KKT Hải Phòng đến năm 2020
1. Mục tiêu về gia tăng số lượng các KCN hoạt động tại Hải Phòng
-Từ năm 2010 đến năm 2015: Sẽ thành lập thêm 4 đến 5 KCN mới, mở rộng thêm 2 đến 3 KCN đã thành lập với quy mô diện tích đất tăng thêm 3.000 ha – 4.000 ha, đưa tổng số KCN trên địa bàn thành phố lên 12 đến 15 khu; tập trung thu hút để lấp đầy các KCN đã thành lập và hoạt động, đưa tổng số vốn đầu tư các dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn thành phố đạt khoảng 8 đến 10 tỷ USD.
-Từ năm 2015 đến năm 2020: Sẽ thành lập thêm 5 đến 6 KCN mới với quy mô diện tích đất tăng thêm 5.000 ha, đưa tổng số KCN trên địa bàn thành phố lên 18 đến 20 khu; đẩy mạnh thu hút đầu tư để lấp đầy các KCN đã thành lập và hoạt động, đưa tổng số vốn đầu tư các dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn thành phố đạt khoảng 15 đến 20 tỷ USD.
-Về lộ trình đầu tư: giai đoạn từ nay đến năm 2015 sẽ tập trung thu hút các dự án có công nghệ tiên tiến, dự án công nghiệp sạch, hạn chế ô nhiễm môi trường, nhằm đạt được mục tiêu thu hút khoảng 10 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài
- Từ năm 2015 – 2020, sau khi đảm bảo về kết quả thu hút đầu tư đạt được khoảng 10 tỷ USD, tập trung thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn, hiệu quả lớn, không gây ô nhiễm môi trường.
2. Hải Phòng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
UBND thành phố vừa từ chối một số Dự án của các nhà đầu tư nước ngoài vào Khu công nghiệp Đình Vũ và dự án xây dựng Nhà máy sản xuất phân đạm trên địa bàn huyện Thủy Nguyên vì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Điều này thể hiện quyết tâm của Hải Phòng hướng đến mục tiêu xây dựng thành phố sinh thái, đô thị có sức sống và có sức cạnh tranh, đồng thời thể chế hóa Quyết định 221 phê duyệt Đề án xây dựng tiêu chí, danh mục các dự án công nghiệp khuyến khích đầu tư, không chấp thuận đầu tư trên địa bàn Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020, được UBND thành phố ban hành từ năm 2009.
Học tập từ các nước phát triển, đặc biệt là Nhật Bản ban hành danh mục các dự án khuyến khích đầu tư và kiên quyết từ chối những dự án sử dụng nhiều nguyên liệu, giá nhân công rẻ và đặc biệt là gây hại cho môi trường. Bởi nếu được một đồng đầu tư mà gây ô nhiễm môi trường thì sẽ mất 10 đồng để khắc phục hậu quả. Nguy trọng hơn là những ảnh hưởng của môi trường để lại những hậu quả nặng nề cho nhiều thế hệ sau. Trong xu thế các nước đều
hướng đến xây dựng thành phố xanh, phát triển bền vững, Hải Phòng không thể nằm ngoài quỹ đạo đó Chính vì vậy mà, Hải Phòng đã mạnh dạn đưa ra mục tiêu phát triển dự kiến đến năm 2020, thiết lập các tiêu chí dự án lựa chọn khuyến khích thu hút đầu tư vừa phù hợp với các quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp và quy hoạch khác có liên quan của thành phố vừa phù hợp với địa điểm đầu tư nhưng cũng dựa trên những bài học kinh nghiệm đã học được tè nước bạn, Các tiêu chí như sau:
-Quy mô các dự án có tổng vốn đầu tư đạt từ 18 tỷ đồng trở lên, giá trị công nghiệp bình quân tối thiểu 45 tỷ đồng/năm, giá trị gia tăng đạt 40% giá trị sản xuất trở lên, hằng năm nộp ngân sách 2 tỷ đồng trở lên.
-Các dự án này sử dụng thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường và được sản xuất, chế tạo theo công nghệ mới từ năm 2000 trở lại đây.
-Các dự án công nghiệp được khuyến khích đầu tư phải thực hiện trong các khu, cụm công nghiệp được phê duyệt... Đây là xu hướng tất yếu của các đô thị trên thế giới, hướng tới sự phát triển bền vững.
Nhờ định hướng rõ về quy hoạch và kế hoạch phát triển nên các dòng vốn đầu tư vào Hải Phòng tiếp tục tăng, chứa hàm lượng công nghệ hiện đại. Đây là nguồn lực quan trọng giúp Hải Phòng tránh được “bẫy” phát triển trung bình, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ bề rộng sang chiều sâu, góp phần tái cấu trúc nền kinh tế và tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
Nhằm tiếp tục phát huy tiềm năng, giá trị của KCN, KKT, trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020, Ban quản lý KKT Hải Phòng sẽ tập trung phát triển KKT và các KCN phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch xây dựng thành phố, KKT Đình Vũ, Cát Bà và các KCN sẽ được đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại hóa, vừa nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, vừa nâng cao quy mô, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của KKT thành phố.