưng là nóng ẩm mưa nhiều Mùa khô từ tháng 11 đếntháng 4 năm sau thường lạnh, đầu mùa khí hậu tương đối khô, nửa cuối ẩm ướt và

có mưa phùn, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C, cao nhất 38 - 39oC, thấpnhất không dưới 5oC

Trang 36

Tài nguyên thiên nhiên

+ Tài nguyên đất: Khoái Châu có diện tích đất tự nhiên là 130,86km2, trong đóđất nông nghiệp có 8.779 ha chiếm 67,09% (đất canh tác là 7.280,9 ha chiếm 82,94% đấtnông nghiệp), đất chuyên dùng 2.526,3 ha chiếm 19,31% đất ở có 1.046,9 ha chiếm 8%,đất chưa sử dụng 733,83 ha chiếm 5,61%

+ Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản chính của Khoái Châu chỉ có nguồncát ven sông Hồng và một số đất sét sản xuất gạch ngói có thể phát triển khai thácphục vụ nhu cầu xây dựng Theo các tài liệu thăm dò địa chất, tại vùng đồng bằngsông Hồng trong đó có Khoái Châu tồn tại trong lòng đất một mỏ than nâu rất lớnnằm trong lớp trầm tích Nioxen với trữ lượng dự báo hàng trăm tỷ tấn, nhưng ở độsâu 300 - 1.700m

+ Nguồn nước: Khoái Châu nằm trong hệ thống sông Hồng là hệ thống sônglớn nhất ở miền Bắc, do có nguồn nước phù sa bồi đắp đáp ứng nhu cầu về pháttriển kinh tế và dân sinh của huyện Từ độ sâu 50 - 110m, huyện có nguồn nướcngầm khá tốt

Tiềm năng du lịch

Tiềm năng du lịch của Khoái Châu khá phong phú cả về tài nguyên du lịch

tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn Toàn huyện có 22 di tích lịch sử được xếphạng, trong đó đáng chú ý nhất là quần thể Đền Đa Hòa - Bình Minh, Đền Hóa - DạTrạch gắn với truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung nằm trong tuyến du lịchchính trên sông Hồng (Hà Nội - Phố Hiến) Đền Dạ Trạch gắn với các địa danh lịch

sử oai hùng của Triệu Quang Phục chống giặc nhà Lương

Nguồn nhân lực

Tính đến cuối năm 2003 dân số trung bình của Khoái Châu có 184.848người, trong đó dân số nông nghiệp là 168.680 người chiếm 91,25% Số ngườitrong độ tuổi lao động của huyện có 91.419 người, chiếm 49,46% dân số toànhuyện Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 88.458 người,chiếm 96,76% lao động trong độ tuổi Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ chủ yếu(trên 80%), còn lại là lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và thươngmại - du lịch

Trang 37

 Tại cây đa Sài Thị thuộc thôn Sài Thị - xã Thuần Hưng là nơi thành lập chi

bộ đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Hưng Yên

Giáo dục và Đào tạo

 Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Khoái Châu (thị trấn Khoái Châu)

 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (xã Dân Tiến)

 Trường Cao đẳng Cơ Điện và Thuỷ lợi (xã Dân Tiến)

 Trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật Tô Hiệu (xã Dân Tiến)

 6 Trường THPT và tương đương: Khoái Châu (thị trấn Khoái Châu), NguyễnSiêu (xã Đông Kết), Trần Quang Khải (xã Dạ Trạch), Nam Khoái Châu (xãĐại Hưng), Phùng Hưng (xã Phùng Hưng), Bổ túc văn hoá (thị trấn Khoáichâu và xã An Vĩ)

 Trường Trung học cơ sở Nguyễn Thiện Thuật (thị trấn Khoái Châu)

 Trên 25 Trường tiểu học và trung học cơ sở

2.2 Giới thiệu khái quát về trường Trung học phổ thông Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

2.2.1 Lịch sử phát triển của nhà trường

Trường THPT Khoái Châu (trước đây là Cấp 3 Khoái Châu, Phổ thông trunghọc Khoái Châu) được thành lập tháng 8 năm 1962 từ tiền thân là trường Cấp 2

Trang 38

Khoái Châu (1952 - 2962) Vị trí của trường nằm ở Trung tâm huyện Khoái Châu,tỉnh Hưng Yên Trong nửa thế kỷ qua, trường đã có rất nhiều đóng góp vào sự nghiệpthống nhất đất nước trước đây và công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước hiện nay.

Nhiều năm liền trường được nhận giấy khen, bằng khen của các cấp trongcác lĩnh vực hoạt động của chính quyền, đoàn thể Nhà trường đã rất vinh dự đượcNhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng 3 (1982), hạng 2 (1992), hạng 1(1992) Nhiều cựu học sinh của nhà trường qua các thế hệ đã trưởng thành và thànhcông trong nhiều lĩnh vực, 01 thầy giỏo và 191 học sinh là liệt sỹ đã hy sinh nơichiến trường, nhiều đồng chí giữ các chức vị lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quancủa Đảng và Nhà nước các cấp; là các doanh nhân thành đạt; là các tầng lớp trithức, lao động đã và đang góp sức mình cho đất nước, cho quê hương

Hiện tại, trường đang trong giai đoạn phát triển và vươn lên mạnh mẽ, từngbước khẳng định được vai trò, vị thế và sứ mạng của mình Đến nay, Nhà trường đã

cơ bản hoàn thành các hạng mục sửa chữa, nâng cấp về cơ sở vật chất, về mọinguồn lực nhằm đáp ứng việc xây dựng trường chuẩn quốc gia và hướng tới kỷniệm 50 năm truyền thống Đội ngũ lãnh đạo quản lý, giáo viên đạt chuẩn 100% vàtrên chuẩn Số lớp học và học sinh ổn định từ 28-30 lớp Sự quan tâm, chăm lo đếngiáo dục của địa phương, của cha mẹ học sinh là rất tốt; các em học sinh chămngoan, hiếu học và năng động; chất lượng dạy và học hằng năm ổn định và tăng

Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, bằng những nguồn lực sẵn có và sự quantâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành và địa phương nhà trường sẽ tiếp tục khẳng định

và trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục toàn diện, đạt chuẩn, xứngđáng với sự tin tưởng và kỳ vọng của các cấp chính quyền, phụ huynh và học sinh

2.2.2 Cơ sở vật chất của nhà trường

Về cơ bản, đảm bảo yêu cầu yêu cầu tối thiểu cho dạy và học: bảng chốnglóa, bàn ghế đảm bảo chuẩn, điện, quạt, ánh sáng, đông ấm, hè mát

Năm 2009 sửa chữa nhà hiệu bộ khang trang, sạch đẹp bằng vốn CTMT.Cuối năm 2009 tiến hành thi công dự án cải tạo, nâng cấp trường

Đảm bảo máy tính phục vụ dạy, học, thiết bị mua sắm đảm bảo yêu cầu đổimới chương trình

Mua sắm thiết bị phục vụ cho khu vực hiệu bộ đảm bảo cho công việc các bộphận, các ban của trường

Trang 39

2.2.3 Về chất lượng giáo dục- đào tạo của nhà trường năm học 2011-2012

2.2.3.1 Vế xếp loại văn hoá

Kết quả về học lực toàn trường có 1232 học sinh Trong đó

- 121 em đạt danh hiệu Học sinh giỏi đạt tỷ lệ 9,82%

- 734 học sinh xếp loại học lực Khá đạt tỷ lệ 59,6%

- 362 học sinh xếp loại học lực Trung bình chiếm tỷ lệ 29,4%

- 15 học sinh xếp loại học lực Yếu chiếm tỷ lệ 1,22%

2.2.3.2 Vế xếp loại đạo đức

Toàn trường có 1232 học sinh

Trong đó có: 756 học sinh xếp hoại hạnh kiểm Tốt đạt 61,36%

Có 398 học sinh xếp hoại hạnh kiểm Khá đạt 32,3%

Có 69 học sinh xếp loại hạnh kiểm TB chiếm tỷ lệ: 5,6%

Số học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu là 09 học sinh chiếm 0,7%

2.2.4 Tình hình cơ cấu, chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường

2.2.4.1 Tình hình đội ngũ giáo viên nói chung

Năm học 2012 – 2013 tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường là

83 người, trong đó có 4 cán bộ quản lý và cơ bản đủ biên chế giáo viên các mônhọc, đủ biên chế kế toán, thư viện, văn thư, thiết bị trường học và y tế học đường

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường nhìn chung đã đáp ứngđược yêu cầu của công tác quản lý và phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay.Phần lớn các thầy cô được đào tạo và tốt nghiệp tại các trường ĐH sư phạm có uytín trong cả nước, chủ yếu là trường ĐHSP Hà Nội 1 và trường ĐHSP Hà Nội 2.Nhiều thầy cô sau khi ra trường đã nhanh chóng khẳng định được uy tín của mìnhtrong học sinh, đồng nghiệp và nhân dân Nhiều thầy cô luôn có ý thức tự học, tựđào tạo, tích cực tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ, năng lựcchuyên môn, nghiệp vụ Hiện nhà trường đã có 4 thầy cô giáo có bằng Thạc sỹ,trong đó có 1 cô giáo hiệu trưởng là Ths Quản lý giáo dục, 2 thầy cô giáo khác đangchuẩn bị hoàn thành khóa Cao học ở các trường ĐH có uy tín

2.2.4.2 Tình hình đội ngũ GVCN nói riêng

Đội ngũ GVCN lớp của nhà trường được lãnh đạo nhà trường lựa chọn với

29 đồng chí trên cơ sở yêu cầu chung của công tác GVCN Tuy nhiên với đặc thù làtrường trung tâm của huyện Khoái Châu với số lượng giáo viên đông đảo, giáo viên

Trang 40

trẻ chiếm 2/3 Vỡ vậy đội ngũ giỏo viờn chủ nhiệm của nhà trường đa phần là giỏoviờn trẻ, cũn thiếu kinh nghiệm quản lý học sinh, nhận thức ở một số ớt thầy cụ làmGVCN lớp cũn cú những hạn chế nhất định… đõy là khú khăn rất lớn trong quản lýcụng tỏc GVCN lớp của nhà trường, rất cần phải cú những biện phỏp phự hợp, khoahọc và hiệu quả để khắc phụ điểm yếu này.

2.3 Thực trạng cụng tỏc giỏo viờn chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thụng Khoỏi Chõu, tỉnh Hưng Yờn

2.3.1 Thực trạng nhận thức và thỏi độ của cỏn bộ quản lý và giỏo viờn về cụng tỏc chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thụng Khoỏi Chõu, tỉnh Hưng Yờn

2.3.1.1 Nhận thức của cỏn bộ quản lý, giỏo viờn, học sinh và phụ huynh học sinh

về vai trũ của giỏo viờn chủ nhiệm lớp

- Nhận thức của cỏn bộ quản lý, giỏo viờn về vai trũ của GVCN lớp.

Chỳng tụi đó tiến hành khảo sỏt, tham khảo ý kiến của 04 cỏn bộ quản lý và 64 giỏoviờn (gồm cả cỏc giỏo viờn đang làm cụng tỏc chủ nhiệm lớp) của nhà trường, tổng

là 68 người Kết quả như sau:

Bảng 2.1: Kết quả khảo sỏt về nhận thức của cỏn bộ quản

lý và giỏo viờn về vai trũ của GVCN lớp

Các mức độ

Cú vai trũ lớn

Cú vai trũ vừa phải

Khụng

cú vai trũ

1

Đội ngũ GVCN lớp cú vai trũ như

thế nào đối với việc thực hiện nhiệm

vụ chớnh trị của nhà trường

2

Đội ngũ GVCN lớp cú vai trũ như

thế nào đối với việc học tập kiến

thức văn húa của học sinh

3

Đội ngũ GVCN lớp cú vai trũ như

thế nào đối với việc rốn luyện đạo

đức của học sinh

Cả ba nội dung được hỏi về vai trũ của GVCN lớp, đều được đa số ý kiến đókhảo sỏt tỏn thành nội dung cú vai trũ lớn Trong đú nội dung thứ ba: Đội ngũGVCN lớp cú vai trũ như thế nào đối với việc rốn luyện đạo đức của học sinh? cú

Ngày đăng: 21/07/2014, 14:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17. Nguyễn Đình Chỉnh. Chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục ở nhà trường phổ thông. Sách ĐHSP, NXB Giáo dục,1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục ở nhàtrường phổ thông
Nhà XB: NXB Giáo dục
19. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học kỹ thuật, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nhà XB: NXB Khoa học kỹthuật
20. Phạm Minh Hạc. Một số vấn đề về QLGD và KHGD. NXB GD Hà Nội ,1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về QLGD và KHGD
Nhà XB: NXB GD Hà Nội
21. Đinh Thị Hà. Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai. Luận văn Th.s Giáo dục, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng công tác chủ nhiệm lớp chosinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai
22. Nguyễn Sinh Huy- Nguyễn Văn Lê. Giáo dục học đại cương. NXB Giáo dục, Hà Nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học đại cương
Nhà XB: NXB Giáo dục
23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Tâm lý học quản lý. Tập bài giảng Khoa Sư Phạm, ĐHQG Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học quản lý
24. Hà Thế Ngữ. Giáo dục học - Một vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB ĐHQG , 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học - Một vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: NXB ĐHQG
25. Lưu Xuân Mới. Cải tiến việc quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường phổ thông (Đề tài cấp trường). Trường cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD-ĐT, Hà Nội 12/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải tiến việc quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp củaHiệu trưởng trường phổ thông
26. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên). Giáo dục học, tập 2. NXB Đại học Sư phạm, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học, tập 2
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
29. Hà Nhật Thăng (chủ biên). Phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT. NXB ĐH Quốc gia, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp công tác của người giáo viên chủnhiệm ở trường THPT
Nhà XB: NXB ĐH Quốc gia
30. Hà Nhật Thăng – Nguyễn Dục Quang – Nguyễn Thị Kỷ. Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông. NXBGD, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác giáo viênchủ nhiệm lớp ở trường phổ thông
Nhà XB: NXBGD
31. Phạm Viết Vượng. Giáo dục học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
27. Nguyễn Ngọc Quang. Những vấn đề cơ bản về lý luận QLGD - Trường CBQLGDTW Khác
28. Quản lý nguồn nhân lực - NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Cấu trúc của một hệ thống quản lý - luận văn thạc sĩ  biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường thpt khoái châu- hưng yên
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc của một hệ thống quản lý (Trang 8)
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các chức năng quản lý - luận văn thạc sĩ  biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường thpt khoái châu- hưng yên
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các chức năng quản lý (Trang 11)
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát về nhận thức của cán bộ quản  lý và giáo viên  về vai trò của GVCN lớp - luận văn thạc sĩ  biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường thpt khoái châu- hưng yên
Bảng 2.1 Kết quả khảo sát về nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của GVCN lớp (Trang 40)
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát về nhận thức của học sinh về vai  trò của GVCN lớp - luận văn thạc sĩ  biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường thpt khoái châu- hưng yên
Bảng 2.2 Kết quả khảo sát về nhận thức của học sinh về vai trò của GVCN lớp (Trang 41)
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát về nhận thức của phụ huynh học  sinh về vai trò của GVCN lớp - luận văn thạc sĩ  biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường thpt khoái châu- hưng yên
Bảng 2.3 Kết quả khảo sát về nhận thức của phụ huynh học sinh về vai trò của GVCN lớp (Trang 42)
Bảng 2.5. Nội dung đánh giá về phẩm chất của GVCN lớp ở trường THPT - luận văn thạc sĩ  biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường thpt khoái châu- hưng yên
Bảng 2.5. Nội dung đánh giá về phẩm chất của GVCN lớp ở trường THPT (Trang 44)
Bảng 2.6: Nội dung đánh giá về năng lực của GVCN lớp - luận văn thạc sĩ  biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường thpt khoái châu- hưng yên
Bảng 2.6 Nội dung đánh giá về năng lực của GVCN lớp (Trang 46)
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát chế độ được hưởng của GVCN lớp T - luận văn thạc sĩ  biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường thpt khoái châu- hưng yên
Bảng 2.9 Kết quả khảo sát chế độ được hưởng của GVCN lớp T (Trang 50)
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát học sinh về mối quan hệ giữa GVCN lớp với học sinh và gia đình học sinh - luận văn thạc sĩ  biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường thpt khoái châu- hưng yên
Bảng 2.10 Kết quả khảo sát học sinh về mối quan hệ giữa GVCN lớp với học sinh và gia đình học sinh (Trang 51)
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát học sinh về các biện pháp giáo dục  của GVCN lớp - luận văn thạc sĩ  biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường thpt khoái châu- hưng yên
Bảng 2.11 Kết quả khảo sát học sinh về các biện pháp giáo dục của GVCN lớp (Trang 53)
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên về những biện pháp lãnh đạo nhà trường đã thực hiện trong việc quản lý thực hiện nội dung công - luận văn thạc sĩ  biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường thpt khoái châu- hưng yên
Bảng 2.12 Kết quả khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên về những biện pháp lãnh đạo nhà trường đã thực hiện trong việc quản lý thực hiện nội dung công (Trang 54)
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát học sinh về những biện pháp lãnh đạo nhà trường đã thực hiện trong việc quản lý thực hiện nội dung công tác GVCN lớp của đội - luận văn thạc sĩ  biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường thpt khoái châu- hưng yên
Bảng 2.13 Kết quả khảo sát học sinh về những biện pháp lãnh đạo nhà trường đã thực hiện trong việc quản lý thực hiện nội dung công tác GVCN lớp của đội (Trang 55)
Bảng 2.14: Kết quả khảo sát phụ huynh học sinh về những biện pháp lónh đạo nhà trường đã thực hiện trong việc quản lý thực hiện nội dung công tác GVCN - luận văn thạc sĩ  biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường thpt khoái châu- hưng yên
Bảng 2.14 Kết quả khảo sát phụ huynh học sinh về những biện pháp lónh đạo nhà trường đã thực hiện trong việc quản lý thực hiện nội dung công tác GVCN (Trang 56)
Bảng 2.15: Những biện pháp lãnh đạo nhà trường đã thực hiện trong hoạt động quản lý công tác GVCN lớp (qua ý kiến của cán bộ, giáo viên) - luận văn thạc sĩ  biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường thpt khoái châu- hưng yên
Bảng 2.15 Những biện pháp lãnh đạo nhà trường đã thực hiện trong hoạt động quản lý công tác GVCN lớp (qua ý kiến của cán bộ, giáo viên) (Trang 57)
Bảng 2.16: Những biện phỏp lónh đạo nhà trường đã thực hiện trong hoạt động quản lý công tác GVCN lớp (qua ý kiến học sinh) - luận văn thạc sĩ  biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường thpt khoái châu- hưng yên
Bảng 2.16 Những biện phỏp lónh đạo nhà trường đã thực hiện trong hoạt động quản lý công tác GVCN lớp (qua ý kiến học sinh) (Trang 59)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w