Tình hình thu hút FDI vào KCX, KCN, KKT Hải Phòng những tháng đầu năm

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình thu hút vốn đầu tư FDT vào Khu chế xuất, Khu CN, Khu kinh tế hải phòng (Trang 43)

II. Thực trạng thu hút vốn đầu tư FDI vào KCX, KCN, KKT Hải Phòng

6. Tình hình thu hút FDI vào KCX, KCN, KKT Hải Phòng những tháng đầu năm

tháng đầu năm 2012

Năm 2012, tình hình thu hút FDI vào Hải Phòng có những dấu hiệu tích cực về ngay từ đầu năm

Các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp giấy chứng nhận đầu tư và vốn giải ngân tăng mạnh gần đây đã củng cố niềm tin về việc sẽ thưc hiện được mục tiêu thu hút FDI năm 2012 ở mức khoảng 15 tỷ USD

vốn đăng ký mới (kể cả tăng vốn) và vốn thực hiện duy trì ở mức 11 tỷ USD. Ngày 1-2 tại Hải Phòng, UBND thành phố trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án sản xuất lốp xe ô tô của Tập đoàn Bridgestone (Nhật Bản) với tổng vốn đầu tư lên đến 575 triệu USD.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong 2 tháng đầu năm ước tính đạt 1 tỷ USD, bằng 91% so với cùng kỳ năm 2011. Tính đến ngày 20/2/2012 cả nước có 65 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 910,9 triệu USD và 25 lượt dự án đăng ký tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 320 triệu USD. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn thu hút đầu tư nước ngoài 2 tháng đầu năm 2012 đạt 1,23 tỷ USD, bằng 45% so với cùng kỳ năm 2011.

Tính đến cuối tháng 3 năm 2012, thành phố thu hút 7 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới với tổng vốn đăng ký 609,68 triệu USD (riêng Công ty TNHH sản xuất lốp xe Bridgestone VN có vốn đầu tư 575,8 triệu USD); có 2 dự án tăng vốn, với số vốn tăng thêm 44,49 triệu USD.

Tổng vốn FDI thu hút cả cấp mới giấy chứng nhận đầu tư và tăng vốn là 654,17 triệu USD, tăng 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số các dự án FDI mới, có 1 dự án vào KCN Đình Vũ và 1 dự án vào KCN VSIP Thủy Nguyên. Hải Phòng đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI trong hai tháng đầu năm.

Tính đến nay, thành phố có 324 dự án FDI còn hiệu lực giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 5, 8 tỷ USD. Trong đó, vốn điều lệ của các doanh nghiệp hơn 2,3 tỷ USD

Nguồn: Theo TTVN/Cục Đầu tư nước ngoài

Từ bảng , ta nhận thấy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong 2 tháng đầu năm tại Hải Phòng ước tính đạt 1 tỷ USD, bằng 91% so với cùng kỳ năm 2011.

Trong 2 tháng đầu năm 2012, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 994,29 triệu USD vốn đăng ký, bao gồm: 683,77 triệu USD của 26 dự án cấp phép mới và 310,52 triệu USD vốn tăng thêm của 21 dự án. Ngành xây dựng có vốn đăng ký đạt 12,5 triệu USD, bao gồm: 3,05 triệu USD vốn đăng ký mới và 2 triệu USD vốn tăng thêm.

Nguồn: Theo TTVN/Cục Đầu tư nước ngoài

Từ bảng, ta có nhận xét, vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm vào Hải Phòng phân bố không đều theo từng lĩnh vực công nghiệp. Trong đó, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 994,29 triệu USD vốn đăng ký, chiếm tỷ trọng cao nhất so với các ngành công nghiệp khác gấp 5,4 lần so với số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của ngành vận tải kho bãi. Các ngành bán buon, bán lẻ, sửa chữa và ngành xây dựng chiếm tỷ trọng rất nhỏ, thường không đáng kể với là 1% và 2 %. Điều này chứng tỏ, Hải Phòng là địa phương có thể mạnh rất lớn trong lĩnh vực chế biến và chế tạo, thu hút được một nguồn vốn đáng kể từ nước ngoài.

Nguồn: Theo TTVN/Cục Đầu tư nước ngoài

Cả nước có 15 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp phép mới trong tháng 2 năm 2012, trong đó Hải Phòng có số vốn đăng ký lớn nhất với 605,16 triệu USD, chiếm 49,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Khánh Hòa 180 triệu USD, chiếm 14,6%; Bình Dương 145,68 triệu USD, chiếm 11,8%; Đồng Nai 104,68 triệu USD, chiếm 8,5%.

Trong số 23 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp phép mới trong tháng, Nhật Bản từ vị trí thứ 2 vươn lên thành nhà đầu tư lớn nhất với gần 1,1 tỷ USD, chiếm 87,5% tổng vốn đăng ký cấp mới. Các nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác đều chiếm tỷ lệ khác nhỏ như: Đài Loan 30,9 triệu USD, chiếm 2,5%; Singapore 22,4 triệu USD, chiếm 1,8%... Đáng chú ý là trong tháng 2, Hồng Kông không còn giữ vị trí trong nhóm các nhà đầu tư lớn tại Việt Nam và bị đẩy xuống gần cuối bảng xếp hạng, đứng ở vị trí thứ 21 với số vốn đăng kí đạt 0,05 triệu USD.

Qua những kết quả đáng ghi nhận trên, Hải Phòng đã và đang làm tốt nhất có thể những mục tiêu đã đề ra trong công tác xúc tiến thu hút đầu tư vào các KCX, KCN, KKT trên địa bàn, đặc biệt đã làm tốt nhiệm vụ kêu gọi và xúc tiến thu hút đầu tư vào các KCN, mời gọi được các đối tác có uy tín và thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đầu tư vào các KCN. Tiếp tục tận dụng tối đa những tiềm năng sẵn có của địa phương,áp dụng triệt để cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” thành mô hình mẫu mực về cải cách hành chính nhằm góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí và thời gian cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện tốt cho việc xây dựng môi trường đầu tư trong các KCN ngày càng hấp dẫn hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình thu hút vốn đầu tư FDT vào Khu chế xuất, Khu CN, Khu kinh tế hải phòng (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w