1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

THAM LUẬN CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM (CÔ HUYỀN SINH)

13 1,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 2,66 MB

Nội dung

BÁO CÁO THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM- THÁNG 4 CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ HỘI NGHỊ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM THÁNG 4-2010 Trong suốt thời gian công tác là 8 năm thì hơn 7 năm tôi được tham gia công tác chủ nhiệm. Trong học kì I năm học 2009-2010 tôi được phân công giảng dạy các lớp 10A1,10A2, 103, 12C1,12C2, 125. Chủ nhiệm lớp 10A3. Qua thời gian giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm tôi rút ra được một số kinh nghiệm và sau đây tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số ý kiến tham luận cho công tác chủ nhiệm và cụ thể trong học kì I ở lớp 10A3. I.Đặc điểm tình hình lớp: Đầu năm tổng số 42: Trong đó Nam: 25 Nữ: 17 Độ tuổi 15: 38 HS, độ tuổi 16: 04 HS Dân tộc:17 Hộ nghèo 01 HS phân bố ở các xã: Trung Môn:05, Lang Quán:09 Tứ Quận: 09, Thắng Quân: 11 Chân Sơn: 05 Chiêu Yên:02 Phúc Ninh: 05 1.Thuận lợi: - Hầu hết các em đều xuất phát từ gia đình thuần nông nên các em cũng thuần tính - Có 2 em là học sinh tiến ở cấp II - Một số em cũng năng nổ nhiệt tình. 2. Khó khăn: - Các em mới bắt đầu chuyển sang một cấp học mới với thầy cô mới, bạn bè mới nên phải mất một thời gian ổn định tổ chức, phổ biến quy chế, nội quy của nhà trường làm quen bạn bè thầy cô. - Tập thể nam nhiều hơn và một số em là học sinh cá biệt ở cấp II( Hiếu, Tùng, Vượng ) Nên việc giáo dục các em cần rất nhiều phương pháp - Có một số em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt ( Bố mẹ bỏ nhau) nên ít nhiều các em cũng bị ảnh hưởng tới tâm lí các em hay mải chơi. - Có một số em ở quá xa như Chiêu Yên, Phúc Ninh nên một số em phải ở trọ xa gia đình cuộc sống phức tạp, một số em thì đi về cũng rất vất vả. - Đa số các em nhận thức rất chậm, chưa xác định được mục tiêu đi học vì vậy các em rất lười học. - Một số em quá nhút nhát không hòa đồng. 3. Kết quả: - Sau một qua trình học tập và rèn luyện cùng với sự hợp tác của giáo viên bộ môn và phụ huynh tập thể 10A3 đạt được kết quả như sau: * Học tập: TB: 20/35= 57,1% Yếu: 15/35= 42,9% *Hạnh kiểm:Tốt: 7/35= 20% Khá: 11/35=31,4% TB: 14/35= 40% Yếu: 3/35= 8,6%(Do sử dụng tài liệu trong thi cử) *Kết quả thi đua: Lớp xếp loại khá - Mặc dù kết quả trên còn thấp nhưng so với các lớp trong khối 10 thì ngoài lớp chọn ra lớp 10A3 đứng thứ 2 sau lớp 10A5.Vậy để đạt được điều đó tôi đã có một số biện pháp như sau. II. Biện pháp đã thực hiện: -Theo tôi để giáo dục được HS không chỉ là lớp chủ nhiệm mà còn ở tất cả các tiết dạy bộ môn bao giờ tôi cũng nghĩ đến bản thân mình trước , và trong các tình huống xảy ra với HS mình phải nhìn sự việc một cách toàn diện và đặt mình vào lứa tuổi các em để giải quyết. + Tại sao lại nghĩ về bản thân mình trước ? Theo tôi nghĩ về bản thân mình để làm như thế nào đó để trong tư tưởng các em là hình ảnh người Thầy người cô với 2 chữ “ Quý và nể ”. Để có được điều đó trước tiên theo nghĩ mình phải bồi dưỡng về chuyên môn để có được một vốn kiến thức nhất định và tận tình với công việc với lớp chủ nhiệm . Khi đưa ra một lệnh hay một nghị quyết nào đó tôi phải nhớ và phải thực hiện đúng thì lần sau lời nói của mình mới có trọng lượng. + Trong cuộc họp đầu năm ngoài phổ biến nội quy của nhà trường tôi đưa ra một số nội quy riêng của lớp và cách thức tổ chức hoạt động của lớp cho phụ huynh hội ý và đưa ra nghị quyết là tôi sẽ thực hiện. “Nêu các hình thức phạt thưởng rõ ràng + Phân công bàn trưởng, tổ trưởng quản lí tài sản theo dõi thành viên của tổ mình và cuối tuần tổng kết báo cáo cho lớp trưởng, lớp trưởng tổng hợp báo cáo GV chủ nhiệm. + Đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ lớp hội cha mẹ Hs nhiệt tình và chu đáo trong mọi công việc. Họp cán bộ lớp thường xuyên mỗi tháng một lần để chỉ cho các em cách làm việc rút kinh nghiệm những gì chưa được và khắc phục đưa ra ý kiến đóng góp xây dựng tập thể.Đội ngũ cán bộ lớp phải cập nhật thông tin hàng ngày và thông báo ngay với GVCN + Tìm hiểu hoàn cảnh và đặc điểm tâm lí của từng em HS đặc biệt là những HS cá biệt . Ở gia đình này tâm sinh lí các em có rất nhiều phức tạp vì vậy biện pháp giáo dục là “mềm dẻo” và gần gũi tâm sự chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống của các em những vẫn phải nghiêm khắc. VD: Khi Hs mắc khuyết điểm nhỏ bao giờ tôi cũng mời HS gặp riêng trao đổi như một người bạn hay người chị tìm hiểu nguyên nhân các em mắc khuyết điểm và để các em thổ lộ những khó khăn nếu là nguyên nhân khách quan thì chỉ cho các em cách khắc phục, nếu là nguyên nhân chủ quan thì lại phải tiếp tục động viên theo dõi thường xuyên để sửa chữa dần cho các em.Và sau buổi nói chuyện bao giờ tôi cũng nói với các em một câu cuối cùng “Cô sẽ tin vào sự cố gắng của em và em sẽ sửa chữa được những khuyết điểm”.còn nếu lần sau em vẫn tái phạm cô sẽ mời phụ huynh và ghi biên bản sau sẽ đưa hội đồng kỉ luật nhà trường. + Các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ tôi thường xuyên cập nhật ngay tin tức của buổi hôm trước để kịp thời xử lí luôn và định hướng cho các em phương pháp học tập xây dựng đôi bạn cùng tiến, cán sự bộ môn kiểm tra bài cũ và chữa bài tập khó. Có những tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ hôm nào ít bài học tôi cho các em hoạt động tập thể như hát những bài hát ý nghĩa chơi trò chơi. + Trong các buổi sinh hoạt cuối tuần bao giờ tôi cũng cho các em quyền bình đẳng phát biểu ý kiến của mình và có những sáng kiến nào đưa ra và cuối cùng tôi mới kết luận và giải quyết các kiến nghị của các em nếu là hợp lí. + Một việc mà tôi đã làm mà có thể thu hút được HS tới lớp coi tập thể lớp là một gia đình, mái trường là nhà đó là: “Tổ chức sinh nhật cho các em”. Cách tổ chức: Trong một tháng tổ chức một lần gồm tất cả các em trong tháng đó chọn một ngày chung nhất tổ chức.Tổ chức một cách đơn giản nhưng ý nghĩa:Mỗi em được tặng một món quà nhỏ và mua một ít bánh kẹo cả lớp liên hoan văn nghệ quan trọng là vui vẻ tạo được tình đoàn kết và có những em rất nhút nhát và thậm chí chưa được tặng quà bao giờ thì đây cũng là sự động viên và là cơ hội cho các em rèn luyện kĩ năng giao tiếp được phất biểu cảm nghĩ của mình từ đó khích lệ tinh thần học tập của các em. + Trong các giờ sinh hoạt ở lớp cn và một số giờ học ở các lớp (chọn) Thỉnh thoảng nếu thời cho phép tôi có thể dành 2-3 phút kể cho các em một câu chuyện thật ý nghĩa về thời sinh viên và mở ra cho các em một ước mơ hoài bão thôi thúc các em học tập phấn đấu để chở thành một sinh viên. + Cuối cùng kết thúc đợt thi đua bao giờ lớp cũng bình xét thi đua có phạt có thưởng. Chọn cá nhân suất sắc tổ suất sắc nhất.Nhưng phải làm việc một cách công bằng và công khia tài chính của lớp. [...]...III.Biện pháp thực hiện học kì II: + Tiếp tục duy trì các biện pháp ở học kì I + Sang học kì II tôi được phân công chủ nhiệm 11B2.Vì vậy việc tổ chức sinh nhật cho lớp là không được thực hiện từ đầu năm nên việc này không tiến hành được + Một việc biện pháp tôi định làm đó là: Đây là lớp chọn văn nên tổ chức một “ . CÁO THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM- THÁNG 4 CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ HỘI NGHỊ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM THÁNG 4-2010 Trong suốt thời gian công tác là 8 năm thì hơn 7 năm tôi được tham. gia công tác chủ nhiệm. Trong học kì I năm học 2009-2010 tôi được phân công giảng dạy các lớp 10A1,10A2, 103, 12C1,12C2, 125. Chủ nhiệm lớp 10A3. Qua thời gian giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm. rút ra được một số kinh nghiệm và sau đây tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số ý kiến tham luận cho công tác chủ nhiệm và cụ thể trong học kì I ở lớp 10A3. I.Đặc điểm tình hình lớp: Đầu năm tổng

Ngày đăng: 17/07/2014, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w