1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN

22 14,2K 272

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 21,6 MB

Nội dung

Trongcác hoạt động của giáo dục mầm non hoạt động làm quen với toán đóng vai tròquan trọng trong việc cung cấp những kiến thức biểu tượng toán ban đầu cho trẻtrước khi vào trường tiểu họ

Trang 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG

LÀM QUEN VỚI TOÁN I- Đặt vấn đề:

- Hiện đây đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hoáhiện đại hoá đất nước, nền kinh tế phát triển thúc đẩy đất nước phát triển toàn diện

về mọi mặt, trong sự thay đổi đi lên đó có sự đổi mới của ngành giáo dục nói chung

và giáo dục mầm non nói riêng Ở Huyện ta, đã có nhiều chuyên đề, nhiều hoạtđộng do phòng, trường tổ chức nhằm bồi dưỡng, tạo điều kiện cho giáo viên đượchọc hỏi rút kinh nghiệm trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non Trongcác hoạt động của giáo dục mầm non hoạt động làm quen với toán đóng vai tròquan trọng trong việc cung cấp những kiến thức biểu tượng toán ban đầu cho trẻtrước khi vào trường tiểu học, đặc biệt trong việc chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1:hình thành cho trẻ các kiến thức, kỹ năng về tập hợp và số lượng, về hình dạng, vềquan hệ kích thước, về định hướng không gian.v.v…bồi dưỡng cho trẻ khả năngtìm tòi, quan sát, so sánh, rèn luyện phương pháp tư duy, phát triển ngôn ngữ chotrẻ Nếu ngay từ khi học mẫu giáo, trẻ đã nắm vững các khái niệm đơn giản về sốlượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian, thì sau này trẻ sẽ vững vàng,

tự tin khi tiếp nhận những kiến thức môn toán học ở lớp một

Hoạt động LQVT là hoạt động học đòi hỏi độ chính xác, lôgích cao Để giúptrẻ lĩnh hội các kiến thức một cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất Đối với hoạtđộng “ Làm quen với toán” phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Môi trường, cách tiếp cận,

cơ hội, phương pháp.v.v

Song trên thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay cho thấy, việc hình thànhbiểu tượng toán cho trẻ ở trường mầm non theo hướng tích hợp chưa được giáoviên quan tâm đúng mức, chưa chú trọng xây dựng môi trường học tập cho trẻ đồngthời ít tạo cơ hội cho trẻ được luyện tập vì vậy hiệu quả của quá trình giáo dục đạtchưa cao Nội dung lồng ghép, đan xen còn rời rạc chưa hoà quyện vào nhau dovậy dẫn đến tình trạng trẻ khó tiếp thu kiến thức, không hứng thú trong giờ học.Các biện pháp dạy học chưa được giáo viên sử dụng phù hợp

Với ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động làm quen với toán và thực tiễn

nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy trẻ học tốt hoạt động làm

quen với toán” nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục này.

II- Cơ sở lý luận:

- Thực hiện chiến lược đổi mới hiện nay với phương pháp dạy học: Lấy trẻlàm trung tâm, nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh Thôngqua hoạt động làm quen với toán trẻ được trãi nghiệm, được khám phá, tìm tòi sáng

Trang 2

tạo, được tự do giao tiếp, vui chơi, hợp tác, chia sẽ, dễ dàng tiếp thu kiến thức,nhằm tăng thêm vốn kinh nghiệm, đã được giáo viên vận dụng để tổ chức các hoạtđộng chăm sóc giáo dục trẻ

- Toán học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, giúptrẻ làm quen với thế giới xung quanh, ngay từ đầu các cháu nhỏ đã tiếp xúc vớingười lớn và thế giới đồ vật đa dạng xung quanh, tất cả những thứ đó đều ảnhhưởng rất lớn đến nhận thức của trẻ, dần dần trẻ có được những khái niện giản đơnnhất về thế giới xung quanh có nhu cầu muốn tìm tòi, phám phá về tính chất, đặcđiểm của sự vật hiện tượng, tập hợp các số lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước,

vị trí, sắp xếp của chúng trong không gian… qua các hoạt động đa dạng dưới sựhướng dẫn của người lớn Khi chơi với đồ vật trẻ muốn biết tại sao vật này lại lănđược nhưng vật kia lại không lăn được hình dạng, kích thước và chất liệu củachúng khác nhau như thế nào? Hoặc trẻ muốn biết từng nhóm đồ vật có bao nhiêuvật và cách so sánh các nhóm với nhau trẻ muốn biết nhóm này có số lượng nhiềuhay ít hơn nhóm kia bắt đầu trẻ muốn biết làm thế nào để cho hai nhóm được bằngnhau.v.v Từ đó trong tư duy của trẻ đã nảy sinh khái niệm thêm bớt một cách giảnđơn nhất về phép cộng, trừ của bậc tiểu học Xuất phát từ nhu cầu đó mà việc chotrẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng là nhu cầu cần thiết Làm thế nào để dạytrẻ những khái niệm về toán học mang tính chất trừu tượng nhưng lại phải phù hợpvới khả năng nhận thức của trẻ Đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt cácphương pháp dạy học, tạo môi trường cho trẻ hoạt động giúp trẻ lĩnh hội kiến thức

dễ dàng nhằm hình thành những kiến thức ban đầu về toán học sơ đẳng cho trẻ

III- Cơ sở thực tiễn:

- Năm học này tôi được nhà trường phân công dạy lớp lớn Lớn 1

- Tìm hiểu thực tế tôi thấy được tình hình của lớp có những thuận lợi và khókhăn

1- Thuận lợi:

- Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường và sự hỗ trợ của phụ huynh

- Bản thân đã được đào tạo bài bảng qua trường lớp và đã học xong chươngtrình đại học

- Trường lớp khang trang, thoáng mát, có đầy đủ đồ dùng đồ chơi cơ sở vậtchất cho trẻ hoạt động, lớp một độ tuổi

- Nhận được sự quan tâm hổ trợ của phụ huynh cùng chăm lo đến việc họccủa con em mình

2- Khó khăn:

Trang 3

- Một số trẻ còn nhút nhác chưa tích cực tham gia vào hoạt động, khả năngnhận thức của trẻ về hoạt động làm quen với toán còn nhiều hạn chế.

- Môi trường lớp học được thay đổi thường xuyên theo từng chủ đề nhưngnội dung và hình thức chưa phong phú, hấp dẫn đối với trẻ

- Với lứa tuổi mẫu giáo, bước đầu cho trẻ LQVT: muốn đạt được mục đíchyêu cầu của hoạt động bản thân tôi đã có những biện pháp thực hiện nâng caochất lượng hoạt động LQVT

IV- Nội dung nghiên cứu

1- Xây dựng môi trường học tập theo hướng mở là điều kiện cần thiết tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào hoạt động nhận thức.

- Môi trường học tập là yếu tố rất quan trọng trong quá trình hoạt động trãinghiệm nhằm thoả mãn nhu cầu của trẻ Đây cũng là nơi mà trẻ được giúp đỡ đểthu nhận một khối lượng kiến thức và kỹ năng nền tảng cần thiết cho việc học saunày ở phổ thông Vì thế giáo viên luôn sẵn sàng đón tiếp tất cả trẻ đến với mình,dành thời gian quan tâm đến từng trẻ, từng nhóm, cả lớp Biết cung cấp cơ hội đểtạo sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau

Biết sắp xếp lớp học theo phong cách khuyến khích trẻ hoạt động Tạo cơ hội

để phát triển tư duy, phát triển các kỹ năng nhận thức xã hội, phát triển ngôn ngữ,hứng thú trong học tập và khám phá thế giới xung quanh

Tận dụng những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học, đầu tư đồ dùngdạy học phục vụ cho hoạt động Đổi mới cách trang trí lớp tạo môi trường toán theohướng mở phù hợp từng chủ đề tạo cơ hội để trẻ hoạt động trãi nghiệm với đồ dùngtrang trí để lĩnh hội kiến thức: Các đồ dùng, đồ chơi, hình ảnh trang trí không dán

cố định mà được bố trí trẻ có thể dễ dàng lấy sử dụng theo ý thích, ý tưởng của trẻ.Hình ảnh 1: Cô trang trí môi trường lớp mở đồ dùng bố trí cho trẻ hoạt động

Ví dụ: Nhận biết số lượng và chữ số, luyện đếm

Chủ đề động vật: tôi trang trí một mảng tường với chủ đề những con vật béyêu: phần dưới tạo những chiếc túi đựng con vật, chữ số Phần trên là nơi để khichơi trẻ sử dụng con vật rời ở các túi để xếp tạo thành những nhóm con vật theo ýthích và chọn chữ số biểu thị…

Chủ đề gia đình:

+ Cô chuẩn bị nhiều hình ảnh rời như hình bố, mẹ, anh, chị, em rời, một số

đồ dùng trong gia đình, trẻ có thể sử dụng những hình ảnh này để xếp về ngườithân gia đình mình, hoặc của bạn…đếm số lượng, so sánh ở góc học tập

Trang 4

+ Chuẩn bị các nguyên vật liệu phế phẩm có dạng các hình học, khối cho trẻxếp hình người thân, đồ dùng trong gia đình trang trí góc nghệ thuật

+ Treo tranh về gia đình đông con, ít con để trẻ đếm số lượng người và giáodục trẻ Đồ dùng gia đình xếp ở giá đồ chơi để trẻ có thể luyện đếm

Chủ đề ngành nghề: Ở góc học tập cô chuẩn bị một số dụng cụ, sản phẩm,hình ảnh tượng trưng một số nghề, trẻ chọn sản phẩm, dụng cụ xếp đúng cho từngnghề hoặc tranh lô tô về một số hoạt động của từng nghề trẻ sắp xếp theo đúngtrình tự công việc từng nghề

Ví dụ: Nhận biết các hình, phân biệt kích thước của vật

Chủ đề động vật: Ở góc tạo hình sử dụng các hình học để tạo thành bức tranhđàn cá bơi trong nước để trang trí ở lớp tạo cơ hội cho trẻ luyện đếm, sosánh Ngoài ra còn sử dụng các nguyên vật liệu khác để trẻ tạo hình trang trí lớpnhư que, hột hạt, gấp giấy về các con vật

Sưu tầm các hình ảnh cho trẻ cắt dán làm album các biểu tượng toán và các

đồ dùng đồ chơi cho lớp, sử dụng các sản phẩm mà trẻ làm được cùng cô trang trílớp

Tùy vào từng chủ đề mà tôi chuẩn bị hướng trẻ cùng tham gia làm đồ dùng,

đồ chơi, trang trí xây dựng môi trường lớp học nhằm tạo cơ hội cho trẻ hoạt độngtrãi nghiệm qua đó củng cố kiến thức kỹ năng cho trẻ và giáo dục trẻ ý thức giữ gìn

Khi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ làm quen với toán phục vụ nội dung dạygiáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi để làm ra những cặp đồ dùng đồ chơi có mối quan

hệ lôgích và hợp lý

Ví dụ: Khi dạy trẻ bài “số 7 tiết 1” tôi đã chọn cặp đối tượng Thỏ và cà rốt đểdạy trẻ lập nhóm có đối tượng có số lượng 7, tôi chọn cặp đối tượng trên với lý do:

Trang 5

Thỏ và cà rốt có mối quan hệ lôgích với nhau Thỏ thích ăn cà rốt và trẻ lập sốlượng 7 với cặp đối tượng Thỏ và cà rốt.

Hình ảnh 2: Xếp tương ứngViệc gây hứng thú ngay từ đầu tiên tiết học bằng đồ dùng trực quan khôngnhững tạo được sự chú ý cho trẻ ngay từ đầu mà còn tạo cho trẻ một tâm lý thoảmái để trẻ dễ dàng tiếp thu nội dung trọng tâm của tiết học

3- Phát huy hoạt động làm quen với toán thông qua các hoạt động khác

Nhận thức phát triển ở lứa tuổi mẫu giáo dưới ảnh hưởng của các hoạt độngkhác nhau: Tạo hình, giáo dục âm nhạc, làm quen văn học.v.v Quá trình pháttriển các hoạt động nhận thức nói chung và hoạt động nhận thức các biểu tượngtoán ban đầu cũng diễn ra trong khi trẻ được nghe kể chuyện đọc thơ hoặc trẻ tự kểlại chuyện, đọc thơ

Các câu chuyện cổ tích, truyện thơ dành cho trẻ có những giá trị văn họcnhất định nên thu hút được sự chú ý, cảm xúc nghệ thuật của trẻ giáo viên cần tậndụng truyện thơ như một phương tiện để giáo dục nhân cách nói chung và nhậnthức các biểu tượng toán nói riêng Sau khi nghe kể chuyện, đọc thơ giáo viên cầnđàm thoại với trẻ về các yếu tố toán học có trong mỗi truyện thơ, tuỳ vào mỗi chủ

đề giáo viên lựa chọn truyện thơ theo nội dung giáo dục có các biểu tượng toánhọc

Khi kể chuyện đọc thơ cần chú ý những đoạn tái hiện các hoạt động tri giác

số lượng, hình dạng kích thước v.v Cần có ngữ điệu giọng đặt biệt để trẻ ghi nhớcác biểu tượng đó

Ví dụ: Câu chuyện “Sự tích bánh chưng bánh dày”

- Câu hỏi đàm thoại:

Câu chuyên có bao nhiêu nhân vật? Vui Hùng có mấy người con?

Con hãy kể lại quá trình Lang Liêu làm bánh?

Lang Liêu làm mấy thứ bánh và những thứ bánh đó có ý nghĩa gì không?

* Bài thơ: “Đàn gà con” Có bao nhiêu quả trứng? Nở ra bao nhiêu chú gàcon?

- Thông qua hoạt động tạo hình nhiều kiến thức toán học được trẻ vận dụngvào hoạt động nhận thức như hình dạng, màu sắc, độ to nhỏ, bố cục, xác định vịtrí

Ví dụ: Qua việc mô phỏng lại cách vẽ giúp trẻ tri giác tái tạo lại một số hìnhdạng, kích thước tương ứng: Vẽ con gà: đầu tròn nhỏ, thân mình hình tròn to, cánhhình tam giác.v.v

Trang 6

Mặt khác các hoạt động tạo hình là các hoạt động phản ánh sự vật hiện tượngtheo các yếu tố toán học, sự phát triển các hoạt động tạo hình có ý nghĩa quan trọngđối với sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức của trẻ vào thực tiễn.

Ví dụ: Trẻ vẽ lại các phương tiện giao thông từ các hình đó trẻ tri giác lại cáchình học trẻ đã học

Vẽ người thân trong gia đình: Trẻ vận dụng các hình hình học để vẽ đượchình

người như đầu là hình tròn; tay, chân, mình là những hình chữ nhật, bàn tay, bànchân là những hình tam giác.v.v

Với bài tập vẽ trang trí đường diềm bằng những hình hình học khác nhau, trẻphải suy nghĩ phân tích hình giống nhau, khác nhau, xác định phân bố sự luânphiên xen kẻ của các hình, đòi hỏi trẻ tập trung chú ý cao, khả năng phân tích và cóbiểu tượng rõ ràng về các hình

Hoặc thông qua hoạt động tạo hình với những bài vẽ, nặn, cắt dán cô cũngđộng viên khuyến khích trẻ làm được nhiều sản phẩm đẹp và thông qua đó trẻ sosánh và muốn làm được nhiều sản phẩm đẹp hơn

Ví dụ: Trong giờ học “ Nặn các loại quả” cô chuẩn bị giỏ quả thật với nhiềuloại quả với nhiều màu sắc khác nhau cô cho trẻ đếm số lượng trong giỏ và hỏi trẻthích nặn những loại quả này không sau đó cho trẻ về chỗ nặn và mang sản phẩmlên trưng bày Cô cho trẻ đếm lại số quả của bạn A với số quả bạn B và cho trẻ sosánh số lượng quả của 2 bạn bạn nào nhiều hơn

Thông qua hoạt động vui chơi trẻ sử dụng hột hạt, que tính xếp thành cáchình học, sử dụng dây chun để tạo hình học theo ý thích hoặc sử dụng các hình học

để tạo ra các hình khác nhau: 2 hình tam giác tạo thành 1 hình chữ nhật hoặc 1 hìnhvuông, 2 hình vuông ghép lại thành 1 hình chữ nhật.v.v Sử dụng các hình học xếptạo thành các đồ chơi đồ dùng theo ý tưởng sáng tạo của trẻ

Việc lồng ghép đan xen các nội dung toán học vào các hoạt động một cáchhài hòa không gò bó lạm dụng hay áp đặc sẽ tạo cơ hội cho trẻ vận dụng nhữngkiến thức, kinh nghiệm vào các hoạt động thực tiễn góp phần củng cố kiến thức, kỹnăng hoạt động

Hình ảnh 3: Trẻ đang thực hành qua các hoạt động khác

4- Củng cố kiến thức kỹ năng biểu tượng toán ban đầu ở trẻ thông qua việc sử dụng các trò chơi sáng tạo:

Để đạt được mục đích và yêu cầu của hoạt động LQVT ngoài việc thực hiệnđầy đủ nội dung trong các giờ học đã được quy định trong chương trình, giáo viêncần phải biết sử dụng các trò chơi để củng cố kiến thức, kỹ năng đã thu nhận được

Trang 7

của trẻ rất quan trọng Tham gia vào trò chơi, trẻ được hoạt động hết mình, đượctrãi nghiệm rèn luyện và một điều đặc biệt bản thân trò chơi có sự phản hồi, nghĩa

là trong quá trình tham gia trò chơi, bản thân trẻ thấy được sự thiếu hụt của mình,qua đó cũng cố, luyện tập lại

Để lựa chọn trò chơi nhằm luyện tập các biểu tượng toán cho trẻ cần xácđịnh rõ mục đích cần luyện tập nội dung gì? và liệt kê các yêu cầu cần được luyệntập:

- Nhận biết gọi tên hình

- Phân biệt các hình qua đặc điểm của nó

* Về kích thước:

- Nhận biết mối quan hệ kích thước, luyện tập kỹ năng so sánh, sử dụng phép

đo đơn giản

* Về định hướng trong không gian:

Nhận biết vị trí đồ vật, tìm đồ vật theo vị trí cho trước

Giáo viên căn cứ vào đồ dùng, đồ chơi, chủ đề, thời tiết, văn hoá nơi trẻđang sống Căn cứ vào trình độ phát triển nhận thức, vui chơi của trẻ để sưu tầmcác trò chơi ở sách tham khảo, ở tạp chí giáo dục mầm non và giáo viên có thể dựavào tri thức kỹ năng cụ thể để sáng tạo ra một trò chơi mới phù hợp Tổ chức tròchơi đảm bảo tính hấp dẫn, tính chủ động, tự lực sáng tạo của trẻ Khi tổ chức vàhướng dẫn trẻ các trò chơi cần chú ý: Trẻ phải nắm vững luật chơi, cách chơi, trongquá trình chơi tuỳ vào khả năng tiếp thu của trẻ để nâng dần mức độ yêu cầu từ đơngiản đến phức tạp

Ví dụ: “Ai nhanh hơn”

Trang 8

Cô cho trẻ vừa đi vừa hát và yêu cầu đứng trước bạn nào đó trong nhóm hoặcngược lại trẻ sẽ chạy nhanh và làm theo yêu cầu của cô…hoặc cô chuẩn bị một số

đồ dùng quanh lớp và yêu cầu trẻ chọn và xác định được vật đó đang ở vị trí nàođối với trẻ

Ví dụ: “ Ô tô về đúng bến”

Giáo viên chuẩn bị nhiều bến trong đó có một bến 7 chấm tròn, yêu cầu vềđúng bến đó; Sau đó cô nâng dần yêu cầu về bến có 7 chấm tròn màu xanh.v.v Hoặc với một mục đích rèn luyện khả năng nhận biết số lượng cô có thể thay đổitình huống, đồ chơi khác nhau như: Thuyền về bến, về đúng nhà khi đó tác dụngcủng cố càng vững chắc

Khi tổ chức chơi, không những chú ý đến mục đích dạy học như cũng cốkiến thức, rèn luyện kỹ năng mà còn chú ý đến mục đích giáo dục như rèn luyệnphẩm chất đạo đức, qui tắc ứng xử Chẳng hạn những trò chơi số lượng trẻ tham giachơi đông hơn, trẻ phải biết kìm chế để đợi đến lượt mình chơi

- Tuy nhiên các trò chơi không nên lặp đi lặp lại ở cùng một tiết học, sẽ dẫnđến trẻ bị nhằm chán, không hứng thú tham gia hoạt động Yêu cầu của trò chơiphải được nâng dần nên qua mỗi lần chơi thì mới phát huy tính sáng tạo tính tíchcực của trẻ, chính vì vậy tôi đã nghiên cứu, xác định nội dung bài dạy để chọn tròchơi cho phù hợp và đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, tuỳ từng trò chơi

mà tôi chọn hình thức chơi phù hợp nhằm tạo hứng thú và huy động tối đa số trẻtham gia vào trò chơi

Qua việc sử dụng trò chơi trong các giờ làm quen với biểu tượng toán, tiếthọc trở lên sôi nổi, trẻ được tham gia hoạt một cách toàn diện, tinh thần thoải máinên cố thể không bị mệt mỏi và căng thẳng Điều này đã tạo cho trẻ hứng thú hăngsay trong quá trình tham gia hoạt động học tập

Hình ảnh 4: Trẻ đang thực hành qua trò chơi

5- Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng:

CNTT là một trong những phương tiện, điều kiện có tính khoa học, hiện đại

hỗ trợ tích cực trong việc thực hiện chương trình đổi mới giáo dục mầm non hiệnnay, đặc biệt là đổi mới phương pháp và hình thức dạy học Sự phối hợp giữanhững hình ảnh, âm thanh sống động, hiệu ứng trình chiếu gây cho trẻ sự hứng thú,kích thích trẻ trong quá trình quan sát và tri giác về một sự vật hiện tượng nào đó.Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lýcủa trẻ, vừa thực hiện phương pháp dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” một cách dễdàng

Đối với bộ hoạt động LQVT tất cả trẻ cần được luyện tập thao tác với đồ vậtnhiều hơn nhằm củng cố kiến thức nếu quá lạm dụng CNTT thì làm hạn chế hoạt

Trang 9

động của trẻ Vì vậy tùy vào từng bài dạy tôi nghiên cứu vận dụng đưa CNTT bàigiảng một cách linh hoạt thông qua các trò chơi nhằm đảm bảo nội dung kiến thứccung cấp và huy động tối đa trẻ tham gia vào hoạt động lĩnh hội kiến thức

Ứng dụng các phần mềm để thiết lập các trò chơi sáng tạo: nén âm thanh vàobiểu tượng như bài hát, nhạc, lời khen, tiếng động, câu hỏi….về một yêu cầu nào

đó trong trò chơi nhằm thu hút trẻ vào hoạt động Sự xuất hiện của các biểu tượngtùy chọn không mang tính áp đặc trẻ làm thỏa mãn nhu cầu khám phá của trẻ kíchthích trẻ hoạt động tích cực, hứng thú

VD: Trong tiết tạo nhóm số lượng trong chủ đề động vật tôi tạo các hiệuứng, âm thanh, tiếng kêu các con vật, hình ảnh sinh động gây hứng thú với trẻ từ đógây được sự chú ý với trẻ hơn

Ví dụ: Trò chơi “ Ô số bí mật”

Cách chơi: Cô có các ô số và đằng sau mỗi ô số có những chữ số hoặc những

đồ dùng có số lượng trẻ cần học trẻ sẽ chọn chữ số tương ứng với số lượng hoặc sốlượng tương ứng với chữ số

Hình ảnh 5: Trò chơi ứng dụng CNTT

Ví dụ: Trò chơi chữ số đáng yêu: Trẻ chọn các nét rời ghép tạo thành các chữ

số theo yêu cầu hoặc theo ý thích của trẻ

Trò chơi: Ai đoán giỏi: Qua hình ảnh, tiếng kêu, câu đố và đoán nhanh chữ

số, hình, số lượng theo yêu cầu

Ví dụ: Trò chơi : Xếp hình: Áp dụng ngôi nhà toán học của Mille vào ngôinhà chuột Trên màng hình cô rất nhiều hình vẽ trẻ sẽ sử dụng các hình đó ghépthành các kiểu nhà, phương tiện giao thông mà trẻ thích ( Tuỳ theo chủ đề mà côyêu cầu trẻ ghép)

Vào ngôi nhà của Sammy cô áp dụng thiết lập các trò chơi như

Trò chơi: Ai chọn đúng: Qua hình ảnh trẻ quan sát xem con vật đó nằm ởphía nào so với cây ( Tuỳ theo chủ đề cô thiết lập cho phù hợp)

Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động nhằm tạo cơ hội cho trẻ hoạt động trongquá trình nhận thức như quan sát, so sánh, luyện tập… thông qua các trò chơi nhằmgiúp trẻ vui học và lĩnh hội kiến thức tốt hơn

V- Kết quả nghiên cứu:

- Qua thời gian áp dụng những biện pháp giúp trẻ học tốt môn LQVT tôithấy ở trẻ có những bước tiến vượt trội trong hoạt động

- Đa số trẻ nắm được kỹ năng về môn học

Trang 10

- 100% trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động

- Phát huy hết khả năng của từng trẻ, hầu hết trẻ biết sử dụng đồ dùng trựcquan cho hoạt động làm quen với toán

- Qua các hoạt động trẻ tự làm tăng thêm vốn kiến thức cho mình qua việclàm đồ dùng

- Hình thành ở trẻ những đức tính như cần cù, chăm lao động đoàn kết giúp

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng

- Vì vậy việc lựa chọn các phương pháp sư phạm để tác động đến trẻ là yêucầu cần thiết, hợp lý, sự động viên khuyến khích đối với trẻ Tất cả những nội dungphương pháp ở trên chỉ đạt được kết quả khi chúng ta tận dụng được tất cả những

cơ hội cho trẻ

VII- Đề nghị:

Trên đây là một vài biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động LQVT Trong quátrình viết không tránh khỏi những thiếu sót kính mong quý lãnh đạo xem xét góp ý

để SKKN được hoạt chỉnh hơn Xin chân thành cảm ơn

Đại phong, ngày 20 tháng 12 năm 2012.

Người viết

Nguyễn Thị Bỉ

Trang 11

VIII/ PHỤ LỤC:

Hình ảnh 1: Cô trang trí môi trường lớp mở đồ dùng bố trí cho trẻ hoạt động

Ngày đăng: 01/02/2015, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w