Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên địa bàn quận 4 thành phố Hồ Chì Minh

102 674 0
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên địa bàn quận 4 thành phố Hồ Chì Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên đòa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh Phần A: MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Ăn, ở, mặc, đi lại, làm việc, học tập, vui chơi giải trí là những nội dung cơ bản của cuộc sống con người. Ăn ngon, đủ dinh dưỡng, ở có vệ sinh, tiện nghi cao, đi lại với phương tiện thuận lợi, nhanh chóng, làm việc, học tập có điều kiện tốt, vui chơi giải trí lành mạnh, đó là một phần chất lượng của cuộc sống hàng ngày của con người. Tất cả những nội dung cơ bản của cuộc sống đều rất quan trọng, ảnh hưởng tác động, tương hỗ lẫn nhau. Nhưng phải nói rằng nội dung “ở” là một yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến các yếu tố khác, nó là một trong những bộ mặt quan trọng nhất của nội dung cuộc sống. Nhìn vào nhà ở, người ta biết mức sống, tri thức, phong cách, nghề nghiệp của con người, nhìn vào nhà ở người ta cũng biết cuộc sống của con người ở trong đó đã “lạc nghiệp” chưa. Vì thế, từ bao đời, trong suy nghó của người Việt Nam và nhiều dân tộc khác mới có câu: “Có an cư, mới lạc nghiệp”. Nhà ở là loại công trình xuất hiện sớm trong lòch sử phát triển của xã hội loài người. Đó là tổ ấm của gia đình nhằm tạo những môi trường thích nghi với cuộc sống của cá nhân và gia đình, trước hết đảm bảo cho con người có thể có nơi trú ẩn, chống được sự đe dọa của thú dữ, cũng như những điều kiện bất lợi của thiên nhiên như: nắng, mưa, bão, gió, nhiệt độ khắc nghiệt. Xã hội càng phát triển thì chức năng gia đình cũng có chuyển biến và nhà ở cũng được phát triển về hình thức và nội dung. Nhà ở không chỉ là nơi trú ẩn, nương thân đơn thuần mà còn là đơn vò sản xuất kinh tế ở quy mô gia đình, một cơ sở để bảo vệ nòi giống, để từng cá thể và gia đình phát triển một cách toàn diện và đã từng được xem là cơ sở tiêu thụ hàng hóa trong xã hội đương đại để tận GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng 1 SVTH : Nguyễn Thò Cát Tường Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên đòa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh hưởng những phúc lợi của xã hội, thành tựu của kỹ thuật và khoa học của thời đại. Ví dụ như ở xã hội nguyên thủy: với đời sống du cư, nhà ở sơ khai chỉ là kiến trúc chòi lều ken từ cành lá trên các ngọn cây cao để tránh thú dữ, hoặc là những góc khuất trên sường núi hay trong hang động có chèn lấp thêm cây cỏ đất đá để tạo nên môi trường sống tiện nghi an toàn hơn. Dần dần thì ngôi nhà trở thành các túp lều làm từ thảo mộc, đất, đá nằm sát mặt đất, hay các kiểu nhà đất nửa hầm hay nhà sàn để tạo ra không gian sinh hoạt thích ứng với cuộc sống luân canh đònh cư. Nhà ở hiện nay cuối cùng đã là một chuỗi nhiều không gian liên hoàn với mỗi không gian là một chức năng riêng biệt có đầy đủ trang thiết bò để thỏa mãn nhu cầu phong phú chất lượng cao của đời sống gia đình hiện đại. Như vậy nhà ở là sản phẩm do con người tạo ra và luôn luôn được con người cải tiến, hoàn thiện dựa trên kinh nghiệm chinh phục thiên nhiên, lợi dụng, khai thác thiên nhiên, đồng thời nhằm tận dụng phúc lợi do những tiến bộ khoa học kỹ thuật và mức sống xã hội luôn được nâng cao của văn minh nhân loại. Hơn bất kì công trình kiến trúc nào, nhà ở bao giờ cũng phản ánh trung thực nhất những điều kiện đặc thù của thiên nhiên (như khí hậu, đòa hình, cảnh quan sinh thái của một vùng điạ lý), của mức sống kinh tế văn hóa(về đời sống tinh thần cũng như vật chất của dân tộc, thời đại). Khi nghiên cứu vế nhà ở, cần phải tìm hiểu những đặc điểm môi trường, khí hậu, xã hội, kinh tế, những tác nhân có ảnh hưởng đến công trình, để đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Các chương trình tái đònh cư của thành phố nằm trong quá trình phát triển toàn cầu hóa và chuyển đổi kinh tế chung của Việt Nam từ những năm 90. Việc hòa nhập vào sự tiến triển chung của Thế giới, hiện đại hóa kinh tế xã hội của đất nước, đẩy mạnh thêm quá trình phát triển đô thò và đặt ra những vấn đề cấp bách cho việc quản lý cuộc sống đô thò, việc xử lí các khu cư trú tạm bợ và tìm kiếm GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng 2 SVTH : Nguyễn Thò Cát Tường Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên đòa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh những giải pháp để đối phó với sự xuống cấp của môi trường. Quận 4 là quận nội thành có diện tích nhỏ nhất nhưng có mật độ dân số đứng hàng thứ hai so với 21 quận huyện khác TP Hồ Chí Minh. Về đòa lý quận 4 có một vò trí khá quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển đô thò của Tp. Hồ Chí Minh. Hiện nay, do đang đứng trước một áp lực khá lớn của hoạt động phát triển đô thò và những xáo trộn bắt buộc trong việc bố trí lại sử dụng đất, xáo trộn về nơi ở của một số đông các hộ dân, nhu cầu nhà ở và sự thu hẹp đất ở, Quận 4 sẽ tiếp tục có những chung cư mới để phục vụ tái đònh cư và nhu cầu nhà ở của người dân. Kiến trúc cao tầng cận đại là sản phẩm của quá trình đô thò hóa và công nghiệp hóa. Do sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp, thương nghiệp và do sự tăng nhanh dân số đô thò, sự khan hiếm về đất xây dựng đã thúc đẩy kiến trúc phát triển theo chiều cao. Việc phát triển mạnh các phương tiện và vật liệu xây dựng đã tạo cơ sở vật chất cho việc xây dựng nhà cao tầng, chung cư cao tầng. Bên cạnh đó, cũng còn tồn tại một số chung cư có tuổi thọ lâu năm, có hiện tượng ô nhiễm nặng, phát sinh nhiều vấn đề môi trường đòi hỏi phải có chiến lược bảo vệ môi trường phù hợp. Vì thế, chúng tôi tiến hành khảo sát các khu chung cư trong phạm vi quận 4 với đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên đòa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh” 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu hiện tại - Khảo sát hiện trạng môi trường sống của các khu chung cư trên đòa bàn Quận 4. - Xây dựng mô hình khu chung cư sinh thái phục vụ cho công tác nghiên cứu về nhu cầu nhà ở. GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng 3 SVTH : Nguyễn Thò Cát Tường Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên đòa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh 2.2 Mục tiêu lâu dài - Đề ra phương hướng quản lý môi trường cho các chung cư mới. - Cung cấp thông tin về hiện trạng môi trường cho công tác quản lý môi trường và quy hoạch nhà ở Quận 4. 3. Tính cấp thiết của đề tài - Ở các đô thò lớn, sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp, thương nghiệp và do dân số tăng nhanh, đất xây dựng ngày càng khan hiếm đã thúc đẩy kiến trúc phát triển theo chiều cao. Quận 4 đang trên đà phát triển, các khu nhà ổ chuột đã được dẹp bỏ, thay vào đó, các chung cư mọc lên nhanh chóng để giải quyết vấn để chỗ ở cho người dân. - Bên cạnh các chung cư mới, vẫn còn rất nhiều chung cư cũ, những lợi ích chính đáng của người dân đòi hỏi có sự quản lý, lại không được quan tâm đúng mức. Hiện tượng cơi nới, chiếm dụng diện tích, không gian, gây tiếng ồn quá mức, xả rác thải, khí thải, quảng cáo, viết, vẽ bậy, họp chợ ở các chung cư không phải là hiếm. Còn rất thiếu khoảng không gian cây xanh cho cư dân ở chung cư. Một khoảng không gian để cư dân sống ở chung cư dạo mát, để trẻ em nô đùa hay đơn giản để hít thở khí trời dường như còn quá hiếm hoi. - Tình hình quản lý chung cư lỏng lẻo hiện nay cũng tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các tệ nạn xã hội: ma túy, trộm cướp, bạo lực….Nếu không có biện pháp quản lý kòp thời thì các chung cư rồi cũng sẽ trở thành "những khu ổ chuột kiểu mới". Hiện trạng các khu cư mới xây xuống cấp ngày càng nhanh là vấn đề mới nảy sinh. 4. Cơ sở thực hiện đề tài - Thông tin về các chung cư tại Quận 4 - Hiện trạng môi trường các khu chung cư GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng 4 SVTH : Nguyễn Thò Cát Tường Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên đòa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh - Các số liệu cập nhật - Các nghiên cứu ứng dụng các công nghệ phần mềm dùng xử lí số liệu như SPSS 11.5. 5. Nội dung thực hiện Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài cần thực hiện các nội dung sau: - Thu thập và tổng hợp các tài liệu liên quan; - Tổng quan về vấn đề nhà ở đô thò nói chung và quận 4 nói riêng; - Điều tra môi trường sống tại các khu chung cư trong phạm vi quận 4 nhằm đánh giá thực trạng môi trường, tình hình xã hội và các nhu cầu của người dân; - Thống kê, xử lý và đánh giá các số liệu thu thập; và - Dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất các mô hình chung cư sinh thái tương lai. 6. Giới hạn của đề tài - Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi đòa bàn quận 4. - Đề tài được thực hiện trong vòng 12 tuần. 7. Bố cục đồ án Đồ án gồm 3 phần:  Mở đầu: Tóm tắt toàn bộ đề tài, đặt vấn đề, tính cấp thiết của đề tài, nội dung thực hiện và giới hạn của đề tài.  Nội dung: gồm 6 chương o Ch ươ ng 1: Tổng quan vấn đề nhà ở đô thò o Chương 2: Tổng quan về Quận 4 và hiện trạng chung cư trên đòa bàn Quận 4 o Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả điều tra GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng 5 SVTH : Nguyễn Thò Cát Tường Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên đòa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh o Chương 4: Đánh giá thực trạng chung cư quận 4 và đề xuất giải pháp quản lý môi trường - Nghiên cứu đề xuất mẫu chung cư cao tầng sinh thái .  Kết luận và kiến nghò: Tổng kết các ưu điểm và nhược điểm của đồ án. Phụ lục: Hình ảnh thực tế về môi trường chung cư Quận 4, Bảng câu hỏi điều tra, các bảng kết quả từ xử lý số liệu. GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng 6 SVTH : Nguyễn Thò Cát Tường Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên đòa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh Phần B: NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NHÀ Ở ĐÔ THỊ 1.1 Các vấn đề về nhà ở đô thò 1.1.1 Nhận đònh chung Trong thời kì bao cấp, toàn bộ vấn đề nhà ở của đô thò đều do nhà nước giải quyết. Sang thời kì đổi mới, vấn đề nhà ở đô thò đã dần dần giải quyết theo hướng năng động linh hoạt hơn, nhưng rõ ràng vẫn chưa có một đường lối mang tính chiến lược lâu dài. Ví dụ như Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có dân 10 triệu người trong những thập niên tới, vì vậy nhà ở đô thò là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu. Ngay từ hôm nay với dân số 8 triệu người, nhà ở đã là một trong những vấn đề bức xúc nhất. Mặc dù tỉ lệ hộ có nhà ở chiếm hơn 99% tổng số hộ thường trú, nhưng gần 80% là nhà bán kiên cố trở xuống, trong đó khoảng 16% là nhà tạm. Ngoài ra số hộ tạm trú chiếm khoảng 12-15% số hộ thường trú vẫn chưa có nhà ở hoặc chỉ ở trong các nhà tạm bợ. Diện tích nhà ở bình quân khoảng 10m 2 /ng, nhưng thực tế khoảng 20% số hộ có diện tích bình quân 15 đến trên 30m 2 /ng, số còn lại diện tích bình quân 5- 6m 2 /ng và đa phần là bán kiên cố trở xuống. Số hộ có diện tích ở bình quân lớn thông thường là nhà căn phố với rất nhiều diện tích không sử dụng đến, ngược lại trong nhà chung cư, nhà lụp xụp…đa phần là người thu nhập thấp, hộ đông người nên diện tích ở bình quân rất thấp. Từ năm 2000-2010, để đảm bảo toàn bộ dân thành phố có thể vào ở nhà kiên cố với diện tích ở bình quân 14-16m 2 /ng thì thành phố phải xây dựng thêm 120- GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng 7 SVTH : Nguyễn Thò Cát Tường Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên đòa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh 140 triệu m 2 nhà ở trong đó có hơn 35 triệu m 2 thay thế nhà bán kiên cố, nhà tạm, nhà xuống cấp hư hỏng nặng. Sự nghiệp nhà ở của hầu hết các thành phố ở nước ta đều quá lớn lao phức tạp không chỉ về số lượng, chất lượng, loại hình nhà, mà quan trọng hơn là phải làm sao phù hợp được với từng đối tượng ở, tạo ra một lối sống, một nếp văn hóa ở, văn minh hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc. Nhà ở phải phù hợp với từng đối tượng ở khác nhau là vấn đề quan trọng hàng đầu để từ đấy có thể đưa ra những chính sách nhà ở, cơ cấu nhà ở hợp lý nhất, nhằm đưa sự nghiệp nhà ở phát triển nhanh chóng, đúng đắn, đáp ứng nhu cầu phát triển đô thò. * Chuyển sang thời kì kinh tế thò trường, trong nhân dân đã có một sự phân hóa về thu nhập và chi tiêu – Thực chất đã hình thành những tầng lớp xã hội có thu nhập khác nhau. Trong khi đó chính sách nhà ở, giải pháp nhà ở vẫn không có gì thay đổi. Người nghèo đô thò, người có thu nhập thấp không mua nổi, không ở nổi trong các loại nhà xây dựng không khác gì thời kì bao cấp. Người thu nhập khá và cao thì yêu cầu nhà cửa phải có chất lượng cao, diện tích rộng lớn giống như họ đòi hỏi các loại hàng hóa khác trên thò trường. Nhà ở cũng như hàng hóa phải đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt xã hội; nhà ở cũng như hàng hóa không phải là nguyên nhân tạo ra sự phân tầng xã hội, phân biệt giai cấp. 1.1.2 Vấn đề đối tượng ở, giải pháp và chính sách nhà ở đối với các đối tượng khác nhau Trong thời kì kinh tế bao cấp, mức thu nhập của mọi người không có chênh lệch đáng kể. Ngoài một số cán bộ có chế độ ưu đãi đặc biệt vể nhà ở và một số mặt khác, dường như nhu cầu về nhà ở đối với mọi người đều cơ bản giống nhau, dù có khác biệt chút ít về tiêu chuẩn diện tích phân phối nhưng không có vấn đề của những đối tượng ở khác nhau. GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng 8 SVTH : Nguyễn Thò Cát Tường Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên đòa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thò trường có đònh hướng xã hội chủ nghóa thì các thành phần xã hội tại các thành phố Việt Nam hiện nay có sự phân hóa ngày càng rõ rệt. Có người thu nhập cao, rất cao, có người thu nhập vừa, thu nhập thấp và rất thấp…,tính chất làm ăn sinh sống và chi tiêu của các thành phần xã hội có sự khác nhau rõ ràng hơn. Ngay bậc lương cán bộ công nhân viên chức nhà nước và cơ sở quốc doanh từ chênh lệch 1-5 lần nay đã là 1-10 lần và nếu tiền tệ hóa các mức lương thì sự chênh lệch đó còn lớn hơn nữa. Từ khả năng thu nhập và khả năng tích lũy, các thành phần xã hội đã có những nhu cầu về ở khác nhau. Tất yếu hình thành nhiều đối tượng ở khác nhau trong xã hội. Xin nêu một dẫn chứng cụ thể tại Thành phố Hồ Chí Minh: Theo số liệu thống kê năm 2003 của Cục Thống kê thành phố và số liệu điều tra xã hội học thì mức thu nhập và khả năng tích lũy của người dân thành phố có thể chia thành 5 nhóm:  Nhóm I: Không có khả năng tích lũy- chiếm ~ 15% số hộ  Nhóm II: Tích lũy tối đa 600.000đ/h – chiếm ~ 45% số hộ  Nhóm III: Tích lũy tối đa 1.000.000đ/h – chiếm ~ 20% số hộ  Nhóm IV: Tích lũy tối đa 1.200.000 – 2.000.000đ/h - chiếm ~ 15% số hộ  Nhóm V: Tích lũy trên 2.000.000 - chiếm ~ 5% số hộ Số liệu này đã nói lên: 1. Thực tế trong nhân dân đã có sự phân hóa thành những thành phần xã hội khác nhau theo khả năng thu nhập và khả năng tích lũy. Từ đó có những nhu cầu xã hội khác nhau, trong đó quan trọng nhất là nhu cầu về nhà ở. 2. Số người thu nhập thấp nhóm I, nhóm II chiếm một tỷ lệ rất lớn ~ 60%. Dù có nhu cầu ở với mức tối thiểu, cũng không có khả năng có được nhà ở. Ngoài ra nhóm III với ~ 20% số hộ dù có được một ít tích lũy nhưng muốn có nhà ở phải có sự hỗ trợ lớn của Nhà nước và xã hội. GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng 9 SVTH : Nguyễn Thò Cát Tường Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên đòa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh 3. Số còn lại nhóm IV, nhóm V ~ 20% số hộ, ngược lại còn có nhu cầu cao hơn nhiều so với mức ở trung bình hiện nay. Sự phân hóa các thành phần xã hội với những mức thu nhập chênh lệch đã tạo ra những nhu cầu nhà ở khác nhau theo các nhóm và đó chính là sự hình thành những đối tượng ở khác nhau. Đây là sự khác biệt lớn nhất so với thời kì bao cấp trong vấn đề nhà ở đô thò. Khi đã có sự phân tầng xã hội, tất yếu sẽ có những đối tượng ở khác nhau. Các loại hình nhà ở phải phù hợp với từng đối tượng ở. Mặt khác đối với từng đối tượng ở, Nhà nước sẽ dễ dàng có những chính sách khác nhau. Đối với người nghèo Nhà nước sẽ hỗ trợ tối đa, trong chính sách hỗ trợ đầu tư cũng như trong chính sách thuê nhà hoặc mua nhà. Ngược lại, đối với người thu nhập cao thì nhà nước sẽ thu tối đa. Làm như vậy không phải là phân biệt giàu nghèo mà chính là tạo được sự công bằng xã hội cao hơn. Có thể khái quát nhu cầu ở của các đối tượng: - Đối với nhóm I,II chỉ cần có chỗ ở với tiện nghi tối thiểu cho sinh hoạt gia đình và mưu sinh. - Đối với nhóm III, cần có chỗ với tiện nghi vừa phải và có thể tự nâng cấp dần ngôi nhà hoặc căn hộ của mình. - Đối với nhóm IV và V có yêu cầu khá cao về chỗ ở, không chỉ là diện tích, tiện nghi, chất lượng căn hộ mà vò trí đòa điểm được họ coi là tiêu chí rất quan trọng đối với nhà ở. Hiện nay Nhà nước chỉ có những chính sách chung về đất đai, về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, về tiêu chuẩn ở và phương thức ở. Những chính sách chung đó dường như có tính công bằng xã hội, nhưng thực chất đã tạo nên sự không công bằng nhất là đối với những thành phần thu nhập thấp. GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng 10 SVTH : Nguyễn Thò Cát Tường [...]... Cát Tường 17 Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên đòa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh phố Hồ Chí Minh cao 20 tầng cho 48 0 hộ với chi phí 176 tỷ đồng Chung cư nêu tiêu chí là nhà ở chất lượng cao dành cho người ở thu nhập thấp, như vậy bình quân mỗi căn hộ gần 500 triệu đồng, liệu người thu nhập thấp có mua nổi, có sống nổi trong các chung cư đó hay không?... khu chung cư mới GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng SVTH : Nguyễn Thò Cát Tường 24 Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên đòa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh Chung cư phải là loại hình nhà ở chủ yếu của thành phố trong tương lai Việc xây dựng chung cư một cách đại trà phải bắt đầu ngay từ hôm nay Nhà nước phải có một cơ chế hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho các. .. những tính chất khác nhau về tính chất dân cư, tính chất kiến trúc, cơ cấu kinh tế xã hội…có thể đây là một đặc trưng riêng của một thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên ở một thành phố khác cũng có thể xuất hiện GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng SVTH : Nguyễn Thò Cát Tường 28 Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên đòa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh hiện... Hoàng Hưng SVTH : Nguyễn Thò Cát Tường 26 Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên đòa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh 1.2 .4 Biệt thự Những năm đầu của thời kì đổi mới, mở cửa, biệt thự được xây dựng rất nhiều, nhất là ở các quận ven nội cũ, các quận mới ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Dân tự xây dựng cũng nhiều, các đơn vò dầu tư kinh doanh nhà xây dựng... nhiều thuận lợi lắm 1.1 .4 Vấn đề các khu ở mới  Trong nhiều năm qua, thành phố đã xây dựng rất nhiều khu ở mới trên những vùng đất mới phát triển của đô thò hoặc xây dựng lại trên các khu nhà ở GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng SVTH : Nguyễn Thò Cát Tường 16 Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên đòa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh cũ Mô hình các khu ở này không phụ... lượng môi trường cho các chung cư trên đòa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh 1.2.2 Nhà chung cư Tỷ lệ nhà chung cư tại hầu hết các thành phố ở nước ta hiện nay còn rất hạn chế, riêng Thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm khoảng 30% tổng số nhà kiên cố và chỉ mới là chỗ ở của chưa đến 40 % dân số thành phố Đây là hiện tượng trái quy luật đối với những thành phố lớn Tại sao nhà chung cư chưa phát triển nhiều ở các. .. nhà tạo cho người dân sớm có chỗ ở hơn Nhà cho thuê có thể do nhà nước đầu tư, nhưng cũng có thể do các thành phần kinh tế khác đầu tư GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng SVTH : Nguyễn Thò Cát Tường 14 Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên đòa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh 1.1.3 Nhà ở cho người nghèo đô thò, cho dân tạm bợ Người nghèo đô thò và dân tạm cư (chủ... kòp với xây dựng nhà Ngược lại chung cư xây dựng tương đối ít, tiêu chuẩn chung cư rất thấp, đa số căn hộ đều có diện tích dưới 40 m2 Có nguy cơ trong tương lai không xa ( sau 20 – GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng SVTH : Nguyễn Thò Cát Tường 30 Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên đòa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh 30 năm) sẽ biến thành những khu ổ chuột nhiều... nơi thu hút sức lao động nhàn rỗi 1.2 Các loại hình nhà ở tại các đô thò GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng SVTH : Nguyễn Thò Cát Tường 18 Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên đòa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh Thực tiễn xây dựng nhà ở tại các thành phố ở nước ta đã tồn tại rất nhiều loại hình nhà ở khác nhau Mỗi loại hình đều có những ưu khuyết điểm, những mặt... tại các quận ven nội thành cũ và các quận mới  Không tiếp tục xây nhà liên phố - nhà liên kế tại các khu ở lụp xụp xây dựng lại trong các khu nội thành cũ, nhất là khu trung tâm  Trong khu vực nội thành cũ: ◊ Chỉ cho phép xây dựng lại nhà phố trên nền nhà cũ GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng SVTH : Nguyễn Thò Cát Tường 21 Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên . quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên đòa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh o Chương 4: Đánh giá thực trạng chung cư quận 4 và đề xuất giải pháp quản lý môi trường - Nghiên cứu đề. xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên đòa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh 2.2 Mục tiêu lâu dài - Đề ra phương hướng quản lý môi trường cho các chung cư mới. -. trạng môi trường các khu chung cư GVHD:PGS.TS Hoàng Hưng 4 SVTH : Nguyễn Thò Cát Tường Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên đòa bàn Quận 4, Thành

Ngày đăng: 18/07/2014, 09:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.1.5 Phửụng phaựp xửỷ lyự soỏ lieọu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan