1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Góp phần đánh giá chu trình sản phẩm và định hướng kế hoạch quản lý môi trường cho công ty da giày tỉnh Quảng Nam (Quanaleasco)

72 1,1K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 519,5 KB

Nội dung

Phân tích quy trình công nghệ, phân tích kiểm kê và đánh giá tác động môitrường trong vòng đời sản phẩm tại các giai đoạn chính Chương 5: Đề xuất kế hoạch quản lý môi trường tổng thể cho

Trang 1

1 ĐẶT VẤN ĐỀ – TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Với xu thế hội nhập trong những năm gần đây thì có rất nhiều khu côngnghiệp, khu chế xuất ra đời, nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp phát triển mạnh Đặc biệt ngành da giày là một trong những ngành côngnghiệp hàng đầu của cả nước và trở thành một trong bốn mặt hàng có kim ngạchxuất khẩu cao của nền kinh tế Việt Nam Tuy nhiên song song với sự phát triểnđó, vấn đề môi trường do ngành này gây ra cũng đang trở nên nghiêm trọng vàcần được quan tâm nhiều hơn vì quá trình sản xuất da giày gây ra cho môi trườngtrên nhiều mặt như không khí, tiếng ồn, bụi Nghiên cứu giảm thiểu tác độngmôi trường trong quá trình sản xuất da giày là việc cần thiết và cấp bách nhằmbảo vệ môi trường công nghiệp

Gần đây, việc đưa tiêu chuẩn ISO 14000 vào quản lý môi trường trongcác cơ sở sản xuất là một bước đi mới ở nước ta trong công tác bảo vệ môi trường.Đó là biện pháp hữu hiệu nhất khi nhất quán giữa bảo vệ môi trường và pháttriển kinh tế vì vừa bảo vệ môi trường vừa nâng cao chất lượng của sản phẩm

Một yêu cầu mà bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập là thực hiện “ Đánh giávòng đời sản phẩm” ( Life Cycle Assessment -LCA ) Nghiên cứu phương phápđánh giá vòng đời sản phẩm cho các ngành công nghiệp ở nước ta là một hướngnghiên cứu mới LCA dùng để đánh giá, định lượng và kiểm tra các vấn đề môitrường trong suốt vòng đời sản phấm nhằm giảm thiểu nguyên liệu, năng lượng,hạn chế ảnh hưởng đến sức khoẻ con người Một đánh giá LCA là cơ sở dữ liệucho việc xây dựng kế hoạch quản lý môi trường và là nền tảng tiến tới tiêu chuẩnISO 14000 Việc nghiên cứu áp dụng đánh giá vòng đời sản phẩm trong ngànhsản xuất da giày là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn Vận dụng phươngpháp LCA trong điều kiện Việt Nam trong trường hợp ngành sản xuất da giày sẽgiúp nhận dạng các tác động môi trường ở từng công đoạn sản xuất Từ đó sẽ đề

ra các giải pháp khắc phục và giảm thiểu có hiệu quả

Trang 2

Xuất phát từ ý nghĩa và sự cần thiết nói trên, đề tài “ Góp phần đánh giáchu trình sản phẩm và định hướng kế hoạch quản lý môi trường Công ty da giàytỉnh Quảng Nam.” được chọn làm đồ án tốt nghiệp ngành môi trường của trườngĐại học Kỹ thuật Công nghệ.

2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Aùp dụng phương pháp LCA vào việc đánh giá vòng đời sản phẩm choCông ty da giày tỉnh Quảng Nam nhằm đề xuất các giải pháp xây dựng hệ thốngquản lý môi trường hiệu quả, đảm bảo theo tiêu chuẩn ISO 14000 với mục tiêutiết kiệm trong sản xuất, giảm phát thải ra môi trường, ít ảnh hưởng đến người laođộng

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Công ty da giày tỉnh Quảng Nam sử dụng dây chuyền sản xuất khép kíntừ nguyên liệu đầu vào là thuộc da, da giả, vải các loại, keo dán, đế đến sảnphẩm cuối cùng là giày thành phẩm sẽ được đóng hộp và đưa vào tiêu thụ

Do thời gian có hạn và các điều kiện khách quan cho phép nên trong đồán này chỉ đề cập đến quy trình sản xuất da giày của Công ty gồm các giai đoạn :

Trang 3

4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Các nội dung nghiên cứu của đồ án trình bày gồm 3 phần : Tổng quan,kết quả và thảo luận, kết luận và kiến nghị

Phần tổng quan: Phần này làm sáng tỏ những cơ sở phương pháp luận

của đồ án

- Đặt vấn đề, sự cần thiết của đề tài.

Phần chuyên đề: Trình bày kết quả nghiên cứu áp dụng phương pháp

LCA vào quy trình sản xuất và các đề xuất giải pháp bao gồm :

Chương 1 : Giới thiệu tổng quát về ISO 14000 và phương pháp luận LCA Chương 2: Trình bày tổng quan về Công ty da giày tỉnh Quảng Nam.

Chương 3: Xác định quy trình sản xuất giày.

(Giới thiệu về các giai đoạn chính trong quá trình sản xuất da giày của Công

ty da giày tỉnh Quảng Nam – đối tượng nghiên cứu của đồ án)

Chương 4: Kết quả áp dụng LCA các giai đoạn chính trong sản xuất da giày.

(Phân tích quy trình công nghệ, phân tích kiểm kê và đánh giá tác động môitrường trong vòng đời sản phẩm tại các giai đoạn chính)

Chương 5: Đề xuất kế hoạch quản lý môi trường tổng thể cho Công ty da giày

tỉnh Quảng Nam

(Trên cơ sở kết quả đánh giá tác động môi trường cho từng công đoạn, đồ ánđã đề xuất các nhóm mục tiêu quản lý môi trường đầu vào ( nguyên liệuthuộc da, da giả, keo, điện ) và đầu ra ( giảm phát thải, kiểm soát ônhiễm ), đồng thời đề xuất các phương án giảm phát thải, kiểm soát ô nhiễmkhí thải, bụi, nước thải, ô nhiễm nhiệt, tiếng ồn và trồng cây xanh )

Phần kết và kiến nghị: Trình bày ý kiến của tác giả về những điều đã

đạt được cũng như các kiến nghị

- Kết luận và kiến nghị

Trang 4

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện thông qua áp dụng phương pháp luận đánh gíavòng đời sản phẩm LCA, trong đó các bước thục hiện cụ thể như sau :

 Tìm hiểu và chọn lọc các cơ sở dữ liệu có liên quan về bộ ISO 14000

 Khảo sát thực tế tại Công ty da giày tỉnh Quảng Nam

 Thu thập dữ liệu đã có của Công ty

 Phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn nhanh các cán bộ và công nhân trongCông ty

 Phân tích, kiểm kê đầu vào đầu ra ( inputs - outputs analysis ) đưa trên

cơ sở phỏng vấn cũng như tham khảo số liệu thống kê của Công ty

 Đánh giá tác động môi trường của từng khâu trong dây chuyền sảnxuất trên cơ sở đánh giá nhanh và dữ liệu tham khảo

 Dùng phương pháp phân tích, tổng hợp kết quả thu thập trong thực tậpđể đưa ra các kết luận và kiến nghị phù hợp

6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài nghiên cứu sẽ là tài tiệu tham khảo có ích cho Công ty da giày tỉnhQuảng Nam và cho ngành da giày Bên cạnh đó đề tài còn đưa ra định hướngkế hoach quản lý môi trường cho tổng thể công ty để Công ty da giày tỉnhQuảng Nam ngày càng phát triển hơn

Trang 5

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14000,

PHƯƠNG PHÁP LUẬN LCA

Để làm rõ ý nghĩa, vai trò vị trí của phương pháp đánh giá vòng đời sảnphẩm LCA trong công tác quản lý môi trường, trong chương này, đồ án giới thiệukhái quát về ISO 14000, khái niệm, nội dung của phương pháp luận LCA

1.1 GIỚI THIỆU TÓM LƯỢC VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14000

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được xây dựng trên cơ sở thoả thuận quốc tếbao gồm các yêu cầu đối với các yếu tố cơ bản có thể điều chỉnh được để thiếtlập nên hệ thống quản lý môi trường có khả năng cải thiện môi trường một cáchliên tục tại các tổ chức cơ sở

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đem đến cách tiếp cận hệ thống cho việc quảnlý môi trường nhằm thiết lập hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các dụngcụ hỗ trợ có liên quan như đánh giá môi trường, nhãn môi trường, đánh giá vòngđời sống sản phẩm, các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn về sản phẩm chocác doanh nghiệp và các tổ chức cơ sở khác để quản lý sự tác động của hộ đối vớimôi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục cải thiện môi trường với sự cam kếtcủa lãnh đạo và sự tham gia có ý thức của mọi thành viên của cơ sở từ người sảnxuất trực tiếp đến các cán bộ quản lý

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến sáu lĩnh vực sau :

 Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management System EMS)

- Kiểm toán môi trường (Environmental Auditing - EA)

 Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (EnvironmentalPerformance Evaluation - EPE)

 Ghi nhãn môi trường (Environmental Labelling - EL)

 Đánh giá vòng đời sống của sản phẩm (Life Cicle Assessment LCA)

Trang 6

 Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm(Environmental Aspecs in Product Standards - EAPS)

Sáu lĩnh vực này được xếp vào hai loại tiêu chuẩn : tiêu chuẩn về đánhgiá tổ chức và tiêu chuẩn về đánh giá sản phẩm

Trong ISO 14000, các tiêu chuẩn về đánh giá tổ chức tập trung vào khâutổ chức của một cơ sở, vào sự cam kết của các nhà quản lý đối với việc cải tiếnvà áp dụng chính sách môi trường trong cơ sở của mình, đối với việc đo đạc cáctính năng môi trường cũng như tiến hành kiểm tra môi trường tại chính cơ sở củamình Các tiêu chuẩn về đánh giá sản phẩm sẽ thiết lập các nguyên lý và cáchtiếp cận thống nhất đối việc đánh giá các khía cạnh môi trường của sản phẩm.Các tiêu chuẩn này sẽ đặt ra nhiệm vụ cho các công ty phải lưu ý đến các thuộctính của môi trường của sản phẩm ngay từ khâu thiết kế, chọn nguyên liệu chođến khâu thải bỏ sản phẩm này ra môi trường

Trang 7

Đồ Aùn Tốt Nghiệp GVHD: TS.Chế Đình Lý

Trang 8

Đồ Aùn Tốt Nghiệp GVHD: TS.Chế Đình Lý

1.2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM (LCA) 1.2.1) Khái niệm về vòng đời sản phẩm (Life cycle):

1.2.1.1.) Vòng đời sản phẩm:

Vòng đời sản phẩm ( chu trình sản phẩm) là tổng thể về một sản phẩmhoặc dịch vụ từ nguyên liệu thô qua khâu sản xuất đến phân phối và xử lý thải.Một vòng đời sản phẩm có thể hiểu rõ qua hình 1.2 sau đây

Hình 1.2 : Tóm lượt về vòng đời sản phẩm ( Life cycle )

1.2.1.2.) Khái niệm về đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA):

LCA là một phương pháp đánh giá về tác động của một sản phẩm đốivới môi trường ở mỗi giai đoạn của đời sống hữu dụng của nó, từ lúc là nguyênliệu thô đến lúc chế tạo và sử dụng sản phẩm bởi một khách hàng đến khi phânhủy cuối cùng

Nhiều hệ thống cho thực hiện LCA đã được xây dựng, nhưng hầu hếttheo hướng đã định nghĩa bởi ISO 1420, là một phần của Bộ tiêu chuẩn ISO

14000 đã nêu ở mục 1.1

Thu thập nguyên liệu thô

Quá trình sản xuất nguyên liệu

Sử dụng

Quá trình sản xuất sản phẩm

Trang 9

LCA được định nghĩa : “ là một kỹ thuật đánh giá các khía cạnh môi trường vàcác tác động tiềm tàng gắn liền với một sản phẩm, bởi :

 Báo cáo lại một cuộc kiểm kê các đầu vào của một hệ thống phù hợp vềmặt môi trường

 Đánh giá các tác động môi trường tiềm tàng gắn liền với các đầu vào vàđầu ra này

 Trình bày các kết quả của kiểm kê và các giai đoạn tác động trong mốiquan hệ với các mục tiêu của nghiên cứu”

Có hai loại LCA là :

State-oriented LCA (accounting ) : diễn giải các giai đoạn trong quá trình sảnxuất, là cơ sở tương đối chính xác để được sự chấp nhân rộng lớn của xã hội.Change-oriented LCA (effect of change ) : được sử dụng để đánh giá và xem xétcác tác động môi trường có thể xảy ra khi Công ty đầu tư một công nghệ sản xuấtmới

12.2) Lịch sử ra đời và sự phát triển của LCA:

Trong thời gian gần đây khi vấn đề môi trường ngày càng trở nênnghiêm trọng và thu hút được sự quan tâm của nhiều người cũng là lúc LCA đượcbiết đến, đánh giá cao và phát triển mạnh

Thật ra từ cuối thập kỷ 60 đầu thập kỷ 70, LCA đã được đưa vào áp dụngthực tế ( chủ yếu ở việc kiểm kê vòng đời sản phẩm Vào năm 1969-1972, LCAđược ứng dụng đầu tiên ở Mỹ, Đức, Đông Aâu và Thuỵ Điển cho quá trình đónggói và chất thải) Do khủng hoảng năng lượng điển hình là khủng hoảng dàu mỏvào năm 1973 nên các nghiên cứu LCA được tiến hành trong những năm 70 tậptrung chủ yếu vào vấn đề sử dụng năng lượng

Sự quan tâm đến LCA giảm đi ở cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80,nhưng sau đó lại tăng lên vì nhiều lý do Mối lo ngại tăng lên về các tác độngmôi trường của công nghiệp, các tai hoạ môi trường trầm trọng, động lực thúc đẩy

Trang 10

các công ty mong muốn hoạt động hiệu quả hơn bằng cách xem xét một phạm vilớn, từ lúc sản phẩm ra đời đến lúc cuối cùng.

Các chính phủ cũng bắt đầu xem xét LCA Đến giữa thập kỷ 80, Uỷ BanChâu Aâu ban hành một hướng dẫn về các đồ chứa thực phẩm, đòi hỏi các công tytheo dõi mức tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu và chất thải rắn do sản phẩmcủa họ sinh ra LCA là một công cụ cho việc thực hiện một phân tích như vậy.Năm 1992, liên hiệp Châu Aâu phát động chương trình xếp hạng môi trường củamình Chương trình này sử dụng các khái niệm vòng đời sản phẩm là một phầncủa mục tiêu và trong các phương pháp lựa chọn các tiêu chí của sản phẩm

Năm 1990 và 1992, hội nghị khoa học nghiên cứu vấn đề cấp nhãn chấtđộc và hoá học môi trường ( SETAC ) đã tổ chức các hội thảo nhóm hợp các nhàthục hành LCA Kết quả các cuộc hội thảo đó là một cơ sở khái niệm và phươngpháp luận cho LCA được đưa ra tham khảo trong cácn dự thảo tiêu chuẩn ISO.Từ đó đến nay LCA đã có những bước tiến quan trọng, chấp nhận các giả thuyết,phương pháp thực hiện ngày càng hoàn thiện được công nhận của cộng đồng.Ngày càng nhiều các công ty xem xét kỹ lưỡng hơn toàn bộ vòng đời của sảnphẩm của mình, từ nguyên liệu sản xuất đến phân phối, khả năng tác dụng có thểvà xử lý Vì LCA có thể giúp họ định tính được các tác động mà không được đềđến trong cách phân tích truyền thống Điều này giúp các nhà quản lý môitrường, các nhà lãnh đạo có cái nhìn thấu đáo hơn về các ảnh hưởng môi trườngtrong vòng đời sản phẩm của mình để có sự lựa chọn và phát triển thích hợp

1.2.3) Phương pháp luận LCA:

LCA là sự đánh giá và sơ đồ hoá các tác động môi trường đối với tàinguyên, môi trường và sức khoẻ của toàn bộ vòng đời của sản phẩm từ lúc kếttinh tài nguyên đến khi phân huỷ

Trang 11

Hình 1.3 : Tóm tắt các giai đoạn của LCAMột quá trình LCA thường được chia làm 4 giai đoạn :

1 Xác định mục tiêu và phạm vi đánh giá ( Definition of the goal and scope )

2 Phân tích kiểm kê ( Life cycle inventory analysis )

3 Đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm ( Life cycle impact assessment )

4 Diễn giải các kêt quả

Các giai đoạn này có mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại với nhau

KHUNG LÀM VIỆC CỦA LCA

Hình 1.4 : Mối quan hệ các giai đoạn của quá trình LCA

Xác định mục tiêu

và phạm vi đánh

giá

Phân tích kiểm kê

+ Xây dựng sơ đồ hướng dẫn trình tự xử lý

+ Thu thập dữ liệu + Xác định ranh giới hệ thống

+ Xử lý dữ liệu

Trình bày kết quả

Đánh giá tác động

+ Phân loại + Mô tả đặc trưng + Đánh giá trọng số tác động

Xác định mục tiêu vàphạm vi LCA

Phân tích kiểm kê

Đánh giá tác động

Diễn đạt trình bày

Các áp dụng trực tiếp

+Phát triển và cải tiến sản phẩm +Quy hoạch chiến lược

+Lập chính sách công cộng +Tiếp thị +Các áp dụng

Trang 12

1.2.3.1) Xác định mục tiêu và phạm vi LCA:

 Xác định những mục tiêu của vấn đề đang xem xét : mục đích là chọn racác sản phẩm, quy trình sản xuất, dịch vụ tốt nhất đồng thời ít tác độngđến môi trường và sức khoẻ con người

 Xác định những loại thông tin nào cần thiết cho việc ra quyết định

 Xác định các dữ liệu sẽ được chuẩn bị và cho kết quả trực tiếp như thếnào

 Xác định những gì sẽ đưa vào và không đưa vào LCA

 Xác định các nguyên tắc nền tảng để tiến hành công việc : giả định nguy

cơ tiềm ẩn, xem xét các nhu cầu

 Xác định mức độ chính xác của dữ liệu

Giai đoạn này sẽ xác định thời gian và nguồn tài nguyên cần thiết trongquy trình sản phẩm Đây là giai đoạn then chôt vì nó quyết định đến kết quảsau cùng

1.2.3.2) Phân tích kiểm kê:

Xác định số lượng vật liệu, năng lượng sử dụng cũng như lượng chất thảithải vào môi trường không khí, nước, rắn, trong suốt quá trình sản xuất Đây làgiai đoạn mang tính quyết định khi thực hiện LCA vì nếu không phân tích, kiểmkê đầu vào đầu ra trong vòng đời sản phẩm thì sẽ không xác định rõ được tácđộng đến môi trường và không thực hiện được sự đổi mới, cải tiến trong sản xuất.Vòng đời này liên tục bao gồm việc khai thác xử lý nguyên liệu, sản xuất vậnchuyển và phân phối, sử dụng, tái sử dụng, duy tu, tái chế và xử lý thải Đầu vàobao gồm nguyên vật liệu và năng lượng Đầu ra bao gồm sản phẩm chất thải( rắn, lỏng, khí)

Trang 13

Hình 1.5 : Quá trình kiểm kê của LCA

Vào năm 1995, Cục Môi trường Hoa Kỳ đã xuất bản quyền sách hướngdẫn việc đánh giá chất lượng của quá trình kiểm kê, trong đó có trình bày 4 bướccần thực hiện trong quá trình phân tích kiểm kê là :

Xây dựng một biểu đồ chỉ sự tiến triển của quá trình sẽ được đánh giá

 Xây dựng khung dữ liệu đã thu thập

 Thu thập dữ liệu mới

 Đánh giá và xem xét kết quả

Phân tích kiểm kê không đnáh giá trực tiếp của các tác động môi trườngcủa đầu vào và đầu ra mà nó chỉ cung cấp thông tin cho việc đnáh giá ở giai đoạnsau

1.2.3.3) Đánh giá tác động vòng đời sản phẩm:

Sử dụng các thông tin thu được từ phân tích kiểm kê để xác định các tácđộng lên môi trường Giai đoạn này được gọi là phân tích tác động của vòng đờisản phẩm Nó xác định các tác động ảnh hưởng thực tế, tiềm ẩn đến môi trườngvà sức khoẻ con người do việc sử dụng các nguồn tài nguyên, nguyên vật liệu vàviệc thải bỏ các loại chất thải ra từ vòng đời sản phẩm vào môi trường

Các bước thực hiện trong quá trình đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm :

Phế phẩm

Thu thập nguyên liệu thôSản xuất nguyên liệuSản phẩm cuối cùngVận chuyển phân phốiSử dụng, thải bỏNước

Năng

lượng

Nguyên

liệu thô

Trang 14

 Xem xét tác động môi trường

 Ma trận đánh giá tác động

 Chọn lọc và xếp hạng các tác động

 Phân loại tác động

 Mô tả đặc điểm tác động

 Tổng hợp thành nhóm

 Đánh giá và xem xét kết quả phân tích kiểm kê

1.2.3.4) Diễn giải kết quả:

Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình đánh giá vòng đời sản phẩm.Diễn giải các kết quả là một kỹ thuật mang tính hệ thống giúp định tính, địnhlượng, kiểm tra và xác định được những thông tin kết quả của các giai đoạn trên

Mặc dù quy trình trên về mặc lý thuyết là quy trình lý tưởng nhưngthường không được sử dụng trong thực tế Phần lớn các nguyên cứu LCA chưa điquá giai đoạn phân tích kiểm kê vòng đời sản phẩm trong việc định lượng nguồnnăng lượng và chất thải Lí do là phương pháp luận chưa phát triển tốt, đôi khi cóthể thực hiện phân tích một hệ thống mà không cần tất cả các giai đoạn của vòngđời sản phẩm chẳng hạn chỉ tập trung vào một số nguyên liệu

1.2.4) Lợi ích của LCA:

Khi thực hiện LCA, các Nhà máy, Công ty sẽ có nhiều lợi ích như :

1.2.4.1) Giảm lượng chất thải và kiểm soát rủi ro:

LCA có thể giúp một Công ty nhận ra các cơ hội giảm lượng chất thảinăng lượng và nguyên liệu sử dụng Sử dụng phép phân tích kiểm kê chu kìchuyển hoá, một công ty có thể xác lập mmọt ngưỡng thông tin về việc sửdụngnguồn lực và năng lượng của mình và nhận ra được các cơ hội cải thiện Nócó thể đưa ra quy định về việc lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất hoặc về việc cónên thay thế nguyên liệu thô để tiết kiệm nguồn lực sử dụng hay không

Trang 15

LCA cũng là một công cụ quản lý rủi ro, giúp các Công ty nhận rõ các rủi ro môitrường trong toàn bộ vòng đời sản phẩm Nếu công ty xây dựng một cao độ chínhxác của các chỉ số thực hiện môi trường

1.2.4.2) Phát triển sản phẩm:

LCA có thể là quy trình hữu ích trong việc phát triển, lập kế hoạch vàthiết kế sản phẩm Các Công ty không những chỉ tập trung vào vấn đề thải sinh ravà năng lượng sử dụng mà còn xem xét đến các yếu tố liên quan tới thiết kế sảnphẩm Phép phân tích LCA giúp một Công ty định ra các giai đoạn trong chu kìchuyển hoá của sản phẩm trong đó nảy sinh các tác động mạnh nhất Trong mộtsố trường hợp có thể lập quan hệ tương hỗ giữa số lượng nguyên vật liệu, nănglượng, chất thải và một sản phẩm cụ thể trong một Nhà máy để xác định mức độđóng góp vào tổng tài nguyên sử dụng của quá trình sản xuất

1.2.4.3) Vai trò trong việc cấp nhãn:

Một quy trình LCA đóng một vai trò quan trọng trong các chương trìnhcấp nhãn đòi hỏi các khẳng định về môi trường và trong khâu tiếp thị sản phẩm.Một vài hình thức LCA cũng được sử dụng trong nhiều chương trình cấp nhãntrong số hơn 24 chương trình đang hoạt động

1.2.4.4) Ưùng dụng của LCA:

Trong công nghiệp LCA được ứng dụng để phát triển và cải tiến sảnphẩm, kết quả nghiên cứu LCA tạo ra những động lực thúc đẩy cho những kếhoạch chiến lược và chính sách phát triển LCA còn là cơ sở để đưa ra quyết địnhlựa chọn các phương pháp và quy trình sản xuất để cho ra đời các sản phẩm xanh,thân thiện với môi trường

LCA cũng có thể áp dụng cho khu vực quốc doanh không những đối vớicác yêu sách về môi trường, mà còn đối với việc xây dựng các biện pháp trongchính sách của nhà nước Thí dụ, theo EPA ở Hoa Kì LCA được xem là một công

Trang 16

cụ để thực hiện mệnh lệnh hành chính ( executive order ) về sự “ cung ứng xanh

và các giải pháp khác Đức cũng sử dụng thông tin LCA để làm cơ sở dánh thuếbao bì, các tổ chức phi chính phủ có thể sử dụng thông tin LCA để góp ý kiến chochính sách

Hình 1.6 : Ứng dụng của LCA ( Nguồn: TS.Chế Đình Lý - 2005)

1.2.4.5) Hạn chế của LCA:

 LCA cũng có những hạn chế của nó

 LCA đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực

 LCA chưa được chuẩn hoá Lý thuyết về phần định nghĩa mục tiêu phạm

vi và giai đoạn kiểm kê của quy trình LCA được xác lập rõ ràng trong khikhâu đánh giá tác động môi trường và đánh giá mức cải thiện là cácphương pháp được xác định mô tả nhưng chưa được phát triển nhiều hoặcchưa được chứng thực bằng tài liệu

 Các quá trình mà LCA phân tích là rất phức tạp, đòi hỏi nhiều nguồn dữliệu khác nhau nhưng không phải mọi dữ liệu Do đó, LCA không thuần

Phát triển sản phẩm có ý thức môi trường Thiết kế theo

hướng tái chế và cải biên xử lý

Tự biện hộ

Nhãn sinh thái

Tiêu thụ xanh

Giám sát điều hành hỗ trợ tái chế

LCA

Giáo dục môi trường

HTQLMT

Hệ thống kinh

tế xã hội

Tự nguyện cải thiện

Liên quan đến tiêu thụ Tiếp thị

Trang 17

tuý là một quá trình khoa học mà nó còn đòi hỏi đưa ra các giả định, nhậnxét, sự phán đoán và sự tương xứng.

 Mối quan hệ nhân quả trong quy trình đánh giá tác động là khó xác định.Các kết quả đánh giá tác động phần lớn mang tính chủ quan

 Có sự khó khăn khi áp dụng kết quả của LCA về các vấn đề địa phươngvào khu vực toàn cầu và ngược lại

 Các yêu sách dựa trên nghiên cứu LCA, đặc biệt các khẳng định mangtính so sánh hoặc xác nhận so sánh thường không nhất quán, không có cơsở chắc chắn, đẽ gây ra lầm lẫn

 LCA không phải là công cụ duy nhất vì hoạt động đámh giá rủi ro vàkiểm định môi trường có thể cho kết quả đầy đủ các khía cạnh và hoạtđộng môi trường có thể cho kết quả đầy đủ các khía cạnh và hoạt độngmôi trường của một vòng đời sản phẩm

Trang 18

Công ty da giày tỉnh Quảng Nam là một doanh nghiệp nhà nước thựchiện chế độ hạch toán độc lập, có đủ tư cách pháp nhân, có nhiệm vụ nhận giacông và sản xuất kinh doanh da và các sản phẩm bằng da phục vụ công nghiệpdân dụng và xuất khẩu cung cấp thị trường trong nước và nước ngoài.

Tên giao dịch quốc tế : Quảng Nam Leather & Footwear Company

Tên viết tắt : Quanaleasco

Trụ sở chính : KCN Thuận Yên - Tam Đàn - Tam Kỳ - Quảng Nam

Điêïn thoại : (0510) 847079 - 847006 * Fax : (0510) 84707

Logo :

Tiền thân của công ty da giày tỉnh Quảng Nam là nhà máy da Tam Kỳ,được thành lập vào ngày 2/9/1983 Đến 11/5/1999 đổi tên thành Công ty da giàytỉnh Quảng Nam

Trang 19

Ra đời từ một đơn vị làm kinh tế Đảng theo quyết định của Ban bí thưTrung ương, điều kiện thiết bị, nhà xưởng hầu như không có gì, thêm vào đóngành Da hoạt động, công ty đã đứng trước vô vàn khó khăn tưởng chừng nhưkhông thể tồn tại được Tuy nhiên, với lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm củatập thể lãnh đạo cán bộ công nhân và cơ chế thuận lợi đã giúp cho công ty đứngvững được trong cơ chế thị trường và ngày càng phát triển.

Khi nền kinh tế đất nước chuyển mình, từ cơ chế tập trung quan liêu baocấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, công ty nằm trong tìnhtrạng hết sức khó khăn, thiết bị công nghệ lạc hậu, chất lượng nguồn nguyên liệutrong nước không còn phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm xuất khẩu Tácđộng tiêu cực của chính sách vĩ mô “ giá, lương, tiền “ lãi xuất ngân hàng quá caoảnh hưởng đến giá thành sản phẩm làm cho sản phẩm của công ty không cạnhtranh nổi trong cơ chế mới

Trước tình hình đó, lãnh đạo công ty cùng với lãnh đạo tỉnh làm việc với bộ côngnghiệp - Tổng công ty da giày Việt Nam và đã trực tiếp sang cộng hoà Italia,chiếc nôi của ngành da giày thế giới để mời chuyên gia kỹ thuật về chuyển giaocông nghệ

Sau 5 năm hợp tác đầu tư với tổng công ty da giày Việt Nam, công ty đãổn định được tình hình sản xuất, đời sống cán bộ công nhân ngày càng được cảithiện và nâng cao.Trong khi đó các nhà máy thuộc da quốc doanh trong nướckhông theo kịp yêu cầu đổi mới công nghệ nước ngoài, chất lượng da nội địa quákém, cơ chế quản lý không hiệu quả dẫn đến các nhà máy da trong nước cũng lầnlượt giải thể, chuyển đổi sở hữu hoặc chuyển hướng đầu tư

Sau khi chia tách tỉnh thành hai tỉnh là Tỉnh Quảng Nam và Thành phốĐà Nẵng, trên cơ sở quy hoạch của địa phương và quy hoạch của ngành da ViệtNam, công ty đã xác định không thể duy trì lâu ngành da, ảnh hưởng môi trườngtại mặt bằng cũ nên công ty chấm dứt hợp tác với tổng công ty da giày Việt Nam

Trang 20

và chuyển sang hợp tác với công ty Phương Đông thành phố Hồ Chí Minh chếbiến hải sản xuất khẩu trên cơ sở là cho thuê mặt bằng cũ Công ty có nguồn vốntích luỹ, tạo điều kiện thuận lợi để tập trung đầu tư dự án Xí nghiệp giày thể thaoxuất khẩu nằm trên địa phận KCN Thuận Yên - Tam Kỳ Dần dần công ty đã ổnđịnh từng bước về mọi mặt, tổ chức tại sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị, bồidưỡng nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên, cải tiến công nghệ sản xuấtnhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Ngoài ra, công ty còn tăng cường công tácgiáo dục tinh thần trách nhiệm của từng người lao động, áp dụng chế độ khenthưởng, kỷ luật để đảm bảo kỷ luật và nâng cao thu nhập Tất cả các hoạt độngđó đã góp phần làm cho sản phẩm của Công ty tìm được chỗ đứng trên thị trường.

Công ty ngày càng mở rộng quy mô sản xuất và đạt đựơc những kết quảđáng kể Lực lượng công nhân lành nghề khoảng 800 người, dây chuyền thiết bịcông nghệ sản xuất hiện đại đã từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm sảnxuất, đa dạng hoá các mặt hàng phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng Là mộtdoanh nghiệp nhận gia công các sản phẩm da giày nên việc mở rộng thị trườngthế giới còn hạn chế Tuy nhiên, công ty da giày Quảng Nam có thể là một triểnvọng trong tương lai, công ty đã góp phần không nhỏ trong việc làm tăng tỷ trọnglượng giày xuất khẩu sang thị trường thế giới của ngành da giày Việt Nam

Chiến lược hiện hay của công ty là đa dạng sản phẩm, tích cực sản xuấthướng đến những sản phẩm tiêu chuẩn chất lượng cao đạt yêu cầu xuất khẩu.Công ty đang lập dự án cho năm tiếp theo đầu tư thêm một dây chuyền, dự kiếnlao động tăng lên 1500 người và sản phẩm là 1200 sp/năm

Với dây chuyền sản xuất khép kín và không ngừng phát triển, các sảnphẩm của công ty da giày Quảng Nam đã chiếm được lòng tin của các công ty lớntrong và ngoài nước

Trang 21

2.2.1.) Thị trường trong nước:

Công ty da giày tỉnh Quảng Nam chủ yếu nhận gia công cho các công tycủa Đài Loan và Hàn Quốc tại Việt Nam Sản phẩm của công ty chủ yếu là giàythể thao với nhiều mẫu mã đa dạng và đã đạt “Huy chương vàng” trong nhiềunăm qua

Hàng năm Công ty luôn tham gia các buổi triễn lãm Hội chợ để giới thiệu sảnphẩm của mình và được mọi người ưa chuộng

2.2.2.) Thị trường xuất khẩu:

Với thị trường lao động dồi dào và rẻ, cũng như với mức chi phí dịch vụvà sinh hoạt con thấp, Việt Nam là một trong các nước đang phát triển có nhiềutiềm năng trong lĩnh vực da giày xuất khẩu Thị trường nước ngoài của công tycàng ngày được mở rộng Hiện nay Công ty đang có nhiều khách hàng dài hạncủa công ty để đặt gia công xuất khẩu đi các nước trên thế giới nhưng chủ yếu làchâu Á : công ty FONG YI INTERNATIONAL CO, LTD ( Đài Loan )

Tổng doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng 40% tổng doanh thu của Công

ty chủ yếu sản phẩm xuất khẩu của Công ty là giày thể thao, mũ giày thể thaoxuất khẩu

Sản phẩm

+ Mũ giày thể thao xuất khẩu

+ Thành phẩm giày thể thao

ĐôiĐôi

270.54478.445

285.76785.322

300.15697.455

Trong đó

+ Nội địa

+ Xuất khẩu

Tỷ đồng 15,5 17,1 18,6Triệu USD 0,7375 0,775 0,925Bảng 2.1: Thống kê sản lượng và doanh thu qua 3 năm gần đây

Trang 22

2.3 SẢN PHẨM VÀ SẢN LƯỢNG

2.2.1.) Nguyên liệu của ngành da giày:

Nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty chủ yếu là da thuộc các loại,giả da, vải các loại, đế giày, phụ liệu được nhập từ nước ngoài cũng như đượccác đơn vị trong nước cung cấp

+ Da :

Nguyên liệu của ngành là da, trong khi đó ngành da của ta gặp khó khăntrong khâu thu mua nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu không đảm bảo Đây làkhâu yếu nhất trong quá trình sản xuất của ngành

Ơû Việt Nam, ngành thuộc da và sản xuất giày da đang vô cùng yếu kém, mứctiêu thụ đang hết sức nhỏ nhoi, chưa thể so sánh với các nông sản đầu vị Theo bộCông Nghiệp, mỗi năm nước ta vẫn phải nhập 6 triệu feet vuông da thuộc Nhàmáy thuộc da chưa đáp ứng được 10% nhu cầu và hiện chỉ hoạt động được 25%công suất do thiếu nguyên liệu Mặc dù Việt Nam có sẵn nguồn nguyên liệu tùeviệc chăn nuôi bò, heo.Nhưng do tập quán chăn nuôi thiếu tập trung và chưa ápdụng triệt để những kỹ thuật chăm sóc gia súc của người chăn nuôi nhỏ khiến danguyên liệu thu được thường không đẹp, chất lượng thấp, buộc nhà sản suất phảitốn thêm nhiều chi phí để xử lý da thuộc “ Nếu cộng tất cả các khoản chi phí đầu

tư máy móc, thiết bị kỹ thuật cũng như công sức lao động thì giá thành da thuộctrong nước cao hơn giá da ngoại “

Chính vì thế mà nguyên liệu thuộc da của Công cổ phần da giày tỉnh Quảng Namđều nhập từ nước ngoài về mà chủ yếu là Đài Loan, Hàn Quốc

+ Vải :

Ngành dệt Việt Nam hiện nay vẫn chưa đủ khả năng cung cấp nguyênliệu đầu vào cho ngành giày Mặc dù năng lực ngành dệt trong nước là rất lớn( 450 triệu mét vải thoi, không kể khoảng 350 triệu mét do công ty nước ngoàisản xuất, 15.000 tấn sản phẩm dệt kim ) Việt Nam có thể sản xuất các loại vải

Trang 23

bạc 100% cotton, vải colico làm phần trên đôi giày vải, giày thể thao cấp thấp,vải lót Tuy nhiên chưa dệt được các loại vải giày đặc trưng, chưa đa dạng vềchủng loại Mà hầu hết các kiểu mẫu giày của các công ty nước ngoài đặt giacông đều là giày cao cấp nên bắt buộc Công ty phải nhập các loại vải từ nướcngoài ( Hàn Quốc, Đài Loan ) Các vải mà Công ty thường nhập như :

 Vải Mesh các loại 44”

 Vải SPANDEX các loại 44”

 Vải NYLON các loại 44”

 Vải COSMO các loại 44”

 Vải NONWVEN các loại 44”

 Vải pho KP các loại 36”

 Vải dây POLYESTER các loại

+ Giả da :

Tất cả simili có bán trên thị thường vật tư giày da phần lớn là nhập từĐài Loan Simili làm ở Việt Nam thường cứng và ít chịu nhiệt nên không dùngcho công nghệ lưu hoá Việt Nam cũng sản xuất được simili mỏng, mềm có thểdùng may lót vòng cổ hay trang trí giày thể thao nhưng sử dụng ít, thay đổi mẫumã liên tục nên các Công ty cũng chủ yếu nhập theo đơn đặt hàng của kháchhàng

+ Đế giày :

Đối với các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài từ 7 triệu USDtrở lên để sản xuất giày thể thao đều có dây chuyền sản xuất các loại đế ngoài,đế giữa, đế mặt từ các nguyên liệu thuần cao su, TPR, EVA và các loại cao subiến tính khác Nói chung họ đã tự túc được các loại đế cần thiết cả cho giày caocấp Nhưng Công ty da giày tỉnh Quảng Nam là một công ty vốn đầu tư rất ít nênkhông thể có dây chuyền sản xuất các loại đế Vì thế Công ty phải đặt hàng mua

Trang 24

ở các công ty làm đế giày ở Việt Nam hoặc nhập từ nước ngoài về theo đơn đặthàng của khách hàng.

+ Phụ liệu:

Chưa có Công ty quốc doanh chuyên cung ứng tổng hợp nguyên phụ liệucho ngành giày Hiện nay chủ yếu do một số doanh nghiệp tư nhân sản xuất cungứng các phụ liệu có vốn đầu tư nhỏ như : in mark, dây giày, khoen tán Còn cácnguyên phụ liệu có vốn đầu tư lớn thường do những công ty có vốn nước ngoàicung ứng Vì thế nên một số các nguyên liệu phụ của Công ty có thể mua trongnước như : nhãn phụ các loại, hộp giày, dây nhựa treo tem Đối với các nguyênliệu phụ khác như : keo dán, dây giày, nhãn chính các loại đều nhập từ nướcngoài ( Hàn Quốc, Đài Loan )

Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, sản phẩm tạo thành mà công ty quyếtđịnh loại nguyên liêu sử dụng Như mã hàng : VFM - 5296 thì nguyên liệu gồmcác loại như sau :

Trang 25

Tên nguyên liệu Đơn vị

tính

Định mức

Tỉ lệ hao hụt

Định mức + hao hụt

Nguồn nguyên liệu

Bảng 2.2 : Bảng định mức và tỉ lệ hao hụt của mã hàng VFM - 5296

(Nguồn : Công ty da giày tỉnh Quảng Nam )

Theo thống kê của Công ty da giày tỉnh Quảng Nam thì vào năm 2005Công ty đã nhập vào kho các nguyên liệu với số lượng như sau :

Nguyên vật liệu Đơn vị tính Xuất

xứ

Số lượng

Vải các loại Yard Taiwan 22.988.019,6

Trang 26

Đế Đôi China 120.000

Bảng 2.3: Bảng số lượng nguyên liệu nhập vào năm 2005

(Nguồn : Số liệu của Công ty da giày tỉnh Quảng Nam )Nguồn nhiên liệu sử dụng của Công ty không đáng kể, các máy móc chủyếu sử dụng nguồn năng lượng điện

2.2.2.) Sản phẩm và sản lượng:

Trong giai đoạn phát triển của công ty từ năm 1999 đến nay, Công ty dagiày tỉnh Quảng Nam đã từng bước đầu tư đổi mới được một phần trong số cácthiết bị máy móc cũ và lạc hậu có năng suất kém bằng các thiết bị tiên tiến.Nhờđó sản phẩm công ty ngày càng được nâng cao và ổn định

Sản phẩm Công ty chủ yếu gia công giày thể thao (giày tennis, giàybóng rổ, giày luyện tập ) Giày thể thao có đế ngoài bằng cao su, plastic, thuộc

da hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc hoặc bằng nguyên liệu dệt Trung bìnhnăm Công ty sản xuất được 281.000 mũ giày thể thao xuất khẩu, 87.200 đôi giày

Hiện nay phần lớn các khách hàng chuyên đặt gia công cho Công ty, vìthế không có thông tin thị trường, chưa thể sáng tác mẫu mốt để có những chủngloại sản phẩm mới, không chủ động được nguồn nguyên liệu và không có thương hiệu

2.2.3.) Quá trình kiểm tra và đăng ký chất lượng sản phẩm:

Hiện nay trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp ngành da giày muốntồn tại và đứng vững trên thị trường phải luôn chú trọng đến việc cải tiến mẫu mãvà nâng cao chất lượng sản phẩm của mình Để xuất khẩu hoặc phục vụ gia côngxuất khẩu, sản phẩm phải đạt đủ các yếu tố :

+ Đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000

Trang 27

+ Bảo vệ môi trường trong sản xuất ISO 14000

+ Bảo vệ và an toàn cho người lao động SA 8000

Hiện nay Công ty da giày tỉnh Quảng Nam chưa đạt chứng chỉ ISO 9000,mặc dù không áp dụng bất cứ hệ thống quản lý nào nhưng Công ty vẫn áp dụngcác biện pháp để kiểm soát hoạt động có tác động đến môi trường cũng như việcxử lý những phế thải trong quá trình sản xuất để tránh bất cứ sự khiếu nại hoặc bịcác cơ quan quản lý môi trường phạt

Chất lượng sản phẩm của Công ty da giày Tỉnh Quảng Nam luôn đạt tiêuchuẩn chất lượng, năm 1999 công ty đã được “ Huy Chương Vàng” trong hội chợtriển lãm sản phẩm mới, công nghệ mới của Việt Nam Việc quản lý chất lượngsản phẩm được thực hiện đồng bộ xuyên suốt quá trình sản xuất của Công ty, từnhập nguyên liệu đến quy trình công nghệ và lưu kho hàng hoá Đối với giai đoạnpha cắt, in ép, gò ráp,may, việc kiểm tra, đo lường sản phẩm được thực hiện vớicác mục như sau : định lượng các thuộc da, vải các loại, mực in, cuộn chỉ, kiểmtra máy móc

Nhìn chung Công ty có nhiều đầu tư và thực hiện tốt công tác kiểm trađăng ký chất lượng sản phẩm Vì điều này sẽ giúp công ty tạo được vị trí ngàycàng vững mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế

Chương 3 XÁC ĐỊNH QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIÀY CỦA

CÔNG TY DA GIÀY TỈNH QUẢNG NAM

Để cung cấp thông tin cần thiết cho việc đánh giá tác động môi trường ởgiai đoạn trong quá trình từ pha cắt cho đến khi đóng gói thành phẩm theo phương

Trang 28

pháp LCA, trong chương này cung cấp thông tin tổng quát về quy trình sản xuấttừ nguyên liệu đầu vào là thuộc da, giả da cho đến khi thành phẩm thông quakhảosát từ các phân xưởng của Công ty da giày tỉnh Quảng Nam.

Công ty da giày tỉnh Quảng Nam chủ yếu là nhận gia công theo đơn đặthàng của các công ty khác nên nguyên liệu đầu vào như thuộc da, giả da, vải cácloại đều nhập trong nước và nước ngoài

Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất giày

Kho nhiên liệu (da, vải, xương gót )

Chặt ( Pha cắt)

Chuẩn bị sắp việc

May

In ép

Trang 29

3.2 CÁC GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT GIÀY

3.2.1) Giai đoạn chặt (pha cắt):

Giai đoạn chặt (pha cắt):

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ công nghệ giai đoạn chặt (pha cắt)Giày có đặc điểm đối xứng, đồng dạng, đồng kết cấu, đồng màu sắc…Nghiêm ngặt đến từng chi tiết hợp thành Trong suốt quá trình sản xuất đặc điểmnày phải được ton trọng ở các công việc nhất là từ khi bắt đầu lựa chọn và pha cắtnguyên liệu

Nguyên liệu ban đầu gồm các loại : thuộc da, giả da, vải các loại ( vảimesh, vải spandex ) được trải lên thớt chặt sau đó đặt khuôn chặt nhẹ nhàng lênbề mặt nguyên liệu chỗ định cắt chi tiết, lưu ý không để nguyên liệu bị thiếutrong phạm vi khuôn chặt Điều khiển đầu dập với lực đập vừa đủ để cắt đủ chitiết theo hình dạng khuôn chặt, tiếp tục cho khuôn chặt qua vị trí mới để cắt cácchi tiết tiếp theo Rồi sau đó cho các chi tiết ở pha cắt qua máy vạt để vạt mỏngnhững đường ngoài của các chi tiết trong pha cắt Vì có một số loại da, xươnggót sau khi qua pha cắt thì ban đầu rất cứng nên phải thực hiện công đoạn vạtđể làm mỏng đi đường may, giúp cho quá trình may sẽ dễ dàng hơn

Khuôn chặt : mỗi khuôn chặt sẽ có các mẫu mã riêng theo yêu cầu của sản phẩm

Trang 30

3.2.2) Giai đoạn in ép:

Giai đoạn in ép :

Sơ đồ 3.3: Sơ đồ công nghệ giai đoạn in épMỗi đôi giày khi xuất hiện trên thị trường phải cần có các nhãn hiệu, lo

go trên giày Vì thể công đoạn in ép sẽ giúp cho người tiêu dùng biết được sảnphẩm mình đang sử dụng của công ty hoặc nước nào sản xuất, do đó khâu in épkhông thể thiếu trên dây chuyền sản xuất

Thành phẩm da ( vải ) từ giai đoạn pha cắt được trải lên thớt của máyép, sau đó cho khuôn ép vào đầu máy ép rồi điều khiển đầu máy ép với một lựcvừa đủ xuống thành phẩm da (vải) để tạo ra các chi tiết theo khuôn ép Côngviệc này giúp cho việc trang trí đểâ sản phẩm được đẹp hơn

Và thành phẩm da ( vải ) từ giai đoạn pha cắt cũng cho vào khung in( nguyên liệu dùng để in chủ yếu là mực in và bột in ) Mỗi khung in có các mẫukhác nhau, thường thì in các nhãn hiệu của giày, logo hoặc in các đường may giúptrong quá trình may có thể đúng kích cỡ sản phẩm

Khuôn ép: mỗi khuôn ép có các mẫu mã riêng theo yêu cầu của sản phẩm

3.2.3) Giai đoạn sắp xếp:

Các chi tiết từ khâu chặt (pha cắt), in ép, vạt được sắp xếp từng bộ theotừng đôi để chuyển qua khâu may

ÉùpThành phẩm da ( vải)

Thành phẩm in ép

In

Trang 31

3.2.4) Giai đoạn may:

Sơ đồ 3.4: Sơ đồ công nghệ giai đoạn mayNgày nay mũ giày làm từ da, giả da, vải chủ yếu được lắp ráp nhờ đườngmay Sỡ dĩ như vậy vì đường may có ưư điểm sau:

- Tạo khả năng liên kết bền chặt

- Dễ xử lý, điều khiển các chi tiết lắp ráp

- Có khả năng nối các loại nguyên liệu làm mũ giày khác nhau như da vớida lót,

da với vải, giả da với vải…

- Các đường may này góp phần tạo vẻ đẹp riêng cho từng kiểu giày

Các chi tiết từ giai đoạn sắp xếp đưa qua các máy may để may ráp vàdán các chi tiết lại với nhau thành mủ giày sau đó cắt chỉ, vệ sinh, kiểm tra thànhphẩm may để chuyển qua gò ráp

Các chi tiết từ giai

đoạn sắp xếp

Vệ sinh, kiểm tra thành phẩm mayMay ráp

Dán

Trang 32

3.2.5) Giai đoạn gò ráp:

Sơ đồ 3.5: Sơ đồ công nghệ giai đoạn gò rápKhi đã có mũ giày hoàn chỉnh tại bộ phận sản xuất tiếp theo với một công cụ quan trọng quyết định kiểu dáng của giày, là PHOM người ta tiến hành tạo dáng giày theo phom và lắp ráp các chi tiết phần đế Do vậy bộ phận sản xuấtnày thường gọi là bộ phận gò ráp đế giày

Quá trình tạo dáng trên phom được thực hiện thông qua động tác gò ( thực chất là áp suất và kéo căng mũ giày trên phom) và một số công việc hỗ trợđể nâng cao hiệu quả tạo dáng và định hình Sau khi gò mũ giày lên phom tiến hành lắp ráp đế tạo mối liên kết bền vững mũ giày và đế giày, làm công việc hoàn thiện đưa sản phẩm giày hoàn chỉnh

Thành phẩm giày

Trang 33

Gò ráp là công việc cuối cùng của quá trỉnh sản xuất giày,và đóng vai trò quyết định của sản phẩm giày.

Cách tiến hành như sau: đưa mũ giày vào phôm giày để gò, còn đế giàycho vào máy mài để mài sao cho phù hợp với kích cỡ theo yêu cầu của sản phẩm.Sau khi đã mài xong rồi chuyển qua công đoạn dán, lấy mũ giày dán vào đế giày,tiếp tục cho qua máy ép để định hình, rồi cho qua máy sấy để tạo ra sự kết dínhbền chắc của mũ giày và đế giày trong quá trình dán keo, cuối cùng tháo lấyphôm giày ra, sau đó làm vệ sinh thành phẩm cho sạch

3.2.6) Giai đoạn hoàn thành:

Giai đoạn hoàn thành :

Sơ đồ 3.6: Sơ đồ công nghệ giai đoạn hoàn thành

Ơû giai đoạn này sau khi thành phẩm giày được hoàn thành thì dán nhãn(tem) theo công ty đặt gia công, sau đo cho vào hộp rồi đóng gói bỏ vào kho bảo quản

Trang 34

Chương 4 ÁP DỤNG LCA TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIÀY CỦA CÔNG TY DA GIÀY TỈNH QUẢNG NAM

Trong chương 3 đã xác định được quá trình công nghệ sản xuất giày từnguyên liệu đầu vào : da, vải, đế giày cho đến thành phẩm Với mục tiêu đánhgiá tác động môi trường trong suốt vòng đời của hệ thống sản phẩm giày nhằmđịnh hướng cho công tác bảo vệ môi trường, trong chương này sẽ trình bày cácgiai đoạn thực hiện LCA với đối tượng đã chọn là quy trình sản xuất giày ở cáccông đoạn : pha cắt, in ép, may, gò ráp Các giai đoạn thực hiện bao gồm :

 Mục tiêu và phạm vi đánh giá

 Phân tích quy trình công nghệ

 Phân tích kiểm kê đầu vào và đầu ra của các giai đoạn sản xuất

 Đánh giá tác động môi trường của các giai đoạn sản xuất sản phẩmgiày

4.1.2) Phạm vi đánh giá :

Do hạn chế về thời gian thực tập, và có những khó khăn trong việc thốngkê số lượng nguyên vật liệu đầu vào và chất thải đầu ra ở giai đoạn sản xuất Vìvậy việc đánh giá được hạn chế trong phạm vi sau :

Trang 35

Phương pháp LCA được áp dụng cho quy trình sản xuất giày ( giai đoạn pha cắt,

in ép, may, gò ráp) từ nguyên liệu đầu vào ( thuộc da, vải các loại, đế giày ) vàchất thải đầu ra, không đánh giá quá trình sản xuất của nguyên liệu đó

Về chất thải đầu ra chỉ đánh giá đến tại Công ty, không thực hiện đánh giá chocác công đoạn sau khi chất thải chuyển ra khỏi Công ty

4.2.1) Phân tích quy trình công nghệ tại giai đoạn chặt (pha cắt)

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ phân tích quy trình công nghệ tại giai đoạn chặt (pha cắt)Trong giai đoạn chặt ( pha cắt ) này ta thấy máy dập, máy vạt hoạt độngđều nhờ vào điện năng, và khi đưa da ( vải ) vào máy đập thì ngoài việc cho racác chi tiết da ( vải) cần sử dụng, nó còn tạo ra da ( vải ) phế và bụi Đối vớixương gót, da nếu mà từ pha cắt đem đi may liền thì rất khó, vì rất cứng nênphải cho qua công đoạn vạt này để có thể làm mỏng các đường may Nhưng cũngchính vì thế mà ở khâu này sinh ra rất nhiều bụi hô hấp

4.2.2) Phân tích quy trình công nghệ tại giai đoạn in ép

Dập - Máy dập

Thành phẩm da ( vải )

Điện năng

Da ( vải) phế

BụiVạt - Máy vạt

Da (vải) nguyên liệu

ÉpChi tiết da

InĐiện năng

Trang 36

Sơ đồ 4.2: Sơ đồ phân tích quy trình công nghệ tại giai đoạn in ép

Ở giai đoạn này thì riêng khuôn ép hoạt động nhờ vào điện năng Cònđối với khâu in thì sử dụng nhân công, trong quá trình in các chi tiết da ( vải )hoá chất được sử dụng gồm : mực in, bột in Vì thế mà ở công đoạn này sẽ cólượng hoá chất dư, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân

4.2.3) Phân tích quy trình công nghệ tại giai đoạn may

Sơ đồ 4.3: Sơ đồ phân tích quy trình công nghệ tại giai đoạn may

Các chi tiết từ giai đoạn sắp xếp được chuyển đến giai đoạn may, và ởcông đoạn này máy may hoạt động cũng đều nhờ điện năng Ngoài việc may đãsử dụng nguyên liệu đầu vào bằng các cuộn chỉ, và các chi tiết còn được dán lạivới nhau bằng các keo dán, trong quá trình may, dán đã sinh ra các keo phếphẩm, bụi, chỉ phế phẩm

Các chi tiết từ giai đoạn sắp xếp

Vệ sinh, kiểm tra thành phẩm may

May ráp

Điện năng

Chỉ phế phẩm

Keo dán

Bụi Cuộn chỉ

phẩm Bụi

Ngày đăng: 18/07/2014, 09:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2 : Tóm lượt về vòng đời sản phẩm ( Life cycle ) - Góp phần đánh giá chu trình sản phẩm và định hướng kế hoạch quản lý môi trường cho công ty da giày tỉnh Quảng Nam (Quanaleasco)
Hình 1.2 Tóm lượt về vòng đời sản phẩm ( Life cycle ) (Trang 8)
Hình 1.5 : Quá trình kiểm kê của LCA - Góp phần đánh giá chu trình sản phẩm và định hướng kế hoạch quản lý môi trường cho công ty da giày tỉnh Quảng Nam (Quanaleasco)
Hình 1.5 Quá trình kiểm kê của LCA (Trang 13)
Hình 1.6 : Ứng dụng của LCA ( Nguồn: TS.Chế Đình Lý - 2005) - Góp phần đánh giá chu trình sản phẩm và định hướng kế hoạch quản lý môi trường cho công ty da giày tỉnh Quảng Nam (Quanaleasco)
Hình 1.6 Ứng dụng của LCA ( Nguồn: TS.Chế Đình Lý - 2005) (Trang 16)
Bảng 2.2 : Bảng định mức và tỉ lệ hao hụt của mã hàng VFM - 5296 (Nguồn : Công ty  da giày tỉnh Quảng Nam ) - Góp phần đánh giá chu trình sản phẩm và định hướng kế hoạch quản lý môi trường cho công ty da giày tỉnh Quảng Nam (Quanaleasco)
Bảng 2.2 Bảng định mức và tỉ lệ hao hụt của mã hàng VFM - 5296 (Nguồn : Công ty da giày tỉnh Quảng Nam ) (Trang 25)
Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất giày - Góp phần đánh giá chu trình sản phẩm và định hướng kế hoạch quản lý môi trường cho công ty da giày tỉnh Quảng Nam (Quanaleasco)
Sơ đồ 3.1 Quy trình sản xuất giày (Trang 28)
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ công nghệ giai đoạn chặt (pha cắt) - Góp phần đánh giá chu trình sản phẩm và định hướng kế hoạch quản lý môi trường cho công ty da giày tỉnh Quảng Nam (Quanaleasco)
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ công nghệ giai đoạn chặt (pha cắt) (Trang 29)
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ công nghệ giai đoạn may - Góp phần đánh giá chu trình sản phẩm và định hướng kế hoạch quản lý môi trường cho công ty da giày tỉnh Quảng Nam (Quanaleasco)
Sơ đồ 3.4 Sơ đồ công nghệ giai đoạn may (Trang 31)
Sơ đồ 3.5: Sơ đồ công nghệ giai đoạn gò ráp - Góp phần đánh giá chu trình sản phẩm và định hướng kế hoạch quản lý môi trường cho công ty da giày tỉnh Quảng Nam (Quanaleasco)
Sơ đồ 3.5 Sơ đồ công nghệ giai đoạn gò ráp (Trang 32)
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ phân tích quy trình công nghệ tại giai đoạn chặt (pha cắt) Trong giai đoạn chặt ( pha cắt ) này ta thấy máy dập, máy vạt hoạt động đều nhờ vào điện năng, và khi đưa da ( vải ) vào máy đập thì ngoài việc cho ra các chi tiết da ( vải) cần s - Góp phần đánh giá chu trình sản phẩm và định hướng kế hoạch quản lý môi trường cho công ty da giày tỉnh Quảng Nam (Quanaleasco)
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ phân tích quy trình công nghệ tại giai đoạn chặt (pha cắt) Trong giai đoạn chặt ( pha cắt ) này ta thấy máy dập, máy vạt hoạt động đều nhờ vào điện năng, và khi đưa da ( vải ) vào máy đập thì ngoài việc cho ra các chi tiết da ( vải) cần s (Trang 35)
Sơ đồ 4.2: Sơ đồ phân tích quy trình công nghệ tại giai đoạn in ép - Góp phần đánh giá chu trình sản phẩm và định hướng kế hoạch quản lý môi trường cho công ty da giày tỉnh Quảng Nam (Quanaleasco)
Sơ đồ 4.2 Sơ đồ phân tích quy trình công nghệ tại giai đoạn in ép (Trang 36)
Sơ đồ 4.4: Sơ đồ phân tích quy trình công nghệ tại giai đoạn gò ráp - Góp phần đánh giá chu trình sản phẩm và định hướng kế hoạch quản lý môi trường cho công ty da giày tỉnh Quảng Nam (Quanaleasco)
Sơ đồ 4.4 Sơ đồ phân tích quy trình công nghệ tại giai đoạn gò ráp (Trang 37)
Bảng 4.1: Bảng phân tích kiểm kê ở giai đoạn pha cắt ( tính trên 1000 Kg ) - Góp phần đánh giá chu trình sản phẩm và định hướng kế hoạch quản lý môi trường cho công ty da giày tỉnh Quảng Nam (Quanaleasco)
Bảng 4.1 Bảng phân tích kiểm kê ở giai đoạn pha cắt ( tính trên 1000 Kg ) (Trang 38)
Bảng 4.4: Bảng phân tích kiểm kê ở giai đoạn gò ráp - Góp phần đánh giá chu trình sản phẩm và định hướng kế hoạch quản lý môi trường cho công ty da giày tỉnh Quảng Nam (Quanaleasco)
Bảng 4.4 Bảng phân tích kiểm kê ở giai đoạn gò ráp (Trang 41)
Bảng 4.7: Bảng ma trận đánh giá tác động môi trường tại giai đoạn may - Góp phần đánh giá chu trình sản phẩm và định hướng kế hoạch quản lý môi trường cho công ty da giày tỉnh Quảng Nam (Quanaleasco)
Bảng 4.7 Bảng ma trận đánh giá tác động môi trường tại giai đoạn may (Trang 43)
Bảng 4.6: Bảng ma trận đánh giá tác động môi trường tại giai đoạn in ép - Góp phần đánh giá chu trình sản phẩm và định hướng kế hoạch quản lý môi trường cho công ty da giày tỉnh Quảng Nam (Quanaleasco)
Bảng 4.6 Bảng ma trận đánh giá tác động môi trường tại giai đoạn in ép (Trang 43)
Bảng 4.5: Bảng ma trận đánh giá tác động môi trường tại giai đoạn chặt ( pha caét ) - Góp phần đánh giá chu trình sản phẩm và định hướng kế hoạch quản lý môi trường cho công ty da giày tỉnh Quảng Nam (Quanaleasco)
Bảng 4.5 Bảng ma trận đánh giá tác động môi trường tại giai đoạn chặt ( pha caét ) (Trang 43)
Bảng 4.8: Bảng ma trận đánh giá tác động môi trường tại giai đoạn gò ráp Giai đoạn Loại hình tác động - Góp phần đánh giá chu trình sản phẩm và định hướng kế hoạch quản lý môi trường cho công ty da giày tỉnh Quảng Nam (Quanaleasco)
Bảng 4.8 Bảng ma trận đánh giá tác động môi trường tại giai đoạn gò ráp Giai đoạn Loại hình tác động (Trang 44)
Bảng 4.9: Phân tích mẫu nước thải của Công ty da giày tỉnh Quảng Nam  Chổ tieõu - Góp phần đánh giá chu trình sản phẩm và định hướng kế hoạch quản lý môi trường cho công ty da giày tỉnh Quảng Nam (Quanaleasco)
Bảng 4.9 Phân tích mẫu nước thải của Công ty da giày tỉnh Quảng Nam Chổ tieõu (Trang 47)
Sơ đồ 5.1: Mục tiêu quản lý môi trường của Công ty da giày Tỉnh Quảng Nam. - Góp phần đánh giá chu trình sản phẩm và định hướng kế hoạch quản lý môi trường cho công ty da giày tỉnh Quảng Nam (Quanaleasco)
Sơ đồ 5.1 Mục tiêu quản lý môi trường của Công ty da giày Tỉnh Quảng Nam (Trang 57)
Sơ đồ 5.2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt: - Góp phần đánh giá chu trình sản phẩm và định hướng kế hoạch quản lý môi trường cho công ty da giày tỉnh Quảng Nam (Quanaleasco)
Sơ đồ 5.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt: (Trang 65)
Bảng 5.1:  Hiệu quả lọc bụi của cây xanh Caây Tổng diện tích lá - Góp phần đánh giá chu trình sản phẩm và định hướng kế hoạch quản lý môi trường cho công ty da giày tỉnh Quảng Nam (Quanaleasco)
Bảng 5.1 Hiệu quả lọc bụi của cây xanh Caây Tổng diện tích lá (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w