1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

THAM LUẬN CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM (CÔ LAN HƯƠNG TOÁN)

18 610 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 366,5 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦUNhư chúng ta đã biết, việc giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động củ

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, việc giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh được phát triển dưới

sự giáo dục của giáo viên chủ nhiệm Thực chất vai trò của giáo viên chủ nhiệm cũng như người làm vườn, trồng cây, tuy không đúng hoàn toàn nhưng hoạt động của giáo viên chủ nhiệm gần như người trồng cây, chăm sóc, vun trồng cây giống Người làm vườn không thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt giống nẩy mầm Cho nên, bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn tâm niệm dạy dỗ giáo dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học

là nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quí vì nó sáng tạo ra những con người

Trong thời đại mở cửa của nền kinh tế hiện nay, học sinh luôn có xu hướng đua đòi chưng diện luôn bị những cám bẫy trong xã hội lôi cuốn Nó ảnh hưỡng không ít đến việc học tập của học sinh Vì vậy, xuất phát từ tình hình thực tế ấy tôi quyết tâm thực hiện tốt “Công tác chủ nhiệm lớp ở trường ''Trung Học Phổ Thông Xuân Huy” Cố gắng giáo dục tốt những học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm góp phần đưa phong trào nhà trường vững mạnh và xã hội có những công dân tốt, là những đứa con ngoan trong gia đình.

Trang 3

B NỘI DUNG

Vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường Trung Học Phổ Thông phải xác định đúng được vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục,những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh còn nhiều hạn chế, vì vậy các em rất cần có một người thường xuyên hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo Để làm tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục đồng thời giáo dục những phẩm chất đạo đức rèn luyện năng lực để trở thành công dân tốt mai sau.

Khi tôi được phân công chủ nhiệm lớp 11B1, trong tôi vừa mừng vừa lo: + Mừng vì mình được cống hiến một phần công sức phục vụ cho một lớp

chọn vừa là bộ mặt vừa là niềm hy vọng lớn của nhà trường.

+ Lo là làm thế nào để đưa lớp tiến bộ một cách rõ rệt và mục tiêu cuối

Trang 4

1 Đặc điểm tình hình lớp chủ nhiệm :

* Lớp chủ nhiệm 11B1

- Tổng số đầu năm : 33 trong đó nam : 14 , nữ : 19 + Dân tộc : 6

- Học kì I : Tổng số : 33 trong đó nam : 14 , nữ : 19 + Dân tộc : 6

+Hết học kỳ 1chuyển trường : 1

- Tình hình của lớp chủ nhiệm năm học 2008-2009

* Họclực:

Giỏi:1

Khá:13

TB: 20

* Hạnhkiểm:

Tốt: 27

Khá: 6

Trang 5

2 Kế hoạch thực hiện

Vì giáo viên chủ nhiệm là người thay thế Hiệu trưởng quản lý toàn diện tập thể học sinh một lớp học.

Nếu không hiểu được đặc điểm, trình độ, diễn biến trong quá trình giáo dục, tự rèn luyện của học sinh thì không thể giáo dục được các em, không thể có sự định hướng kịp thời quá trình tự rèn luyện của học sinh

thận số lượng học lực và hạnh kiểm của các em năm học

học tập chưa cao nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau

Trang 6

3 Biện pháp

a) Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp

- Giáo viên chủ nhiệm lớp, trước hết phải quản lý toàn diện lớp học, quản lý học sinh lớp học và cần nắm vững

+ Hoàn cảnh thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh của lớp chủ nhiệm + Hiểu biết những đặc điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, sinh lý, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ xã hội, bạn bè….)

+ Nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học và khả năng thực hiện, kết quả của lớp phụ trách so với mục tiêu giáo dục về mọi mặt (học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt động khác…).

+ Quản lý toàn diện đặc điểm học sinh của lớp, nắm vững mục tiêu đào tạo, giáo dục

cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh, đồng thời nắm vững hoàn cảnh của từng em để kết hợp giáo dục.

Trang 7

- Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa Ban giám hiệu, giữa các tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm Nói một cách khác, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh Với tư cách là đại diện cho tập thể các nhà

sư phạm, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp chủ nhiệm tất

cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự gương mẫu của người giáo viên chủ nhiệm, để mục tiêu giáo dục được học sinh chấp nhận một cách tự giác, tự nguyện Với kinh nghiệm sư phạm và uy tín của mình, giáo viên chủ nhiệm có khả năng biến những chủ trương, kế hoạch đào tạo của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp và của mỗi học sinh.

Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh của lớp phản ánh với các tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên bộ môn, vị trí của giáo viên chủ nhiệm là người thường xuyên tiếp nhận được thông tin từ học sinh để đảm bảo tính khách quan, tính trung thực của dư luận, ý kiến của một tập thể học sinh Khi tiếp nhận thông tin, người giáo viên chủ nhiệm lớp xử lí kịp thời ngay thông tin với tư cách là nhà sư phạm, điều đó có tác dụng rất lớn Có không ít thông tin, suy nghĩ của học sinh chỉ

có thể tâm sự với giáo viên chủ nhiệm, đó là một thực tế

.

Trang 8

Ví dụ: những oan ức, sự hiểu lầm của thầy, cô giáo vì một lẽ nào đó Ai là người giúp các em giải tỏa những băn khoăn vướng mắc trong những quan hệ như vậy, không

ai tốt hơn là giáo viên chủ nhiệm.

Giáo viên chủ nhiệm với tư cách là đại diện cho lớp còn có trách nhiệm bảo vệ, bênh vực quyền lợi mọi mặt học sinh của lớp.

Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể học sinh, bởi vì: Học sinh trung học phổ thông là những em ở lứa tuổi cuối thiếu niên và đầu thanh

niên Lứa tuổi đang khẳng định mình, giàu ước mơ, bước đầu có kinh nghiệm sống, có khả năng tự quản, tổ chức hoạt động tập thể… Tuy nhiên, vẫn là lứa tuổi mong muốn lớn hơn khả năng, muốn khẳng định nhưng chưa đủ về mọi mặt kinh nghiệm, tri thức Khi có thành công thì dễ tự tin quá mức, ngược lại gặp những thất bại đầu tiên dễ dao động, lòng tự tin bị giảm sút… Xuất phát từ những đặc điểm đó về tâm lý lứa tuổi, việc định hướng giáo dục đối với học sinh trung học là rất cần thiết.

Trang 9

+ Chức năng cố vấn có ý nghĩa giáo dục quan trọng nhất đối với giáo viên chủ nhiệm vì chức năng cố vấn về bản chất là sự điều chỉnh, vai trò định hướng, điều khiển quá trình tự giáo dục của từng học sinh và tập thể học sinh, phát huy vai trò chủ thể tích cực của học sinh trong giáo dục,giáo viên chủ nhiệm không trực tiếp tham gia điều khiển công việc của lớp, không làm thay các em trong mọi hoạt động.

+ Chức năng cố vấn thể hiện ở giáo viên chủ nhiệm bằng nghệ thuật

sư phạm kích thích tư duy sáng tạo ở học sinh, phát triển tiềm năng trí tuệ vốn có của từng em trong học tập, đề xuất các nội dung, các giải pháp, cách thức tổ chức hoạt động thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Trang 10

Ví dụ: góp ý kiến một chương trình hoạt động của lớp, hay của một học sinh thì đã diễn ra quá trình vừa điều chỉnh ,vừa điều khiển.

nhiệm vụ của một thầy cô giáo, nói chung đó là mẫu mực về đạo

giáo dục những phẩm chất đạo đức, rèn luyện năng lực để học

xuyên hơn, đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh, được phụ huynh tin yêu, gửi gắm trách nhiệm giáo dục con em vào tay mình.

Trang 11

b) Biện pháp đã làm trong công tác chủ nhiệm

học tập và các hoạt động của nhà trường.

+ Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm nắm vững tình hình học sinh của lớp về mọi mặt, báo cáo cho hiệu trưởng và ban giám hiệu biết theo định kỳ hoặc đột xuất nếu có vấn đề cần giải quyết

để cùng phối hợp giáo dục, động viên giúp đỡ từng học sinh nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện phát triển trí tuệ, năng lực.

Trang 12

+ Có kế hoạch tổ chức hoạt động tập thể thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường cùng với các tập thể lớp học khác làm cho lớp chủ nhiệm trở thành thành viên tích cực của cộng đồng nhà trường.

+ Nắm vững mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu lớp học, kế hoạch, nhiệm vụ, giáo dục, dạy học của năm học tình hình của lớp chủ nhiệm giáo viên chủ nhiệm chủ động định hướng cho học sinh lớp chủ nhiệm thực hiện chủ động, sáng tạo nhiệm vụ của lớp vào phong trào chung của nhà trường.

+ Hiểu chức năng nhiệm vụ của các tổ chức trong nhà trường, hiểu cán bộ phụ trách các mặt hoạt động và đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học ở lớp chủ nhiệm để thường xuyên liên hệ nắm tình hình học tập, rèn luyện của học sinh, tổ chức việc học tập của tập thể lớp để có phương pháp ứng xử phù hợp + Nghiên cứu đặc điểm gia đình học sinh và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh

trong lớp học Tâm lý của cha mẹ học sinh, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, phương pháp giáo dục của cha mẹ đối với con của họ trong gia đình.

Trang 13

Tất cả việc nghiên cứu gia cảnh của học sinh nhằm hai mục đích, trước hết để kết hợp trong giáo dục học sinh của lớp, mặt khác hiểu thêm nguyên nhân, những yếu tố tích cực hoặc tiêu cực, những thuận lợi hoặc khó khăn tác động đến học sinh để có giải pháp giáo dục Song, quan trọng hơn cả là hiểu được đặc điểm của mỗi học sinh về các mặt tâm sinh lý, tính cách năng lực.

+ Muốn hiểu biết tâm lí học sinh lớp chủ nhiệm, giáo viên cần quan sát vào hoạt động thực

tế của học sinh ở lớp học, cộng đồng, gia đình… Cần trao đổi với gia đình, bạn bè và những người có quan hệ với các em, hiểu biết các em ở cộng đồng, đoàn thể trong và ngoài nhà trường

+ Để nghiên cứu hiểu học sinh, giáo viên chủ nhiệm nhất thiết phải có “nhật kí giáo viên chủ nhiệm” Nhật kí giáo viên chủ nhiệm khác với “sổ công tác chủ nhiệm” Nhật kí chủ nhiệm để ghi về từng học sinh, ưu nhược điểm, tính cách, sự tiến bộ, suy nghĩ, tình cảm của giáo viên chủ nhiệm đối với các em, những kỉ niệm, những hiện tượng của học sinh Nhật kí chủ nhiệm giúp giáo viên có tư liệu về từng em một cách hệ thống Còn sổ công tác chủ nhiệm chỉ có tính chất kế hoạch công việc của giáo viên chủ nhiệm Người giáo viên chủ nhiệm phải có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục thì việc ghi nhật kí chủ nhiệm

và sổ chủ nhiệm được coi là một nội dụng, một nhu cầu của người giáo viên chủ nhiệm.

Trang 14

+ Lập kế hoạch chủ nhiệm cho từng tháng, cho năm học của lớp chủ nhiệm để đảm bảo tính hệ thống, phát triển giáo dục nhân cách học sinh

+ Có kế họach bồi dưỡng học sinh khá, giỏi

+ Giáo viên chủ nhiệm phải dạy tốt môn học được phân công dạy ở lớp chủ nhiệm và các lớp khác.

+ Để làm tốt công tác chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm phải đặt kế hoạch

tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt.

- Nâng cao không ngừng trình độ học vấn, văn hóa chung

- Trình độ chuyên môn phương pháp,rèn luyện đạo đức tác phong.

-Trao đổi kinh nghiệm, lý luận sư phạm.

- Mẫu mực trong giao tiếp đồng nghiệp, thầy trò.

Trang 15

c) Phương pháp tác động cá biệt và giáo dục tập thể

Người giáo viên chủ nhiệm nắm vững vận dụng mọi phương pháp giáo dục cá biệt, phương pháp giáo dục tập thể và biết kết hợp chúng trong hoàn cảnh cụ thể

- Cần hiểu phương pháp giáo dục cá biệt là sự tác động tới từng cá nhân một cách chuyên biệt

để đảm bảo tính phù hợp với đối tượng

Ví dụ: cùng một biểu hiện hư như nhau, nhưng có em phải phê bình nghiêm khắc, có em thì

như mẹ con, có em phải thông qua bạn bè, gia đình tập thể…

- Bằng uy tín và vị thế của giáo viên chủ nhiệm, phương pháp tác động trực tiếp đem lại hiệu quả giáo dục tức thời,

trực tiếp, hoặc phê bình nếu tái phạm nhiều lần, phạt trực nhật mặt khác tìm hiểu hoàn cảnh lý do Hoặc những biểu hiện tốt như làm bài hay, sáng tạo thì giáo viên chủ nhiệm có thể nhắc nhở, tuyên dương, động viên, khen thưởng bằng lời, cho điểm tốt…

- Nếu giáo viên chủ nhiệm không đo được mức độ của hành vi, sử dụng không tương ứng, dẫn tới phản tác dụng giáo dục, không đáng khen mà khen quá lời cũng không tốt, chỉ đáng nhắc nhở mà vì lẽ gì giáo viên chủ nhiệm cảnh cáo phê bình sẽ dễ làm cho học sinh hậm

Trang 16

- Muốn phát huy hiệu qủa của phương pháp giáo dục trong tập thể, giáo viên chủ nhiệm trước hết phải là người có trách nhiệm, nắm vững đối tượng, xây dựng được tập thể học sinh thành một tập thể vững mạnh: + Đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ chung của từng thành

viên của lớp.

+ Tổ chức những hoạt động chung để thực hiện mục tiêu.

+ Lớp có đội ngũ tự quản có uy tín, có trách nhiệm, có năng lực ,có bản lĩnh.

+ Có kỉ luật chặt chẽ, có qui định, nội qui phải rõ ràng, được mọi học sinh tôn trọng và tự giác chấp hành.

Trang 17

III KẾT QUẢ

Phương pháp tiến hành công tác chủ nhiệm lớp nhằm trang bị cho học sinh về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, nội dung cách thức tổ chức lớp học của giáo viên chủ nhiệm, công tác chủ nhiệm coi cá thể học sinh là đối tượng đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, hăng say với nghề nghiệp, yêu thích học sinh

rệt Tôi đã áp dụng đúng các biện pháp mà mình đề ra thì kết quả của năm học 2009-2010

học lực và hạnh kiểm của các em có sự tiến bộ rất rõ, cụ thể học lực và hạnh kiểm đạt được như sau:

Học lực:

Giỏi: 1 Khá: 24 TB: 8 Hạnh kiểm:

Trang 18

* Sau thời gian chuyên cần chăm chỉ tận tụy hướng dẫn học sinh và đề ra nhiều biện pháp giáo dục kịp thời phù hợp với tập thể lớp chủ nhiệm nên lớp tôi

đã đạt những thành tích cao nhất đưa tập thể lớp

Ngày đăng: 17/07/2014, 05:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học - THAM LUẬN CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM (CÔ LAN HƯƠNG TOÁN)
nh ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w