1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông phạm ngũ lão tỉnh hưng yên

29 618 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 245,5 KB

Nội dung

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị LoanChức vụ, chức danh: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường trung học phổ thông Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp tổ chức

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN

Lĩnh vực: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Họ và tên: Nguyễn Thị Loan

Chức vụ: Hiệu trưởng

Đơn vị công tác: Trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên

Tài liệu kèm theo: Đĩa CD

NĂM HỌC 2013 - 2014

Trang 2

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Loan

Chức vụ, chức danh: Hiệu trưởng

Đơn vị công tác: Trường trung học phổ thông Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp tổ chức bồi dưỡng học

sinh giỏi ở trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên.

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1 2

Trang 3

2 Mục đích nghiên cứu

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

4 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

6 Đối tượng nghiên cứu

7 Phạm vi nghiên cứu

8 Những đóng góp mới của đề tài

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC BỒI

DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Đặt vấn đề:

1.2 Một số khái niệm liên quan đến học sinh năng khiếu

1.3 Học sinh năng khiếu và học sinh giỏi

1.4 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chiến lược nhân tài

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG

HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THPT PHẠM NGŨ LÃO - HƯNG

YÊN

2.1 Khái lược về trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên

2.2 Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT

Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG

HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THPT PHẠM NGŨ LÃO

- HƯNG YÊN

3.1 Nâng cao nhận thức việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi

3.2 Xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi

3.3 Tổ chức phát hiện và tuyển chọn đội học sinh giỏi

3.4 Tuyển chọn và phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi

3.5 Tổ chức bồi dưỡng giáo viên

2 2 2 3 3 3

4 4 5 8 8 9

10 10

10 13

14 14 14 15 16 17

Trang 4

3.6 Tổ chức xây dựng, bảo quản sử dụng có hiệu quả sở vật chất

thiết bị phục vụ giảng dạy

3.7 Tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi

3.8 Phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội động viên công tác bồi

dưỡng học sinh giỏi

3.9 Công tác thi đua khen thưởng trong bồi dưỡng học sinh giỏi

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3PHẦN KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

18 19

20 21 21 23

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI này, xu hướng toàn cầu hoá ngàycàng rõ rệt Đất nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển, việc tiếpcận thông tin các tri thức khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại nhằm đẩymạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước là hết sức cần thiết; công việc tiếp cận đókhông ai khác là các nhà khoa học, các tài năng trẻ của đất nước Chính vì vậyviệc tuyển chọn, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài để phát triển kinh tế xã hội ngàycàng được quan tâm

Ngay từ xưa ông cha ta đã sớm nhận thức được điều đó và đã tổ chức các

kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình để chọn hiền tài Vua Lê Thánh Tông đã viết:

“ Hiền tài là nguyên khí Quốc gia Nguyên khí mạnh thì thế nước cường Nguyên khí suy thì thế nước tàn”

Từ năm 1070 ông đã lệnh cho xây dựng Văn Miếu và sau trở thành Quốc

Tử Giám - một kiểu trường Đại học đầu tiên ở nước ta nhằm tuyển chọn và đàotạo các nhân tài để phụng sự đất nước

Đảng và nhà nước ta phát huy truyền thống của cha ông ta đã có nhậnthức đầy đủ và khoa học trong công tác phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng và sử

dụng nhân tài Nghị quyết TW Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: “Nguồn lực của con

người là điều kiện cơ bản để đất nước ta đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.

Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng đã viết bài đăng trên báo “Cứu quốc” ngày

20/11/1946 trong đó có đoạn: “Nhà nước cần phải kiến thiết, kiến thiết cần phải

có người tài”.

Vì vậy trong tài liệu quán triệt Nghị quyết TW Đảng khoá VIII lần 2 và

thực hiện nhiệm vụ năm học 1998 - 1999 của Bộ Giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ:

Trang 6

“Trường phổ thông và mọi giáo viên phổ thông đều có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi”.

Trong những năm qua, ở trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên việc

tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi có nhiều quan tâm, cố gắng; song việcchỉ đạo, bồi dưỡng chưa được bài bản, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêucầu ngày càng cao của giáo viên, học sinh và phụ huynh Đây thực sự là một vấn

đề còn nhiều trăn trở của lãnh đạo nhà trường

Để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ngày càng có chất lượng cũngnhư về số lượng đáp ứng yêu cầu mới của đất nước, chúng tôi nhận thấy việc bồidưỡng học sinh giỏi cần được nghiên cứu một cách đầy đủ, chính xác và khoa

học hơn Chính vì vậy chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp tổ chức bồi

dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài sẽ hệ thống hoá và đề xuất một số biện pháp tổ chức bồi dưỡnghọc sinh giỏi ở trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên nhằm nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên và học sinh

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Chỉ ra thực trạng về vấn đề tổ chức và chỉ đạo, bồi dưỡng học sinh giỏi ởtrường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay

- Xác định cơ sở lý luận của việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ởtrường THPT trong giai đoạn hiện nay

- Hệ thống hoá và đề xuất một vài biện pháp tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡnghọc sinh giỏi ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay

4 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi

ở trường THPT Phạm Ngũ Lão

Các số liệu khảo sát, đánh giá thực trạng biện pháp tổ chức chức bồidưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Phạm Ngũ Lão trong giai đoạn từ năm 2010đến hết quý II năm 20013

Trang 7

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

Nghiên cứu tài liệu, xử lý thông tin: chắt lọc thông tin, vận dụng cácthông tin, các tư liệu có tính pháp lý và tính khả thi

5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Nghiên cứu thông qua các tư liệu thực tiễn

- Phương pháp quan sát

- Đàm thoại, trao đổi thông tin

- Xử lý số liệu đã thu thập

5.3 Nhóm nghiên cứu hỗ trợ:

- Hệ thống hoá các thông tin và tổng kết, rút kinh nghiệm

- Biểu bảng thống kê, sơ đồ

6 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT PhạmNgũ Lão - Hưng Yên

7 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu biện pháp tổ chức, bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPTPhạm Ngũ Lão - Hưng Yên

8 Những đóng góp mới của đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của vấn đề tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ởtrường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên

- Xác định thực trạng tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPTPhạm Ngũ Lão - Hưng Yên và nguyên nhân của thực trạng

- Đề xuất một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trườngTHPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn củanhà trường

Cấu trúc của đề tài

Đề tài có cấu trúc gồm phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận

Trang 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Đặt vấn đề:

1.1.1 Vai trò của người tài

Chúng ta đã biết, những người tài năng đã tạo ra những bước ngoặt quantrọng trong đối với lịch sử phát triển của loài người Họ đã sản sinh ra những sảnphẩm có giá trị lớn về vật chất và tinh thần Họ là nhân tố quan trọng góp phầnphát triển kinh tế xã hội

1.1.2 Quan niệm về người tài ở các nước trên thế giới:

Các cường quốc như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Đức các nước đang pháttriển như Thái Lan, Xinhgapo, Hàn quốc đến các nước còn nghèo đều rất quantâm đến việc phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài Sở dĩ Mỹ lànước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới là do sau đại chiến thế giới lầnthứ hai nhiều nhà khoa học giỏi ở các nước khác trên thế giới đã sang đó sống vàlàm việc

Vấn đề về bồi dưỡng nhân tài, thế giới đã có nhiều cuộc hội thảo và trong

các cuộc hội thảo này đều đưa ra khuyến cáo: “Mỗi quốc gia hãy nhanh chóng

ra chiến lược đào tạo nhân tài để góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi nước”

1.1.3 Quan niệm về người tài ở nước ta

Ngay từ xưa ông cha ta cũng rất coi trọng đến việc tuyển chọn bồi dưỡng

nhân tài để phụng sự đất nước Trong Chiếu cầu hiền của vua Lê năm 1429 có viết: “Đất nước thịnh vượng tất ở việc cầu hiền Người làm vua thiên hạ phải lo

công việc đó trước tiên”

Lịch sử đã ghi nhận hơn 300 người tài năng trong đó có 7 danh nhân kiệtxuất góp phần tạo ra bước ngặt quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước,

đó là: Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi,Quang Trung và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trang 9

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Đảng và nhà nước ta bắt tay vào công

cuộc kiến thiết đất nước Bác Hồ viết bài đăng trên báo Cứu Quốc ngày 20/11/1946 trong đó Người chỉ rõ: “Nhà nước cần phải kiến thiết, kiến thiết cần

phải có người tài”.

Trong các báo cáo chính trị trình bày tại các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc,Đảng và Nhà nước ta đều hết sức quan tâm đến việc phát hiện, tuyển chọn, bồidưỡng và sử dụng nhân tài Đảng và Nhà nước ta đã và đang đầu tư nguồn kinhphí lớn cho việc tuyển chọn và bồi dưỡng nhân tài

1.2 Một số khái niệm liên quan đến học sinh năng khiếu

1.2.1 Năng lực

Năng lực là những tổ hợp tâm lý của mỗi con người; nó qui định tốc độ,chiều sâu và cường độ của việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để đáp ứng yêucầu hoàn thành xuất sắc một hoạt động nhất định

Năng lực chỉ nảy sinh và quan sát thấy trong hoạt động giải quyết nhữngyêu cầu mới mẻ

Năng lực được chia thành hai loại: năng lực chung và năng lực chuyên biệt

1.2.2 Năng khiếu

- Năng khiếu là hệ thống tiền đề bên trong dựa trên tư chất bẩm sinh, ditruyền, được phát triển trong đời sống cá thể, tạo cho con người những năng lựcgiải quyết với chất lượng cao những yêu cầu đặt ra

- Năng khiếu có một số đặc điểm sau:

+ Năng khiếu là tư chất bẩm sinh trong cơ thể, được hình thành trong cơthể người mẹ trong thời kỳ mang thai

+ Năng khiếu mang tính di truyền sâu sắc, nó phụ thuộc vào gen của bố

mẹ, của dòng họ

+ Năng khiếu chỉ được phát triển trong nền giáo dục có chương trình, có

kế hoạch bài bản, có thầy, có cơ sở vật chất và có sự tổ chức, chỉ đạo khoa học

+ Năng khiếu không được giáo dục, đào tạo sẽ bị thui chột và biến mấttrong quá trình phát triển của con người

Trang 10

1.2.3 Tài năng

- Tài năng là một tổ hợp các năng lực tạo nên tiền đề thuận lợi cho hoạtđộng có kết quả cao, những thành tích đạt được này vẫn nằm trong khuôn khổnhững thành tựu đạt được của xã hội loài người

- Cấu trúc của tài năng, năng khiếu gồm ba thành tố: thông tuệ, sáng tạo

và phẩm chất ưu việt

Thông tuệ: Là những người có trí tuệ phát triển có năng lực tư duy tốt Họ tiếp

thu vấn đề nhanh, nhớ lâu, có khả năng suy luận, khái quát hoá, trừu tượng hoá,

họ hiểu sâu rộng nhiều vấn đề, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến chuyênmôn của mình Trước một vấn đề họ giải quyết nhanh, linh hoạt, đạt kết quả cao

Sáng tạo: Là người có óc tư duy độc lập, có óc phê phán, không suy nghĩ theo

đường mòn, luôn muốn đi vào bản chất, tìm ra qui luật của hiện tượng, sự kiện,

có khả năng dự báo, sáng tạo ra nhiều giải pháp mới, độc lập, tối ưu

Phẩm chất ưu việt: Có lòng say mê, tò mò, hoạt động có mục đích, trung thực,

kiên trì, vượt khó lao vào cái mới, giầu lòng vị tha và có tính nhân văn, có ý chíphấn đấu vươn lên tự hoàn thiện với tinh thần tự chủ cao

Ba thành tố trên tạo nên cấu trúc năng khiếu của học sinh giỏi Cả 3 thành

tố này phải đồng thời có ở mức cao hơn 50 % ở mỗi thành tố

Ta có thể quan niệm học sinh năng khiếu là người thông tuệ, có một sốphảm chất nổi bật, giầu tính sáng tạo và có một hoặc một số năng lực chuyênbiệt nổi trội hơn hẳn lên

1.2.4 Các giai đoạn phát triển năng khiếu và tài năng

Chúng ta thấy các người tài được sinh ra và trưởng thành ở những nơi vàchế độ xã hội khác nhau Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của

họ đều được chi phối bởi ba yếu tố: di truyền, môi trường tự nhiên - xã hội và sự

nỗ lực rèn luyện trong cuộc sống của mỗi cá nhân

Nói chung mỗi con người trong quá trình hình thành, phát triển và cốnghiến tài lực của mình cho xã hội đều phải trải qua ba giai đoạn chính sau:

Giai đoạn 1: giai đoạn sinh học ( trong giai đoạn thai nhi )

Trang 11

Ở giai đoạn này đã hình thành các tổ chức tế bào tạo thành não và các cơquan, bộ phận của cơ thể Đây là giai đoạn thai nhi chịu sự tác động của môitrường tự nhiên, xã hội như: sức khoẻ, yếu tố di truyền của bố mẹ, điều kiện,môi trường sống của cha mẹ và đặc biệt người mẹ có ảnh hưởng rất lớn quyếtđịnh tới việc phát triển của thai nhi, sự phát triển trí tuệ và tình cảm của đứa trẻsau này.

Giai đoạn 2: giai đoạn sinh học và xã hội học

Giai đoạn này bắt đầu từ lúc đứa trẻ ra đời tới lúc trưởng thành Ở giaiđoạn này đã nảy sinh, bộc lộ mầm mống phát triển và xác lập năng khiếu Tronggiai đoạn này sự tác động của môi trường tự nhiên và đặc biệt là môi trường xãhội - (vai trò giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội) là hết sức quan trọng

Nó có thể làm thui chột đi năng khiếu sẵn có và có thể xuất hiện thêm các mầmmống của một số năng lực khác

Giai đoạn 3: giai đoạn xã hội học

Đây là giai đoạn mà tài năng được xác lập một cách rõ rệt, được thể hiện

rõ rệt và được sử dụng, phát huy trong thực tiễn mang lại kết quả hữu ích cho xã

hội Ở giai đoạn này, môi trường (đường lối, chủ trương, chính sách, chế độ đãi

ngộ, tổ chức, quản lý, chỉ đạo các mặt kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước )

đóng vai trò rất quan trọng, nó tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến việcphát triển, xuất hiện tài năng, sự sáng tạo và cống hiến tài năng của cá nhân chocộng đồng xã hội

Như vậy: ba giai đoạn hình thành và phát triển năng khiếu tài năng kế tiếpnhau, đan xen với nhau, tác động tương hỗ với nhau để cùng nhau phát triển Do

đó để giữ gìn, nuôi dưỡng và tạo thêm năng khiếu của con người, ở mỗi giaiđoạn cần chú ý quan tâm, tác động đúng và kịp thời Đặc biệt ở giai đoạn thứ haivai trò của giáo dục giữa gia đình nhà trường và xã hội hết sức quan trọng Nếuchúng ta tạo điều kiện tốt, chăm lo giáo dục đúng mức sẽ có tác dụng kích thích

sự phát triển tài năng, tạo nền móng cho tài năng phát triển ở các bậc học kế tiếp

Trang 12

1.3 Học sinh năng khiếu và học sinh giỏi

Trước hết, học sinh giỏi là học sinh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụhọc tập và rèn luyện, đạt được kết quả cao trong học tập

Học sinh có năng khiếu là học sinh cùng bỏ một thời gian tương đươngvới các học sinh khác để hoàn thành một công việc, nhưng học sinh năng khiếubao giờ cũng làm được kết quả cao hơn và tối ưu hơn trong khi đó các học sinhkhác có thể không hoàn thành được hoặc hoàn thành chậm hơn Cá biệt cónhững học sinh năng khiếu chưa được đào tạo bài bản nhưng vẫn hoàn thành tốtnhiệm vụ

Học sinh năng khiếu có liên quan đến yếu tố bên trong dựa trên các tưchất bẩm sinh - di truyền Học sinh có năng khiếu có cơ hội trở thành học sinhgiỏi nếu được đào tạo đầy đủ Ngược lại học sinh năng khiếu sẽ không trở thànhhọc sinh giỏi nếu không đào tạo đầy đủ và học sinh này không chịu học tập, bịcác hoạt động khác chi phối

Như vậy học sinh năng khiếu phải được đào tạo bài bản và học sinh nàyphải có ý thức học tập thì mới trở thành học sinh giỏi

1.4 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chiến lược nhân tài

Nghị quyết 37- NQ/TW của Bộ chính trị (khoá IV) ngày 24/8/1981 cũng

đã chỉ rõ: “Cần quan tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ khoa học, kỹ thuật

giỏi ,những nhân tài của đất nước”

Trong văn kiện trình tại Đại hội Đảng VII có viết: “Giáo dục & đào tạo

nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Bồi dưỡng những người giỏi về khoa học công nghệ và kinh doanh”

Nghị quyết VIII của TW Đảng cũng đã viết “ Nguồn lực con người là

điều kiện cơ bản để đất nước ta đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

Rõ ràng Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc phát hiện và bồidưỡng nhân tài

Trang 13

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nhân tài có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc xây dựng xã hộivăn minh Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương mới về công tác bồidưỡng học sinh giỏi: xây dựng hệ thống trường chuyên một cách hoàn thiệnhơn, tôn vinh các học sinh xuất sắc Chính vì thế mà có thể coi công tác bồidưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn và trọng tâm nó có tác dụng nâng caotrình độ chuyên môn nghiệp vụ của các thầy cô giáo, năng cao chất lượng giáodục, khẳng định thương hiệu nhà trường

Việc nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài cũng giúp chúng tôi xác địnhchính xác thực trạng tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Phạm NgũLão - Hưng Yên

Trang 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

Ở TRƯỜNG THPT PHẠM NGŨ LÃO - HƯNG YÊN

2.1 Khái lược về trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên

Trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên thành lập năm 2003 nằm trênđịa bàn xã Tân Phúc, huyện Ân Thi, tỉnh HưngYên Khu vực tuyển sinh củatrường gồm 06 xã phía Bắc huyện Ân Thi: Quang Vinh, Tân Phúc, Đào Dương,Bắc Sơn, Bãi Sậy và Phù Ủng Địa bàn dân cư nơi trường đóng có nhiều tệ nạn

xã hội Giao thông đi lại khó khăn Điều kiện kinh tế, xã hội, trình độ dân tríchưa cao, nhiều gia đình chưa quan tâm đến học tập của con em mình Chấtlượng thi tuyển sinh vào lớp 10 những năm gần đây đều thấp nhất trong khối cáctrường công lập trong tỉnh Đội ngũ giáo viên chất lượng đào tạo không đồngđều, kinh nghiệm còn hạn chế Những khó khăn đó đã ảnh hưởng không nhỏ đếnchất lượng dạy và học của nhà trường Song với quyết tâm cao của thầy và trònhà trường, trong những năm qua thầy và trò nhà trường đã vượt qua mọi khókhăn để cố gắng dạy tốt, học tốt và đạt được những kết quả đáng khích lệ

2.2 Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên

2.2.1 Thực trạng

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THPT Phạm Ngũ Lão hiệnnay gặp nhiều hạn chế về kết quả Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân chủyếu sau: Tất cả giáo viên bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và sưu tầmtài liệu; nội dung và phương pháp bồi dưỡng đội tuyển chưa được thống nhất.Giáo viên bồi dưỡng phải hoàn tất công tác giảng dạy như các giáo viên khác,đôi khi còn kiêm nhiệm các công tác khác như: chủ nhiệm, công đoàn, tổ trưởngchuyên môn, thư ký hội đồng… Đó là một thực tế, bởi ban giám hiệu bao giờcũng muốn giao những công việc này cho những giáo viên giỏi, có uy tín Vìvậy mà việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng có phần bị hạnchế Một số khó khăn khác đôi khi gặp phải là có giáo viên giỏi nhưng không

Ngày đăng: 17/07/2014, 21:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: xếp loại học lực - SKKN biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông phạm ngũ lão tỉnh hưng yên
Bảng 1 xếp loại học lực (Trang 15)
Bảng 2: số học sinh thi đỗ vào các trường Đại học - Cao đẳng - SKKN biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông phạm ngũ lão tỉnh hưng yên
Bảng 2 số học sinh thi đỗ vào các trường Đại học - Cao đẳng (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w