Thành lập Ban cơ Tái cấu trúc Quốc gia về hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng từ hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2009-2011 (Trang 27)

2. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Việt Nam bắt đầu từ đâu? 1 Hướng đi chung

2.2.4. Thành lập Ban cơ Tái cấu trúc Quốc gia về hệ thống ngân hàng

2.2.4. Thành lập Ban cơ Tái cấu trúc Quốc gia về hệ thống ngân hàng hàng

Khi đã xác định được mức vốn thực của các ngân hàng thương mại sau khi đã bù đắp các chon thiệt hại về nợ xấu và dự phòng, Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng các biện pháp để yêu cầu các ngân hàng phải tăng vốn hoặc phải sáp nhập với nhau để đạt được mức vốn tối thiểu đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng theo như các giải pháp mà tác giả đã phân tích ở phần trên.

Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc và thành lập “Ban Tái cấu trúc Ngân hàng”. Theo tác giả, mục tiêu của Ban đặc biệt này là 1) yêu cầu các ngân hàng có vấn đề về vốn tự có phải tăng vốn hay sáp nhập 2) cung cấp bảo lãnh cho các chon vay liên ngân hàng 3) lập quỹ tái cấu trúc và đầu tư vào các ngân hàng không tự tăng được vốn 4) đưa ra đề xuất lên chính phủ về việc nới lỏng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong một số trường hợp đặc biệt 5) đưa ra khung pháp lý để các ngân hàng có thể mua bán nợ NPL.

Khi có Quỹ tái Cấu trúc, NHNN có để mua cổ phần của các ngân hàng có mức vốn dưới tỷ lệ an toàn. Như nêu ở phần trên đây là phương thức rất phổ biến được chính phủ Mỹ và Chính phủ các nước Châu Âu đang áp dụng để cứu các ngân hàng của mình. Điển hình là thương vụ Bộ tài chính Anh sở hữu 67% cổ phần của ngân hàng RBS và 43% ngân hàng Lloyds.

Vào thời điểm cuối năm 90, Ngân hàng Trung ương Thái (BOT) đã lập quỹ “Credit Support Scheme”. BOT khuyến khích các ngân hàng hợp nhất như cung cấp vốn đối ứng cho bên mua lại ngân hàng con, và đứng ra bảo lãnh khoản lỗ từ danh mục nợ xấu (sau khi đã lập đầy đủ dự phòng) trong các năm hoạt động đầu tiên. Ngoài ra BOT còn cung cấp vốn cho các ngân hàng dưới dạng vốn cổ phần thông thường và vốn cổ phần có ưu đãi. Các ngân hàng có

quyền mua lại vốn đầu tư của ngân hàng BOT với giá gốc cộng với chi phí vốn.

Ngoài ra để đẩy mạnh việc cải tổ hệ thống ngân hàng, Chính phủ cần phải cân nhắc thực hiện đồng bộ chương trình cải cách khối doanh nghiệp để giải quyết các khoản nợ xấu đang treo lơ lửng và tạo ra một khối doanh nghiệp vững mạnh, và từ đó khôi phục lại sức mạnh của hệ thống tài chính.

Một phần của tài liệu Thực trạng từ hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2009-2011 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w