Chính sách tín dụng của Việt Nam năm 2011 Năm 2011: Tín dụng ước tăng 12%

Một phần của tài liệu Thực trạng từ hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2009-2011 (Trang 38)

3. Chính sách tín dụng của Việt Nam giai đoạn 2009-2011 1 Chính sách tín dụng của Việt Nam năm

3.3. Chính sách tín dụng của Việt Nam năm 2011 Năm 2011: Tín dụng ước tăng 12%

Năm 2011: Tín dụng ước tăng 12%

Theo Ngân hàng Nhà nước, năm 2011, ước đến cuối năm, tín dụng tăng 12%, trong đó: VND tăng 10,2%, tín dụng ngoại tệ tăng 18,7%, nhưng từ tháng 8 đến nay tín dụng ngoại tệ đã có xu hướng tăng chậm lại.

Tuy nhiên, “cơ cấu tín dụng chuyển theo hướng tích cực, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, giảm cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất”, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh.

Nhờ lượng tiền cung ứng được điều hành chặt chẽ từ đầu năm, qua đó kiểm soát tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp. Ước cả năm, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 10%, tín dụng tăng khoảng 12%, góp phần đưa lạm phát tăng chậm lại (từ tháng 8 đến nay, lạm phát tăng dưới 1%/tháng); đồng thời góp phần giảm mạnh nhập siêu, cải thiện đáng kể cán cân thanh toán quốc tế.

Bên cạnh đó, các mức lãi suất điều hành đã được điều chỉnh hợp lý hơn, phát huy công cụ điều hành với vai trò Ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng. Cụ thể: từ tháng 9, lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh tăng lên 15%/năm và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng lên 16%/năm; nghiệp vụ thị trường mở được sử dụng linh hoạt hàng ngày phù hợp với diễn biến vốn khả dụng của hệ thống và diễn biến lãi suất thị trường liên ngân hàng.

Cụ thể

•Lãi suất cho vay trong năm 2010 thể hiện hai điểm nóng là trong những tháng đầu năm (trước và sau khi thực hiện lãi suất thoả thuận theo Thông tư số 07/2010/TT-NHNN) và hai tháng cuối năm thì lãi suất cho vay ở mức khá cao (khoảng 14,5 – 18%).

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả

Một chỉ tiêu quan trọng là tính thanh khoản VND toàn hệ thống về cơ bản được đảm bảo. Từ tháng 10, một số TCTD có khó khăn thanh khoản tạm thời do mất cân đối về kỳ hạn giữa huy động vốn ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn, do huy động vốn từ các tổ chức và dân cư giảm, huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng chưa đủ bù đắp, nhưng đã được NHNN hỗ trợ kịp thời thông qua tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở. Thanh khoản ngoại tệ ở mức thấp trong 7 tháng đầu năm, từ tháng 8 đã cải thiện sau khi NHNN thực hiện một số biện pháp kiểm soát tín dụng bằng ngoại tệ.

Ngoài ra, thị trường ngoại hối, thị trường vàng cũng được ổn định, giảm bớt áp lực lên tỷ giá.

Đồ thị diễn biến giá vàng trong nước năm 2011 Nguồn: Saccombank

Diễn biến tỷ giá

−Tỷ giá tăng và dao động quanh mức 19.000 đồng/USD (18.900-19.100 đồng /USD) và đang có xu hướng giảm do nhưng chính sách tích cực từ phía NHNN.

−Ngày 11/02 Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 17.941 VNĐ/USD lên mức 18.544 VNĐ/USD.

Bên cạnh nhìn nhận những kết quả đạt được, Ngân hàng Nhà nước cũng đã thẳng thắn chỉ ra những mặt còn tồn tại. Cụ thể, việc NHNN áp dụng chung cho tất cả các TCTD cùng một room tín dụng, mức tỷ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất được quy định áp dụng chung cho tất cả các loại hình TCTDlàchưa phù hợpkhiến nhiều TCTD lành mạnh gặp khó khăn. Đặc biệt, với việc áp dụng chung mức tỷ trọng dư nợ cho một số trường hợp có hoạt động kinh doanh đặc thù; dư nợ cho vay phi sản xuất bao gồm cả các nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân (như mua nhà để ở, xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, cho công nhân lao động thuê, nhà ở tái định cư…),

nên TCTD không thể cho vay đối với các nhu cầu vốn này khi tỷ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất đã sát hoặc vượt mức quy định.

Trên thị trường ngoại hối, mặc dù niềm tin vào đồng Việt Nam được củng cố nhưng tình trạng đô-la hóa vẫn chưa được giải quyết triệt để; tín dụng ngoại tệ tăng cao, một số TCTD có hệ số sử dụng vốn vượt 100%, một số TCTD huy động vốn nước ngoài để tăng trưởng tín dụng cao, tiềm ẩn rủi ro khi các nguồn vốn nước ngoài bị rút đột ngột. Trên thị trường vẫn còn tình trạng các TCTD lách các quy định về tỷ giá làm tăng bất ổn trên thị trường ngoại hối…

Đặc biệt, một số hạn chế của hệ thống ngân hàng về thanh khoản, nợ xấu đang ngày càng bộc lộ rõ khi NHNN triển khai các biện pháp nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng từ hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2009-2011 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w