1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT BỘ MÔN LÀM QUEN VĂN HỌC

11 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 87,5 KB

Nội dung

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT BỘ MÔN LÀM QUEN VĂN HỌC PHẦN MỞ ĐẦU I.Bối cảnh của đề tài: Được sự phân công của BGH nhà trường đến giảng dạy lớp lá 1 với tổng số trẻ là 30.. Năm học

Trang 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT

BỘ MÔN LÀM QUEN VĂN HỌC

PHẦN MỞ ĐẦU I.Bối cảnh của đề tài:

Được sự phân công của BGH nhà trường đến giảng dạy lớp lá 1 với tổng số

trẻ là 30 Khi tiếp xúc với trẻ, tôi thấy trẻ còn hơi nhút nhát, dè dặt Trong giờ học,

cô đặt câu hỏi thì trẻ trả lời không tròn câu, chưa trả lời được câu “vì sao?”,chưa cảm thụ được khi nghe qua một sự việc nào đó Đa số trẻ chưa thông qua chương trình lớp chồi lại chịu ảnh hưởng của cuộc sống gia đình ở nông thôn

Tôi thiết nghĩ trẻ mầm non là những thế hệ dễ uốn nắn nhất trong việc phát triển về mọi mặt, trẻ rất cần được sự dìu dắt từng bước trong việc hình thành nhân cách và chính bộ môn làm quen tác phẩm văn học mới có thể thực hiện vấn đề này

II.Lý do chọn đề tài:

Văn học là một bộ môn rất cần thiết nó góp phần mở ra một chân trời nhận thức cho trẻ, là một phương tiện dẫn dắt trẻ trở thành một con người mới được trau chuốt về ngôn ngữ về nhân cách Năm học này với 22/30 trẻ chưa có khả năng cảm thụ và bộc lộ cảm xúc văn học, chưa diễn đạt được bằng ngôn ngữ cũng như chưa

tự tin trong giao tiếp, là giáo viên cần phải tạo cho mình một tác phong gương mẫu, sưu tầm nhiều thơ truyện mới, rèn giọng đọc kể diễn cảm để đưa những trẻ này vào thế giới văn học một cách dễ dàng

Với sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt bộ môn làm quen văn học” tôi đã áp dụng và thử nghiệm ở lớp lá 1 năm 2009-2010 có ảnh hưởng được trực tiếp với các bộ môn khác, phát triển tốt cho trẻ về trí tuệ, khả năng quan sát, tính tư duy cái mới, có điều kiện tốt phát triển về mặt nhận thức, chuẩn bị

Trang 2

được tốt kiến thức và kỹ năng cho trẻ khi bước vào lớp một Trong quá trình thực hiện SKKN này tôi áp dụng thử nghiệm ở lớp khác thấy kết quả đạt cũng rất cao và được xếp loại A ở cấp trường, đạt loại B ở cấp huyện Nên tôi không ngần ngại lại

áp dụng tiếp SKKN này cho lớp lá 1 năm học 2010-2011 cùng thêm với một số biện pháp khác để giúp trẻ tiến triển nhanh hơn

III.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

-SKKN “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt bộ môn làm quen văn học” thuộc

lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và tình cảm xã hội

-Phạm vi của bộ môn lại phù hợp với lứa tuổi mầm non mới có thể xây dựng được tính cách con người mới cho trẻ

IV.Mục đích nghiên cứu:

Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm tìm những biện pháp khả thi mục đích mở rộng vốn sống tự nhiên và xã hội, những phong tục tập quán chuẩn mực đạo đức, những quan hệ giữa con người với con người Tạo cho mình một đức tính kiên trì, chịu khó đầu tư trong giảng dạy, trong trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả

V.Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:

Giúp cho giáo viên nắm vững nội dung yêu cầu và phương pháp phù hợp với chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới hiện nay

Tôi đã áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trình chiếu bài dạy trên máy rất thu hút trẻ tham gia học tốt Sử dụng câu hò, điệu lý, hát giúp trẻ cảm nhận được nghệ thuật của văn học Điều này khẳng định đòi hỏi giáo viên chúng tôi phải

có tính đảm bảo sáng tạo khoa học và hợp lý với trẻ

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG

I.Cơ sở lý luận của vấn đề:

Văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát

triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt ngắn gọn biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với những

từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ

Nếu không có văn học sẽ không bao giờ giúp trẻ hiểu sâu được những cái

hay cái đẹp của con người mới trong cuộc sống xung quanh trẻ.Vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học là vấn đề quan trọng trong đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non, giúp trẻ trao đổi những điều đã được nghe và bộc lộ những suy nghĩ của mình về tác phẩm, nhằm phát triển đời sống tinh thần của trẻ

II.Thực trạng của vấn đề:

Là GVCN lớp lá 1 với sỉ số trẻ là 30, lớp trực thuộc khung chính nằm dọc sát

lộ chính, trường được PGD đầu tư đấy đủ về cơ sở vật chất như: đồ chơi ngoài trời, sân chơi, thiết bị dạy học… Bên cạnh đó nhà trường được sự ủng hộ nhiệt tình của hội PHHS đóng góp xây dựng vườn cây của bé nên trường lớp khá khang trang thu hút được đông đảo phụ huynh đưa trẻ đến trường

*Thuận lợi:

- Đầu năm được BGH trang bị các loại tài liệu tham khảo, có đầu tư trang thiết bị như máy vi tính, máy hát đĩa để hỗ trợ tiết dạy phong phú

- Trường lớp khang trang, có đủ sân vườn để hoạt động

Trang 4

- Giáo viên nắm vững phương pháp qua các lớp học chuyên đề theo hướng đổi mới

- Giáo viên sử dụng máy vi tính thuần thục trong soạn giảng

- Giáo viên có sở trường năng khiếu về văn học

- Được sự quan tâm, động viên của BGH và của các bạn đồng nghiệp

- Môi trường trong và ngoài lớp có nhiều hình ảnh để giáo dục

- Trẻ cùng 1 độ tuổi được học nguyên ngày dễ rèn

* Khó khăn:

- Có 22/30 trẻ với tỉ lệ 73.3 %

+Khả năng cảm thụ và bộc lộ cảm xúc văn học của trẻ chưa có

+Ngôn ngữ diễn đạt không tròn câu, chưa có nghĩa

-50% trẻ chưa thông qua chương trình chồi

-Phụ huynh quan tâm trẻ chưa đúng mức: cách giao tiếp dùng từ quá địa phương, ít cung cấp sách truyện thơ cho trẻ

-Trẻ còn mang ít nhiều cách sống của gia đình thuộc nông thôn nên tính cách còn nhút nhát

III.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:

Qua khảo sát trẻ tại lớp tôi thấy trình độ tiếp thu của trẻ quá kém và khi trò

chuyện tiếp xúc với PHHS, tôi biết được mặc dù họ rất quan tâm tạo điều kiện cho trẻ đền trường nhưng bản thân họ ít kiến thức về việc chăm sóc giáo dục trẻ đúng mức; Do đó tôi đề ra một số biện pháp sau:

*Biện pháp 1: Trong soạn giảng

- Xác định mục đích yêu cầu của tiết dạy để xây dựng và tiến trình tổ chức cho trẻ hoạt động một cách phù hợp

Trang 5

- Giáo viên phải quan tâm đến đặc điểm cá nhân ở từng trẻ, vì mỗi cháu là một cá nhân khác nhau, có trẻ tiếp thu nhanh, có trẻ tiếp thu chậm Cô cần dạy từ khái quát trước rồi đi vào chi tiết cho từng trẻ

- Dạy trẻ theo phương pháp tích hợp nhằm pháp triển toàn diện cho trẻ Giúp trẻ có được vốn kiến thức về tự nhiên và xã hội

*Biện pháp 2: Trên tiết dạy

-Cô sử dụng trình chiếu trên máy các TPVH, nhằm gây sự chú ý dễ nhớ cho trẻ Cô cài kết hợp một số âm thanh, nền nhạc, hiệu ứng có liên quan đến hình ảnh,

sự kiện như: sự xuất hiện và biến mất của ông “Bụt”, hình ảnh đang bay của

“Bướm, chim ”, thao tác đi đứng của con người

-Cô phải tập đọc diễn cảm vì đọc diễn cảm sẽ giúp trẻ cảm nhận được TPVH, hiểu được sâu sắc nội dung tác phẩm Đọc, kể diễn cảm sẽ gây sự chú ý tập trung cho trẻ, dẫn dắt trẻ vào hồn của tác phẩm

- Cần sử dụng đồ dùng dạy học phong phú sẽ kích thích được trí tưởng tượng của trẻ ( trình chiếu trên máy, tranh ảnh, mô hình, )

- Biết sử dụng tốt hệ thống đặt câu hỏi: Câu hỏi phải từ dễ đến khó, đảm bảo tính khoa học Động viên khuyến khích trẻ tự tin để có thể kể lại câu chuyện hay hơn, hấp dẫn hơn

-Trong bất kì trường hợp nào, cô giáo cũng cần phải biết lựa chọn những tác phẩm có yếu tố ngôn ngữ có tính biểu cảm, đồng thời phải làm cho chúng tiếp thu một cách dễ dàng tùy theo lứa tuổi Các kỹ năng đọc diễn cảm vẫn cần được cũng

cố và hoàn thiện trong suốt những năm ở trường mầm non

Việc cho các cháu tự đánh giá mình đọc sẽ giúp các cháu tự điều chỉnh cách đọc của mình đạt đến mục đích của việc đọc diễn cảm Như đã nêu ở trên, trong quá trình trẻ đọc diễn cảm, cô giáo cần phải đánh giá việc đọc của trẻ, tìm ra những

Trang 6

thiếu sót trong cách đọc của trẻ và nêu lên biện pháp khắc phục những thiếu sót đó Việc làm đó của cô giáo vừa giúp trẻ đọc tiến bộ hơn lại vừa giúp trẻ tập nhận xét đánh giá và phê bình cách đọc của bạn

Chúng ta cần phát triển hứng thú, năng lực của mỗi cá nhân và đọc cá nhân

là một hình thức của giờ học đọc, trong đó có tính đến những đặc điểm khả năng của từng em Việc đọc của từng cá nhân đặc biệt quan trọng, nhờ đó cô giáo có thể tác động đến từng cá nhân

-Để dạy trẻ học và đọc thuộc bài thơ có tình cảm, để bài thơ làm rung động tâm hồn trẻ, cô giáo phải gây hứng thú để trẻ bước vào hoạt động văn học nghệ thuật, gợi lại cho trẻ ấn tượng về bài thơ, tác giả, tác phẩm qua phần hò, hát, xem trình chiếu hình ảnh có liên quan Sau đó, cô giáo cô giáo đọc lại bài thơ thật diễn cảm, nghệ thuật để gợi cảm xúc thẩm mĩ, hướng trẻ ghi nhớ học thuộc lòng và đọc lại diễn cảm

Học thuộc lòng bao giờ cũng gắn với việc đọc diễn cảm và cũng phải là một quá trình sáng tạo Sự sáng tạo được bắt đầu bằng sự cố gắng tưởng tượng những hình ảnh miêu tả trong bài thơ Trong lúc học thuộc lòng, trẻ đã tham gia từ tự phát đến tự giác vào quá trình cảm thụ thơ Khi đã thuộc, đã cảm hiểu được phần nào chất thơ với những xúc động mảnh liệt vào lời thơ, với trò chơi ngôn ngữ, cô giáo khéo léo tổ chức cho trẻ “học mà chơi, chơi mà học”, đưa trẻ vào hoạt động mang màu sắc văn học nghệ thuật rõ nét

*Biện pháp 3: Phối hợp các hoạt động khác

-Ngoài ra cô giáo còn khéo léo kết hợp với các giờ học khác như thể dục, âm nhạc, toán, tìm hiểu môi trường để giúp trẻ LQVH Bên cạnh đó, cô giáo còn thông qua hoạt động trong ngày, tổ chức các trò chơi văn học cho trẻ gồm:

*Nghe giọng đoán tên nhân vật

Trang 7

*Nhìn tranh kể lại chuyện

*Kể nối tiếp

*Kể phân vai

*Làm điệu bộ đoán tên nhân vật, đoán hành động, tính cách nhân vật

*Kể sáng tạo theo ý câu chuyện, có diễn cảm

Với quan điểm tích hợp này, đòi hỏi cô giáo MN phải được trang bị, bồi dưỡng kiến thức, ngôn ngữ văn học, các kỹ năng, các phương pháp, rồi tự tiến hành năng lực sư phạm tổng hợp , để hướng dẫn giúp đỡ trẻ ham thích văn học

- Giáo viên phải tự học tự bồi, cẩn tham khảo nhiều loại sách báo, tài liệu có liên quan về bộ môn để giúp người GV xây dựng tốt tiến trình hoạt động phù hợp với trẻ, tham khảo và thảo luận giáo án cho tốt, dự giờ chéo các bạn đồng nghiệp

*Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh

- Phối hợp tốt với phụ huynh qua công tác tuyên truyền để phụ huynh theo dõi và hỗ trợ GV giúp trẻ thuộc thơ, thuộc truyện nhanh hơn Mời phụ huynh tham gia các hội thi có liên quan đến bộ môn làm quen văn học như: hội thi kể chuyện theo sách, hội thi bé nhanh trí, hội thi bé khỏe bé ngoan…

IV.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:

-Sau khi thực hiện chuyên đề LQVH bản thân tôi không ngừng phấn đấu học

tập, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp Qua các tiết học trẻ rất hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập, ngôn ngữ của trẻ trở nên mạch lạc hơn so với trước đây

-SKKN này đã được áp dụng cho trẻ 5 tuổi với chương trình GDMN mới

trong quá trình thực hiện, tôi đã lập bảng theo dõi và đánh giá nhận thức và tiếp thu của trẻ như sau:

- Kết quả cụ thể trước và sau đạt được:

Trang 8

*Khả năng cảm thụ và bộc lộ cảm xúc văn học: Hiểu nội dung, nhớ tên tác giả, tên nhân vật

*Ngôn ngữ diễn đạt: Biết trả lời tròn câu, biết diễn đạt qua cử chỉ, ánh mắt…, biết trả lời vì sao? Biết nhận xét và đánh giá được sự việc, nhân vật

*Giao tiếp tự tin: Mạnh dạn trả lời câu hỏi, tự tin trong khi đọc, kể tác phẩm văn học

Nội dung

yêu cầu

Trước khi thực hiện

Tỉ lệ Sau

khi thực hiện

Tỉ lệ Tỉ lệ tăng

so với đầu năm học(2010-2011)

Tỉ lệ tăng so với năm học Trước (2009-2010)

*Khả năng

cảm thụ và

bộc lộ cảm

xúc văn học

Tốt 3/30 Khá 5

TB 17 Kém 5

10%

16.7 55.6 16.7

20/30 8 2 0

66.6%

26.7 6.7

56.6%

10

16.6%

2.5

*Ngôn ngữ

diễn đạt

Tốt 3/30 Khá 5

TB 17 Kém 5

10%

16.7 55.6 16.7

20/30 8 2 0

66.6%

26.7 6.7

56.6%

10

16.6%

2.5

*Giao tiếp tự

tin

Tốt 3/30 Khá 5

TB 17 Kém 5

10%

16.7 55.6 16.7

20/30 8 2 0

66.6%

26.7 6.7

56.6%

10

16.6%

2.5

Trang 9

- Những kinh nghiệm được rút ra khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

+ Trẻ hứng thú tham gia giờ học không mệt mỏi

+ Trẻ tiếp thu nhanh và nhớ được nội dung của tác phẩm

+Trẻ tích cực chủ động hơn, tự tin hơn khi tham gia vào giờ học của bộ môn LQVH

+ Giờ học luôn đạt kết quả cao

+Trẻ nắm bắt nhanh các câu hỏi tình huống, các vấn đề cô đặt ra một cách

dễ dàng

+Trẻ bây giờ đã trả lời được tròn câu có nghĩa

PHẦN KẾT LUẬN:

I.Những bài học kinh nghiệm:

Qua thực hiện năm thứ hai SKKN này, để trẻ có khả năng cảm thụ và bộc được cảm xúc khi làm quen với văn học, để ngôn ngữ trẻ càng được trau chuốt cũng như sẽ tự tin hơn trong giao tiếp, bản thân có những bài học kinh nghiệm bổ ích đó là:

-Phải luôn học hỏi cái mới, luôn sáng tạo trong mọi mặt, học cụ phải đẹp và màu sắc phải hài hòa để hấp dẫn trẻ

-Phải theo sát phương pháp bộ môn, lấy trẻ làm trung tâm, thường xuyên rèn luyện trẻ về ngôn ngữ về kỹ năng diễn đạt

-Giáo viên mầm non cần phải tự bồi dưỡng cho mình về nghệ thuật đọc- kể tác phẩm văn học

-Phải biết tập hát, hò, thuộc nhiều câu đố… để tạo giờ dạy thêm sinh động -Luôn tạo môi trường hoạt động tích cực cho trẻ

-Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm chuyên môn với các giáo viên ở đơn vị,

ở trường bạn…

Trang 10

-Dạy mọi lúc mọi nơi, khéo léo sử dụng các quan điểm tích hợp.

-Bản thân phải có kiến thức về việc thiết kế giáo án điện tử

-Thường xuyên nêu gương và khích lệ tinh thần cho trẻ phấn đấu vươn lên

II.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:

Nhằm góp phần thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới

do BGD đề ra Tạo được cơ hội cho trẻ mầm non cảm nhận được thế giới văn học,

có khả năng cảm thụ và bộc lộ cảm xúc văn học, diễn đạt được bằng ngôn ngữ cũng như tự tin trong giao tiếp

III.Khả năng ứng dụng, triển khai:

SKKN này được vận dụng ở các lớp 5 tuổi tại trường và các lớp ở trường bạn trong huyện Ứng dụng vào công nghệ thông tin và được trình chiếu trên máy trong tiết dạy, thường xuyên sưu tầm sách thư viện về bộ môn văn học để có nhiều kiến thức bổ sung dạy cho trẻ

Thường xuyên sưu tầm sách báo, làm nhiều đồ dùng đồ chơi mới lạ, tranh ảnh đẹp để phục vụ cho hoạt động văn học

IV.Những kiến nghị, đề xuất:

-Để thực hiện được sáng kiến kinh nghiệm này, mong lãnh đạo trường cung cấp thiết bị tranh ảnh in màu để thu hút trẻ, cung cấp thêm sách và truyện tranh to

về các tấm gương người tốt việc tốt

-Cung cấp nhiều băng đĩa hình theo các chủ đề: Lễ giáo, an toàn giao thông, môi trường…

-Tạo một sân khấu nhỏ cho trẻ diễn vai

-Hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho giáo viên giảng dạy để làm ĐDDH cần thiết cho lớp đang dạy

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 11

- Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.

- Bồi dưỡng thường xuyên

- Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua bộ môn LQVH.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

I.BỐI CẢNH ĐỀ TÀI……….Trang 2

II.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI……… 2

III.PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……….3

IV.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU………3

V.ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……… 3

PHẦN NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ……….4

II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ………4

III.CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……… 5

IV.HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM……… 8

PHẦN KẾT LUẬN I.NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM………10

II.Ý NGHĨA CỦA SKKN………11

III.KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI……….11

IV.NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT……… 11

Ngày đăng: 10/04/2015, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w