1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

2 95 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 40 KB

Nội dung

Chuyên đề1: CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP I. CHỨC NĂNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP: 1. GVCN lớp là người quản lý giáo dục toàn diện cho học sinh một lớp: - Nắm được các chỉ số: tên, tuổi, số lượng, gia cảnh, trình độ về học lực, đạo đức … - Dự báo xu được xu hướng phát triển nhân cách của học sinh. - Có tri thức cơ bản về tâm lí học, giáo dục học. - Có các kĩ năng sư phạm như: kĩ năng tiếp cận đối tượng, kĩ năng nghiên cứu tâm lí lứa tuổi, xã hội, kĩ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp - Phải nhạy cảm sư phạm để có dự đoán chính xác sự phát triển nhân cách, định hướng giúp HS hoàn thiện nhân cách. - Quan tâm đồng thời việc quản lí về học tập và quản lí sự hình thành phát triển nhân cách. 2. Tổ chức tập thể học sinh hoạt động tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi học sinh. Đây là chức năng đặc trưng của GVCN mà các Gv không CN không thể có. - Tổ chức đội ngũ tự quản và thu hút học sinh trong lớp vào các hoạt động. - Xây dựng đội ngũ tự quản xuất phát từ đặc diểm, nhiệm vụ từng năm học 3. GVCN là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người phối hợp các lực lượng giáo dục. - Truyền đạt đầy đủ nghị quyết, tư tưởng chỉ đạo của BGH đến từng học sinh. GVCN là đại diện cho hiệu trưởng, là nhà quản lí, là nhà sư phạm. - Đại diện cho quyền lợi chính đáng của học sinh, bảo vệ học sinh về mọi mặt một cách hợp lí, phản ánh những nguyện vọng của học sinh đến hiệu trưởng,các giáo viên khác, cha mẹ học sinh và các đoàn thể trong trường. - Giúp học sinh thiết lập quan hệ đúng đắn,lành mạnh. - Huy động có hiệu quả các tiềm năng xã hội vào giáo dục. GVCN phải là người có trí tuệ, có lương tâm, có uy tín, sống mẫu mực, biết tự kiềm chế, có ý chí vượt khó,kiên định thực hiện ước mơ,hoài bão GD thế hệ trẻ. - Tạo được sự thống nhất giáo dục giữa nhà trường và gia đình. Bởi giáo dục gia đinh là môi trường hạt nhân cơ bản của quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh. - Tổ chức bồi dưỡng nhận thức, lí luận giáo dục cho các bậc cha mẹ. 4. Đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của lớp. - Đánh giá trên cơ sở kế hoạch chỉ tiêu đã đề ra. - Khi đánh giá cần vạch ra phương hướng với thái độ nghiêm túc, tôn trọng nhân cách học sinh và với tấm lòng thương yêu các em như con mình. - Khi đánh giá, GVCN cần tham khảo ý kiến của GV khác, của cha mẹ, của đội ngũ tự quản,… - Cần xây dựng chuẩn thang đánh giá và thông qua nhiều kênh đánh giá. II. NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP: 1. Nắm vững mục tiêu giáo dục của cấp học, lớp học và chương trình dạy học, giáo dục của trường. Những văn bản ở trường mà GVCN cần biết rõ: - Mục tiêu cấp học. - Chỉ thị từng năm học. - Chương trình giảng dạy các môn học. - Kế hoạch năm học của nhà trường. - Một số văn bản hướng dẫn liên quan như: chế độ chính sách đối với học sinh, các khoản thu chi, quy chế đánh giá xếp loại, thi đua khen thưởng, chức năng nhiệm vụ của đoàn thanh niên,Đội TNTP,… GVCN tìm hiểu và nghiên cứu kĩ các văn bản để hiểu thật chắc. 2. Tìm hiểu để nắm vững cơ cấu tổ chức của nhà trường. - Nắm được sự tổ chức và phân công của Ban giám hiệu. - Nắm được cơ cấu tổ chức chi bộ, đoàn, đội, công đoàn,… - Hiểu về đội ngũ GV, các tổ chuyên môn. Hiểu từng GVBM dạy ở lớp mình để thiết lập quan hệ giáo dục. - Nắm vững đội ngũ phụ trách các hoạt động để liên hệ phối hợp. 3. Tiếp nhận học sinh lớp chủ nhiệm, nghiên cứu và phân tích mọi đặc điểm của đối tượng trong lớp và các yếu tố tác động đến các em bao gồm đặc điểm tâm sinh lý, nhân cách, năng lực của mỗi em, hoàn cảnh gia đình và sự quan tâm của gia đình đối với con em. GVCN thực hiện bằng cách kết hợp nhiều phương pháp để hiểu cụ thể từng học sinh của mình. 4. Người giáo viên chủ nhiệm phải tự hoàn thiện phẩm chất nhân cách của người thầy giáo - Trau dồi lòng yêu nghề, yêu thương học sinh. - Quan tâm tới mọi mặt của từng học sinh. - Thiết lập mối quan hệ thường xuyên và tình cảm đặc biệt thân thiết trong các hoạt động. - Theo dõi và kịp thời nắm bắt được các diễn biến mọi mặt ở địa phương, trong và ngoài nước nhất là các sự kiện chính trị để kịp thời tổ chức các hoạt động của lớp. 5. Không ngừng học tập chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nhằm đổi mới công tác tổ chức giáo dục, dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường phổ thông. • Bồi dưỡng thường xuyên về một số nội dung sau đây: - Những tri thức mới và khả năng vận dụng tri thức khoa học đang giảng dạy vào cuộc sống. - Những tri thức khoa học công cụ.(Tin học, ngoại ngữ) - Những tri thức về khoa học có tính phương pháp luận (Triết học, pp tiếp cận các vấn đề tự nhiên,xã hội.) - Những hiểu biết về khoa học xã hội nhân văn, về lịch sử,văn hóa, pháp luật, tâm lí học, … - Không ngừng học tập trau dồi nghiệp vụ sư phạm,nắm vững lí luận dạy học,lí luận giáo dục, cách tiến hành xã hội hóa giáo dục, cách khai thác tiềm năng của các lực lượng tham gia vào giáo dục. • GVCN cần hiểu được hiệu quả của các pp giáo dục, như PP giáo dục cá nhân(PP giáo dục cá nhân còn gọi là pp giáo dục trực tiếp hay tay đôi.); phương pháp tác động song song; phương pháp bùng nổ sư phạm; … • GVCN cần có một số năng lực, tính cách để làm tốt công tác: - Bình tĩnh, biết tự kiềm chế. - Trung thực. - Giữ chữ tín. - Nhạy cảm sư phạm, có thể tiếp cận được các đối tượng khác nhau, biết đối xử cá biệt hóa, biết lập kế hoạch tổ chức hoạt động, kiểm tra đánh giá, có thể cảm hóa, thuyết phục,tự hoàn thiện và sáng tạo. 6. Tổ chức liên kết toàn xã hội để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thống nhất tác động, thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục lớp. - Tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của BGH và hợp pháp hóa mọi hoạt động của GVCN với tư cách là đại diệncho hiệu trưởng. - Phối hợp với giáo viên bộ môn. - Kết hợp với các đoàn thể trong trường. - Liên hệ với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường và cha mẹ học sinh. . Chuyên đề1: CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP I. CHỨC NĂNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP: 1. GVCN lớp là người quản lý giáo dục toàn diện cho học. tự quản,… - Cần xây dựng chuẩn thang đánh giá và thông qua nhiều kênh đánh giá. II. NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP: 1. Nắm vững mục tiêu giáo dục của cấp học, lớp học và chương trình dạy. động để liên hệ phối hợp. 3. Tiếp nhận học sinh lớp chủ nhiệm, nghiên cứu và phân tích mọi đặc điểm của đối tượng trong lớp và các yếu tố tác động đến các em bao gồm đặc điểm tâm sinh lý, nhân

Ngày đăng: 13/07/2014, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w