Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 08-09

17 2.7K 32
Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 08-09

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN ĐẠI LỘC TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN MINH CHẤN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP NĂM HỌC: 2008- 2009 Người thực hiện : Trương Thị Lựu Chức vụ: Giáo viên Tổ: 4, 5 Tháng 2 năm 2009 1/ Đặt vấn đề: - Đi đôi với chất lượng – Kết quả học tập, công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên tiểu học . Thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao. - Tuy nhiên việc hình thành cho các em nề nếp tốt ở các mặt là một điều khó thực hiện đối với giáo viên . Với tình hình xã hội hội hiện nay, một số giáo viên đến trường chỉ quan tâm nhiều đến việc dạy, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành nề nếp và tìm hiểu tình cảm cuộc sống của các em … Vậy để nề nếp tốt cho học sinh chúng ta phải làm như thế nào cho có hiệu quả ? -Người GV giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục ở nhà trường, là người tổ chức và điều khiển quá trình hình thành nhân cách trẻ em, là người chịu trách nhiệm về công tác giáo dục trẻ em trước nhà nước và nhân dân. Đặc biệt là GV TH hầu như chịu trách nhiệm hoàn toàn về lớp mình phụ trách. -GV TH là người hướng dẫn chủ yếu, người đưa các em vào thế giới tri thức khoa học, văn hoá, nghệ thuật .Người GV TH còn có nhiệm vụ xây dựng tập thể trẻ thơ, tổ chức các hoạt động khác của HS để mở rộng và khơi sâu tri thức, rèn luyện kỹ năng giáo dục ý thức và ứng xử, thoả mãn nhu cầu và hứng thú, phát triển năng lực của HS. HS TH chưa biết hành động độc lập, GV phải là người tổ chức hoạt động, hướng dẫn hành động. Làm sao cho từng em HS có được công việc thích hợp và bộc lộ khả năng của mình. Bậc học ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ. Các em sẽ trở thành những công dân tốt mang trong mình những phẩm chất tạo thành cốt lõi của một nhân cách Việt Nam trong giai đoạn mới. Những phẩm chất đó là: trí tuệ phát triển, ý chí cao, tình cảm. Lý do chọn đề tài: -Ngoài công việc phụ trách toàn diện trước học sinh, công tác chủ nhiệm lớp cũng có một ý nghĩa rất quan trọng.Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức, cổ vũ tư tưởng học sinh, người cùng với phụ huynh học sinh tiến hành giáo dục các em, nhưng công tác chủ nhiệm lớp không phải là một công việc đơn giản, nó luôn luôn là vấn đề trăn trở đối với hầu hết giáo viên tiểu học: -Làm thế nào để xây dựng những nề nếp cần thiết, phù hợp với trình độ lứa tuổi học sinh. -Giáo dục hs cá biệt vẫn còn là một vấn đề nan giải. -Nhân cách hs được hình thành và phát triển bằng những con đường nào? -Làm thế nào để nâng cao hai mặt giáo dục của hs.? Từ những vấn đề nêu trên, khi bắt tay vào thực hiện công tác chủ nhiệm, tôi đã luôn luôn tìm cách làm thế nào đó để công tác chủ nhiệm của mình đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ những lý do đó tôi mạnh dạn bắt tay vào thực hiện đề tài: “Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”. Giới hạn nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu trong phạm vi, giới hạn hs trường tiểu học Nguyễn Minh Chấn và chỉ đi sâu vào một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5 của tôi phụ trách. 2/ Cơ sở lý luận: -Hiện nay Đảng và Nhà nước ta quan tâm đưa sự nghiệp giáo dục lên hàng đầu, nhằm góp phần vào mục tiêu: “ Nâng cao dân trí-Đào tạo nhân lực và phát triển nhân tài”. Năm học 2008- 2009 Bộ GD&ĐT đã phát động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, lấy vệ sinh trường học là điểm trọng yếu trong nhà trường, làm sao mà các em thấy được “ Đi học là hạnh phúc” “Mỗi ngày đi học là một niềm vui” và nhiệm vụ năm học 2008-2009 của trường Tiểu học Nguyễn Minh Chấn là tiếp tục xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2, nên đòi hỏi mỗi học sinh trong trường phải thân thiện, tự nâng cao chất lượng học tập của mình. -Đi đôi với chất lượng, kết quả học tập của học sinh là công tác xây dựng nề nếp. Đó là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên Tiểu học . Thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao đúng như câu nói "Nề nếp là mẹ đẻ của chất lượng". -Tuy nhiên việc này không phải có được một sớm một chiều mà phải là cả một quá trình rèn luyện, bởi đa số các em học sinh tiểu học còn rất nhỏ, các em chưa có ý thức cao trong việc học tập tự giác, đại đa số là con em gia đình làm nông nên việc quan tâm của phụ huynh còn thấp, vì vậy các em chủ yếu học tập và rèn luyện ở trường là chính,vì thế việc tạo ra một lớp học có nề nếp là một điều tất yếu. -Tuy nhiên việc hình thành cho các em nề nếp tốt ở tất cả các mặt là một điều khó thực hiện đối với giáo viên. Muốn có được nề nếp kỷ luật tốt và kết quả học tập cao thì học sinh phải có khả năng tự quản và tinh thần tập thể cao. Do vậy các em mới có thể kiểm tra nhau, nhắc nhở và thi đua nhau để cùng thực hiện những yêu cầu của giáo viên và nhà trường đề ra. -Lớp có nếp tự quản tốt sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm rất nhiều việc trong và ngoài lớp, nhất là khi không có mặt giáo viên, những việc không chỉ có ở trên lớp mà cả ở ngoài lớp. -Có được nếp tự quản, tinh thần tập thể thì lớp mới tham gia sôi nổi và hoàn thành tốt các phong trào thi đua của Đội và của trường đề ra. -Với những lý do trên, ngay từ đầu năm học, từ giai đoạn ổn định tổ chức lớp cho đến khi giảng dạy, tôi luôn chú ý, quan tâm đến việc rèn cho lớp nếp tự quản, tinh thần tập thể để các em có tính tự giác, tích cực trong học tập và sinh hoạt. -Từ những suy nghĩ trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này để áp dụng vào thực tế lớp 5B. -Chính vì lẽ đó, trong năm học 2008- 2009, bản thân tôi cần phải đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu để giáo dục học sinh của lớp.Một mình phụ trách một cách toàn diện về 2 mặt: phẩm chất và năng lực để giúp các em bước vào đời với đủ nhân cách phát triển toàn diện của con người mới ở thế kỷ XXI này theo mục tiêu của Đảng và nhà nước ta đề ra. -Đường lối chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về giáo dục tiểu học: + Theo tinh thần tổng quát của Luật Phổ cập giáo dục tiểu học và đặt biệt trong văn bản Điều lệ trường tiểu học ( ban hành theo QĐ số 3257/ GD&ĐT ngày 8/11/1994 của Bộ GD&ĐT), thì trường tiểu học là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục Quốc dân Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trực tiếp đảm nhiệm giáo dục từ lớp 1 đến lớp 5 cho trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, nhằm hình thành ở học sinh cơ sở ban dầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa theo mục tiêu giáo dục tiểu học. -Điều lệ trường tiểu học và các văn bản hướng dẫn thi hành đã nêu sẽ “Góp phần xây dựng môi trường giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội, khai thác mọi tiềm năng của cộng đồng tham gia giáo dục học sinh, phát huy tác dụng của mộtsở giáo dục đối với cộng động”. -Trên cơ sở thực tế ở địa phương có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công việc giáo dục như: gia đình, nhà trường và xã hội đối với bản thân đối tượng. -Giáo dục con người là mục tiêu, mục đích chính, để mọi người đều có đủ phẩm chất và năng lực thì chúng ta cần phải giáo dục ngay từ đầu năm học,đặt biệt là học sinh lớp 5. 3/ Cơ sở thực thực tiễn: * Thực trạng của lớp: a/ Đặc điểm chung: -Phần lớn học sinh của lớp tôi phụ trách là con em gia đình làm nghề nông, phụ huynh bận công việc nhà nên chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình, còn khoán trắng cho GVCN lớp. -Đa số học sinh trong lớp nằm rải rác trên các tuyến thôn nên việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn trong mùa mưa lũ. b/ Đặc điểm riêng: -Tổng số học sinh: 24/ 11 nữ -Tình hình chất lượng đầu năm: giỏi: 2 em, khá : 5 em, trung bình: 8 em, còn lại học sinh yếu. 4/ Nội dung nghiên cứu: Giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học có chức năng cơ bản là quản lý, giáo dục học sinh lớp mình phụ trách.Chức năng này được thực hiện như sau: -Xây dựng, tổ chức lớp mình thành một đơn vị vững mạnh. -Tổ chức, điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. -Thiết lập và phát triển quan hệ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh. -Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính về việc đạo đức học sinh trong lớp, đẩy mạnh phong trào học tập thêm sôi nổi, mang lại hiệu quả. -Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.Điều đó giúp ta nhận thấy rõ hơn “đức” là cái gốc, là yếu tố căn bản và quan trọng quyết định nhân cách của một con người.Vì vậy, trong công tác chủ nhiệm, tôi luôn xác định, việc giáo dục đạo đức tư tưởng cho học sinh là việc cấp thiết và được đặt lên hàng đầu. Muốn giáo dục hoàn thiện, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ sau: 4.1/ Biện pháp 1: Công tác với tập thể học sinh a/ Tìm hiểu hoàn cảnh học sinh lớp mình phụ trách: -Để thể hiện tốt chức năng quản lý, việc giáo dục học sinh, ngay từ khi nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp phải tìm hiểu và nắm vững học sinh lớp mình phụ trách. Tham khảo ý kiến giáo viên chủ nhiệm cũ để biết được một số trường hợp đặc biệt của những học sinh cá biệt. -Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh: Hoàn cảnh kinh tế, nghề nghiệp của phụ huynh học sinh, nếp sống gia đình, sự quan tâm của bố mẹ đến vấn đề giáo dục con cái để từ đó GV có thể tìm ra những nguyên nhân của hiện tượng tâm lý của hs. -Tìm hiểu và nắm được đặc điểm của từng học sinh ;Tìm hiểu xem những học sinh nào bị khuyết tật ( nghe, nói, nhìn và các dị tật bẩm sinh .) để sắp xếp chỗ ngồi cho phù hợp, tìm hiểu trình độ nhận thức, nâng cao năng lực lao động, mối quan hệ với tập thể, với những người xung quanh và các năng lực trí tuệ của hs. -Chẳng hạn: Trong lớp có nhiều em nhận thức rất nhanh nhưng sau đó lại quên ngay và ghi nhớ của em đó không bền. Từ đó GV cho hs rèn luyện thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần để ghi nhớ bền vững. Tóm lại: -Muốn thực hiện những điều nói trên yc người GV phải: -Nghiên cứu hồ hs, học bạ, yếu lý lịch. -Quan sát các hoạt động và các mối quan hệ của hs trong hằng ngày. -Thăm gia đình hs và trò chuyện trao đổi với phụ huynh. -Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho hs( sau mỗi học kỳ phải thay đổi vị trí từ cánh phải sang ngồi bên cánh trái để đề phòng về bệnh mắt). -Sổ chủ nhiệm giúp GV có tư liệu về hs một cách có hệ thống. b) Xây dựng tập thể lớp thành một tập thể có ý thức tự quản: -Xây dựng nề nếp tự quản tốt trong học sinh là biến ý thức tự quản thành thói quen, thành một nề nếp có tác dụng tích cực trong việc góp phần phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập cũng như trong việc trao dồi phẩm chất đạo đức. -Một trong những bí quyết thành công của việc xây dựng nề nếp tự quản trong học sinh là phải : +Thành lập BCS lớp: GV nên chọn những hs năng động, hoạt bát và có năng lực về học tập, tự quản vào mạng lưới BCS lớp.Sau khi hình thành đội ngủ cốt cán giáo viên chủ nhiệm không được khoán trắng công việc cho các em, mà phải giám sát, theo dõi, kiểm tra đôn đốc mặc dầu đã mạnh dạn giao việc cho các em. Ví dụ: Việc truy bài 15 phút đầu giờ, tôi giao việc cho BCS lớp truy bài, kiểm tra bằng hình thức đôi bạn, sau đó báo cáo kết quả cho tổ trưởng biết để nhắc nhở, động viên kịp thời và có những hình thức khen thưởng, và phê bình phù hợp với từng cá nhân. +Thành lập BCS bộ môn: Ta nên chọn mỗi phân đội một hs giỏi ( Toán, Tiếng Việt) để giúp GV có thể kiếm tra, chữa bài tập 15 phút đầu giờ. +Xây dựng một tập thể hs đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, đồng thời GVCN cũng hoà mình vào tập thể. -Chẳng hạn: HS quyên góp ủng hộ cho những bạn hs nghèo ở lớp mà điều kiện gia đình em đó không thể làm được ( mua dụng cụ học tập .) thì GV cũng nên tham gia cùng các em, để các em thấy rõ được những công việc mình đang làm. +Đối với việc xếp hàng ra vào lớp: Tôi phân chia học sinh xếp hàng vào lớp theo tổ nhưng khi xếp hàng ra về không còn theo tổ nữa mà những em có xe đạp được xếp thành một hàng, những em không có xe xếp thành một hàng để khi ra về khỏi mất trật tự,lộn xộn khi ra khỏi cổng trường. -Tiếng hát đầu giờ, giữa giờ: Tôi tổ chức cho các tổ thi đua và giao nhiệm vụ cho tổ trưởng theo dõi và tổ trưởng báo cáo tình hình các bạn không hát cho lớp phó văn thể mỹ. Sau mỗi buổi có tuyên dương và phê bình kịp thời để sửa đổi. -Việc lao động chuyên trách: GV chủ nhiệm không phải lúc nào cũng có mặt đầy đủ để đôn đốc, động viên quán xuyến các em việc này.Vì vậy, tôi phân công và giao việc cho BCS lớp theo dõi và phân công cụ thể các em trong từng tổ theo các khu vực cụ thể. Ví dụ: Tổ 1 trực nhật lớp thì hai tổ còn lại lao động đội chuyên. Em nào quét lớp, em nào kê bàn ghế, lau cửa kính, chùi bảng hay lao động ở những khu vực nào tất cả đều phân công nhiệm vụ cụ thể , rõ ràng. Tổ nào không hoàn thành nhiệm vụ thì BCS+ tổ trưởng lớp chấm điểm vào sổ theo dõi trực nhật lớp, mỗi tuần BCS lớp nêu cụ thể từng thành viên chưa hoàn thành nhiệm vụ trong tiết sinh hoạt lớp,để kịp thời sửa đổi.Tổ nào, cá nhân nào làm tốt sẽ tuyên dương trước tập thể lớp. -Việc theo dõi các bạn đi đại tiện, tiểu tiện không đúng nơi quy định: Tôi thành lập đội cờ đỏ của lớp, là những em có tinh thần tập thể lớp, có ý thức và trách nhiệm cao để phối hợp cùng giáo viên chấm điểm và nhắc nhở các bạn kịp thời nhằm làm tốt công việc chung của trường: Giữ gìn môi trường của nhà trường luôn xanh- sạch - đẹp với phương châm “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Và thực hiện tốt cuộc vận động “ Tại sao không” của GVCN đề ra: “ Không ăn quà vặt; Không vức rác bừa bãi; Không đi đại tiện, tiểu tiện không đúng nơi quy định”. 4.2/ Biện pháp 2: Giáo dục những phẩm chất đạo đức cho hs. -GVPT lớp cần giáo dục các em những chuẩn mực về thái độ đối với xã hội, với lao động, với người khác, với chính bản thân mình. -Chẳng hạn: Trong giờ học có một học sinh nghịch tóc bạn khác phái khi GV đang giảng bài, vậy ta phải xử lý như thế nào? Theo tôi GV phải làm sao cho em đó ngừng ngay việc làm mà không ảnh hưởng đến lớp học. GV đặt một câu hỏi trong nội dung bài học rồi gọi em đó đứng lên trả lời. Nếu em đó không trả lời được thì GV gợi ý em ở bên cạnh, chắc là những em bên cạnh sẽ trả lời đúng. GV sẽ tuyên dương các em đó, đồng thời nhắc nhở em vi phạm không nên thờ ơ việc học trong lớp. Nếu em ấy vẫn còn lặp lại hành động đó trong buổi học, thì cuối giờ GV phải phê bình em trước tập thể. Hoặc nếu phát hiện trong lớp có tình trạng nói tục GV nên phát động ngay phong trào thi đua “ Nói lời hay, làm việc tốt” để khắc phục hiện tượng này, hằng ngày tổ trưởng của lớp theo dõi thi đua của từng cá nhân, tổ, nhắc nhở kịp thời những bạn nói tục đến cuối tuần tổ trưởng tổng kết, nộp cho lớp trưởng để xếp loại thi đua cho từng tổ. Nếu trong số những em hay nói tục, em nào biết khắc phục và có chuyển biến , GV nên kịp thời khen ngợi để động viên các em.Nói chung muốn khắc phục được tình trạng này GV phải tác động nhiều lần và tác động thường xuyên. GV có thể phát động phong trào “Giữ vở sạch- rèn chữ đẹp” qua những câu chuyện kể mang tính sát thực như: “ Thần Siêu luyện chữ” “ Văn hay nhưng chữ phải đẹp” .Kết hợp với việc chú ý động viên những hs viết chữ còn xấu, tuyên dương nêu gương những hs viết chữ đẹp cho các bạn học tập, GV cần giáo dục đạo đức cho các em qua các câu cách ngôn trong tuần và 5 điều Bác Hồ dạy. 4.3/ Biện pháp 3: Chỉ đạo việc học tập của hs -Học tập là nhiệm vụ hàng đầu của hs trong nhà trường.Thành tích học tập của hs là thước đo của quá trình phấn đấu, rèn luyện của các em.Vì vậy, GVCN cần phải sử dụng nhiều biện chỉ đạo việc học tập. -GV cần phân “Nhóm học tập” ở nhà và phân công “ Đôi bạn học tập” em khá, giỏi kèm em yếu để giúp các em đó theo kịp các phong trào học tập của cả lớp.GV đề ra một số yêu cầu, cũng như các hình thức khen thưởng cho học sinh, nhằm mục đích khuyến khích tinh thần học tập cho các em như: Em học giỏi, học khá kèm những em yếu, kém hoặc trung bình.Nếu em yếu vươn lên đạt học sinh trung bình, em trung bình đạt học sinh khá, em khá vươn lên đạt học sinh giỏi thì những em có công sức đó sẽ được nhận phần thưởng và những em có tinh thần vượt khó trong học tập cũng được nhận những món quà như: vở hoặc bút .từ số tiền quỹ lớp. -GVCN cần hướng dẫn phương pháp học để giúp hs học tập có hiệu quả, gây không khí hứng thú trong giờ học. Ví dụ: Trong các giờ học GV yêu cầu các đôi bạn học tập luôn theo dõi, kiểm tra với nhau từ việc soạn bài ở nhà, chép bài, làm bài, tinh thần xây dựng bài của các bạn để nhắc nhở bạn kịp thời để bạn khắc phục. -Cuối mỗi tuần, trong giờ sinh hoạt lớp, lớp trưởng nên nhận xét trước lớp về các mặt hoạt động trong tuần như sau: Tổ Học tập Nề nếp Lao động-VS Công tác Đội Xếp loại 1 Trung bình Khá Khá Tốt Khá 2 Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 3 Khá Tốt Tốt Tốt Tốt Sau mỗi tháng, GVCN cùng với BCS lớp tổng kết những ưu điểm, nhược điểm mỗi tuần, mỗi tháng công bố trên bảng thi đua của lớp như sau: BẢNG THEO DÕI THI ĐUA Tuần Tổ Một Hai Ba 1 Khá Tốt Tốt 2 Khá Khá Tốt 3 Tốt Tốt Tốt 4 Khá Tốt Tốt XL chung Khá Tốt Tốt -GVCN phát thưởng cho các tổ, cá nhân đạt thành tích tốt làm cho nề nếp lớp duy trì và ổn định. 4.4/ Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động Đội và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. -Hoạt động ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học văn hoá, với các chủ đề, chủ điểm thi đua phù hợp với lứa tuổi, sinh động, hấp dẫn cho các em.Phong trào hoạt động Đội trong và ngoài nhà trường đã thu hút và lôi cuốn các em một cách lành mạnh, có tác dụng tích cực cho việc hình thành nhân cách của các em. Qua các hoạt động này giúp các em hình thành và phát triển các kĩ năng ban đầu và cơ bản cần thiết, phù hợp với sự phát triển chung của học sinh.Chính vì thế , giáo viên chủ nhiệm cần phải “ trẻ hoá” để cùng am hiểu tường tận về tổ chức Đội, cùng tham gia hoạt động vui chơi với các em, cùng hoà nhập để hiểu hơn tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của các em, từ đó mà thông cảm hơn, yêu thương hơn và có trách nhiệm nhiều với các em học sinh lớp mình phụ trách, mới thực sự trở thành người mẹ, người cha, người chị, người anh gần gũi thân thiết. -GVPT lớp đồng thời là anh chị phụ trách giúp đỡ đội viên trong lớp hoạt động thường xuyên và nhịp nhàng, muốn vậy GV phải xây dựng một BCH lớp nòng cốt, có năng lực nắm bắt kịp thời những hoạt động Đội do trường đề ra để đẩy mạnh phong trào Đội. Chẳng hạn: Để lớp đạt giải cao về Quy trình sinh hoạt Đội, GVCN cần bồi dưỡng, huấn luyện cho BCH chi đội nắm vững các kỹ năng của từng bài múa, từng thao tác của nghi thức đội .từng bước giúp các em thực hiện tốt. -Trong một số tiết sinh hoạt cuối tuần, GVCN cần tổ chức cho các em sinh hoạt ngoài trời, hướng dẫn các em chơi những trò chơi hấp dẫn sinh động giúp các em thoải mái tinh thần sau một tuần học tập . Ví dụ: Tiết học ngoài giờ lên lớp ở ngoài trời. +GV cho lớp trưởng tự tổ chức và điều khiển, GV chỉ là người hướng dẫn chỉ đạo các hình thức học tập, vui chơi.Thường các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm tháng nên các bài hát, bài múa, trò chơi hay nội dung các chuyên hiệu cũng phù hợp theo chủ điểm giáo dục như: kính yêu thầy cô, kính yêu Bác Hồ, hát mừng các chú bộ đội, giáo dục vệ sinh môi trường, kính yêu mẹ, cô và phụ nữ .Lớp trưởng cho các bạn tập họp và tổ chức hát, múa, đọc thơ, kể chuyện cho nhau nghe về những nội dung ca ngợi theo chủ điểm của tháng. Qua các bài hát, bài thơ giáo dục các em lòng yêu quê hương, yêu mẹ, yêu cô, yêu môi trường mà mình đang sống . Chính các hoạt động ngoài giờ lên lớp còn làm cho các em tự tin , mạnh dạn, gần gũi hơn, thân thiện và có tinh thần tập thể hơn. 4.5/ Biện pháp 5: Công tác với cha mẹ học sinh và giáo viên bộ môn -Đây là mối quan hệ mật thiết và không thể thiếu được bởi giáo dục đạo đức tác phong của học sinh không chỉ là công tác của riêng giáo viên chủ nhiệm mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.Vì thế, trong quá trình giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn ý thức rằng sự quan hệ chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm , giáo viên bộ môn và cha mẹ học sinh là rất cần thiết.Thường xuyên liên hệ với giáo viên bộ môn để trình bày kế hoạch của mình, tìm biện pháp phối kết hợp để cùng giáo dục như: + Đề nghị giáo viên bộ môn nghiêm khắc với những em có hành vi sai phạm để các em quyết tâm sửa chữa. + Giúp đỡ các em có thái độ trung thực trong học tập, tuyệt đối không để học sinh vi phạm trong thi cử . -Ảnh hưởng của gia đình đối với trẻ em vô cùng to lớn .Do đó GVCN cần kết hợp với gia đình trong quá trình giáo dục và cụ thể là tiến hành đều đặn với công việc: +Thông báo kết quả học tập của hs cho gia đình biết để phối hợp giáo dục. +Thăm hỏi thường xuyên gia đình hs nhằm để trao đổi việc học tập của hs cho đình các em biết . +Mời PHHS đến trường trong những trường hợp đặc biệt cần thiết để gia đình các em nắm được thực trạng, tình hình của con họ kịp thời. 4.6/ Biện pháp 6: Sự gương mẫu của GV là yếu tố vô cùng quan trọng Khi được nhà trường giao nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm lớp, người thầy giáo chủ nhiệm phải chịu trách nhiệm trước nhà trường về lớp [...]... tiễn: *Thực trạng của lớp: a/ Đặc điểm chung: b/ Đặc điểm riêng: 4 4/ Nội dung nghiên cứu: 4.1/ Biện pháp 1: Công tác với tập thể học sinh a/ Tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh lớp mình phụ trách b/ Xây dựng tập thể lớp thành một tập thể có ý thức tự quản 4.2/ Biện pháp 2: Giáo dục những phẩm chất đạo đức cho học sinh 4.3/ Biện pháp 3: Chỉ đạo việc học tập của học sinh 4.4/ Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt... sự tận tuỵ và một chút lơ là trong công tác chủ nhiệm thì công sức bỏ ra chỉ còn là con số không Qua thực tế áp dụng đề tài vào công tác chủ nhiệm của bản thân, tôi thấy kết quả khả quan hơn Từ chỗ học sinh chưa ý thức tự giác trong học tập cũng như chưa có tinh thần tập thể : thờ ơ, thụ động đã bắt đầu có biểu hiện ham thích được học tập và mong muốn được đến trường nhiều hơn, công tác tự quản dần...mình phụ trách, chịu trách nhiệm về mọi quyền lợicũng như nghĩa vụ học tập, rèn luyện của từng học sinh trong lớp của mình.Từ khâu lên kế hoạch cho đến khâu thi hành thực hiện đều từ giáo viên chủ nhiệm lớp. Vì thế, giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người có năng lực tổ chức, phải có tình thương và trách nhiệm cao thì mới có thể hoàn thành tốt công tác của mình GV tiểu học luôn là “ Tấm gương... của từng em hs, về các mối quan hệ mọi mặt của các em để có biện pháp tổ chức việc giáo dục sát với hs, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp -GV tiểu học muốn làm tốt công tác chủ nhiệm đòi hỏi người GV phải nắm vững được đặc điểm chung của lứa tuổi để có những tác động chung cho phù hợp, mặt khác phải nắm được đặc điểm riêng của từng em mới có tác động tích cực với từng đối tượng hs để giúp các em hình... cho sạch đẹp, GV không nên có những lời trách móc thiếu tế nhị dễ làm cho các em chán nản hoặc khi GV trách phạt những học sinh hay đi học trễ thì bản thân GV phải đến lớp đúng giờ.Có như thế mới thuyết phục được các em 5/ Kết quả: Nếu làm tốt công tác chủ nhiệm như tôi trình bày như trên ắt hẳn sẽ gặt hái được nhiều kết quả rất khả quan Lớp có chuyển biến rõ rệt về tinh thần tập thể, có ý thức tự giác... quả học tập và hạnh kiểm của học sinh : 100% học sinh thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của người học sinh Tôi thiết nghĩ công tác chủ nhiệm lớp được thể hiện ở sự nhiệt huyết và sự tận tuỵ của người thầy giáo thì mới thành công, sự hy sinh của thầy giáo nói chung không ngoài mục đích nào khác mà chỉ vì lương tâm nghề nghiệp, vì các chủ nhân tương lai của đất nước mà như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng... được đến trường nhiều hơn, công tác tự quản dần dà đã đi vào nền nếp tốt. Có ý thức tổ chức kỷ luật, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, tự giác trong công việc chung của lớp như: khi giáo viên vắng mặt các em tự quản lớp im lặng và trật tự; Việc xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc ; Việc thực hiện lao động chuyên trách đảm bảo, các em tự giác làm nhiệm vụ của mình không trông chờ ỷ lại hay nạnh hẹ như lúc trước,... hình thành nhân cách và phát triển năng lực.Từ những suy nghĩ đó nên đã rút ra một số kinh nghiệm nêu trên và đã áp dụng đạt kết quả Phụ lục: • Tình Tình hTìGiáo viên chủ nhiệm ở tiểu học có chức năng cơ bản là quản lý, giáo dục học sinh lớp mình phụ trách, chức năng này được thực hiện như sau: • -Xây dựng, tổ chức lớp thành một đơn vị vững mạnh -Tổ chức, điều khiển, lãnh đạo các hoạt động Tài liệu tham... luận: Để thực hiện tốt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp đòi hỏi giáo viên phải thật sự yêu quý học sinh, phải biết lấy sự tiến bộ của học sinh làm niềm vui, hạnh phúc của mình, phải biết hy sinh cả thời gian, sức lực và điều cốt lõi là thật sự phải có tâm huyết với nghề thì mới thành công Để có được những kết quả khả quan như đề tài tôi đề cập đến ắt hẳn phải tốn nhiều công sức và lòng nhiệt... những phẩm chất đạo đức cho học sinh 4.3/ Biện pháp 3: Chỉ đạo việc học tập của học sinh 4.4/ Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt Đội và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 4.5/ Biện pháp 5: Công tác với cha mẹ học sinh và giáo viên bộ môn 4.6/ Biện pháp 6: Sự gương mẫu của GV là yếu tố vô cùng quan trọng 5 5/ Kết quả: 6 6/ Kết luận: 7 7/ Đề nghị: Trang 1-2 2-3 4 4 4-5 5-6 6-7 7-8 8-9 9 9-10 10 11 11-12 . Tổ Một Hai Ba 1 Khá Tốt Tốt 2 Khá Khá Tốt 3 Tốt Tốt Tốt 4 Khá Tốt Tốt XL chung Khá Tốt Tốt -GVCN phát thưởng cho các tổ, cá nhân đạt thành tích tốt làm. chỉ là công tác của riêng giáo viên chủ nhiệm mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.Vì thế, trong quá trình giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi

Ngày đăng: 27/10/2013, 10:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan