Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
61,52 KB
Nội dung
Nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh A. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1. Cơ sở lý luận Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dạy nói chung và dạy học Sinh học nói riêng là tăng cường tính tích cực, khả năng sáng tạo, tự tìm hiểu và khám phá những kiến thức mới của học sinh. Tính tích cực học tập - về thực chất là tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Như vậy, việc cần làm trước hết là tăng cường sự hứng thú của học sinh trong học tập, từ đó nâng cao tính tự giác. Chỉ có như vậy thì mới thực hiện được nhiệm vụ dạy học. 2. Cơ sở thực tiễn Trước tình hình chung hiện nay, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống ngày càng được quan tâm và mở rộng. Kinh tế phát triển, cuộc sống của con người ngày một nâng cao. Do đó, việc trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kĩ năng sống, sinh hoạt trong gia đình và thái độ tích cực trong việc xây dựng và bảo vệ môi trường xung quanh là điều rất cần thiết. Để đạt được mục tiêu đó thì mỗi giáo viên cần phải định hướng đào tạo và bồi dưỡng cho học sinh ý thức, thái độ tích cực trong nhiều môn học khác nhau. Môn Sinh học là một trong những môn học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống, kiến thức của môn học này phục vụ cho nhiều chuyên ngành khác phát triển. Vì vậy, một việc rất cần thiết là ngay từ cấp cơ sở hệ thống trường THCS, giáo viên phải nghiên cứu khám Đặng Thị Thanh Thủy/THCS Hòa Phong - Mỹ Hào Page 1 Nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh phá để nâng cao phương pháp trong một giờ dạy, tạo cho các em có hứng thú, say mê và yêu thích bộ môn học này. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn và nghiên cứu về đề tài “Nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh” trong quá trình dạy môn sinh học tại trường THCS. II. Mục đích của đề tài Đề tài đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao sự hứng thú học tập của học sinh đối với môn Sinh học, được thực hiện thông qua việc tăng cường sự hấp dẫn của bộ môn đối với học sinh, thông qua đó hướng đến việc nâng cao chất lượng bộ môn; cung cấp tư liệu cho giáo viên tham khảo và vận dụng vào công tác giảng dạy. III. Đối tượng nghiên cứu Những biện pháp nhằm nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh cấp THCS. IV. Giới hạn của đề tài Môn Sinh học cấp THCS chia theo 4 khối lớp, mỗi khối đi sâu nghiên cứu những mảng kiến thức riêng. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, tôi xin tập trung vào những biện pháp nhằm nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn trong chương trình sinh học khối lớp 9. B. NỘI DUNG Đặng Thị Thanh Thủy/THCS Hòa Phong - Mỹ Hào Page 2 Nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh I. Thực trạng nghiên cứu Sinh học là bộ môn khoa học gắn liền với cuộc sống. Khi tìm hiểu và nghiên cứu về bộ môn này, học sinh sẽ càng thấy yêu thiên nhiên, đất nước và con người hơn. Chương trình sinh học THCS gồm nhiều phần kiến thức khác nhau, với mỗi phần kiến thức đó đều có thể bắt gặp nhiều ví dụ, hình ảnh sinh động từ thực tế. Điều này muốn nói môn Sinh học có sức hấp dẫn rất lớn đối với học sinh. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở các trường THCS, vị trí của bộ môn và tình yêu của học sinh đối với bộ môn còn rất hạn chế. Rất dễ thấy thực trạng học sinh thờ ơ với môn học. Đối với học sinh khối lớp 6, nguyên nhân là do các em bắt đầu làm quen với phương pháp học tập mới, số lượng môn học tăng lên nhiều dẫn đến sự kém thích nghi. Đối với những học sinh của các khối lớp còn lại, sự thờ ơ đến từ quan niệm xem bộ môn này là môn phụ, không giữ vai trò quan trọng, vì vậy các em không chú ý cũng như không đầu tư nhiều thời gian để học và tìm hiểu. Một lí do khác dẫn đến học sinh chưa thích học môn Sinh học xuất phát từ phía giáo viên. Sự kém dầu tư về giáo án, phương pháp giảng dạy cũng như chưa tạo ra được môi trường học tập thân thiện càng làm tăng thêm sự nhàm chán trong mỗi tiết học. Những lí do trên đã góp phần giải thích cho kết quả chưa cao của bộ môn, sự thiếu nhiệt tình, thiếu tích cực và tự giác từ phía học sinh trong mỗi giờ học. II. Đề xuất giải quyết thực trạng Đặng Thị Thanh Thủy/THCS Hòa Phong - Mỹ Hào Page 3 Nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh Để nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh, tôi xin nêu một số đề xuất sau: - Nâng cao hơn nữa lòng yêu nghề từ phía người thầy. - Tạo không khí học tập thoải mái. - Đa dạng hóa các hoạt động học tập của học sinh. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Tăng cường công tác độc lập của học sinh. - Gắn kiến thức với thực tiễn. - Dạy học đảm bảo tính vừa sức, chú ý tới đặc điểm cá biệt và tính tập thể trong quá trình dạy học. III. Nội dung 1. Nâng cao hơn nữa lòng yêu nghề từ phía người thầy Trong hoạt động dạy - học, hai nhân tố không thể thiếu đó là giáo viên và học sinh. Với dạy học tích cực, người giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn để học sinh thực hiện các hoạt động học tập khám phá kiến thức. Không phải là người trực tiếp chỉ ra kiến thức, giáo viên chỉ ra con đường để học sinh khám phá kiến thức mới. Có nhiều cách để học sinh tiếp cận với kiến thức mới, nhưng để kiến thức đến một cách tự nhiên, dễ hiểu và lưu lại trong bộ nhớ lâu nhất đòi hỏi người giáo viên phải có sự nghiên cứu, suy nghĩ và lựa chọn ra cách thức phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Điều đó chỉ thực hiện được khi giáo viên phải say sưa với nghề nghiệp, dành tình yêu cho công việc cũng như cho các Đặng Thị Thanh Thủy/THCS Hòa Phong - Mỹ Hào Page 4 Nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh em học sinh. Rõ ràng khi có tình yêu với công việc đang làm thì chúng ta sẽ tận tụy hơn và cống hiến hết mình hơn. Bản thân các em học sinh khi cảm nhận được tình yêu nghề từ phía người thầy của mình thì các em sẽ có thêm nhiều động lực và học tập được nhiều điều từ niềm say mê đó. Như vậy, lòng yêu nghề từ phía người thầy sẽ làm nên sức mạnh tác động đến tình cảm và thái độ học tập của học sinh. Học sinh từ chỗ thờ ơ với môn học tiến đến để ý hơn một chút qua việc thầy truyền cảm hứng và tiếp theo là sự quan tâm rõ rệt. Làm được như vậy là người thầy đã thành công một nửa trên con đường dẫn học sinh đến với kiến thức. Làm thế nào để có thể nâng cao lòng yêu nghề? Mỗi người giáo viên khi đã đặt ra câu hỏi này chắc chắn sẽ có câu trả lời riêng cho chính mình. 2. Tạo không khí học tập thoải mái Bất kì một công việc nào muốn có kết quả cao đều cần có một môi trường làm việc thuận lợi. Môi trường đó không đơn thuần là không khí trong sạch để hít thở, là nguồn ánh sáng phù hợp để nhìn rõ mà còn là sự thân thiện, hòa đồng trong mối quan hệ với những người xung quanh. Một giờ học quá gò bó, căng thẳng sẽ khó kích thích được tư duy sáng tạo của học sinh, khiến học sinh nhanh chóng cảm thấy nhàm chán. Vì vây, người giáo viên cần tạo ra cho học sinh một không khí học tập thoải mái nhất trong mỗi giờ lên lớp. Một số cách tạo không khí học tập thoải mái cho học sinh như sau: 2.1. Thay đổi cách kiểm tra bài cũ Thông thường, phần kiểm tra bài cũ được giáo viên tiến hành ở đầu giờ. Đây là việc làm theo đúng tiến trình dạy học. Tuy nhiên, sự lặp đi lặp lại cách làm đó sẽ khiến học sinh nhàm chán, đôi khi gây áp lực, tạo sự căng thẳng cho Đặng Thị Thanh Thủy/THCS Hòa Phong - Mỹ Hào Page 5 Nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh học sinh trong suốt tiết học hôm đó. Chúng ta có thể lồng ghép các câu hỏi kiểm tra kiến thức đã học trong quá trình dạy bài mới ở nhiều bài để làm giảm bớt đi sự căng thẳng không đáng có. VD 1: Khi dạy mục III bài 5 - Menđen giải thích kết quả thí nghiệm, giáo viên có thể lồng ghép câu hỏi kiểm tra bài cũ bằng cách: Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết: cây đậu Hà Lan hạt vàng, trơn có thể có những kiểu gen nào? Làm cách nào để có thể xác định kiểu gen của các cây đậu có hạt vàng, trơn đó? → kiểm tra kiến thức của học sinh về phép lai phân tích. VD 2: Khi dạy mục I bài 17 - ARN, sau khi tìm hiểu xong về cấu trúc hóa học của phân tử ARN, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Em hãy so sánh cấu trúc hóa học của ARN với cấu trúc hóa học của ADN. → kiểm tra kiến thức của học sinh về cấu trúc hóa học của phân tử ADN. 2.2. Thay đổi cách đặt vấn đề vào bài mới Đặt vấn đề vào bài cũng giống như khi chúng ta viết phần mở bài cho một bài văn. Bài văn có gây ấn tượng, tạo hứng thú cho người đọc hay không phụ thuộc rất nhiều vào phần mở bài. Nếu chúng ta được đọc những câu mở đầu chứa đựng nhiều âm thanh, hình ảnh hay gợi nhiều vấn đề khác nhau, kích thích sự tò mò tìm hiểu xem những phần tiếp theo sẽ có điều gì mới thì chắc chắn sự theo dõi sẽ không chỉ dừng lại ở đó. Trong một giờ học cũng vậy, nếu ngay từ phần đặt vấn đề giáo viên đã tạo ra sự hứng thú, vui tươi cho học sinh thì chắc chắn trong những phút tiếp theo các em sẽ hào hứng, phấn chấn và nhiệt tình hơn với những hoạt động do giáo viên tổ chức. Đặng Thị Thanh Thủy/THCS Hòa Phong - Mỹ Hào Page 6 Nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh Giáo viên thường đơn giản hóa phần đặt và dẫn dắt vấn đề để vào bài mới bằng cách nêu tên bài học hôm nay là gì, tiết học hôm nay là tiết bao nhiêu. Rõ ràng là tên bài học cũng như số tiết chưa đủ nếu không muốn nói là hầu như không có tính hình ảnh, nhạc điệu hay kích thích trí tò mò của học sinh. Vậy nên khó trách việc “đầu không xuôi nên đuôi không lọt”. Một số cách để có phần dẫn dắt vào bài mới hấp dẫn hơn: - Mở đầu bằng một câu hát. VD: Khi mở đầu cho bài 1 - Menđen và Di truyền học, giáo viên có thể bắt nhịp cho cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau”: “Ba thương con vì con giống mẹ, mẹ thương con vì con giống ba. Cả nhà ta cùng thương yêu nhau. Xa là nhớ, gần nhau là cười.” Tại sao con lại mang những đặc điểm giống cha và giống mẹ? Di truyền học gọi tên hiện tượng đó là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung của bài hôm nay. - Mở đầu bằng một câu truyện vui. VD: Mở đầu cho bài 2 - Lai một cặp tính trạng, giáo viên yêu cầu học sinh cho biết: Da trắng và da đen có phải là có phải là một cặp tính trạng tương phản không? HS trả lời. GV kể cho học sinh nghe câu truyện vui: Hai chàng sinh viên nói chuyện với nhau. Sinh viên 1: “Đố cậu, Bao Công mà lấy Bạch Tuyết thì sinh ra con có da như thế nào?” Cậu sinh viên 2 suy nghĩ. (Giáo viên cho học sinh đoán về câu trả lời của cậu sinh viên 2). Đặng Thị Thanh Thủy/THCS Hòa Phong - Mỹ Hào Page 7 Nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh Cậu sinh viên 2 gãi đầu gãi tai: “Tớ chịu thôi! Khó quá!” Cậu sinh viên 1 cười: “Dễ thế mà cậu không biết, nếu Bao Công mà lấy Bạch Tuyết thì sẽ sinh ra Lọ Lem.” → Giáo viên dẫn dắt tiếp: về mặt di truyền học thì câu trả lời của cậu sinh viên 1 có đúng không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài hôm nay. - Mở đầu bằng một đoạn phim hay hình ảnh. VD: Khi dẫn dắt vào bài mới bài 44 - Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật, giáo viên có thể cho học sinh theo dõi một đoạn phim ngắn về thế giới động vật trong tự nhiên. → GV yêu cầu học sinh kể tên những sinh vật quan sát được qua đoạn phim, dẫn dắt vào bài: các sinh vật trong đoạn phim trên được gắn bó với nhau bằng nhiều mối quan hệ. Tên gọi của các mối quan hệ đó là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay. Một điều cần lưu ý là: đặt vấn đề hay góp phần là tăng tính hấp dẫn cho bài học, tạo hứng thú cũng như làm cho không khí học tập trở nên thoải mái hơn. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần chú ý đến thời gian cho phần đặt vấn đề để tránh ảnh hưởng đến thời lượng dành cho bài mới. Cần lựa chọn cách đặt vấn đề cho phù hợp với nội dung của từng bài, sát với những yêu cầu cần giải quyết trong mỗi bài học để những điều đã đưa ra sẽ liên quan đến kiến thức một phần hoặc xuyên suốt nội dung bài học. 2.3. Người giáo viên cần thay đổi trong cách giao tiếp với học sinh Trong hoạt động dạy học luôn đòi hỏi sự tương tác qua lại thường xuyên giữ thầy và trò, giữa trò với trò. Ở đây, chúng ta nhấn mạnh vào quá trình tương tác giữa thầy với trò. Về phương diện chung, quá trình giao tiếp sẽ mang lại hiệu quả cao khi những đối tượng giao tiếp có sự tôn trọng, quan tâm và Đặng Thị Thanh Thủy/THCS Hòa Phong - Mỹ Hào Page 8 Nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh chia sẻ với nhau một cách chân thành nhất. Một trong những điều kiện để học sinh có thể học sâu là các em phải có cảm giác thoải mái. Và một trong những yếu tố giúp mang lại cảm giác thoải mái cho các em là khi các em cảm thấy mình được tôn trọng. Hơn ai hết, người giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên đối với công tác giáo dục. Khi cảm thấy mình được tôn trọng có nghĩa là các em sẽ thêm phần tự tin vào bản thân mình, sẽ đáp lại bằng thái độ tôn trọng, yêu quý đối với thầy cô, nhờ đó mà cũng sẽ yêu thích hơn bộ môn những thầy cô giáo đó đang giảng dạy. Nói đến giao tiếp giữa những người làm công tác giáo dục và được giáo dục trong nhà trường nhằm giải quyết các tình huống sư phạm nảy sinh trong hoạt động giáo dục và giáo dưỡng là đang đề cập đến ứng xử sư phạm. Hoạt động ứng xử có được là nhờ ở sự xuất hiện những tình huống trong hoạt động giáo dục. Giao tiếp sư phạm và ứng xử sư phạm đều nhằm đạt tới mục đích nào đó về giáo dục, song cái khác trong ứng xử sư phạm chính là thái độ mang màu sắc cá nhân và thủ thuật biểu hiện thái độ đó qua từng cử chỉ, lời nói, sắc mặt, … của các chủ thể tham gia ứng xử. Trong quá trình giao tiếp với học sinh, người giáo viên cần có thái độ nhẹ nhàng, vui vẻ, tạo cho học sinh cảm giác được yêu thương nhưng khi cần vẫn phải nghiêm khắc để học sinh hiểu được giới hạn của sự thoải mái. Đối với những tình huống sư phạm khó, giáo viên rất cần giữ bình tĩnh để tránh những ứng xử nóng vội làm phá vỡ sự thân thiện, không khí thoải mái đã được xây dựng trong suốt giờ học, đồng thời không được để học sinh cảm thấy mình bị xúc phạm hoặc thiếu tôn trọng, nếu điều này xảy ra thì sẽ cần một thời gian rất dài để học sinh có thể lấy lại được sự tin tưởng, tình yêu đối với người thầy. Như K.D.Usinxki đã từng viết: “Trong nhà trường cần thiết phải có sự nghiêm khắc và vui vẻ nhưng không nên biến tất cả mọi việc thành trò đùa. Mềm mỏng Đặng Thị Thanh Thủy/THCS Hòa Phong - Mỹ Hào Page 9 Nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh phải nghiêm túc, danh dự cần có sự theo dõi, lòng nhân từ không được yếu đuối, sự quy củ không được cầu kỳ. Điều cơ bản là hoạt động của lí trí phải được thường xuyên”. Để có thể làm chủ và xử lí tốt các tình huống sư phạm xảy ra trên lớp học, để có được quá trình giao tiếp mang lại hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân về mọi mặt. Chỉ có như vậy thì người giáo viên mới có đủ bản lĩnh và kinh nghiệm để giải quyết tốt các tình huống sư phạm cũng như chiếm được sự tin yêu từ phía học trò. 3. Đa dạng hóa các hoạt động học tập của học sinh Quá trình dạy học gồm một chuỗi dài những hoạt động nối tiếp nhau, trong mỗi hoạt động học sinh phải thực hiện những nhiệm vụ riêng biệt để đạt được mục tiêu nhất định nào đó. Thử hình dung nếu tất cả các hoạt động đều được diễn ra theo cùng một cách, tại cùng một địa điểm với những phương tiện giống nhau thì liệu có mang lại sự thích thú cho học sinh, có khơi dậy được tư duy sáng tạo và tính tích cực của học sinh không? Một trong năm yếu tố thúc đẩy dạy và học tích cực là mức độ và sự đa dạng các hoạt động học tập của học sinh. Như vậy, sự đa dạng các hoạt động học tập là một động lực thúc đẩy hứng thú, lòng nhiệt tình từ phía người học. Dưới đây là một số lưu ý và ví dụ cụ thể khi thiết kế các hoạt động học tập nhằm tăng tính hấp dẫn cho bài dạy. 3.1. Đổi mới khâu soạn bài và thiết kế các hoạt động dạy học Giáo án của giáo viên giống như bức tranh thu nhỏ về lớp học cùng các hoạt động diễn ra trong giờ học đó được sắp xếp theo ý tưởng của giáo viên. Ngay từ khâu soạn bài, giáo viên cần phải tư duy để thiết kế những hoạt động Đặng Thị Thanh Thủy/THCS Hòa Phong - Mỹ Hào Page 10 [...]... đã được áp dụng đối với học sinh khối lớp 9 trong năm học 2012 2013 Đối tượng áp dụng trên cả học sinh đại trà và học sinh mũi nhọn tham dự Đặng Thị Thanh Thủy/THCS Hòa Phong - Mỹ Hào Page 24 Nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh các kì thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh môn Sinh học Một số kết quả thu được cụ thể như sau: 1.1 Sự quan tâm của học sinh đối với môn học Để đánh giá... lập những cách thức chủ yếu tạo nên động lực học tập, mở rộng khả năng nhận thức của học sinh, suy nghĩ những biện pháp tiến hành chung với cả lớp và với học sinh Đặng Thị Thanh Thủy/THCS Hòa Phong - Mỹ Hào Page 22 Nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh - Phối hợp hình thức lên lớp, hình thức độc lập công tác của học sinh với hình thức học tập nhóm tại lớp Trước tập thể lớp, giáo... sinh Khi nhu cầu cần hỗ trợ của học sinh nhiều mà giáo viên lại không quan tâm, học sinh bị bỏ rơi dẫn đến chán nản Trong trường hợp này, sự hỗ trợ với mức độ ít của giáo viên sẽ có hiệu quả làm tăng Đặng Thị Thanh Thủy/THCS Hòa Phong - Mỹ Hào Page 13 Nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh tính tích cực của học sinh Nhưng khi nhu cầu hỗ trợ của học sinh ít mà lại nhận được quá nhiều... tập của học sinh 1.2 Thái độ học tập của học sinh - Học sinh học và chuẩn bị bài tốt hơn Theo quy định riêng của giáo viên bộ môn, mỗi học sinh phải có một quyển vở ghi lí thuyết và một quyển vở để làm bài tập về nhà cũng như bài tập tại lớp, cả hai loại vở trên đều phải được học sinh mang đến lớp trong mỗi buổi học Đặng Thị Thanh Thủy/THCS Hòa Phong - Mỹ Hào Page 25 Nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh. .. kết quả học tập của học sinh phản ánh tương đối chính xác thực lực của các em trong môn học Đặng Thị Thanh Thủy/THCS Hòa Phong - Mỹ Hào Page 27 Nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh Căn cứ vào kết quả trên có thể thấy, học sinh đã có sự cải thiện không chỉ về ý thức học tập mà còn về cả chất lượng Nếu chỉ dừng lại ở việc học tập để chống chế thì kết quả mang lại không thể cao và... học đến đâu thì dạy đến đó, mà bao giờ cũng đề ra những khó khăn và dưới sự chỉ đạo của người giáo viên, người học bằng sự nỗ lực của mình cũng đều khắc phục được Dạy học như vậy mới đảm bảo đi trước sự phát triển, thúc đẩy sự phát triển của học sinh Đặng Thị Thanh Thủy/THCS Hòa Phong - Mỹ Hào Page 21 Nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh Sự khó khăn vừa sức với người học khác với. .. dạy học như vậy không chỉ giáo dục tinh thần tập thể cho học sinh, mà từng học sinh giúp đỡ lẫn nhau nên nhiệm vụ học tập trở nên vừa sức hơn với mỗi người Đặng Thị Thanh Thủy/THCS Hòa Phong - Mỹ Hào Page 23 Nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh VD: Khi dạy bài 9 - Nguyên phân, mục II - Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh. .. 16 Nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh được thiết kế trên máy sẽ có nhiều điều kiện để thay đổi cho hợp lí theo ý tưởng của tác giả, có nhiều phương tiện phụ trợ giúp bài giảng trở nên sinh động và hấp dẫn hơn với học sinh Một điều nữa cũng nói lên lợi ích của việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học là giúp người giáo viên dễ chia sẻ với nhau những kinh nghiệm giảng dạy của. .. trước, học sinh tự tin phát biểu các ý kiến của mình trước tập thể, một vài trường hợp học sinh còn có sự tranh luận với giáo viên để làm rõ hơn về vấn đề được nêu ra trong bài dạy 1.3 Kết quả học tập của học sinh - Tỉ lệ học sinh khá, giỏi của hai lớp 9 trong học kì I năm học 2012 - 2013 ở bộ môn Sinh học có sự tăng lên so với kết quả học kì I cũng như kết quả chung của năm học trước, tỉ lệ học sinh yếu... trình học tập, luôn hào hứng và muốn biết được sự tiến bộ của mình, liên tục tạo ra những thử thách vừa sức, giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động tự lực của học sinh Đặng Thị Thanh Thủy/THCS Hòa Phong - Mỹ Hào Page 28 Nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh - Mục tiêu học tập luôn có ý nghĩa, giáo viên phải có khả năng triển khai các mục tiêu và nhiệm vụ học tập một cách hợp lí, hấp . - Mỹ Hào Page 3 Nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh Để nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh, tôi xin nêu một số đề xuất sau: - Nâng cao hơn nữa lòng. Page 2 Nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh I. Thực trạng nghiên cứu Sinh học là bộ môn khoa học gắn liền với cuộc sống. Khi tìm hiểu và nghiên cứu về bộ môn này, học sinh. hứng thú học tập của học sinh đối với môn Sinh học, được thực hiện thông qua việc tăng cường sự hấp dẫn của bộ môn đối với học sinh, thông qua đó hướng đến việc nâng cao chất lượng bộ môn; cung