I/ ĐỀ TÀI: MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG “LÀM QUEN VỚI TOÁN” II/ - ĐẶT VẤN ĐỀ. Giáo dục Mầm non là một trong những khâu quan trọng nhất của giáo dục trồng người .Vì nó là trang giấy trắng và cô giáo là người đầu tiên vẽ lên trang giấy trắng ấy . Vì vậy đòi hỏi phải có sự giáo dục với chất lượng cao. Đối với trẻ ở trường Mầm non trẻ được vui chơi, hoạt động với đồ vật, trong đó hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo, không vì thế mà chúng ta sao nhãn việc cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, sớm hình thành cho trẻ khả năng tìm tòi khám phá thế giới xung quanh, mối quan hệ tự nhiên, xã hội qua các bộ môn như : Khám phá khoa học, âm nhạc, thể dục, văn học, tạo hình. Trong đó toán là bộ môn không thể thiếu trong việc phát triển toàn diện cho trẻ. Nó đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay đòi hỏi con người phải có vốn hiểu biết toán học nhất đinh. Mà bất kỳ ở lĩnh vực khoa học nào muốn phát triển đi sâu thì phải có một nên tảng, một tiền đề ngay từ đầu. Là một giáo viên đứng lớp tôi rất băn khoăn lo lắng và suy nghĩ để tìm ra biện pháp giúp trẻ học tốt “Hoạt động làm quen với toán” III/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: -Chúng ta biết rằng, mục tiêu giáo dục mầm non là giáo dục cho trẻ phát triển toàn diện,hình thành cho trẻ những chức năng tâm lý cơ sở ban đầu của nhân cách, năng lực làm người và chuẩn bị tâm thế vào trường phổ thông. Giáo dục mầm non ngày càng phải được nâng cao về chất lượng chăm sóc giáo dục nhằm đáp ứng kịp thời sự thay đổi của đất nước.Tuy nhiên nếu trẻ không được bồi dưỡng, phát huy một lĩnh vực nào đó, chẳng hạn như “Hoạt động làm quen với toán” thì sẽ hạn chế đến sự phát triển của trẻ.Hơn nữa đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi,việc cho trẻ hoạt động”LQVT”cũng là một vấn đề cần 1 thiết là cơ hội tốt sớm hình thành cho trẻ khả năng quan sát,so sánh phân tích phát triển ngôn ngữ và tư duy logic phát huy được vai trò, giúp trẻ phát huy được những biểu tượng toán sơ đẳng ban đầu làm tiền đề cho trẻ vào phổ thông. IV/ CƠ SỞ THỰC TIỂN: 1 - Thuận lợi: - Được sự quan tâm của BGH nhà trường lơp mẫu giáo chúng tôi là một ngôi trường khang trang sạch đẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường. - Cơ sở vật chất của lớp đầy đủ, đảm bảo cho việc chăm sóc giáo dục trẻ. - Bản thân tôi luôn trau dồi, học hỏi kiến thức cho mình. Là người giáo viên Mầm non tôi luôn yêu nghề, mến trẻ, nguyện đem hết khả năng của mình để phục vụ cho sự nghiệp. - Hàng tháng tôi luôn được Ban giám hiệu dự giờ, rút kinh nghiệm - Trẻ mạnh dạn hồn nhiên, sạch sẽ, ngoan ngoãn - Bản thân đạt trình độ chuẩn Đó là điều kiện thuận lợi để tôi dạy tốt môn học này. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi cũng không thể tránh khỏi những khó khăn. 2 - Khó khăn: - Vì thực hiện chương trình đổi mới nên việc tiếp thu của trẻ đối với môn “Làm quen với tóan” một phần nào đó còn hạn chế. - Thực tế ở lớp tôi việc cho trẻ Làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng, trẻ học toán như một sự bắt buộc, gò ép, trẻ tiếp thu một cách uể oải, nhàm chán. Giáo viên lên lớp còn xa vời với thực tiễn, chưa áp dụng linh hoạt, sáng tạo, lồng ghép tích hợp các môn học. Trong giờ dạy kiến thức còn sơ sài do đó trẻ lĩnh hội kiến thức chưa sâu. 3 - Kết quả của thực trạng: Số liệu ban đầu của lớp tôi phụ trách: Tổng số trẻ 39 cháu % Khá, Giỏi 17 43,5 Trung bình 18 46,1 Yếu 4 10,2 2 Tôi nghĩ muốn giúp cho trẻ Làm quen với một số biểu tượng toán đạt kết quả không chỉ dạy đầy đủ các bước theo một cách rập khuôn, máy móc mà còn phải có sự linh hoạt sáng tạo, gây hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực bằng nhiều biện pháp. Chính vì thế mà tôi rút ra được một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ Làm quen với biểu tượng toán đạt hiệu quả. V/NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1 - Biện pháp sử dụng kể chuyện: Đã từ lâu bộ môn toán học được coi là khô khan,song từ cái khô khan đó tôi suy nghĩ sáng tạo các bài dạy dưới hình thức kể chuyện gây hứng thú cho trẻ trong bài dạy. Khi kể chuyện chú ý cốt truyện phải liền mạch, logic, hấp dẫn mang tính giáo dục, lời kể và thao tác của cô cũng như yêu cầu đối với trẻ thực hiện phải có sự đan xen, kết hợp, lời kể rõ ràng, mạch lạc ,có sự trầm bổng mới gây được hứng thú cho trẻ. Mỗi loại tiết dạy cần đưa ra côt truyện khác nhau không rập khuôn cái cũ dẫn đến trẻ nhàm chán, mỗi phần trong tiết đều phải có tình huống, lời dẫn và sự lôi cuốn trẻ khac nhau. Ví dụ1: Đề tài: Dạy trẻ đếm đến 4, nhận biết các nhóm có 4 đối tượng Phần ôn luyện kỹ năng đếm đến 3 Cô kể: ngày xửa ngày xưa có một gia đình nhà Thỏ sống với nhau rất là hạnh phúc, luôn luôn vui đùa bên nhau, các chú Thỏ con thi nhau hát tặng mẹ. + Thỏ hát : Cốc, cốc, cốc ( 3 tiếng ) + Thỏ mẹ rất vui vuốt râu ( 3 lần ) + Thỏ mẹ thấy các con hát rất hay gật đầu ( 2 lần), thỏ con gật đầu ( 1 lần) để đáp lại + Thỏ mẹ vẫy đuôi ( 3 lần ) Thỏ con vẫy đuôi ( 2 lần ) Ví dụ 2: Đề tài : Trẻ biết so sánh , thêm bớt tạo sự bằng nhau giữa hai nhóm đồ vật trong phạm vi bốn. 3 Vào một buổi chiều đẹp trời các chú Vịt xin phép mẹ ra bờ sông câu cá. Trước khi đi Vịt mẹ dặn các con không được mải chơi mà về muộn nhé. Các chú Vịt vâng ạ! Chào mẹ rồi xếp thành hàng nối đuôi nhau đi ra bờ sông ( Xếp các chú Vịt thành một hàng ngang ) Ra đến bờ sông chú vịt nào cũng chăm chỉ câu cá, mỗi chú đều câu cho mình một con cá, riêng chỉ có Vịt nâu buồn ngủ quá nên không câu được cá Xếp cho mỗi chú Vịt một con cá, vịt nâu không có cá ) + Khi tỉnh giấc vịt nâu thấy mình không câu được cá, liền oà khóc. Vì vậy chúng mình tặng cho vịt nâu một con cá nào, cho trẻ lấy cá tặng cho vịt nâu, đếm nhóm cá và nhóm vịt , nhận xét và gắn thẻ số 4 tương ứng. + Mặt trời xuống núi đi ngủ, các chú vịt vội vã về nhà, vịt nâu biết mình có lỗi vội chạy lại xin lỗi mẹ. Vịt mẹ rất vui mang 2 con cá đi nướng cho các con. + Lấy cất 2 con cá, nhận xét số cá và số vịt sau đó chọn thẻ số có số tương ứng với nhóm cá gắn thẻ số và cô cho trẻ thêm bớt tạo nhóm nhiều lần. 2 - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Việc sáng tạo chuyện kể gây hứng thú cho trẻ một cách tự nhiên thoải mái cho trẻ thì khâu chuẩn bị đồ dùng là rất quan trọng cần thiết. Như chúng ta đã biết trẻ Mầm non nói chung và lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi nói riêng tư duy trực quan hành động phát triển mạnh và chiếm ưu thế, khi trẻ làm quen về số lượng hoặc kích thước hình dạng thì trẻ phải được nhìn cụ thể vật đó. Đối với việc làm quen về số lượng có rất nhiều tiết có sự lặp lại giống nhau nhưng chỉ khác nhau về số lượng, nếu chỉ chuẩn bị đồ dùng sơ sài đơn điệu thì dẫn tới trẻ học kết quả không cao do trẻ nhàm chán. Do đó tô có sự chuẩn bị đồ dùng cho các tiết dạy như sau: Ví dụ1 : Đối với tiết dạy trẻ đếm đến 3, nhận biết các nhóm. Có 3 đối tượng tôi chuẩn bị voi - ô cho mỗi trẻ và cô dạy dưới hình thức các chú voi đi dạo chơi gặp trời mưa 4 Ví dụ 2 : Tiết dạy trẻ so sánh , thêm bớt tạo được sự bằng nhau giữa 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 4 Tôi chuẩn bị mèo - cá cho mỗi trẻ và cho cô. Dạy dưới hình thức mèo đi câu cá Ví dụ 3 : Tiết dạy đếm đến 5, nhận biết các nhóm có 5 đối tượng Tôi chuẩn bị thỏ và củ cải trắng cho trẻ và cô dạy dưới hình thức thỏ ra đồng nhỏ củ cải giúp mẹ. Trên cơ sở chuẩn bị đồ dùng như vậy, cô cần hướng dẫn cho trẻ thao tác cất lấy, sắp xếp hợp lý, nhanh gọn, thông qua việc sử dụng đồ dùng để củng cố khắc sâu kiến thức cho trẻ học mà không nhàm chán từ đó mà thu hút được sự chú ý của trẻ để tiết học đạt kết quả cao. 3 - Biện pháp lồng ghép tích hợp các môn học: Đưa tích hợp toán vào các môn học cô giáo phải có dự định trước và lựa chọn đưa vào một cách hợp lý, hấp dẫn trong từng bài dạy, mục đích giúp trẻ củng cố nhận thức, rèn luyện thành thạo các kỹ năng, thao tác, tư duy cần thiết theo quan điểm tích hợp lấy trẻ làm trung tâm, trẻ thực sự được hoạt động, được trải nghiệm một cách tích cực chủ động sáng tạo mà giáo viên chỉ là người đưa ra hình thức tổ chức cho trẻ học, gợi mở cho trẻ hoạt động và cuối cùng là hệ thống hoá, chính xác hoá lại những thông tin mà trẻ đã tiếp nhận được, giáo viên cần phải tận dụng cơ hội cho trẻ được Làm quen với toán và các môn học: Ví dụ: - Môn Thể dục: bài dạy nhảy khép và tách chân Nói tên hình? ( hình vuông ) . Đếm 1 - 5 tất cả là 5 hình vuông - Môn Môi trường xung quanh : Làm quen với một số loại quả Đếm số lượng quả - Môn Tạo hình: vẽ bông hoa Đếm xem trẻ vẽ được mấy bông hoa. So sánh với bạn ngồi bên cạnh xem ai vẽ được nhìều hơn ,ai vẽ được ít hơn? là mấy bông hoa? 5 Trên đây là ví dụ cụ thể với từng tiết trong từng môn, đối với các môn Văn học, Thể dục, Âm nhạc thì Toán cũng đưa vào tích hợp một cách phong phú đa dạng. 4 - Biện pháp dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi: - Củng cố, rèn luyện và khắc sâu kiến thức, kỹ năng cho trẻ lĩnh hội tri thức toàn vẹn thì giáo viên cần phải tổ chức tốt tập luyện dưới nhiều hình thức như hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, buổi chơi sáng tạo và sau buổi học vào các hoạt động trên tôi thường xuyên dạy trẻ ôn lại kiến thức đã học. Ở bất kỳ hoạt động nào có liên quan đến kiến thức toán sơ đẳng tôi thường đưa ra câu hỏi gợi mở để hỏi trẻ. - Hoạt động ngoài trời: ví dụ: quan sát hàng cây, cho trẻ đếm cây " Cho trẻ nhặt lá sân trừơng" Yêu cầu trẻ nhặt và đếm đủ số lượng 5 chiếc lá mang đến cho cô cùng kiểm tra : con nhặt được bao nhiêu chiếc lá, để chỉ số lượng lá ta phải dùng chữ số mấy để chỉ ? - Hoạt động dạo chơi xung quanh: cho trẻ đếm các đồ vật xung quanh. Ví dụ: Tham quan cánh đồng lúa Đếm số bờ ruộng? ( 1 -4 tất cả là 4 bờ ruộng ) - Hoạt động vui chơi: Ví dụ: Trò chơi: " nấu ăn" có 5 cái bát chia làm 2 bàn có những cách nào chia ? ( một bàn có 1 cái- một bàn có 4 cái hoặc 1 bàn có 2 cái - 1 bàn có 3 cái ) Ví dụ : Phòng khám ký hiệu cho bệnh nhân đến khám ( số 1 ,2,3,4,5 để bệnh nhân vào khám theo số thứ tự. - Hoạt động chiều: 6 Đối với bài tập luyện chung của cả lớp tôi lựa chọn bài tập không dễ quá mà cũng không khó quá với tình hình đặc điểm của nhóm lớp, bài khó cho trẻ thông minh hơn, bài dễ cho trẻ trung bình kém Một bài luyện tập chia nhóm 5 đối tượng ra làm thành 2 phần ( trẻ thông minh hơn yêu cầu trẻ tìm tất cả các cách vẽ hoa ghi số tương ứng ) Trẻ chia bằng một nhóm 3 bông hoa - một nhóm 2 bông hoa * * * ** Một nhóm 1 bông hoa - một nhóm 4 bông hoa : * **** Đối với trẻ kém hơn yêu cầu trẻ chia bằng các khoanh tròn số hoa theo ý thích thành 2 phần và viết số tượng ứng 5 - Biện pháp phối kết hợp với gia đình: Để trẻ luôn củng cố khắc sâu các biểu tượng toán và làm quen với các biểu tượng mới giúp trẻ phản ứng nhanh, lĩnh hội tốt trong giờ học tới, tôi thường xuyên trao đổi vơí phụ huynh trong giờ đón trả trẻ Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của các cháu , nhữngphần đã học và những phần cháu còn yếu cần phải bổ sung thêm khi ở nhà và làm quen dần với bài mới Động viên đến mỗi gia đình quan tâm đến con em mình hơn, mua mỗi cháu một bộ que tính để trẻ tập đếm. Đối với trẻ ở lứa tuổi này trẻ chỉ mới làm quen với nhóm 5 đối tượng. Vì vậy cần dạy trẻ chia nhóm trong phạm vi 5 thành 2 phần. Hoặc yêu cẩu trẻ xếp các hình học như hình vuông, tam giác, chữ nhật. + Khuyến khích hỏi trẻ về số lượng đồ dùng, hình dạng. của một số đồ dùng ở nhà. Ví dụ: khi ngồi ăn cơm hỏi trẻ cái mặt bàn có dạng hình gì? 7 + Trong gia đình có 4 người thì phải lấy mấy đôi đũa ? ( 4 đôi ), lấy mấy cái bát ? ( 4 cái bát ) + Khi đi chợ mua quả ngoài việc hỏi trẻ xem khi ăn phải cần làm gì? ( Rửa sạch, bóc vỏ, bỏ hạt ), cung cấp chất gì? ( vi ta min và muối khoáng ), còn hỏi trẻ đếm múi cam chia cho 2 anh em . VI/KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Qua một thời gian thực hiện kết hợp với một số biện pháp trên tôi đã giúp trẻ lĩnh hội các biểu tượng toán cơ bản đạt hiệu quả cao rõ rệt: VII/KẾT LUẬN: 2 - Bài học kinh nghiệm: Từ thực tế giảng dạy trẻ 4 - 5 tuổi, từ quá trình cho trẻ Làm quen với một số biểu tượng toán. Để đạt được kết quả như trên, tôi đã phải trăn trở rất nhiều, khảo sát, ghi chép qua từng tháng, từng giai đoạn theo dõi và tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm sau: Để thực hiện tốt hoạt động “làm quen với toán” như những biện pháp mà tôi đã thực hiện cần phải có: -Sự quan tâm giúp đỡ của ban GH nhà trường. -Sự quan tâm giúp đỡ của phụ huynh - Cô phải có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, luôn trăn trở , suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo trong các biện pháp dạy trẻ Làm quen với các biểu tượng toán ở mẫu giáo nhỡ sao cho phù hợp đạt kết quả cao Trước khi đề ra biện pháp Sau khi đề ra biện pháp kết quả đạtđược Tổng số trẻ 39 cháu % Tổng số trẻ 39 cháu % Khá, giỏi 17 43,5 Khá, giỏi 32 80,2 Trung bình 18 46,1 Trung bình 7 19,8 Yếu 4 10,2 Yếu 0 0 8 - Chuẩn bị giao án đồ dùng dạy học chu đáo khi có giờ toán , đồ dùng phải đẹp hấp dẫn ,cốt truyện hay đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục để trẻ hứng thú vào giờ học đạt kết quả. - Cô phải nắm bắt được đặc điểm nhận thức của từng trẻ để có biện pháp bồi dưỡng, bổ sung các biểu tượng toán sao cho phù hợp. - Cần cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán ở mọi lúc, mọi nơi. - Phải biết lồng toán vào các môn học khác. VIII/ĐỀ NGHỊ; Trên đây là những biện pháp tôi luôn trăn trở , suy nghĩ và rút ra làm bài học kinh nghiệm cho bản thân trong việc giúp cho trẻ "Làm quen với các biểu tượng toán " ở lớp mẫu giáo nhỡ đạt hiệu quả cao. Rất mong có sự tham gia đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp. IX/ TÀI LIỆU THAM KHẢO: -Tài liệu bồi dưỡng thường xuyen chu kỳ II -Tài liệu bồi dưỡng chuyên đề”Làm quen với toán’ -Tạp chí giáo dục mầm non -Sách hướng dẫn chương trình giáo dục mầm non mới mẫu giáo nhỡ( 4-5 tuổi) X/ MỤC LUC: Thứ Tiêu đề từng phần Trang 9 tự I Tên đề tài 1 II Đặt vấn đề 1 III Cơ sở lý luận 1 IV Cơ sở thực tiển 2-3 V Nội dung nghiên cứu 3 1 Biện pháp sử dụng kể chuyện 3 2 Chuẩn bị đồ dùng dạy học 4-5 3 Biện pháp lồng ghép tích hợp các môn học 5 4 Biện pháp dạy trẻ mọi nơi mọi lúc 6 5 Biện pháp phối kết hợp với gia đình 7 VI Kết quả nghiên cứu 8 VII Kết luận 8 VIII Đề nghị 9 IX Tài liệu tham khảo 9 X Mục lục 10 10 . I/ ĐỀ TÀI: MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG “LÀM QUEN VỚI TOÁN” II/ - ĐẶT VẤN ĐỀ. Giáo dục Mầm non là một trong những khâu quan trọng nhất của giáo. thu của trẻ đối với môn “Làm quen với tóan” một phần nào đó còn hạn chế. - Thực tế ở lớp tôi việc cho trẻ Làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng, trẻ học toán như một sự bắt buộc, gò ép, trẻ tiếp. tìm ra biện pháp giúp trẻ học tốt Hoạt động làm quen với toán III/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: -Chúng ta biết rằng, mục tiêu giáo dục mầm non là giáo dục cho trẻ phát triển toàn diện,hình thành cho trẻ những