1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN biện pháp tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn toán tiểu học

21 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 421,11 KB

Nội dung

Để đánh giá học sinh giáo viên gần như chỉ dùng mỗi phương pháp ra đề kiểm tra có khi xa rời chuẩn để chỉ đơn giản là có điểm số, mà phải kết hợp các phương pháp kiểm tra đánh giá người

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THEO CHUẨN KIẾN THỨC,

KỸ NĂNG MÔN TOÁN TIỂU HỌC

Trang 2

Phần mở đầu

Việc tổ chức thực hiện và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh vẫn còn nhiều điều phải tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra những kết luận xác đáng Tuy nhiên khó khăn thì phải khắc phục, vấn đề ở chỗ mỗi nhà giáo, mỗi cán bộ quản lý giáo dục phải nhận thức đúng nhất sự cần thiết phải học, phải đổi mới cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một trong những hạn chế nhất của hệ thống giáo dục hiện hành là đánh giá năng lực người học Để đánh giá học sinh giáo viên gần như chỉ dùng mỗi phương pháp ra đề kiểm tra (có khi xa rời chuẩn) để chỉ đơn giản là có điểm số, mà phải kết hợp các phương pháp kiểm tra đánh giá người học, trong đó kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp học là trọng tâm nhằm tự đánh giá, tự điều chỉnh, thông qua đó chất lượng họat động dạy và học được nâng cao

Với chương trình giáo dục bậc Tiểu học, chuẩn kiến thức, kỹ năng là chuẩn chung của quốc gia với các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học, của họat động giáo dục Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng là đảm bảo của quy trình giáo dục, làm cơ sở và đồng thời là những biện pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học

Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức,

kỹ năng là việc làm thường nhật, thiết thực, có tính pháp quy, cần phải hiểu đầy đủ

về kiểm tra đánh giá về chuẩn kiến thức, kỹ năng của bậc học để tổ chức thực hiện

có hiệu quả tốt nhất

Từ thực tiễn cách kiểm tra, đánh giá truyền thống và những bức xúc trong thực hiện của các cơ sở giáo dục, trước yêu cầu cao đối với nhà giáo, nhà quản lý giáo dục về hiểu biết chuẩn kiến thức, kỹ năng, về kỹ thuật biên sọan nội dung kiểm tra đánh giá sao cho sát chuẩn, trong phạm vi chuyên môn hẹp của mình tôi

Trang 3

chọn đề tài “ Biện pháp tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán Tiểu học” đặng góp kinh nghiệm, tiếng nói nhỏ trong công tác chỉ đạo giáo dục - đào tạo cấp huyện

Phần nội dung

I Cơ sở thực tiễn:

Mặc dầu có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thực hiện chương trình, về đổi mới phương pháp giảng dạy, về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, nhưng vẫn còn những cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo lúng túng, năng lực hạn chế trong quá trình thực hiện

Một số nhà giáo còn dập khuôn, máy móc, lệ thuộc tuyệt đối vào sách giáo khoa, “ dạy học, kiểm tra đánh giá hết những gì trong sách viết”,

Việc tiếp cận, hiểu biết về chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ( môn Toán nói riêng) còn nhiều hạn chế, năng lực của nhà giáo trong lĩnh vực này không đồng đều giữa các trường, các lớp, các địa phương, dẫn đến kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa sát chuẩn chung

Hệ thống câu hỏi đánh giá trong sách giáo khoa đôi chỗ còn hạn chế, chưa chọn lọc, một số kiến thức, bài tập cách trình bày phức tạp, khó hiểu, thiếu logich gây những khó khăn nhất định cho nhà giáo trong dạy học, kiểm tra đánh giá

Các hình thức kiểm tra đánh giá của nhà giáo còn nặng về kiến thức, chưa phối hợp tốt các phương pháp đánh giá, bỏ qua một số kỹ năng cần thiết của môn học

Tuy được tiếp cận, tập huấn về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ nhà giáo, song quá trình diễn ra còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa thường xuyên nên cách thiết lập ma trận đề, kỹ thuật viết các dạng câu hỏi trắc nghiệm tự luận, trắc ngiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá ở các cơ sở giáo dục còn những khó khăn, hạn chế đáng kể

Thực tiễn giáo dục Tiểu học Lệ Thủy cho thấy về kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Toán còn những vấn đề: Còn biểu hiện thiếu cân đối

Trang 4

trong cấu trúc đề, phong tỏa kiến thức còn ít, chưa đề cập khá đầy đủ các dạng câu hỏi trắc nghiệm, mức độ nhiễu của câu hỏi chưa nhiều, chưa buộc học sinh phải kiểm sáot hết các trường hợp trong làm bài trắc nghiệm

II Cơ sở lý luận:

Hiểu biết về nhận thức và khả năng lưu giữ thông tin của học sinh:

Chúng ta nhớ được chừng nào?

Khả năng lưu giữ thông tin

Chuẩn kiến thức kỹ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được Chuẩn kiến thức, kỹ năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp,

ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học Yêu cầu về thái độ được xác định cho từng lớp và cho cả cấp học Chuẩn kiến thức, kỹ năng là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học và hoạt động giáo dục bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của Chương trình tiểu học; bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục ở tiểu học

Trang 5

Chuẩn kiến thức kỹ năng là căn cứ quan trọng để thực hiện việc dạy học, kiểm tra, đánh giá, được hiểu là chuẩn chung của quốc gia, là yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt được trong việc xem xét chất lượng sản phẩm Chuẩn là căn cứ để đảm bảo không quá tải Chuẩn không quá tải học sinh bình thường, không giới hạn học sinh năng khiếu, địa phương chịu trách nhiệm về tình trạng quá tải Chuẩn là yếu tố động, đảm bảo tính phù hợp, các tỉnh có mức độ chuẩn riêng không dưới chuẩn quốc gia, các huyện có mức độ chuẩn riêng không dưới chuẩn của tỉnh Chuẩn đảm bảo cho học sinh phát triển phù hợp với khả năng và điều kiện vùng miền, học sinh

có thể phát huy tối đa theo năng lực và nhu cầu Có chuẩn các môn học ở mỗi lớp, chuẩn cho mỗi bài học là tương đối, có thể điều chỉnh yêu cầu của mỗi bài học nhưng đảm bảo chuẩn của mỗi lớp học, chuẩn của cả cấp học Giáo viên được phép điều chỉnh nội dung, yêu cầu một số bài học dài cho phù hợp

Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập theo chuẩn kiến thức kỹ năng bộ môn của học sinh cùng với tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên

và nhà trường để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn

Đánh giḠthực hiện đồng thời hai chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi

về quá trình dạy học, vừa góp phần điều chỉnh hoạt động này

Kiểm tra là tiền đề của đánh giá, là khâu không thể thiếu được trong quá trình dạy học

Trang 6

Hình thức đánh giá nhằm cung cấp thông tin về những gì học sinh đã học được, vạch ra hành động tiếp theo trong một giai đoạn giáo dục

Đánh giá tổng kết:

Cuối mỗi giai đoạn học tập, thành công của học sinh sẽ được đánh giá và tổng kết một cách có hệ thống

Đánh giá theo chuẩn:

Đánh giá được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so với các cá nhân khác trong một nhóm mà qua đó việc đánh giá được thực hiện

Đánh giá theo tiêu chí:

Đánh giá được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so với các tiêu chí xác định trước của một môn học hoặc chương trình học

2 Quy trình đánh giá kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng:

Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá

Bước 2: Lựa chọn những chuẩn cần đánh giá

Bước 3: Lựa chọn phương pháp đánh giá, loại hình đánh giá

Bước 4: Biên soạn, thử, điều chỉnh

Bước 5: Thu thập và xử lí thông tin

Bước 6: Ra quyết định đánh giá

3 Kiểm tra:

Kiểm tra cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá và là phương tiện

và hình thức đánh giá

Đề kiểm tra của môn học là những câu hỏi hay bài tập về môn học, đòi hỏi học sinh phải giải đáp bằng cách trình bày miệng hay viết, trong một thời lượng nhất định, về một vấn đề nào đó của một bài, một chương, một học kì hay cả năm học hoặc khóa học

Quy trình biên soạn đề kiểm tra

Bước 1 Xác định mục tiêu của đề kiểm tra

Bước 2 Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng

Bước 3 Thiết lập ma trận hai chiều

Trang 7

Bước 4 Thiết kế câu hỏi theo ma trận

Bước 5 Xây dựng đáp án và biểu điểm

Bước 6 Phân tích và xử lí kết quả bài kiểm tra

Kết quả học tập (Achievement) Là khái niệm được hiểu theo hai quan niệm

khác nhau:

(1) Đó là mức độ thành tích mà một học sinh đạt được xem xét trong mối quan

hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra so với mục tiêu giáo dục Theo quan niệm này,

kết quả học tập là mức thực hiện tiêu chí (Criterion)

(2) Đó còn là mức độ thành tích đã đạt được của một học sinh so với các bạn

cùng học Theo quan niệm này thì kết quả học tập là mức thực hiện chuẩn (Norm)

4 Định hướng của đổi mới kiểm tra đánh giá:

- Bám sát mục tiêu môn học;

- Căn cứ trên những đổi mới về nội dung chương trình và sách giáo khoa;

- Coi trọng tính toàn diện về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ;

- Dựa trên quan điểm tích cực hoá hoạt động của học sinh;

- Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra đánh giá (tự luận/ trắc nghiệm/ kết hợp với tỉ lệ hợp lí; kiểm tra miệng/viết; kiểm tra đầu giờ/ giữa giờ/ cuối giờ );

- Đảm bảo sự phân hoá trong kiểm tra để sau hoạt động này có thể nhìn nhận được thực chất trình độ và thứ bậc của học sinh trong lớp

Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới kiểm tra đánh giá là:

- Giáo viên đánh giá sát đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình;

- Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ GDĐT

Trang 8

- Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh theo quy định của bậc học do Bộ GDĐT ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành

- Đổi mới đánh giá các môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, thực hiện đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập theo quy định

- Đối với một số môn khoa học xã hội và nhân văn như: Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lí, đạo đức cần coi trọng đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng hạn chế chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kĩ năng môn học Trong quá trình dạy học, cần đổi mới kiểm tra đánh giá bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi dần với học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng và biểu đạt chính kiến của bản thân

5 Yêu cầu kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng:

- Nhà giáo phải căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng môn học ở từng lớp; các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kíên thức, kĩ năng của học sinh ở mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học

- Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường; tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ, phối hợp giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng Đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ; chính xác, khách quan, công bằng; không hình thức, đối phó nhưng cũng không gây áp lực nặng nề

- Thực hiện đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của học sinh, giúp học sinh sửa chữa thiếu sót Cần có nhiều hình thức và độ phân hóa trong đánh giá; chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội cả tri thức của học sinh, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của học sinh trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới, ôn luyện cũng như các tiết thực hành, họat động

Trang 9

- Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của học sinh mà còn bao gồm đánh giá quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình dạy học Chú trọng kiểm tra, đánh giá hành động, tình cảm của học sinh: nghĩ và làm, năng lực vận dụng vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp Chú trọng phương pháp,

kĩ thuật lấy thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá quá trình dạy học

- Quá trình thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh, thành tích học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập Tạo điều kiện cho học sinh cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập với yêu cầu không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp Căn cứ vào đặc điểm của từng môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi cấp học, cần có quy định đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viên hoặc đánh giá chỉ bằng nhận xét của giáo viên

- Không ngừng đổi mới, từng bước nâng cao chất luợng đề kiểm tra, đảm bảo vừa đánh giá được đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng, vừa có khả năng phân hóa cao Đổi mới ra để kiểm tra 15 phút, kiểm tra một tiết, kiểm tra học kỳ theo hướng kiểm tra kiến thức, kỹ năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, phù hợp với nội dung chương trình, thời gian quy định

- Áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề kiểm tra, thi Kết hợp thật hợp lý giữa các hình thức kiểm tra, thi vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm nhằm hạn chế lối học tủ, học vẹt, ghi nhớ máy móc; phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức

6 Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá

a) Đảm bảo tính toàn diện : Đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực, ý thức, thái độ, hành vi của học sinh

Trang 10

b) Đảm bảo độ tin cậy : Tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của học sinh, của các cơ

sở giáo dục

c) Đảm bảo tính khả thi : Nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện học sinh, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu theo từng môn học

d) Đảm bảo yêu cầu phân hoá: Phân loại được chính xác trình độ, mức độ, năng lực nhận thức của học sinh, cơ sở giáo dục ; cần đảm bảo dải phân hoá rộng

đủ cho phân loại đối tượng

e) Đảm bảo hiệu quả : Đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá học sinh, cơ sở giáo dục ; thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề ra ; tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

7 Tiêu chí đánh giá chung về câu hỏi tự luận

Đặt ra các câu hỏi dưới đây đối với mỗi câu hỏi trong bài kiểm tra Nếu một hoặc một số câu trả lời là “không”, thì cần xem xét lại chất lượng của câu hỏi đó

- Câu hỏi có thể hiện nội dung và cấp độ tư duy đã nêu trong chuẩn chương trình hay không?

- Câu hỏi có phù hợp với trọng số điểm hay không?

- Câu hỏi có yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới hay không?

- Nội dung câu hỏi có cụ thể hay không hay chỉ đưa ra một yêu cầu chung chung mà bất cứ một câu trả lời nào cũng phù hợp?

- Yêu cầu của câu hỏi có phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh hay không?

- Để đạt được điểm cao, học sinh phải chứng minh quan điểm của mình hơn hay là chỉ cần nhận biết và hiểu khái niệm? (Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh phát biểu và chứng minh quan điểm của mình thì nội dung câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh

Ngày đăng: 13/07/2014, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w