I.M ỤCĐÍCH : :Như chúng ta đã biết, việc giáo dục nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết bởi bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của học
Trang 1THAM LUẬN
VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Trang 2I.M ỤCĐÍCH : :
Như chúng ta đã biết, việc giáo dục nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết bởi bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu
để tiềm năng của học sinh được phát triển dưới sự giáo dục của nhà trường, trong đó giáo viên chủ nhiệm đóng một vai trò quan trọng Công việc của giáo viên chủ nhiệm cũng như người làm vườn, người làm vườn không chỉ biết ươm mầm mà phải biết chăm sóc tạo điều kiện để cho hạt giống nẩy mầm
và phát triển.
và phát triển
Trang 3• Trong thời đại mở cửa của nền kinh tế hiện nay có
ảnh hưỡng không ít đến việc học tập và rèn luyện nhân cách của học sinh Ở độ tuổi này, các em rất
dễ bị lôi kéo, rất dễ thể hiện cái tôi Trong khi ngoài
xã hội quá nhiều cái cám dỗ vì vậy quan tâm đến ý thức chuyên cần của học sinh là một việc làm rất cần thiết nhằm giúp các em đạt kết quả tốt trong
học tập
• Xuất phát từ tình hình thực tế ấy là một giáo viên
chủ nhiệm, tôi luôn mong được giúp đỡ, dạy dỗ,
giáo dục cho các em trở thành con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với những hình ảnh đẹp
mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng
đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí vì nó sáng tạo ra những con
người sáng tạo”
Trang 4II ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA LỚP 12C4.
Trang 5III THỰC TRẠNG VIỆC DUY TRÌ SĨ SỐ:
1/Nhà trường trong việc duy trì sĩ số học sinh:
Năm học 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 - 2010
Tỉ lệ chuyên
cần
2/ Lớp 12C4 trong việc duy trì sĩ số học sinh
Năm học 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 - 2010
Tỉ lệ chuyên
cần
Trang 6• 3/ Nguyên nhân
+ Do các em bị rỗng kiến thức, các bài giảng của thầy, cô các em tiếp thu chậm, không hiểu bài
kỹ, cảm thấy tiết học nặng nề, tâm trạng luôn
luôn chán nản, lo âu (nếu thầy, cô hỏi tới không hiểu thì xấu hổ , kiểm tra bài không thuộc sẽ bị điểm kém, bị ghi sổ đầu bài, bị làm kiểm điểm, bị mời phụ huynh) Từ đó các em đâm ra nản chí, nảy sinh ý nghĩ bỏ học một buổi đi chơi thử, nếu thầy, cô không biết, cha mẹ không phát giác kịp thời, thì các em sẽ tiếp tục nghỉ thử lần thứ hai, thứ ba, dần dần thành nghỉ một tuần, nửa
tháng… và từ đó các em từ từ rời xa lớp học, rời
xa bạn bè và thầy cô lúc nào cũng không hay
biết.
Trang 7+ Do môi trường khách quan ở ngoài tác động, một số học sinh bỏ học rủ rê, thế là mầm mống của việc bỏ tiết hay nghỉ học không phép bắt đầu xảy ra Đầu tiên, một tuần nghỉ một ngày, sau đó tăng lên hai ngày rồi đến ba, bốn ngày Nếu giáo viên chủ nhiệm không kịp thời nắm bắt
và tìm hiểu nguyên nhân để kịp thời thông báo đến phụ huynh thì chắc chắn số ngày nghỉ của các em sẽ lên tới 10 ngày hoặc nhiều hơn thế nữa Hệ quả kéo theo là kết quả học tập của các
em sẽ vô cùng tồi tệ từ đó nảy sinh ý muốn bỏ học.
Trang 8+ Do điều kiện gia đình : Bố mẹ không quan tâm vì mải làm ăn kinh tế hoặc bố mẹ bỏ
nhau , kinh tế khó khăn….dẫn đến tâm lí
chán nản muốn bỏ học
không đều , bỏ học thường rơi vào đối
tượng học sinh yếu kém họăc học sinh cá biệt Các em hình như thích thì đi học,
không thích thì nghỉ, điều đó dẫn đến học tập của các em càng sút kém, ảnh hưởng nhiều đến nền nếp học tập của lớp, của
trường
Trang 9IV CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ LÀM:
1/ Quan tâm sát sao, nhiệt tình , có trách nhiệm
cao.
+ Để nghiên cứu hiểu học sinh, giáo viên chủ nhiệm nhất thiết phải có “nhật kí giáo viên chủ nhiệm” Nhật kí giáo viên chủ nhiệm khác với “sổ công tác chủ nhiệm”
Nhật kí chủ nhiệm để ghi từng học sinh về ưu nhược
điểm, tính cách, sự tiến bộ, suy nghĩ, những hiện tượng học sinh vi phạm….
Nhật kí chủ nhiệm giúp giáo viên có tư liệu về từng em
một cách hệ thống Nếu làm chủ nhiệm của lớp học, nhật
kí giáo viên chủ nhiệm là nguồn tư liệu đánh giá khoa
học về học sinh, là tư liệu nghiên cứu về tâm lí học…
Còn sổ công tác chủ nhiệm chỉ có tính chất lập kế hoạch công việc của giáo viên chủ nhiệm.
công việc của giáo viên chủ nhiệm
Trang 10+ Thông thường giáo viên chủ nhiệm chỉ có một vài buổi trong tuần có tiết dạy ở lớp của mình cho nên với số ít buổi đó thì
giáo viên sẽ khó khăn trong việc nắm bắt được tình hình của lớp vì vậy giáo viên cần phải sắp xếp để có nhiều thời gian
hơn nữa gặp gỡ, trao đổi với học sinh
( bạn bè, người thân ) từ đó sẽ có những thông tin về việc nghỉ học, bỏ học của
từng em dựa trên thực tế GVCN sẽ tìm được biện pháp cụ thể kịp thời ngăn chặn việc bỏ học của các em
Trang 11+ Phải bình tĩnh, khéo léo, tìm hiểu nguyên nhân
và dùng các biện pháp tâm lý hạn chế từ từ Đối với những trường hợp vi phạm lần đầu hoặc ít hơn ta dùng lời lẽ phân tích sự có hại khi các em
vi phạm đi học chưa đều, khuyên răn Song
song, ta tìm cho em đó một người bạn tốt, có uy tín động viên giúp đỡ
+ Tổ chức các hoạt động tập thể như : Tham
quan ,thăm hỏi ,giúp đỡ công việc gia đình của những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn , neo đơn….Giúp các em có tinh thần đoàn kết gắn bó + Trường hợp ngoại lệ nếu biện pháp giáo dục từ trường không có hiệu quả thì ta phải phối hợp
chặt chẽ với phụ huynh
Trang 122/ Phối kết hợp với giáo viên bộ môn và các đoàn thể
• Qua trao đổi với các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ
nhiệm sẽ nắm vững hơn về số lượng học sinh nghỉ học của lớp mình qua từng buổi học để tức thời có kế hoạch điều chỉnh cũng như động viên theo dõi giúp các em có ý thức chuyên cần hơn trong học tập Thông qua phương pháp này giáo viên chủ nhiệm cũng có thể phân loại đặc điểm tình hình học sinh trong lớp mình Bằng cách này, giáo viên không chỉ hiểu rõ hơn học sinh của mình mà còn có thể trở thành điểm tựa tinh thần tin cậy giúp các
em học tập và rèn luyện nhân cách đạo đức ngày càng hoàn thiện hơn
Trang 13+ Thông qua việc phối hợp với các giáo viên bộ
môn trong nhà trường giáo viên chủ nhiệm sẽ phát hiện ra năng khiếu cũng như sở thích của từng em để từ đó phát hiện và bồi dưỡng kịp
thời các năng khiếu đó giúp các em có cơ hội thể hiện năng khiếu của mìmh
+Có những em thích học môn này mhưng lại
không thích môn kia vì những lý do khác nhau nên giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân để cùng với giáo viên bộ môn đề
ra các biện pháp thích hợp nhằm giúp các em
có thể có kết quả học tập tốt hơn từ đó các em
sẽ hứng thú học tập và đi học đều đặn hơn
Trang 14• VD:
GVCN lập danh sách hoặc trao đổi cụ thể đối
tượng hay nghỉ học nêu rõ lí do giúp cho giáo
viên bộ môn hiểu từng hoàn cảnh của mỗi em để thầy cô bộ môn sử dụng các phương pháp giảng dạy dễ hiểu nhất, tạo sự hứng khởi, say mê cho các em thông qua các cách dẫn dắt từ thật dễ
đến khó và có thể lồng ghép những trò chơi có
thưởng Tôi nghĩ rằng với cách làm đó sẽ lôi
cuốn các em Từ đó, các em nhận ra được việc học rất hữu ích và cần thiết cho bản thân và gia đình Vì ngoài việc làm giàu cho kiến thức của
mình, các em sẽ vui hơn khi được cô khen, thầy thưởng Do đó việc nghỉ học chắc chắn sẽ giảm
Trang 153/ Phối kết hợp với phụ huynh học sinh.
+ Thường xuyên trao đổi thông tin kịp thời đến với phụ huynh học sinh
+ Yêu cầu phụ huynh có phiếu theo dõi học tập của con mình hàng tháng, ký tên và nên có ý kiến đề xuất với giáo viên chủ nhiệm Chắc
chắn khi các em thấy giữa gia đình và cô giáo
có sự hợp tác chặt chẽ thì việc bỏ tiết, bỏ học
sẽ không còn xảy ra nữa
Trang 16KẾT LUẬN
• + Một người giáo viên chủ nhiệm tốt sẽ
góp phần xây dựng nên một tập thể lớp
giỏi, nhiều giáo viên chủ nhiệm tốt sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh Sự quan tâm thường xuyên của người giáo
viên chủ nhiệm chính là một yêu cầu vô
cùng cần thiết để từ đó hạn chế tình trạng
bỏ học của học sinh.
Trang 17• + Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa các tổ
chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm Công tác
phối hợp với giáo viên bộ môn tốt sẽ làm cho công tác chủ nhiệm thành công hơn
• + Sự hợp tác chặt chẽ, thường xuyên của giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh chính là nhân tố quyết định việc hạn chế tình trạng bỏ
học của học sinh
Trang 18KIẾN NGHỊ
• + Việc lập ra biểu điểm thi đua mặt chuyên cần giữa các lớp trong nhà trường cũng là một biện pháp hạn chế hoặc ngăn chặn
việc nghỉ học trong học sinh ở các lớp
• + Hạn chế việc thay đổi giáo viên chủ
nhiệm nhiều lần.
• + Nên có quỹ khen thưởng cho GVCN
giỏi.
Trang 19XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN