1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn ngoại khóa văn học - một hoạt động hỗ trợ cần thiết cho việc dạy và học ngữ văn

31 561 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 194,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC Nội dung Trang A- PHẦN MỞ ĐẦU 2 1- Cơ sở lý luận 2 2- Cơ sở thực tiễn 2 B- PHẦN NỘI DUNG 3 I- Ngoại khoá - mục đích và yêu cầu cơ bản 3 1- Mục đích của hoạt động ngoại khoá văn học: 3 2- Yêu cầu của ngoại khoá văn học 4 II- Tổ chức hoạt động ngoại khoá văn học 5 C- PHẦN KẾT LUẬN 17 1- Kết luận về nội dung, ý nghĩa và tính hiệu quả của hoạt động ngoại khoá: 17 2- Hướng nghiên cứu của đề tài 18 1 A- PHẦN MỞ ĐẦU 1- Cơ sở lý luận: Theo nghiên cứu về tâm lý và giáo dục sư phạm, tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập có liên quan chặt chẽ đến động cơ học tập, nếu có động cơ đúng tất sẽ tạo ra hứng thú, hứng thú là tiền đề của tự giác, hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực. Với các bộ môn học trong nhà trường nói chung và với môn Ngữ văn nói riêng, giải quyết tốt vấn đề này, học sinh sẽ được rèn luyện năng lực học tập đạt hiệu quả cao. Môn học nào cũng vậy, các tiết học chính khoá chiếm hầu hết thời lượng. Riêng môn Ngữ văn có đặc trưng riêng; nó vừa mang tính khoa học yêu cầu sự chuẩn xác cao; vừa là môn nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo độc đáo. Vậy giảng dạy Ngữ văn ngoài các tiết học chính khoá, giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận kiến thức cơ bản, càng cần tổ chức thêm các hoạt động ngoại khoá cho học sinh. Điều này không 2 chỉ giúp các em nắm vững, khắc sâu kiến thức mà còn mở rộng, gợi cảm hứng học tập và phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Không thể phủ nhận ngoại khoá văn học là một hoạt động hỗ trợ cần thiết để việc dạy và học bộ môn Ngữ văn đạt kết quả cao hơn. 2- Cơ sở thực tiễn: - Chương trình và sách giáo khoa THPT thay đổi, đồng nhất với điều đó là yêu cầu môn Văn phải gắn với thực tiễn, phải để học sinh tiếp cận với những vấn đề nóng hổi của cuộc sống; giảng dạy Ngữ văn phải quan tâm đến vấn đề dẫn dắt để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức. Tri thức có thể đi tới học trò bằng nhiều con đường linh hoạt đa dạng. Tất nhiên, không thể xem nhẹ các tiết học chính khoá; vì ở đó các em được trang bị khá đầy đủ kiến thức để tiếp tục các cấp học cao hơn hoặc sống, làm việc ở mọi lĩnh vực khác nhau. Song cũng phải thừa nhận rằng, yêu cầu các em học những bài văn xuôi dài, những tác phẩm thơ khó, kiểm tra trắc nghiệm hay tự luận; không phải là điều học sinh nào cũng hào hứng đón nhận. Nhưng nếu để các em tự bắt tay vào sưu tầm tư liệu làm bài thu hoạch cho các bài học, động viên khuyến khích các em sáng tạo một cách tiếp cận mới mẻ đối với tác phẩm văn chương, 3 hướng dẫn các em làm các phần mềm liên quan đến chương trình học; hoặc tổ chức các trò chơi học tập theo tinh thần “học mà chơi, chơi mà học” sẽ khiến đa số các em say mê hứng thú hơn nhiều. - Xuất phát từ những điều đó, tôi luôn nung nấu suy nghĩ làm thế nào để có những tiết học văn thật nhẹ nhàng mà hứng thú; vừa đạt hiệu quả khắc sâu kiến thức, vừa tạo được những dấu ấn khó phai trong cuộc đời học trò của các em. Vì thế, tôi mạnh dạn trao đổi cùng đồng nghiệp vấn đề: Ngoại khoá Văn học – một hoạt động hỗ trợ cần thiết cho việc dạy và học Ngữ văn. Sáng kiến kinh nghiệm này gồm 2 phần chính: - Ngoại khoá văn học - mục đích và yêu cầu cơ bản. - Tổ chức hoạt động ngoại khoá văn học. B- PHẦN NỘI DUNG I- Ngoại khoá - mục đích và yêu cầu cơ bản 1- Mục đích của hoạt động ngoại khoá văn học: 4 Ngoại khoá văn học là những hoạt động diễn ra ngoài giờ dạy - học chính khoá, ở đó việc tiếp nhận tri thức văn chương có sự kết hợp với các hoạt động vui chơi dưới các dạng thức nhẹ nhàng, thư giãn. Mục đích của ngoại khoá văn học : * Đối với học sinh: - Ngoại khoá văn học giúp học sinh củng cố ôn luyện, nắm chắc kiến thức cơ bản dưới nhiều dạng thức phong phú, phù hợp với tâm lý lứa tuổi. - Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khoá còn tạo điều kiện để học sinh mở rộng, nâng cao hiểu biết về văn chương nói chung và về những vấn đề có liên quan đến tác giả tác phẩm có học trong nhà trường nói riêng. - Đồng thời ngoại khoá văn học cũng tạo tính hấp dẫn, sinh động cho các tiết dạy và học văn. Các em hứng thú say mê môn Ngữ văn, có điều kiện bộc lộ khả năng chủ động lĩnh hội, khám phá, sáng tạo, được thể hiện mình - Rèn cho học sinh tư duy nhanh, trí nhớ tốt, óc liên tưởng phong phú, khả năng ứng xử linh hoạt, năng lực làm việc nhóm hiệu quả cũng là tác dụng của hoạt động ngoại khoá văn học. Các em sẽ làm 5 quen với thao tác nghiên cứu khoa học khi nhận một đề tài, tự sưu tầm tư liệu và hoàn thành sản phẩm trí tuệ theo quan điểm riêng của mình. * Đối với giáo viên: - Việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá giúp bản thân mỗi giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, khuyến khích khả năng tìm tòi, sáng tạo; cập nhật với những yêu cầu thời đại, gắn văn học gần hơn với cuộc sống. - Ngoại khoá văn học giúp giáo viên đổi mới thực sự trong phương pháp dạy học môn Ngữ văn, hướng vai trò trung tâm là học sinh, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn. - Giáo viên thông qua hoạt động ngoại khoá sẽ tích luỹ được cho mình kho tư liệu phong phú giúp ích cho quá trình dạy học lâu dài. 2- Yêu cầu của ngoại khoá văn học: - Kiến thức sử dụng là những điều liên quan đến các tác phẩm, tác giả hoặc những vấn đề xoay quanh chương trình học của học sinh. Cũng có thể mở rộng ra cả những lĩnh vực khác nếu điều ấy giúp cho việc học tập kiến thức văn chương. 6 - Cách đưa ra vấn đề ngoại khoá phải vừa dễ vừa khó, vừa quen vừa lạ, vừa bất ngờ vừa thú vị, và tất nhiên- phải gắn với mục đích giáo dục. - Cách thức tổ chức: phải thu hút được số lượng học sinh tham gia đông đảo và phát huy được trí tuệ, tài năng của số đông học trò, kích thích được khả năng sáng tạo, chủ động chiếm lĩnh kiến thức của các em II- Tổ chức hoạt động ngoại khoá văn học: - Tổ chức những trò chơi đơn giản: 1.1. Chuẩn bị: - Công việc của giáo viên: Giáo viên dựa vào năng lực và trình độ của học sinh để đưa ra các dạng câu hỏi ngắn gọn về các chủ đề khác nhau. - Công việc của học sinh: Học sinh tìm hiểu mở rộng kiến thức văn chương theo định hướng của giáo viên, tương ứng với từng chủ đề. Khi giáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh suy nghĩ trả lời nhanh theo nhóm hoặc cá nhân. 1.2. Tiến hành: 7 - Thời gian tổ chức: có thể thực hiện tiện lợi ở mọi thời điểm khi giáo viên muốn tổ chức ngoại khoá: khi ôn tập hè, sau khi thi xong học kỳ, tiết học ngoại khoá vào các dịp ngày Tết, lễ trọng đại hoặc tiết ôn tập sau khi học xong một chương, một phần kiến thức nào đó - Địa điểm tổ chức: Thực hiện tại lớp học hoặc khi tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khoá, dã ngoại - Đối tượng tham gia: Có thể sử dụng đối với học sinh ở nhiều khối lớp vì đây là những tri thức văn chương cơ bản mà các em đã từng học, từng biết. 1.3. Minh hoạ: Trò chơi 1 : Ân số văn chương 1- Bài ca dao nào có nhiều số từ Hán Việt nhất? Đáp án: Đó là bài: Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo Ngũ lục sông cũng lội Thất bát cửu thập đèo cũng qua. 8 2- Có một câu chuyện dân gian mà ở đó người xưa tưởng tượng ra tại một cung vua cũng có bờ rào như ở các làng quê. Đó là truyện nào? Tại sao em biết? Đáp án: Truyện cổ tích “Tấm Cám” vì trong đó có chi tiết: “Phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào, chớ phơi bờ rào tao cào mặt ra”. 3- Tại sao Nguyễn Trãi cùng Lê Lợi khởi nghĩa chống giặc Minh mà khi tuyên bố về chiến thắng lại viết “Bình Ngô đại cáo” chứ không phải là “Bình Minh”? Đáp án: Vì ông tổ sáng lập ra nhà Minh là Chu Nguyên Chương khởi nghiệp ở đất Ngô, tự xưng là Ngô vương. Nguyễn Trãi khinh thị kẻ thù tới mức gợi nhắc tới cả ông Tổ triều Minh. 4- Có bao nhiêu từ chỉ cóc và họ hàng nhà cóc trong bài thơ “Khóc Tổng Cóc” của Hồ Xuân Hương? Đáp án: có 5 từ: chàng, cóc, bén, nòng nọc, chuộc (nữ sĩ rất thâm thuý khi hạ bệ Tổng Cóc và họ hàng nhà tổng Cóc – giáo viên kể thêm giai thoại về nữ sĩ…). 5- Có một câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan mà đọc xuôi, đọc ngược đều có nghĩa, đó là câu thơ nào? 9 Đáp án: “Cỏ cây chen lá, đá chen hoa”; vì đọc lại là “Hoa chen đá, lá chen cây cỏ” 6- Bài thơ tứ tuyệt nào mà chữ cái đầu toàn bài chỉ sử dụng phụ âm “m” ? Đáp án: Đó là bài thơ của Tú Mỡ: Mênh mông muôn mẫu một màn mưa Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ Mộng mị mỏi mòn mai một một Mĩ miều may mắn mấy mà mơ. (Giáo viên có thể kết hợp yêu cầu học sinh tìm nhanh từ láy khi dạy về từ láy) 7- Bài thơ “Mùa xuân xanh” của Nguyễn Bính có viết câu: “Lúa ở đồng tôi và lúa ở”. Theo nhà thơ thì lúa còn ở đâu nữa? Đáp án: Lúa ở “Đồng nàng và lúa ở đồng anh”(vì đây là câu thơ nối tiếp ý câu trên) 8- Nhà thơ Tố Hữu từng ngợi ca người phụ nữ Việt Nam bằng những hình ảnh so sánh độc đáo. Nói về sự rắn rỏi kiên cường của họ, 10 [...]... hình hiện nay, hoạt động ngoại khoá luôn hỗ trợ thiết thực cho dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường; không chỉ đối với giáo viên và cả đối với học sinh Thực tế cho thấy, khi áp dụng nó, tôi tự nhận thấy tâm lý người dạy và người học hết sức thoải mái, không căng thẳng và nặng nề Học sinh tiếp thu bài tốt, khắc sâu kiến thức chính khoá; đặc biệt có sự liên tưởng mở rộng, trải nghiệm và hứng thú thực... điểm mười C- PHẦN KẾT LUẬN 1, Kết luận về nội dung, ý nghĩa và tính hiệu quả của hoạt động ngoại khoá: 26 - Nội dung của hoạt động ngoại khoá rất phong phú, nó trùm phủ kiến thức văn chương không chỉ ở cấp THPT mà còn ở trong và ngoài chương trình Ngữ văn chính khoá ở các cấp học khác Cách thức tổ chức các hoạt động ngoại khoá cũng vô cùng đa dạng, từ việc trả lời câu hỏi đố vui kiến thức đến việc vận... thực sự đối với những kiến thức văn chương Việc tham gia các hoạt động ngoại khoá tập thể lành mạnh như thế sẽ giúp học sinh có thêm niềm vui trong học tập, các em thấy hấp dẫn với môn học xưa nay vốn cần nhiều năng khiếu này - Sau một năm thực hiện, tôi có làm phiếu trắc nghiệm để lấy ý kiến các em học sinh thuộc một số lớp 10 và 11 tôi đang giảng dạy tại trường THPT Và kết quả thống kê thật bất ngờ:... triệu phú… 29 - Cần nghiên cứu thiết kế ra những phần mềm ứng dụng chung mà giáo viên chỉ việc thay đổi dữ liệu có thể dùng cho nhiều đơn vị kiến thức khác nhau - Mở rộng đối tượng và phạm vi hoạt động ngoại khoá không chỉ đối với học sinh lớp mình phụ trách giảng dạy mà còn quan tâm đến một số hoạt động lớn của nhà trường để tất cả các khối lớp đều có thể tham gia như: đêm thơ, tham quan dã ngoại về quê... hào hứng với các giờ ngoại khoá văn học, thậm chí còn say sưa tìm tài liệu ở nhiều nguồn khác nhau Tôi thử làm một bài tập trắc nghiệm để thống kê thái 28 độ của học sinh đối với vấn đề ngoại khoá văn học Kết quả cụ thể như sau: Yêu thích Không cần Ý kiến Không có ngoại khoá thiết ngoại học sinh lớp ý kiến gì 10A6 VH 97% khoá VH 3% 0% 11A 3- 11A4 86% 10% 4% Kết quả này chính là nguồn động viên rất to lớn... Màu vàng mơ vì trong “Đây mùa thu tới ” có câu: “Với áo mơ phai dệt lá vàng” Trò chơi 2: cùng vui đố kiều 1- “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có cặp câu lục bát nào có chứa năm từ cho ? Đáp án: Làm cho cho mệt cho mê Làm cho đau đớn ê chề cho coi 12 2- Cho biết mỗi câu thơ của “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) sau đây chỉ ngựa của ai? a- Khách đà lên ngựa, người còn nghé theo… b- Rằng ta có ngựa truy phong… c- Người... đề, cách thức hoạt động ngoại khoá tương tự trong tương lai 2- Hướng nghiên cứu của đề tài: - Giáo viên nên tiếp tục nghiên cứu hoạt động ngoại khoá để có thể thực hiện linh hoạt ở các phân môn khác như: Tiếng Việt, Làm văn … - Cần mở rộng hình thức đa dạng phong phú để học sinh có điều kiện sáng tạo, khẳng định năng lực của mình: Ví dụ: Kể chuyện danh nhân, Bí mật bút danh, Hành trình văn hoá, Ai là... khi học xong một mảng kiến thức về thể loại, tác giả, tác phẩm lớn…; lúc đó học sinh đã được trang bị một số kiến thức nhất định mới có thể tham gia tích cực - Ngoại khoá cũng phải tuỳ lớp, tuỳ hoàn cảnh môi trường giáo dục mà vận dụng cho phù hợp Với học sinh lớp 12, đối mặt với các kỳ thi 27 và các cách ra đề hiện nay, không thể để các em mất quá nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khoá… - Điều... hàng ngang và hàng dọc (Giáo viên có thể kẻ ô chữ trên bảng cho học sinh tiện theo dõi) 1- Huệ lan sực nức một nhà, 24 Từng cay đắng lại mặn mà hơn xưa 2- Tiếng sen sẽ động giấc hoè Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần 3- Bóng hồng nhác thấy nẻo xa, Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai 4- Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông 5- Mai cốt cách, tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ mười... công nghệ thông tin để tạo dựng các trò chơi bổ ích, để sáng tạo các phần mềm tri thức văn chương thú vị - Cũng cần phải nói thêm rằng: đã gọi là ngoại khoá, tức chỉ thực hiện song song, hỗ trợ với giờ học chính khoá; tránh lạm dụng sẽ trở thành khuyến khích học sinh ham chơi, lười học; không cẩn thận sẽ hình thành lối học tài tử; không thành tài mà lại hoá tử Không nên biến thành kiểu trò chơi vô bổ, . đề: Ngoại khoá Văn học – một hoạt động hỗ trợ cần thiết cho việc dạy và học Ngữ văn. Sáng kiến kinh nghiệm này gồm 2 phần chính: - Ngoại khoá văn học - mục đích và yêu cầu cơ bản. - Tổ chức hoạt. động ngoại khoá văn học. B- PHẦN NỘI DUNG I- Ngoại khoá - mục đích và yêu cầu cơ bản 1- Mục đích của hoạt động ngoại khoá văn học: 4 Ngoại khoá văn học là những hoạt động diễn ra ngoài giờ dạy. gợi cảm hứng học tập và phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Không thể phủ nhận ngoại khoá văn học là một hoạt động hỗ trợ cần thiết để việc dạy và học bộ môn Ngữ văn đạt kết quả

Ngày đăng: 17/07/2014, 15:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w