Những đóng góp tích cực của nguồn vốn FDI vào sự nghiệp phát trỉen KCX, KCN, KKT Hải Phòng

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình thu hút vốn đầu tư FDT vào Khu chế xuất, Khu CN, Khu kinh tế hải phòng (Trang 48)

trỉen KCX, KCN, KKT Hải Phòng

Hơn 20 năm qua, nguồn vốn FDI đã đóng góp một phần quan trọng trong sự ngiệp phát triển kinh tế-xã hội Hải Phòng. Nguồn vốn vay này không chỉ giúp gia tăng nguồn vốn đầu tư cho địa phương mà còn mang lại rất nhiều những đóng góp tích cực, có ảnh hưởng sâu rộng mang tính lâu dài, bên vững cho sự phát triển sau này của KCX, KCN, KKT Hải Phòng.

1. Gia tăng vốn đầu tư phát triển

Từ những ngày đầu nguồn vốn FDI còn khá mới mẻ đối với KCX, KCN, KKT Hải Phòng, sau 20 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay nguồn vốn

FDI đã có một vai trò vô cùng quan trọng nhằm đáp ứng tăng trưởng và phát triển,. Cụ thể, năm 1995 nguồn vốn FDI chiếm 45% tổng số vốn đầu tư phát triển thành phố, năm 1996 là 54,7%, năm 1997 là 44,5%...đến năm 1999 là 14,2%. Tuy nhìn chung, tỷ trọng nguồn vốn này có giảm xong vẫn đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế và xã hội của Hải Phòng.

2. Gia tăng năng lực sản xuất và tăng trưởng kinh tế

Nguồn vốn FDI có nhiều đóng góp đáng kể làm gia tăng năng lực sản xuất của các KCN tại Hải Phòng. Năm 1995 đến 2001, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI luôn tăng. Nếu năm 1996, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI chiếm tỷ trọng khiêm tốn so với toàn nền kinh tế thì đến năm 2001 con số này đã lên đến gần 51,3%, năm 2009 là 42,8%. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng GDP của Hải Phòng cũng tăng lên đáng kể khi năm 1995, khu vực FDI chỉ chiếm 1,6% tổng GDP thành phố thì năm 1998 khu vực này đã chiếm 11,2%, năm 1999 là 13,4%, năm 2009 là 15%.

3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thu hút vốn FDI làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hải Phòng có những chuyển biến khá rõ rẹt theo hướng tích cực.

Năm 1990, cơ cấu GDP theo nhóm, ngành có sự thay đổi theo hướng nhóm nông -lâm-ngư nghiệp giảm xuống và nhóm dịch vụ, công nghiệp tăng lên. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo sự chuyên dịch chung của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hôi của địa phương.

4. Chuyển giao công nghệ

Đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn gắn liền với yếu tố chuyển giao công nghệ với những máy móc hiện dại, kĩ thuật công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ tay nghề, quản lý, vận hành máy móc của người lao động, góp phần cải thiện năng suất lao động. Điều này thể hiện rõ nhất ở ngành công nghiệp cơ khí, giai đoạn 1995-2000, ngành cơ khí Hải Phòng đã có những bước tiến rõ rệt về chất lượng do đổi mới công nghệ, thiết bị hiện đại đạt 7,385 tăng gấp

đôi so với giai đoạn 1990-1995, tỷ lệ đổi mới thiết bị tăng lên , đạt 37,2% so với 30,15% giai đoạn 1990-1995. Đồng hành với ngành công nghiệp cơ khí, các ngành công nghiệp khác như giày dép, xi măng, luyện kim, hóa chất… cũng được trang bị máy móc cải tân phục vụ sản xuất, nâng cao cả số lượng và chất lượng sản phẩm.

5. Đẩy mạnh xuất nhập khẩu

Hầu hết việc thu hút đầu tư nước ngoài, các tỉnh thành đều luôn hướng vào thị trường xuất nhập khẩu. Hải Phòng cũng áp dụng chủ chương đó. Điều này được thể hiện khá rõ vào năm 2011, có khoảng 300 dự án có hiệu lực thì 2/3 trong đó là các dự án có sản phẩm xuất khẩu. Từ đó, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng. Cụ thể như năm 1996, giá trị xúat khẩu của các doanh nghiệp FDI là 11,37%, thì đến năm 2006, còn số này lên đến 43,07%, năm 2009 là 54,2%.

6. Tạo công ăn việc làm

Tính đến năm 2011, các doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm cgho hơn 50 ngàn người lao động tại Hải Phòng, giảm tỷ trọng người thất nghiệp trong địa phương. Điểm đáng chú ý là nhiều lao động sau khi được tuyển dụng vào các doanh nghiệp FDI còn có cơ hội được đào tạo bài bản hay đào tạo bổ sung, nâng cao tay nghề và chuyên môn. Điều này góp phần làm ổn định xã hội, giảm thiểu tệ nạn xã hội, góp phần tịch cực vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo đúng chính sách mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.

7. Tạo nguồn ngân sách cho địa phương và cho Nhà nước

Sức hấp dẫn các doanh nghiệp FDI càng lớn, nguồn vốn FDI chảy vào cac KCX, KCN, KKT Hải Phòng càng nhiều, địa phương và nhà nước có nhiều cơ hội có được một nguồn ngân sách vô cùng quan trọng từ thuế. Dù có những chính sách thuế ưu đãi, song các cơ sở kinh doanh trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI lại khá lớn. Do đó kéo theo sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước tăng trưởng, nguồn thuế từ các doanh nghiệp này

thu được từ lợi nhuận tăng không hề nhỏ. Cụ thể là từ năm 1995, nguồn thu từ Khu vực kinh tế liên tục tăng , với tổng số tiền phải nộp cho ngân sách thành phố Hải Phòng lên đến 33.600 triệu đồng, đạt tỷ lệ 3,74% toàn thành phố. Năm 2005, số tiền này lên đến 385.400 triệu đồng, đạt 15% tỷ lệ toàn thánh phố. Năm 2009, là 18,6% tỷ lệ toàn thành phố.

IV. Kết luận

Sau hơn 20 năm, nhờ có những đóng góp của nguồn vốn đầu tư FDI, Thành phố Hải Phòng nhận thức rất rõ tầm quan trọng cũng như vai trò của nguồn vốn FDI trong sự phát triển của KCX, KCN, KKT Hải Phòng. Hải Phòng cần cố gắng tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn nữa nhằm thu hút FDI một cách hiệu quả góp phần chuyển biến tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố, cũng như chung tay thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa. hiện đại hóa đất nước.

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN

ĐẦU TƯ FDI VÀO KCX, KCN, KKT HẢI PHÒNGI.Cơ hội, thách thức của KCX, KCN, KKT Hải Phòng I.Cơ hội, thách thức của KCX, KCN, KKT Hải Phòng

Những thách thức trong thu hút FDI hiện nay của Hải Phòng là:

Sự phát triển cơ sở hạ tầng hiện chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế cũng như chưa tạo điều kiện tốt nhất để đủ sức hấp dẫn thêm nhiều vốn đầu tư mới cũng như bảo đảm cho doanh nghiệp FDI đang hoạt động phát huy hiệu quả cao nhất.

- Vấn đề nguồn nhân lực. Theo một báo cáo gần đây, khi được hỏi có tới 32% nhà đầu tư nước ngoài cho rằng thiếu công nhân kỹ thuật cao là nguyên nhân quan trọng nhất khiến doanh nghiệp không khai thác được toàn bộ công suất. - Vấn đề thể chế, mặc dù đã có sự cải thiện đáng kể và được ghi nhận, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn quan ngại về thời gian để giải quyết cũng như số lượng các thủ tục hành chính quá nhiều khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng.

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình thu hút vốn đầu tư FDT vào Khu chế xuất, Khu CN, Khu kinh tế hải phòng (Trang 48)